Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce (Magento) là hai nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, được nhiều doanh nghiệp lớn tin dùng, nhưng cả 2 nền tảng này đều có những điểm khác biệt quan trọng.
Hãy cùng SECOMM xem qua các khía cạnh quan trọng của cả 2 để giúp doanh nghiệp quyết định nền tảng nào sẽ phù hợp với nhu cầu kinh doanh của thương hiệu.
Salesforce Commerce Cloud, trước đây được biết đến với tên gọi Demandware, là một nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây. Salesforce Commerce Cloud đang hoạt động theo mô hình SaaS (Software-as-Service) nhưng có độ mở rộng cao, cùng một loạt các tính năng và khả năng để giúp doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng của mình.
Trong đó, Salesforce Commerce Cloud có 3 phiên bản chính để xây dựng website thương mại điện tử: Salesforce B2C Commerce, Salesforce B2B Commerce và gần đây nhất là Salesforce B2B2C Commerce.
Trong đó, mô hình B2C còn được chia ra 3 gói giải pháp, bao gồm:
Tương tự, mô hình B2B cũng được chia ra 2 gói giải pháp, bao gồm:
Riêng mô hình B2B2C sẽ được tính dựa trên 1% tổng giá trị hàng hóa (GMV).
Xem thêm: Top 10 website được xây dựng trên Salesforce Commerce Cloud
Adobe Commerce (trước đây được gọi là Magento) là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế theo mô hình PaaS (Platform-as-Service), giúp các doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Adobe Commerce có thể được phân thành 2 loại chính:
Ngoài ra, Adobe Commerce vẫn còn hỗ trợ phiên bản Magento Open Source – phiên bản miễn phí, có thể được tải xuống và sử dụng bởi bất kỳ ai.
Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)
Nhìn chung, Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce là hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu với nhiều điểm khác biệt lớn.
Chi phí của Salesforce Commerce Cloud phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng phần lớn phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Salesforce Commerce Cloud hoạt động như là một giải pháp SaaS, nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải trả phí thuê website hàng tháng dựa trên số lượng người dùng và doanh thu của trang web. Chi phí bắt đầu từ tùy theo GMV, trung bình khoảng 2,500 USD mỗi tháng và có thể tăng lên hàng chục nghìn đô la đối với các doanh nghiệp lớn hơn.
Chi phí của Adobe Commerce (Magento) cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm phiên bản lựa chọn sử dụng và doanh thu hàng tháng của doanh nghiệp.
Adobe Commerce là giải pháp PaaS, nói đơn giản là doanh nghiệp sẽ phải mua giấy phép phần mềm theo năm và sau đó trả phí hàng tháng cho dịch vụ hosting và hỗ trợ nếu có. Chi phí giấy phép bắt đầu từ khoảng 22,000 USD và chi phí hosting bắt đầu từ khoảng 3,000 USD mỗi năm.
Có thể thấy, chi phí của Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce (Magento) có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, nhu cầu cụ thể và mức độ tùy chỉnh.
Ví dụ: Doanh nghiệp có GMV là 25 triệu USD thì chi phí sử dụng nền tảng cho Salesforce Commerce Cloud khoảng $250,000/tháng, trong khi Adobe Commerce Cloud là khoảng $120,000/tháng.
Nhìn chung, Salesforce Commerce Cloud thường có chi phí cao hơn so với Adobe Commerce.
Xem thêm: Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023
Adobe Commerce (Magento) được xây dựng trên kiến trúc mã nguồn mở, cho phép tùy chỉnh cao và linh hoạt. Người dùng có thể sửa đổi rất nhiều cơ sở mã nguồn, điều này làm cho nền tảng này phù hợp với các nhu cầu thương mại điện tử phức tạp.
Kiến trúc của Magento Open Source 2
Salesforce Commerce Cloud sử dụng kiến trúc cloud-native (điện toán đám mây), multi-tenant (nhiều người thuê). Mặc dù kiến trúc này cung cấp khả năng tùy chỉnh lớn nhưng không linh hoạt cho việc sửa đổi các đoạn mã sâu so với kiến trúc mã nguồn mở như Adobe Commerce (Magento).
Salesforce Commerce Cloud là một phần của Salesforce, nền tảng quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hàng đầu hiện nay. Salesforce nổi tiếng với dịch vụ CRM bao gồm quản lý bán hàng, khách hàng, marketing, v.v.
Chính vì vậy, Salesforce Commerce Cloud sẽ luôn được tích hợp hoàn hảo với CRM của Salesforce, cung cấp một nền tảng thống nhất để quản lý và tương tác với khách hàng. Sự tích hợp chặt chẽ này có thể là một lợi thế lớn cho các công ty phụ thuộc nhiều vào Salesforce để quản lý khách hàng.
Ngoài ra, Salesforce Commerce Cloud còn được tích hợp liền mạch với hệ sinh thái Customer 360, bao gồm các phần mềm quản trị doanh nghiệp như dữ liệu, AI hoặc tiện ích từ bên thứ 3 có chương trình đối tác với Salesforce.
Trong khi đó, Adobe Commerce Cloud là một phần của Adobe Experience Cloud, một bộ giải pháp toàn diện về tiếp thị và trải nghiệm khách hàng. Vì vậy, Adobe Commerce Cloud sẽ được tích hợp với các công cụ khác của Adobe giúp hỗ trợ quản lý trải nghiệm khách hàng và tiếp thị đa kênh liền mạch:
Một số tiện ích sẵn có, được sử dụng nhiều trong Adobe Experience Cloud:
Ngoài ra, Adobe Commerce Cloud còn cung cấp nhiều tùy chọn tích hợp khác nhau và hỗ trợ các tiện ích mở rộng và plugin của bên thứ ba. Điều này có nghĩa là Adobe Commerce có thể được tích hợp với rất nhiều hệ thống như CRM, POS, WMS, OMS, ERP, v.v.
Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce (Magento) là hai nền tảng thương mại điện tử hàng đầu được sử dụng rộng rãi trên thị trường một phần nhờ vào hệ thống tính năng vô cùng mạnh mẽ/đa dạng. Dưới đây là so sánh giữa tính năng của Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce:
Quản lý Nội dung và Sản phẩm:
Trải nghiệm Người dùng:
Quản lý Đơn hàng và Tài khoản Khách hàng:
Chức năng B2B:
Tích hợp và Mở rộng:
Bảo mật và Tuân thủ:
Salesforce Commerce Cloud và Adobe Commerce (Magento) đều là những nền tảng thương mại điện tử có các chức năng mạnh mẽ. Tuy nhiên, Salesforce Commerce Cloud sẽ phù hợp cho các doanh nghiệp lớn đang tìm kiếm một giải pháp thương mại điện tử tích hợp chặt chẽ với hệ thống CRM của họ.
Riêng Adobe Commerce sẽ là một lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu tùy chỉnh cao và muốn có nhiều kiểm soát hơn đối với nền tảng thương mại điện tử.
Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phụ hợp nhất với từng doanh nghiệp sẽ phụ thuộc nhiều vào nhu cầu cốt lõi của thương hiệu.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (0287108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Quy mô thị trường thương mại điện tử B2B toàn cầu dự kiến sẽ đạt 18.771,4 tỷ USD vào năm 2027.
Theo McKinsey & Company, các doanh nghiệp B2B đang mở rộng các điểm tiếp xúc trong thương mại điện tử, với 80% đang làm cho các kênh trực tuyến hoạt động tốt hơn các kênh offline.
Chính vì vậy, thương mại điện tử B2B là một thị trường đang phát triển nhanh chóng, với doanh số bán hàng dự kiến đạt 12,2 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Để thành công trong thị trường này, doanh nghiệp luôn cần đến một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ.
Việc vô cùng quan trọng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào để triển khai là doanh nghiệp cần xác định rõ các đặc thù cũng như lưu ý của thương mại điện tử B2B.
Cụ thể, thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) là hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau. Chính vì vậy, thương mại điện tử B2B có những đặc điểm rất khác biệt so với thương mại điện tử B2C (Business-to-Consumer), cụ thể là:
Để thành công trong thương mại điện tử B2B, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
Đơn đặt hàng số lượng lớn và giá sỉ là những yếu tố chủ chốt trong doanh thu của doanh nghiệp B2B. Số lượng và mức giá áp dụng với từng doanh nghiệp còn có thể khác nhau tùy thuộc vào doanh nghiệp đó thuộc nhóm khách hàng nào và đặt mua danh mục sản phẩm gì.
Để xử lý đơn đặt hàng này trong thương mại điện tử B2B hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng, xây dựng quy trình xử lý đơn hàng logic, rõ ràng, chi tiết và phù hợp.
Tính năng đặt hàng nhanh thường được cung cấp bởi các nền tảng thương mại điện tử B2B cho phép khách hàng tạo và đặt hàng chỉ với một vài cú nhấp chuột. Đặt hàng nhanh có thể được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như:
Ngoài ra, khác với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp thường mua lặp lại các danh mục sản phẩm cũ với số lượng theo mùa thay vì mua rất nhiều sản phẩm khác nhau, chính vì vậy doanh nghiệp cũng nên xây dựng chức năng ghi nhớ đơn hàng cũ để các doanh nghiệp B2B đặt lại đơn hàng đã từng mua nhanh chóng hơn.
Quản lý báo giá trong thương mại điện tử B2B là một quá trình quan trọng, giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin giá cả chính xác và kịp thời cho khách hàng, từ đó tăng doanh số và cải thiện lợi nhuận.
Đặc biệt, trong quản lý báo giá, thương lượng giá với nhiều phiên bản báo giá hoặc từ nhiều nhà cung cấp khác nhau là một phần quan trọng của nhiều mô hình thương mại điện tử B2B, cho phép doanh nghiệp đàm phán về giá cả của các các giao dịch lớn hoặc phức tạp.
Quản lý các thông tin của đại lý như: thông tin đại lý, quy trình kiểm duyệt đại lý, phân cấp đại lý, hạn mức công nợ, quản lý stock sản phẩm của từng đại lý, quản lý mức chiết khấu/ hoa hồng của đại lý, etc. Ngoài ra, với các mô hình B2B có nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối thì sẽ cần có thêm quản lý liên kết giữa các đối tượng này và đại lý.
Vì vậy, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh offline hiện tại và mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà doanh nghiệp hướng tới để xây dựng nên chi tiết quy trình quản lý đại lý hiệu quả nhất.
Dưới đây là top 5 nền tảng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B, có khả năng đáp ứng các đặc thù của thương mại điện tử B2B.
SAP Commerce Cloud là một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ phù hợp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử B2B.
Dưới đây là một số cách mà SAP Commerce Cloud có thể phù hợp với thương mại điện tử B2B:
Như vậy, SAP Commerce Cloud có thể phù hợp với thương mại điện tử B2B bằng cách cung cấp các tính năng và khả năng tùy chỉnh để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của các doanh nghiệp trong ngành B2B.
Salesforce B2B Commerce là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế cho doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp B2B.
Dưới đây là một số tính năng và chức năng cụ thể của Salesforce B2B Commerce phù hợp với thương mại điện tử B2B:
Nhìn chung, các chức năng B2B của Salesforce B2B Commerce giúp doanh nghiệp B2B nâng cao hiệu quả bán hàng và dịch vụ khách hàng.
OroCommerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế cho doanh nghiệp B2B. Nền tảng này cung cấp các tính năng và chức năng mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp B2B ở mọi quy mô.
OroCommerce cung cấp một số tính năng và chức năng đặc biệt phù hợp với thương mại điện tử B2B, bao gồm:
Nhìn chung, OroCommerce là một nền tảng thương mại điện tử tốt, đáng suy xét cho các doanh nghiệp B2B.
Shopify Plus là nền tảng thương mại điện tử SaaS dựa trên đám mây, được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp B2B.
Shopify Plus cung cấp các tính năng và chức năng mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp B2B, bao gồm:
Một số tính năng nổi bật của của Shopify Plus mà doanh nghiệp có thể sử dụng: Shopify Flow, Shopify Launchpad, Shopify Payment, Shopify POS, v.v
Vì thế Shopify Plus cũng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho các doanh nghiệp B2B đang tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, linh hoạt và có thể mở rộng.
Xem thêm: 15 Lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus
Adobe Commerce (Magento) là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt, phù hợp với nhiều loại doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp B2B.
Adobe Commerce có sẵn nhiều tính năng và chức năng phù hợp với thương mại điện tử B2B, bao gồm:
Chưa kể, các tính năng đặc thù B2B của doanh nghiệp thì Adobe có thể triển khai nhanh chóng nhờ vào hệ sinh thái chức năng đa dạng của thương hiệu này. Đây cũng là nền tảng cho phép tùy chỉnh nhiều nhất trong 5 nền tảng kể trên.
Ngoài ra, Adobe Commerce cũng có cộng đồng người dùng lớn và tích cực, cung cấp hỗ trợ và tài nguyên cho doanh nghiệp B2B.
Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Trên đây là 5 nền tảng phổ biến được doanh nghiệp B2B ưa chuộng để xây dựng website thương mại điện tử, phục vụ các mục tiêu kinh doanh trực tuyến cho thương hiệu.
Tuy nhiên, việc lựa chọn nền tảng phù hợp nhất cho từng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược kinh doanh, ngân sách, thời gian triển khai và định hướng dài hạn của các nhà quản trị doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2C
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline