Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Sự phổ biến của việc mua sắm trên sàn thương mại điện tử tại Úc tăng mạnh thời gian qua, đặc biệt kể từ đại dịch Covid-19.
Dữ liệu từ Statista đến tháng 12 năm 2023 cho thấy những tên tuổi dẫn đầu thị trường sàn thương mại điện tử tại Úc tính theo lượt truy cập trung bình hàng tháng bao gồm cả ông lớn quốc tế như Amazon hay eBay và cả các thương hiệu địa phương như Kmart hay Coles.
Chính vì thế, những doanh nghiệp Úc khác vẫn còn rất nhiều cơ hội để tham gia phát triển sàn. Để phát triển hiệu quả, bước đầu tiên vô cùng quan trọng là doanh nghiệp cần chọn đúng nền tảng để xây dựng sàn thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của mình.
Dưới đây là 5 lựa chọn phổ biến nhất của nhiều doanh nghiệp Úc hiện nay.
Xem thêm: 14 tính năng cần có để xây dựng sàn thương mại điện tử
Marketplacer là nền tảng phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) cho phép doanh nghiệp xây dựng sàn thương mại điện tử của riêng mình bằng cách tích hợp với hệ thống thương mại điện tử có sẵn trên những nền tảng như Adobe Commerce, BigCommerce, Salesforce Commerce Cloud và commercetools.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể triển khai sàn dưới dạng Headless bằng cách tích hợp phần frontend tuỳ chỉnh vào backend của Marketplacer thông qua API để tăng cường quyền kiểm soát trải nghiệm người dùng đồng thời tối ưu vận hành sàn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng nổi bật:
Chi phí: Chi phí sử dụng nền tảng không được công bố mà doanh nghiệp cần liên hệ với sales team Marketplacer
Xem thêm: Xây dựng sàn thương mại điện tử với Marketplacer
Magento 2 là một nền tảng thương mại điện tử phổ biến khắp thế giới bởi tính linh hoạt và mở rộng vượt trội. Nền tảng này cung cấp cho doanh nghiệp tiện ích mở rộng Multi-Vendor Marketplace Extension cho phép doanh nghiệp xây dựng sàn thương mại điện tử của riêng mình trong khuôn khổ của Magento.
Với tiện ích mở rộng này, doanh nghiệp có thể chuyển đổi website thương mại điện tử Magento của mình thành sàn thương mại điện tử giàu tính năng như Amazon và eBay.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng nổi bật
Chi phí: Chi phí có thể tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể.
Xem thêm: So sánh Magento 1 với Magento 2
Yo!Kart là một giải pháp thương mại điện tử tự lưu trữ (self-hosted) nổi bật mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để xây dựng sàn thương mại điện tử tuỳ chỉnh. Được thiết kế thân thiện với người dùng, Yo!Kart cho phép doanh nghiệp kiểm soát hoàn toàn, tuỳ chỉnh và mở rộng linh hoạt để quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử của mình hiệu quả hơn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng nổi bật
Chi phí: Từ $1099/year. Tuy nhiên chi phí sẽ khác nhau tuỳ vào nhu cầu triển khai
CedCommerce là một nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến bằng cách xây dựng sàn thương mại điện tử với đầy đủ tính năng. Với CedCommerce, doanh nghiệp dễ dàng quản lý nhiều nhà bán hàng khác nhau và cung cấp cho họ nền tảng để bán sản phẩm của họ trên sàn.
Một trong những tính năng chính của CedCommerce là khả năng tích hợp với nhiều nền tảng thương mại điện tử khác nhau, chẳng hạn như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce, v.v. Điều này cho phép doanh nghiệp thiết lập sàn trên hệ thống thương mại điện tử sẵn có.
CedCommerce với tính linh hoạt cao, cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tuỳ chọn tuỳ chỉnh, bao gồm khả năng tuỳ chỉnh quy trình đăng ký nhà bán hàng (vendor onboarding), tỷ lệ hoa hồng, tỷ lệ vận chuyển, v.v.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng nổi bật
Chi phí: Chi phí không được công bố nhưng sẽ tuỳ chỉnh dựa vào nhu cầu triển khai và các hệ thống mà sàn thương mại điện tử tích hợp.
CS-Cart Multi-Vendor được biết đến là nền tảng chuyên dụng để xây dựng sàn thương mại điện tử với khả năng tuỳ chỉnh và mở rộng vượt trội. Với hơn 26 ngôn ngữ tích hợp và nhiều tính năng độc đáo, nền tảng này chính là giải pháp tất cả trong một, phù hợp với nhiều lĩnh vực và nhu cầu triển khai khác nhau.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng nổi bật:
Chi phí: Chi phí đa dạng theo nhu cầu triển khai cụ thể.
Xây dựng sàn thương mại điện tử ngay hôm nay!
Trên đây là 5 nền tảng được nhiều doanh nghiệp Úc sử dụng để xây dựng sàn thương mại điện tử tuỳ chỉnh linh hoạt, đa dạng tính năng và tối ưu vận hành.
Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án sàn thương mại điện tử cho những khách hàng Úc (như Laybyland, Seconds Deals, v.v ), SECOMM sở hữu đội ngũ chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật cao và sự am hiểu về thị trường thương mại điện tử Úc.
Nếu doanh nghiệp đã sẵn sàng xây dựng sàn thương mại điện tử, liên hệ SECOMM hoặc gọi (+84)28 7108 9908 ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!.
Thị trường thương mại điện tử tại Úc phát triển không ngừng những năm gần đây. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử vì đa dạng sản phẩm, tiện lợi và giá cả phải chăng. Dưới đây là 10 sàn thương mại điện tử Úc phổ biến và là điểm đến mua sắm yêu thích của người tiêu dùng tại đây. Xem thêm: Xây dựng sàn thương mại điện tử với Marketplacer
Cuối năm 2017, Amazon chính thức bắt đầu hoạt động của mình tại Úc bằng việc khai trương chi nhánh Amazon Australia. Tương tự như tại nhiều quốc gia khác, Amazon Úc cung cấp hàng loạt các sản phẩm bao gồm thời trang, điện tử, gia dụng, sách, đồ chơi, đồ điện tử gia dụng từ nhiều nhà bán hàng khác nhau. Không chỉ bán sản phẩm mà ông lớn này còn cung cấp dịch vụ Amazon Prime và Amazon Fresh với chính sách giao hàng nhanh và các ưu đãi độc quyền cho thành viên. Sau nhiều năm hoạt động, Amazon đã thống thị thị trường sàn thương mại điện tử Úc, mang đến nhiều lựa chọn và trải nghiệm mua sắm trực tuyến phong phú cho khách hàng tại quốc gia này.
Khác với Amazon, ông lớn eBay đã sớm có mặt tại thị trường Úc từ những năm đầu của eBay toàn cầu. Sàn thương mại điện tử cho phép cả người bán cá nhân và doanh nghiệp bán sản phẩm của mình. Tại sàn thương mại điện tử Úc này, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ thời trang, đồ điện tử, đồ gia dụng đến đồ chơi, đồ trang trí, và nhiều hơn nữa. Hiện nay, eBay cũng là ông lớn thống trị thị trường thương mại điện tử khu vực Úc và NewZealand bên cạnh Amazon nhờ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu với nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn quanh năm.
Sàn thương mại điện tử Kmart đã bắt đầu hoạt động của mình tại Úc vào năm 1960 và đã trở thành một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ phổ biến nhất trong nước. Tổng công ty Kmart là một phần của tập đoàn Wesfarmers. Hàng hoá của sàn thương mại điện tử Úc này khá phong phú như đồ điện tử, đồ gia dụng, nội thất, mỹ phẩm và thời trang. Kmart nổi tiếng với chiến lược giá cả phải chăng, làm cho các sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên đơn giản và tiện ích cho đa dạng đối tượng khách hàng. Bên cạnh website, Kmart còn có ứng dụng di động được tối ưu thiết kế và tính năng giúp khách hàng thuận tiện mua sắm mọi lúc mọi nơi.
Myer có lịch sử lâu dài, được thành lập vào năm 1900 bởi Sidney Myer tại Melbourne, Australia. Từ đó, Myer đã phát triển thành một trong những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ ở Úc. Sàn thương mại điện tử Myer được xây dựng với những công nghệ hiện đại giúp dễ dàng mở rộng tuỳ vào tình hình kinh doanh. Đồng thời, các tính năng nâng cao có thể phát triển và tuỳ chỉnh hiệu quả đem tới trải nghiệm mua sắm thú vị và tối ưu cho khách hàng. Bên cạnh danh mục sản phẩm khổng lồ, Myer còn tạo ra chương trình loyalty program mang tên Myer One, cho phép khách hàng tham gia mua sắm tích điểm và đổi quà với giá trị tương đương. Từ đó, Myer không chỉ giữ chân được khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng và trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu xứ Kangaroo.
Big W là một phần của tập đoàn bán lẻ lớn Wesfarmers và được thành lập vào năm 1964. Sau nhiều năm hoạt động, Big W đã trở thành một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn và phổ biến tại Úc. Ngoài việc cung cấp sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, Big W còn mang đến nhiều mặt hàng mang thương hiệu của riêng mình, giúp Big W tăng tính cạnh tranh đồng thời đem lại nhiều giá trị cho khách hàng. Bên cạnh chuỗi cửa hàng truyền thống khắp nước Úc, sàn thương mại điện tử Big W còn có website và ứng di đi động để mua sắm trực tuyến tiện lợi mọi lúc mọi nơi. Big W cũng thường xuyên tạo ra những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn, sử dụng kênh email marketing để tăng tương tác với khách hàng để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và doanh số.
Target được biết đến là gã bán lẻ khổng lồ của Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm ở đa dạng lĩnh vực. Tại thị trường Úc, Target cũng được yêu thích và là điểm đến mua sắm các mặt hàng thời trang, nội thất, quà tặng, v.v. Bằng những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hàng tháng, Target đã thành công thu hút thêm nhiều khách hàng mới đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng hiện tại.
Catch (trước đây được biết đến là Catch of the Day) là một sàn thương mại điện tử Úc, nổi tiếng với nổi tiếng với việc cung cấp các ưu đãi và giảm giá lớn cho nhiều danh mục sản phẩm. Catch còn tạo ra loyalty program mang tên Catch Club, tại đây sẽ có chương trình mua hàng tích điểm đổi quà và nhiều mặt hàng với giá độc quyền chỉ dành cho khách hàng là thành viên. Ngoài ra, Catch rất chú trọng đến dịch vụ khách hàng, thương hiệu này cung cấp nhiều kênh hỗ trợ khác nhau để khách hàng có thể tiếp cận và tìm kiếm sự hỗ trợ nhanh chóng như chat, hotline, và email.
Kogan là công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Úc, nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh. Kogan được thành lập bởi Ruslan Kogan vào năm 2006 tại Melbourne, Australia. Tiền thân của sàn thương mại điện tử Úc này là một trang web chuyên bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng, sau đó mở rộng ra nhiều danh mục khác nhau. Với những chính sách hợp lý, Kogan đã tạo nên một sân chơi công bằng cho phép cả doanh nghiệp và người bán cá nhân tham gia bán hàng và người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.
Sàn thương mại điện tử MyDeal được thành lập vào năm 2011 tại Melbourne, Australia. Tiền thân của MyDeal là một trang website chuyên cung cấp các mã giảm giá và coupon mua sắm. MyDeal cung cấp một loạt đa dạng các sản phẩm từ thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ chơi, đến nội thất và nhiều danh mục khác. Họ liên tục mở rộng danh mục để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. MyDeal thường xuyên tạo ra các ưu đãi flash sale, giảm giá đặc biệt, và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Với sự đa dạng và giảm giá hấp dẫn, MyDeal đã thu hút nhiều người tiêu dùng tại Úc và trở thành một trong những trang web thương mại điện tử phổ biến tại đất nước này.
Trước đây, Laybyland được biết đến là website thương mại điện tử Úc chuyên bán các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Sau thời gian phát triển Laybyland chuyển đổi mô hình kinh doanh sang sàn thương mại điện tử, cho phép nhiều nhà bán hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm của họ trên sàn và người mua có thể mua hàng với giá cả phải chăng và đa dạng lựa chọn. Laybyland và SECOMM là đối tác hơn 10 năm qua và đã cùng nhau phát triển nhiều dự án thương mại điện tử thành công, kể cả dự án sàn thương mại điện tử Laybyland gần đây nhất. Dự án sử dụng chủ yếu hai nền tảng là Marketplacer và Magento 2 giúp việc vận hành hiệu quả hơn và trải nghiệm người dùng khách hàng tối ưu hơn. Xem thêm: Dự án Laybyland
Trên đây là 10 sàn thương mại điện tử Úc nổi bật nhất, là điểm đến mua sắm trực tuyến lý tưởng của người tiêu dùng bản địa. Thương mại điện tử tại Úc vốn rất phát triển, trên thực tế không chỉ 10 thương hiệu kể trên mà còn rất nhiều doanh nghiệp Úc đã và đang triển khai sàn hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng và tăng trưởng không ngừng. Nếu doanh nghiệp vẫn đang phân vân có nên triển khai sàn thương mại điện tử tại Úc hay không và nên triển khai như thế nào, hãy liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline SECOMM (+84)28 7108 9908 để được tư vấn miễn phí cùng đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Nhu cầu mua sắm trên sàn thương mại điện tử tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Do đó không ngạc nhiên khi nhiều doanh nghiệp tìm cách xây dựng sàn thương mại điện tử của riêng mình để mở rộng danh mục sản phẩm và tiếp cận đa dạng phân khúc khách hàng.
Vận hành sàn thương mại điện tử khác với khi vận hành website thương mại điện tử. Điều quan trọng là phải đảm bảo trải nghiệm của nhiều bên gồm nhà điều hành, nhà bán và người mua, đơn giản và hiệu quả trong khi vận hành và giao dịch.
Tuỳ thuộc vào chiến lược, quy mô, ngân sách, thị trường, và đối tượng mục tiêu đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, một số tính năng cơ bản sau đây vẫn cần thiết và quan trọng khi triển khai phần lớn sàn thương mại điện tử hiện nay.
Nhà điều hành, còn gọi là nhà quản trị hoặc chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, chịu trách nhiệm quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử. Họ có quyền truy cập và quản lý tất cả dữ liệu cũng như chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể và sự phát triển của sàn.
Do đó, tính năng cần có cho nhà điều hành bao gồm:
Nhà điều hành sẽ hỗ trợ nhà bán hàng đăng ký bán hàng trên hệ thống, thu nhập thông tin và cung cấp quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ quá trình kinh doanh của họ. Ngoài ra, một số khía cạnh khác của ‘Quản Lý Nhà Bán Hàng’ mà doanh nghiệp cần xem xét đến bao gồm:
Để thu hút thêm nhiều người bán đăng ký bán hàng hoặc nhiều khách hàng chọn mua sắm trên sàn thương mại điện tử, các nhà điều hành luôn cần đến marketing. Một số cách thức có thể kể đến như tối ưu SEO, influencer marketing, chạy quảng cáo, tạo các chương trình khuyến mãi ngay trên sàn, v.v.
Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải có bộ tính năng và công cụ để tạo và quản lý các chiến dịch marketing trên nhiều kênh để quảng bá hiệu quả sàn thương mại điện tử của mình, thu hút thêm người bán và người mua, và cuối cùng là thiết lập mức độ nhận diện nhất định trên thị trường thương mại điện tử.
Với số lượng đơn hàng khổng lồ, Nhà điều hành sẽ cần đến tính năng có thể cung cấp cho họ toàn quyền kiểm soát việc thực hiện đơn hàng bao gồm quản lý hàng tồn kho, quản lý nhiều kho hàng và thiết lập quy trình tự động để xử lý và vận chuyển đơn hàng giữa các kho hàng, và giao hàng đến người dùng cuối.
Ngoài ra, để thúc đẩy sự hiệu quả của quá trình giao hàng, doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị vận chuyển bên thứ ba để cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn như giao hàng tiêu chuẩn, giao hàng nhanh hoặc giao hàng hỏa tốc.
Thông qua dữ liệu phân tích và báo cáo toàn diện, doanh nghiệp có thể nhìn lại tổng thể hoạt động kinh doanh để lên kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Một số dữ liệu quan trọng bao gồm:
Nhà bán hàng, còn được gọi là nhà cung cấp hoặc người bán, là những cá nhân hoặc doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trên sàn thương mại điện tử. Nhiệm vụ của họ quản lý các hoạt động của mình và tối ưu hoá doanh số bán hàng.
Vì thế, tính năng sàn thương mại điện tử cơ bản để nhà bán hàng kinh doanh hiệu quả bao gồm:
Giữa vô vàn sàn thương mại điện tử, người bán hàng có rất nhiều sự lựa chọn. Vì thế, cung cấp quy trình đăng ký, thiết lập cửa hàng nhanh chóng, dễ dàng là một trong những cách để gây ấn tượng và thu hút nhiều nhà bán hàng mới tìm đến mở gian hàng.
Doanh nghiệp có thể cung cấp cho người bán hướng dẫn chi tiết từng bước từ tạo tài khoản, xác mình nhà bán hàng, đến trang trí gian hàng và đăng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp thêm video hướng dẫn, mục FAQ, blog để hướng dẫn cách tối ưu cửa hàng, cách quảng bá sản phẩm trên sàn cũng như khoản phí cần trả theo chính sách bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đăng sản phẩm thì việc hỗ trợ nhà bán hàng quản lý danh mục sản phẩm của họ trên sàn thương mại điện tử cũng quan trọng không kém.
Việc này sẽ bao gồm quản lý việc thêm, xóa sản phẩm; nội dung mô tả, hình ảnh, video sản phẩm chất lượng cao; biến thể và thuộc tính sản phẩm; cập nhật tồn kho; thiết lập giá sản phẩm, giảm giá; khuyến khích đánh giá sản phẩm và kiểm duyệt, xác thực các đánh giá dựa trên tiêu chuẩn của sàn thương mại điện tử.
Nhà bán hàng cần công cụ và tính năng để thiết lập các chiến dịch nhằm quảng bá gian hàng và sản phẩm cũng như tăng doanh thu. Một số công cụ marketing dành cho người bán thường thấy trên sàn thương mại điện tử bao gồm chạy quảng cáo trên sàn và ngoài sàn, tin nhắn quảng cáo, chương trình flash sales, combo khuyến mãi, miễn phí vận chuyển hoặc khuyến mãi phí vận chuyển, tạo voucher giảm giá, livestream bán hàng và tham gia các chương khuyến mãi chung của sàn thương mại điện tử.
Việc cung cấp cho người bán khả năng quản lý đơn hàng tốt cũng có tác động đến trải nghiệm của khách hàng trên sàn thương mại điện tử. Điều này có nghĩa là cung cấp cho người bán các tính năng quản lý danh sách các đơn hàng, theo dõi trạng thái của đơn đặt hàng, thực hiện đơn hàng, quản lý đổi trả, đồng thời nhanh chóng xử lý mọi vấn đề phát sinh hiệu quả nhất có thể.
Người bán dựa vào phân tích và báo cáo để theo dõi hiệu suất kinh doanh của riêng họ, đưa ra quyết định điều chỉnh dựa trên dữ liệu có sẵn và tối ưu hoá hoạt động của mình trên sàn thương mại điện tử
Người mua hàng, còn gọi là khách hàng đề cập đến một cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
Khách hàng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự thành công của sàn. Vì thế, phát triển tính năng sẽ tập trung vào làm phong phú trải nghiệm mua hàng.
Khi truy cập vào sàn thương mại điện tử, điều đầu tiên mà phần lớn người dùng làm là sử dụng thanh tìm kiếm để tìm thông tin và sản phẩm mong muốn. Tuy nhiên, danh mục sản phẩm trên sàn thương mại điện tử là rất lớn và dễ gây choáng ngợp cho người mua hàng.
Vì thế, bên cạnh sắp xếp danh mục sản phẩm có trật tự và khoa học thì doanh nghiệp cần cung cấp tính năng tìm kiếm nâng cao để trải nghiệm khám phá sản phẩm của khách hàng đơn giản và hiệu quả hơn. Các tùy chọn tìm kiếm nâng cao thường thấy đó là tìm kiếm bằng bộ lọc, tìm kiếm bằng hình ảnh hoặc giọng nói (được tối ưu cho thiết bị di động).
Các đề xuất sản phẩm, thông báo đẩy, nội dung và dịch vụ khách hàng mang tính cá nhân hoá dựa trên hành vi và sở thích mua sắm của khách hàng cũng là tính năng cần thiết để làm phong phú trải nghiệm trên sàn thương mại điện tử. Theo nghiên cứu, 74% khách hàng cảm thấy khó chịu khi trải nghiệm mua sắm trên website không mang tính cá nhân hoá.
Bằng việc kết hợp tính năng tìm kiếm nâng cao và cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ cung cấp trải nghiệm người dùng phong phú hơn và thúc đẩy sự hài lòng, tăng tỷ lệ tương tác, tỷ lệ giữ chân. Điều này giúp sàn thương mại điện tử của mình trở thành điểm đến mua sắm lý tưởng cho người mua hàng.
Trong số các lý do khiến người mua hàng từ bỏ giỏ hàng thì lý do liên quan đến quy trình thanh toán dài dòng và phức tạp chiếm đến 17% — Theo Baymard.
Vì thế, doanh nghiệp cần đảm bảo trải nghiệm thanh toán của khách hàng đơn giản nhất có thể, loại bỏ các bước không cần thiết, cung cấp tiến trình thanh toán rõ ràng hoặc ứng dụng thanh toán trên một trang duy nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cung cấp đa dạng phương thức thanh toán từ COD, trả bằng thẻ, ví điện tử, mua trước trả sau phù hợp với từng thị trường mục tiêu.
Để tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng vào sàn thương mại điện tử cũng như vào người bán hàng, doanh nghiệp cũng cần cung cấp tính năng theo dõi và kiểm tra trạng thái đơn hàng theo thời gian thực.
Khách hàng có thể theo dõi đơn hàng trên ứng dụng di động của sàn hoặc trên website bằng ID đơn hàng. Bằng cách này, người bán và người có thể trao đổi kịp thời khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với đơn hàng.
Với đa dạng sản phẩm từ nhiều người bán hàng khác nhau, thật khó để khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nếu họ cảm thấy chưa tin tưởng sản phẩm hoặc người bán hàng đó. Vì thế, tính năng đánh giá và xếp hạng là cần thiết để củng cố niềm tin và thúc đẩy quyết định nhanh hơn.
Tính năng đánh giá cho phép khách hàng đã từng mua hàng để lại bình luận, đánh giá và xếp hạng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ và đóng gói sản phẩm đối với một nhà bán hàng bất kỳ.
Đánh giá và xếp hạng dù tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động đến khả năng ra quyết định của khách hàng. Vì thế, đây chính là động lực để người nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ và để chủ sàn thương mại điện tử cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Trên đây là tổng hợp về các tính năng cơ bản cần thiết cho nhà điều hành, nhà bán hàng và người mua hàng mà doanh nghiệp nên lưu ý khi xây dựng sàn thương mại điện tử.
Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trên thế giới, SECOMM đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá để thúc đẩy quá trình xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp nhanh chóng và hiệu quả.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Theo Digital Commerce 360, người tiêu dùng trên toàn cầu đã chi tiêu hơn 3.25 nghìn tỷ USD mua sắm trên các sàn thương mại điện tử hàng đầu hiện nay như Amazon, Ebay, Alibaba. Điều này cho thấy sàn thương mại điện tử đóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình mua sắm online của khách hàng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng lên kế hoạch hành động để góp mặt vào cuộc đua giành thị phần giữa các sàn thương mại điện tử.
Để thực hiện được mục tiêu giành thị phần đó, doanh nghiệp trước hết cần xây dựng sàn thương mại điện tử cho riêng mình. Trong đó, bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng là chọn nền tảng để xây dựng.
Bài viết dưới đây tập trung giới thiệu về nền tảng Marketplacer như một sự gợi ý dành cho các doanh nghiệp lớn trong vô số sự lựa chọn tối ưu ngoài kia.
Marketplacer là nền tảng công nghệ phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) được lưu trữ trên AWS, cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ và tính năng cần thiết để xây dựng sàn thương mại điện tử tuỳ chỉnh chuyên nghiệp và có thể mở rộng với hiệu suất và tốc độ tải trang nhanh.
Nền tảng giúp doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình quản lý và vận hành sàn thương mại điện tử từ giao hàng, thêm bớt danh mục sản phẩm, tích hợp với tiện ích mở rộng bên thứ ba, đến việc đồng bộ hoạt động của sàn trên nhiều thị trường khác nhau và triển khai các chiến lược để tối ưu doanh thu.
Đến nay, Marketplacer đã xây dựng và phát triển hơn 100 sàn thương mại điện tử kết nối với hơn 13,000 nhà bán hàng trên khắp thế giới.
Marketplacer cung cấp cho doanh nghiệp Marketplace-wide API dựa trên GraphQL API để:
Ngoài ra, Marketplacer còn cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập vào Webhooks để đăng ký nhận thông báo từ nền tảng Marketplacer cho bất kỳ thay đổi hay cập nhật trong suốt quá trình vận hành.
Martplacer cung cấp cho các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử Seller API dựa trên V2(REST) API để:
Tương tự như doanh nghiệp điều hành sàn, nhà bán hàng cũng có quyền truy cập vào Webhooks để đăng ký nhận thông báo những thay đổi trong quá trình bán hàng trên thương mại điện tử.
Marketplacer cung cấp 2 tùy chọn về mô hình triển khai (implementation models) nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển sàn thương mại điện tử theo đúng với mục tiêu kinh doanh.
Mô hình Headless cho phép doanh nghiệp sử dụng phần frontend tuỳ chỉnh của riêng mình, hay còn gọi là phần “head” — đại diện cho trải nghiệm người dùng. Phần fronted khi đó sẽ được tích hợp với phần backend cốt lõi của nền tảng Marketplacer thông qua các API để triển khai sàn thương mại điện tử.
Do đó, triển khai mô hình Headless sẽ phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu kiểm soát tối đa trải nghiệm người dùng nhưng cần công nghệ cốt lõi của Marketplacer nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho sàn thương mại điện tử.
Trong mô hình Connected, doanh nghiệp không cần mất nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng từ đầu mà có thể tích hợp hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn vào trong hệ thống backend của Marketplacer. Cách này giúp doanh nghiệp giữ được tất cả chức năng của hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn mà vẫn có thể tận dụng hệ thống vượt trội của Marketplacer để triển khai sàn thương mại điện tử.
Tuy nhiên, Marketplacer hiện chỉ cung cấp kết nối dựng sẵn (pre-built connectors) với 3 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu là Adobe Commerce, Salesforce Commerce Cloud và commercetools. Do đó, mô hình Connected sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp đang triển khai thương mại điện tử với một trong ba nền tảng trên.
Marketplacer cung cấp giao diện thân thiện với người dùng và các công cụ trực quan giúp các doanh nghiệp dễ dàng xây dựng và vận hành sàn thương mại điện tử.
Marketplacer được thiết kế để phù hợp với cả sàn thương mại điện tử nhiều quy mô. Nền tảng cung cấp khả năng mở rộng và tính linh hoạt cao giúp xử lý số lượng lớn nhà bán hàng, khách hàng và sản phẩm niêm yết ngày càng tăng, cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động bất cứ khi nào họ cần.
Những ứng dụng và tiện ích mở rộng quen thuộc, doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy trong bộ sưu tập các tích hợp có sẵn của Marketplacer với số lượng ngày càng tăng. Một số tích hợp phải nhắc đến như mạng xã hội (Facebook, Twitter, Linkedln), cổng thanh toán (PayPal, Zooz, Yotpo), trình quản lý quảng cáo (Fuze, Firstpage, Citrus Ad), v.v
Điều làm nên thành công của Marketplacer nằm ở công nghệ kết nối cho phép doanh nghiệp triển khai sàn thương mại điện tử với 2 tùy chọn là xây dựng frontend tuỳ chỉnh hoặc tích hợp với hệ thống thương mại điện tử dựng sẵn.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể dễ dàng kết hợp bán các sản phẩm bên thứ ba với các sản phẩm hiện có của mình để mở rộng danh mục và phạm vi sản phẩm với vốn đầu tư thấp và loại bỏ nhiệm vụ quản lý vòng đời sản phẩm. Mô hình này gọi là Hybrid Marketplace, đã được nhiều doanh nghiệp triển khai như Amazon, Walmart, v.v
Chi phí sử dụng nền tảng không được công bố mà doanh nghiệp cần liên hệ với đội ngũ Marketplacer để được tư vấn và báo giá tùy chỉnh theo nhu cầu. Ngoài ra, nền tảng này cũng không cung cấp bản dùng thử. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tham khảo giá để ước chi ngân sách triển khai.
Mặc dù Marketplacer cung cấp giao diện thân thiện với người dùng nhưng sẽ gây khó khăn đối với người dùng chưa quen với việc xây dựng và vận hành một sàn thương mại điện tử. Vì vậy, việc triển khai sẽ yêu cầu doanh nghiệp về kiến thức kỹ thuật hoặc doanh nghiệp có thể tìm đến đơn vị có chuyên môn để hỗ trợ xây dựng và tối ưu nền tảng một cách hiệu quả.
Dù Marketplacer có tính linh hoạt và cung cấp khả năng tùy chỉnh cao nhưng đối với những nhu cầu triển khai đặc biệt phức tạp của những hệ thống sàn thương mại điện tử quy mô lớn thì khả năng tùy chỉnh của Marketplacer sẽ khó đáp ứng.
Marketplacer cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 và một số tài liệu học tập nhưng chất lượng và khả năng đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ chưa cao. Ngoài ra, đây là một công ty của Úc và phục vụ phần lớn là khách hàng Úc nên một số từ ngữ sử dụng gây khó hiểu đối với khách hàng ở thị trường quốc tế.
Để xây dựng và vận hành thành công sàn thương mại điện tử thành công, điều đầu tiên doanh nghiệp cần làm là lựa chọn nền tảng. Marketplacer là một trong những nền tảng nổi bật mà doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Khác với xây dựng website thương mại điện tử cho các mô hình đơn giản như B2C, B2B thì việc triển khai website cho sàn thương mại điện tử sẽ yêu cầu cao hơn về kiến thức kỹ thuật, trình độ lập trình, cơ sở dữ liệu và quản lý hệ thống, v.v.
Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ các bước quan trọng để xây dựng website cho sàn thương mại điện tử thành công, từ việc nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh, cho đến thiết kế giao diện người dùng hấp dẫn và xây dựng hệ thống chức năng, v.v.
Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh là bước đầu quan trọng và không thể thiếu khi xây dựng một sàn thương mại điện tử hay bất cứ hoạt động kinh doanh nào.
Dưới đây là một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động này:
Nền tảng thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng sàn thương mại điện tử. Vì nếu không chọn đúng từ ban đầu thì doanh nghiệp sẽ phải luẩn quẩn mãi trong vòng xoáy công nghệ để triển khai website thương mại điện tử.
Thông thường, có 2 loại nền tảng thương mại điện tử để doanh nghiệp lựa chọn là SaaS và Open Source.
Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm.
Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Một số nền tảng SaaS phổ biến hiện nay: Haravan, Shopify, BigCommerce, v.v.
Nền tảng Open Source hay mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng miễn phí.
Các nền tảng mã nguồn mở sẽ là sự lựa chọn tối ưu để các doanh nghiệp phát triển hệ thống website thương mại điện tử phức tạp, đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử nhờ các chức năng tùy chỉnh chuyên sâu.
Các nền tảng thương mại điện tử Open Source phải kể đến đó là: Magento, WooCommerce (Plugin của WordPress), Open Cart, v.v
Mỗi loại nền tảng đều có những ưu và nhược điểm. Do đó, doanh nghiệp nên có đội ngũ nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm và chuyên môn cao để được tư vấn lựa chọn, phát triển và vận hành nền tảng đã chọn một cách hiệu quả.
Vấn đề lựa chọn nguồn lực để phát triển hệ thống website cho sàn thương mại điện tử sẽ định hình phương hướng phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp ở giai đoạn đầu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với đơn vị phát triển có chuyên môn hoặc xây dựng đội ngũ riêng.
Khi xây dựng đội ngũ nội bộ, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian và ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhưng doanh nghiệp sẽ quản lý và kiểm soát nguồn lực tốt và chủ động điều chỉnh để phát triển hệ thống website thương mại điện tử theo đúng ý định ban đầu đề ra.
Khi quyết định tìm kiếm đối tác, doanh nghiệp sẽ phải làm việc với rất nhiều đơn vị để có thể tìm ra đơn vị uy tín nhất. Tuy nhiên khi đã tìm được đối tác đã có nhiều kinh nghiệm thực chiến về website thương mại điện tử và trên nhiều nền tảng thì doanh nghiệp sẽ được tư vấn và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề từ nhiều góc độ ngay trước khi phát triển hệ thống.
Ngoài ra, các đơn vị này cũng có kinh nghiệm đa dạng xử lý các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng trong khi phát triển và vận hành hệ thống. Nhờ đó ngoài việc những yêu cầu của doanh nghiệp cho website thương mại điện tử sẽ được đáp ứng đúng kỳ vọng, thì các bên còn được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau.
Giao diện người dùng (User Interface – UI) và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho sàn thương mại điện tử.
Dưới đây là các số bước quan trọng trong quá trình thiết kế UI/UX:
Từ yêu cầu kinh doanh, đội ngũ kỹ thuật sẽ xây dựng kiến trúc hệ thống cho website thương mại điện tử dựa trên khung công nghệ hoặc nền tảng phù hợp. Có thể sử dụng các kiến trúc như kiến trúc hệ thống ba lớp (three-tier architecture), kiến trúc hệ thống microservices, kiến trúc hybrid, kiến trúc headless, etc.
Mỗi loại kiến trúc đều có ưu điểm và hạn chế riêng, doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận và làm việc với các chuyên gia trong đội ngũ hoặc đối tác để chọn kiến trúc hệ thống phù hợp nhất cho từng giai đoạn.
Một bước cũng không kém quan trọng tiếp theo chính là thiết lập bảo mật và quản lý dữ liệu. Doanh nghiệp cần xác định các biện pháp bảo mật để bảo vệ dữ liệu người dùng, thông tin thanh toán, và thông tin quan trọng khác. Đảm bảo rằng dữ liệu được mã hóa và truyền tải an toàn qua kết nối SSL. Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu như kiểm soát truy cập, xác thực người dùng, mã hóa dữ liệu và kiểm tra tính toàn vẹn dữ liệu.
Tùy theo mô hình vận hành của sàn mà việc thiết kế hệ thống và cơ sở dữ liệu sẽ cần được tùy chỉnh cho phù hợp và hiệu quả.
Sau khi đã hoàn tất các hệ thống chức năng căn bản, doanh nghiệp nên tiếp tục phát triển các chức năng đặc thù cho mô hình sàn thương mại điện tử như:
Cổng điều hành: Quản trị toàn diện thông tin trên sàn như quản lý người bán, phân loại sản phẩm, phân khúc khách hàng, quản lý chuỗi cung ứng, kiểm soát nội dung quảng cáo, v.v.
Cổng thông tin người bán: Người bán tự quản lý sự hiện diện của họ trên thị trường bao gồm danh sách sản phẩm, đơn đặt hàng và hoạt động, v.v.
Cổng thông tin khách hàng: Cho phép người dùng thao tác và quản lý các thông tin cơ bản như số điện thoại, email, địa chỉ giao hàng, điều chỉnh các tùy chọn thanh toán, yêu cầu báo giá, quản lý danh sách mua sắm, kiểm tra trạng thái đơn hàng, v.v.
Dù là xây dựng đội ngũ nội bộ hay thuê ngoài các đơn vị phát triển thì quá trình kiểm thử chất lượng dự án là vô cùng quan trọng. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp xác nhận rằng hệ thống đã hoạt động như mong đợi và đáp ứng tất cả các yêu cầu đề ra từ ban đầu.
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm thử: Xác định mục tiêu và phạm vi của quá trình kiểm thử. Đặt ra các tiêu chí và yêu cầu cụ thể mà doanh nghiệp muốn kiểm tra để đảm bảo rằng sàn hoạt động một cách chính xác và đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.
Bước 2. Lập kế hoạch kiểm thử: Xác định kế hoạch kiểm thử chi tiết, bao gồm các trường hợp kiểm thử, kịch bản và dữ liệu. Xác định nguồn tài nguyên, thời gian và phạm vi của các bước kiểm thử.
Bước 3. Kiểm thử chức năng: Kiểm tra tất cả chức năng của trang web nhằm xác minh rằng mọi chức năng phát triển đang hoạt động đúng như mong đợi. Nếu trang web của doanh nghiệp hỗ trợ nhiều ngôn ngữ và khu vực, thì doanh nghiệp cũng nên kiểm tra tính tương thích và hiển thị của từng từng tính năng theo từng khu vực địa lý.
Bước 4. Kiểm thử giao diện người dùng (UI): Đảm bảo giao diện website được thiết kế đẹp, dễ sử dụng, việc hiển thị thông tin, các nút và liên kết, trải nghiệm người dùng trên các thiết bị di động và máy tính bảng.
Bước 5. Kiểm thử tương thích trình duyệt: Kiểm tra trang web trên các trình duyệt phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari và Microsoft Edge để đảm bảo tính tương thích và hiển thị đúng trên mọi nền tảng.
Bước 6. Kiểm thử hiệu năng: Kiểm tra hiệu năng của trang web, bao gồm tốc độ tải trang, khả năng xử lý đồng thời và khả năng mở rộng. Đảm bảo rằng trang web hoạt động một cách mượt mà và đáp ứng được lưu lượng truy cập dự kiến.
Bước 7. Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra tính bảo mật của sàn bằng cách kiểm tra khả năng xâm nhập, bảo mật dữ liệu và xác thực người dùng. Kiểm tra các phương thức bảo mật như SSL, mã hóa dữ liệu và chứng chỉ bảo mật.
Bước 8. Xử lý lỗi: Ghi lại và theo dõi các lỗi và vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử. Xác định nguyên nhân, sửa lỗi và kiểm tra lại cho đến khi quá trình kiểm tra được thông qua, toàn bộ hệ thống đã sẵn sàng để có thể golive và đi vào hoạt động.
Go-live là giai đoạn cuối cùng trong quá trình xây dựng website sàn thương mại điện tử, khi đó trang web được chính thức đưa vào hoạt động thực tế.
Để đảm bảo quá trình go-live diễn ra thành công thì doanh nghiệp nên chuẩn bị danh sách gọi là Go-live checklist. Đây là danh sách những việc đội ngũ triển khai cần làm để chuẩn bị go-live hệ thống. Danh sách này sẽ bao gồm các đầu mục công việc, người chịu trách nhiệm, trạng thái, ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống.
Việc liên tục cập nhật hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng, theo kịp xu hướng công nghệ mới, tăng cường tính cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, liên tục sửa lỗi và cập nhật các bản vá bảo mật sẽ tăng cường uy tín của thương hiệu, bảo vệ người dùng trước các đợt tấn công trên Internet, v.v.
Bên cạnh đó, việc phát triển các tính năng mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội trên thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn. Chẳng hạn như sau một thời gian vận hành và nắm trong tay một lượng khách hàng nhất định thì doanh nghiệp có thể triển khai các tính năng cho khách hàng thân thiết.
Để kinh doanh sàn thương mại điện tử thành công thì cần có rất nhiều yếu tố như mô hình vận hành, tiềm lực tài chính, xây dựng đối tác chiến lược với nhiều nhãn hàng khác nhau. Nhưng có một hệ thống sàn thương mại điện tử hoạt động mượt mà và hiệu suất cũng sẽ đóng góp một phần rất lớn nên thành công đó.
Tuy nhiên hành trình xây dựng website cho sàn thương mại điện tử lại không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu và triển khai sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website cho mô hình sàn thương mại điện tử, liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí!
Vậy các doanh nghiệp cần có hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử như thế nào để không chỉ thích ứng với sự thay đổi của thị trường và khách hàng mà còn nắm bắt được thời cơ và bứt phá trong “cuộc chiến” đầy cạnh tranh này?Nhìn chung, hành trình phát triển hệ thống Thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam kể từ khi khởi tạo kinh doanh đến khi mở rộng quy mô với một hệ thống TMĐT chuyên sâu thường trải qua 3 cột mốc quan trọng. Doanh nghiệp cần nắm bắt rõ 3 cột mốc quan trọng này đồng thời phối hợp với xem xét mục tiêu, ngân sách và hiện trạng của doanh nghiệp để đề ra hành trình chi tiết phù hợp.
Sự ra đời của các sàn thương mại điện tử đã giải quyết hiệu quả nhu cầu mua bán trực tuyến không chỉ của các shop online nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ mà còn cả những thương hiệu lớn.
Sở hữu một hệ thống vận hành vô cùng lớn, sàn TMĐT tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ có hạn chế về ngân sách. Chỉ cần bỏ ra những chi phí cơ bản về xây dựng gian hàng và phí bảo trì hằng năm, doanh nghiệp và các chủ cửa hàng có thể sở hữu ngay một cửa hàng của riêng mình. Đồng thời, các quy trình thanh toán, vận chuyển, chăm sóc khách hàng, xử lý các vấn đề sau giao hàng, chương trình marketing cũng được đơn giản hóa với sự hỗ trợ toàn diện từ sàn TMĐT. Việc lựa chọn sàn TMĐT để bắt đầu kinh doanh là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp tăng độ phủ thương hiệu, khả năng cạnh tranh và doanh số bán hàng với chi phí tiết kiệm.
Ngay cả những thương hiệu lớn/thương hiệu đã phát triển offline hiện nay cũng tận dụng sàn TMĐT để thâm nhập và mở rộng thị trường. Đối với các thương hiệu đã phát triển và các doanh nghiệp truyền thống muốn chuyển đổi sang kinh doanh online, sàn TMĐT chính là một khởi đầu phù hợp giúp doanh nghiệp thử nghiệm kinh doanh thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh TMĐT toàn diện, từ sàn TMĐT đến kinh doanh mạng xã hội, phát triển website thương hiệu brand.com và triển khai omni-channel.
Tại Việt Nam, các sàn TMĐT phổ biến như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,..được nhiều nhà kinh doanh ưa chuộng. Sở hữu số lượng người truy cập khổng lồ mỗi tháng và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hệ thống dịch vụ đa dạng, sàn TMĐT sẽ hỗ trợ người bán tối đa trong quá trình đưa thương hiệu và sản phẩm ra thị trường nhanh chóng với các bước đơn giản:
Bên cạnh nhiều lợi ích đáng kể khi kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp, cá nhân phải chịu sự phụ thuộc khá lớn vào những thay đổi về chính sách và vận hành. Doanh nghiệp cũng bị hạn chế về khả năng tiếp cận và khai thác các dữ liệu khách hàng tiềm năng để cải thiện hiệu quả tiếp thị hay cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải cạnh tranh trực tiếp với một số lượng lớn các gian hàng, thương hiệu tương tự đang hoạt động trên sàn về giá và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh phát triển kinh doanh trên sàn TMĐT, các doanh nghiệp có thể phát triển riêng hệ thống thương mại điện tử cơ bản, tiếp cận gần hơn với các đối tượng khách hàng tiềm năng và triển khai các chương trình Ecommerce Marketing của riêng doanh nghiệp.
Phát triển hệ thống Thương mại điện tử cơ bản không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình website. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các công cụ, trình tạo website miễn phí với các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website dễ dàng chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản.
Một số công cụ xây dựng website phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay hỗ trợ phát triển hệ thống Thương mại điện tử đơn giản có thể kể đến như Sapo, Haravan, Nhanh.vn
Dựa trên các tiêu chí về tính đơn giản, có sẵn, tiết kiệm thời gian và chi phí, đa số các công cụ này sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu cơ bản về phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tuy nhiên, các công cụ thiết kế website có sẵn cũng tồn tại nhiều vấn đề khi sử dụng, hạn chế việc kinh doanh và mở rộng TMĐT:
Thông thường, sau một thời gian kinh doanh trên sàn TMĐT hay các công cụ thiết kế web có sẵn, các doanh nghiệp dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu được thiết kế chuyên biệt để thúc đẩy hành trình TMĐT bền vững.
Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu cần có kinh nghiệm lẫn sự đầu tư đáng kể về chi phí và thời gian triển khai. Tuy nhiên, đây sẽ là một giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh doanh bền vững, và là sự chuyển đổi hoàn toàn phù hợp cho một hệ thống TMĐT riêng biệt và toàn diện.
Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu sẽ đáp ứng tối đa các nhu cầu về:
Trong số các nền tảng thương mại điện tử chuyên sâu được nhiều doanh nghiệp sử dụng phổ biến hiện nay như Shopify, BigCommerce, WooCommerce,… nền tảng TMĐT Magento sở hữu nhiều lợi thế quan trọng và đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh từ đơn giản đến phức tạp. Các tập đoàn đa quốc gia hiện đang sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Lenovo, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King, Murad,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.
Magento (Adobe Commerce) sở hữu một hệ sinh thái vô cùng rộng lớn và đa dạng. Với một hệ thống chức năng có sẵn đầy đủ cho Thương mại điện tử, Magento còn có khả năng tích hợp với các công nghệ bên thứ ba, hệ thống tiện ích mở rộng khổng lồ với nhiều tính năng hỗ trợ nâng cao giúp tối ưu hiệu quả vận hành TMĐT trên hệ thống. Bên cạnh đó, nền tảng còn hỗ trợ liên kết với hầu hết các đối tác hiện có về thanh toán, vận chuyển, phần mềm quản lý,… và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng từ cộng đồng kỹ thuật trên toàn cầu.
Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn chi tiết cho hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn diện và bền vững cho doanh nghiệp và tham khảo các bộ giải pháp Magento dành riêng cho SMEs tại Việt Nam!
Hệ sinh thái thương mại điện tử là một không gian mở thực hiện mọi tương tác, kết nối của yếu tố con người, yếu tố xã hội, nền tảng công nghệ thông tin và các ứng dụng, dịch vụ để cung cấp giá trị và vận hành hiệu quả các thành phần trong hệ sinh thái. (Dựa trên khái niệm của PGS. TS Nguyễn Văn Hồng)
Các thành phần trong hệ sinh thái được vận hành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các thành phần chủ yếu trong hệ sinh thái thương mại điện tử:
Ở giai đoạn khách hàng chưa nhận thức rõ ràng về nhu cầu mua hàng, hệ sinh thái thương mại điện tử cơ bản được hình thành, bắt đầu tiếp cận, giáo dục và kích thích sự tò mò của khách hàng về thương hiệu, sản phẩm.
Ở giai đoạn này, khách hàng bắt đầu nhận thức về nhu cầu mua hàng. Hệ sinh thái bước vào hoạt động vận hành, thực hiện tiếp cận nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Hệ sinh thái sẽ tăng cường khả năng vận hành với nhiều chức năng quan trọng để tác động trực tiếp đến quá trình khách hàng tìm kiếm thông tin và cân nhắc mua hàng, từ đó tăng khả năng chuyển đổi của phễu khách hàng.
Khi khách hàng chuyển sang giai đoạn ra quyết định mua hàng, hệ sinh thái phát huy hiệu quả tối ưu trong mọi quy trình và thành phần vận hành, đồng thời tập trung phát triển các chức năng chuyển đổi phễu khách hàng thông qua sự cải thiện và đổi mới liên tục của thành phần Marketing.
Các thành phần của hệ sinh thái đều hoàn thiện và tương tác hiệu quả với nhau. Hệ sinh thái hướng đến duy trì vận hành và phát triển hệ thống để hỗ trợ quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng, giữ chân khách hàng và kích thích khả năng quay lại mua hàng.
Mặc dù hệ sinh thái thương mại điện tử tại Việt Nam đang có tốc độ hoàn thiện nhanh chóng nhưng sự tăng trưởng này đang vướng phải nhiều rào cản.
Thương mại điện tử tại Việt Nam là một lĩnh vực mới mẻ so với thị trường chung. Điều này khiến cho môi trường pháp lý dành riêng cho thương mại điện tử vẫn chưa được hoàn thiện và chặt chẽ. Trong đó, các vấn đề về thuế, bảo mật và xác thực thông tin trong giao dịch điện tử, quyền sở hữu trí tuệ,… chưa được bảo vệ với giải pháp thích hợp từ khung pháp lý.
Sự mất cân bằng giữa độ hoàn thiện của khung pháp lý và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường khiến cho thương mại điện tử trở nên khó kiểm soát, hoặc có nguy cơ phát triển không lành mạnh. Cụ thể, Thông tư 47/2014/TT-BCT về quản lý website thương mại điện tử đã có những quy định về quy trình, thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử nhưng quá trình kiểm soát việc đăng ký vẫn chưa được triển khai đầy đủ và chặt chẽ, dẫn đến số lượng doanh nghiệp kê khai đăng ký vẫn chưa đủ so với thực tế. Vì vậy, tính xác thực của phần lớn các doanh nghiệp vẫn chưa thể xác minh, dẫn đến tình trạng gian lận trong giao dịch và các hành vi gian lận khác.
Nghiêm trọng hơn là các vấn đề chiếm dụng, giả mạo tên miền do các hacker gây ra để thực hiện các hành vi giả mạo doanh nghiệp, khiến cho doanh nghiệp và cả người tiêu dùng bị thiệt hại nghiêm trọng. Điều này cho thấy hệ thống pháp lý hiện nay cần được thực thi mạnh mẽ với biện pháp cụ thể hơn giúp ngăn chặn nguy cơ tấn công từ các tội phạm công nghệ.
Các thực trạng xảy ra trong quá trình mua hàng cũng là một trong những rào cản lớn của hệ sinh thái. Các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ thương mại điện tử, điển hình là quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm (hàng giả, hàng kém chất lượng), hay gian lận, lừa đảo trong các dịch vụ thanh toán (đánh cắp thông tin thẻ tín dụng), vận chuyển (hàng bị tráo đổi trong quá trình đóng gói và vận chuyển),… đều có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi khách hàng và sự phát triển lành mạnh, bền vững của hệ sinh thái thương mại điện tử.
Một trong những rào cản lớn khác cho hệ sinh thái là vấn đề về cạnh tranh và ngân sách đầu tư trong doanh nghiệp. Yêu cầu bảo mật dữ liệu hay đầu tư hạ tầng công nghệ khiến hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử riêng lẻ hiện nay đang chịu sức ép lớn về ngân sách. Điều đó khiến cho hệ sinh thái thương mại điện tử bị chi phối khá lớn bởi sự phát triển của các sàn thương mại điện tử cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Mặc dù các thành phần trong hệ sinh thái thương mại điện tử hiện nay đã hoàn thiện đầy đủ về số lượng, tuy nhiên mức độ phát triển không đồng đều giữa các thành phần này khiến các tương tác, quy trình vận hành diễn ra rời rạc và khó đạt được tăng trưởng tối ưu. Các rào cản chủ yếu đến từ:
Ngoài ra, rào cản lớn nhất là chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các thành phần trong hệ sinh thái để mang lại các giải pháp thương mại điện tử thống nhất và đồng bộ. Nhìn chung các giải pháp liên kết hiện nay thường diễn ra phổ biến giữa các sàn thương mại điện tử và đơn vị cung cấp vận chuyển, hoặc với các ngân hàng số/ví điện tử để cung cấp các giải pháp tiết kiệm, thông minh hơn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên sự liên kết liền mạch và thống nhất giữa mọi thành phần trong hệ sinh thái vẫn chưa được phát triển để có thể tối ưu các tương tác liền mạch của doanh nghiệp trong hệ sinh thái và giữa các doanh nghiệp trong thị trường thương mại điện tử.
Sự hoàn thiện của hệ sinh thái thương mại điện tử là nền tảng bền vững giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng, triển khai các kế hoạch kinh doanh thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn phát triển đồng thời xây dựng một hệ sinh thái hoàn thiện cho riêng mình.
Doanh nghiệp cần xác định các thành phần hệ sinh thái thương mại điện tử phù hợp theo từng mô hình kinh doanh và từng giai đoạn phát triển khác nhau.
Một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ sử dụng các thành phần cơ bản của hệ sinh thái thương mại điện tử như nền tảng để phát triển một hệ thống hoàn chỉnh, hoàn thiện các quy trình thanh toán, vận chuyển, tích hợp thêm các phần mềm quản lý CRM, POS, tài chính và các công cụ Marketing.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn có thể cân nhắc đến hệ thống ERP giúp quản lý doanh nghiệp liền mạch hơn, hoặc kết hợp triển khai omnichannel để mở rộng hiệu quả kinh doanh.
Dựa trên các thành phần hệ sinh thái đã được xác định cụ thể, doanh nghiệp ước tính thời gian chuẩn bị phù hợp để thúc đẩy quá trình kinh doanh diễn ra đúng thời điểm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường và nhu cầu khách hàng. Từ đó, tăng hiệu quả cho kế hoạch triển khai và hiệu suất hoạt động của hệ thống thương mại điện tử.
Khi đã xác định rõ ràng các thành phần hệ sinh thái cần thiết cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, vấn đề ngân sách sẽ được lên kế hoạch cụ thể hơn. Việc xác định ngân sách phù hợp là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp SMEs có thể triển khai thương mại điện tử thành công và phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp SMEs hiện nay do trở ngại lớn về ngân sách và quá trình đầu tư cần diễn ra lâu dài.
Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vừa nhỏ hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xác định đúng các thành phần hệ sinh thái thương mại điện tử cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh, dẫn đến các vấn đề về thời gian triển khai và ngân sách triển khai.
Với kinh nghiệm chuyên sâu về cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện, SECOMM sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong từng giai đoạn triển khai kinh doanh thương mại điện tử với các giải pháp phù hợp nhất.
Liên hệ SECOMM để nhận được dịch vụ tư vấn giải pháp thương mại điện tử đầy đủ cho doanh nghiệp!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline