Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam
TOP 10 ECOMMERCE APPS THÀNH CÔNG NHẤT VIỆT NAM

Sự gia tăng mạnh mẽ về lượng người dùng smartphone đã đóng góp vào sự trỗi dậy của xu hướng thương mại di động (Mobile Commerce) trên thế giới và Việt Nam. Đã đến lúc các nhà bán lẻ cần chú trọng việc hỗ trợ khách hàng trong quá trình tìm kiếm và mua sắm thông qua các thiết bị di động bên cạnh các website thương mại điện tử hoạt động hiệu quả trên máy tính. 

Nhiều doanh nghiệp thuộc đa dạng lĩnh vực từ mua sắm, y tế đến ẩm thực, v.v đã làm rất tốt nhiệm vụ này khi trở thành những đơn vị tiên phong đón đầu xu hướng thương mại di động tại Việt Nam. 

SHEIN 

Được biết là một trong những eCommerce App thành công nhất trên thế giới hiện nay, ứng dụng SHEIN trở thành ứng dụng di động được tải về nhiều nhất năm 2022 thuộc danh mục mua sắm với 229 triệu lượt tải và cài đặt từ Google Play và App Store.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - SHEIN
Giao diện App của SHEIN

Tại thị trường Việt Nam, SHEIN cũng được người dùng đánh giá rất cao về trải nghiệm mua sắm trên ứng dụng di động. Với lần cập nhật gần đây, SHEIN bổ sung thêm chương trình giảm giá một số mặt hàng thời trang lên đến 70%, đồng thời khắc phục một số lỗi và thực hiện các cải tiến về hiệu suất để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.  

  • Lượt tải: +100 triệu
  • Đánh giá: 4.5 ★ (Google Play), 4.4 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #4 danh mục Mua Sắm

Tải app tại: Google Play | App Store

Uniqlo VN

Ra mắt thị trường Việt Nam năm 2019, Uniqlo đã nhanh chóng nắm bắt và đáp ứng đúng xu hướng mua sắm thời trang của người tiêu dùng địa phương nên thương hiệu rất được ưa chuộng. Ứng dụng Uniqlo VN trở nên nổi bật với nhiều chức năng cần thiết cho quá trình trải nghiệm mua hàng trên thiết bị di động được đồng nhất với các kênh mua sắm khác. Để thu hút thêm nhiều người dùng, Uniqlo sẽ tặng phiếu giảm giá 150.000 VND ngay khi người dùng tải app và đăng ký thành viên mới. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Uniqlo VN
Giao diện App của Uniqlo VN

Dù được đánh giá cao về trải nghiệm người dùng nhưng Uniqlo VN vẫn không ngừng cập nhật và cải tiến các tính năng trong ứng dụng di động. Với phiên bản cập nhật mới nhất, Uniqlo đã cải thiện chất lượng hình ảnh sản phẩm hiển thị và điều chỉnh hiển thị chính xác số lượng sản phẩm đang có tại cửa hàng.  

  • Lượt tải: +500 nghìn
  • Đánh giá: 4.7 ★ (Google Play), 4.9 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #10 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Hasaki

Bên cạnh hệ thống cửa hàng khắp cả nước và website thương mại điện tử, Hasaki cũng triển khai xây dựng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động nhằm làm phong phú thêm trải nghiệm mua sắm của khách hàng và mang đến nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Hasaki
Giao diện App của Hasaki

Với ứng dụng di động Hasaki, khách hàng có thể tìm kiếm và mua hàng tiện lợi mọi lúc mọi nơi, theo dõi tình trạng đơn hàng cũng như đặt lịch các dịch vụ spa và clinic tại cửa hàng. Một trong những điều làm Hasaki trở nên đặc biệt chính là dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2h dành cho mọi khách hàng dù mua sắm tại cửa hàng, website thương mại điện tử hay ứng dụng di động. Dù ứng dụng hiện nhận nhiều ý kiến đóng góp từ khách hàng về chất lượng sử dụng nhưng Hasaki vẫn rất tiếp thu, khắc phục các lỗi và tối ưu hiệu năng trong lần cập nhật mới nhất. 

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá:  3.3 ★ (Google Play), 4.3 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #12 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Go! & Big C 

Sau khi tái định vị thương hiệu, hệ thống Đại siêu thị Big C tiến hành đổi tên thành Đại siêu thị Go!. Vì thế ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động của doanh nghiệp này mới có tên gọi là Go! & BigC. Khách hàng khi mua sắm trên eCommerce app sẽ được hưởng nhiều quyền lợi bao gồm:

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Go! & Big C
Ứng dụng di động của Go! Big C
  • Freeship đối với đơn hàng từ 300.000 VND mua trên ứng dụng di động;
  • Các ưu đãi hàng ngày sẽ tự động cập nhật;
  • Tạo danh sách mua sắm ngay trên app;
  • Tham gia trò chơi mỗi tuần với cơ hội nhận phiếu mua hàng giảm giá;
  • Theo dõi và tích luỹ điểm ngay trong ứng dụng.

Ứng dụng Go! & Big C được cập nhật khá thường xuyên nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm online của khách hàng. Cụ thể, lần gần đây nhất, nhà phát triển đã cải thiện chức năng thanh toán, sửa lỗi, tối ưu hoá hiệu năng và khả năng hiển thị hình ảnh.

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 2.8 ★ (Google Play), 2.4★ (App Store)
  • Xếp hạng: #13 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Con Cưng 

Con Cưng là một trong những thương hiệu Mẹ & Bé đầu tiên phát triển ứng dụng di động riêng nhằm giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa các kênh mua sắm từ cửa hàng offline, app và website thương mại điện tử. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Con Cưng
Giao diện App của Con Cưng

App Con Cưng nhận được đánh giá rất tích cực từ người dùng trên cả Google Play và App Store về quá trình trải nghiệm ứng dụng, chất lượng sản phẩm cũng như các chương trình khuyến mãi. Dù vậy, thương hiệu vẫn duy trì việc kiểm tra và cải thiện một số tính năng như hiển thị thông tin chi tiết của tài xế khi khách hàng đặt hàng siêu tốc 1h, khắc phục lỗi liên quan đến thanh toán qua ví điện tử. 

  • Lượt tải: +1 triệu
  • Đánh giá: 4.7 ★ (Google Play), 4.8 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #24 hạng mục Mua Sắm 

Tải app tại: Google Play | App Store

Điện Máy Xanh

Điện Máy Xanh là một ông lớn trong ngành điện gia dụng của Việt Nam đã nắm bắt tốt xu hướng thị trường và nhanh chóng xây dựng ứng dụng di động để tiếp cận lượng người dùng smartphone khổng lồ của Việt Nam – xấp xỉ 69 triệu người dùng.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Điện Máy Xanh
Giao diện App của Điện Máy Xanh

Bên cạnh các chương trình khuyến mãi khủng vào những dịp đặc biệt, Điện Máy Xanh còn cung cấp cho khách hàng chương trình thanh toán giảm giá bằng nhiều phương thức khác nhau như Mua Trước Trả Sau, Thanh Toán Quét Mã QR,… Tất cả được tiến hành nhanh chóng và dễ dàng cả trên website và ứng dụng di động. 

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 4.0 ★ (Google Play), 2.3 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #31 hạng mục Mua Sắm

Tải app tại: Google Play | App Store

LixiBox 

Thị trường thương mại di động Việt Nam đã chứng kiến sự gia nhập của một thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm nổi tiếng khác đó là LixiBox. Tương tự như Hasaki, LixiBox cũng liên tục cập nhật ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - LixiBox
Giao diện App của LixiBox

Bên cạnh đó, thương hiệu còn cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút người dùng như giảm 20% cho đơn hàng đầu tiên mua trên app, giới thiệu bạn bè nhận 500K, chuyên mục Magazine – nơi người dùng cập nhật xu hướng làm đẹp mới nhất ngay trên app và chuyên mục Lixibox Feed – nơi để khách hàng chia sẻ cảm nhận sau khi trải nghiệm và dịch vụ. 

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá:  4.4 ★ (Google Play), 4.4 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #113 hạng mục Mua sắm

Tải app tại: Google Play | App Store 

Long Châu

Khi ứng dụng di động Long Châu ra mắt trong mùa dịch Covid đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ người tiêu dùng khắp nơi vì có thể mua thuốc, sản phẩm y tế online và được giao hàng tận nhà, đồng thời tích luỹ điểm thưởng cho lần mua hàng kế tiếp. Bên cạnh đó, trên app có tính năng gọi và nhắn tin cho phép người dùng liên hệ trực tuyến với dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn chuyên sâu miễn phí. Đặc biệt, Long Châu là nhà thuốc đầu tiên tiên phong dịch vụ Mua Trước Trả Sau với 0% lãi suất giúp san sẻ gánh lo với người bệnh.   

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Long Châu
Giao diện App của Long Châu

Trải nghiệm người dùng app là yếu tố Long Châu đặc biệt chú trọng và ứng dụng này thường xuyên đưa ra các phiên bản cập nhật với nhiều tính năng mới. Trong số đó có thể kể đến như tối ưu hóa chức năng đăng nhập, cải thiện chức năng thanh toán, tích hợp thanh toán qua ví điện tử, đồng bộ trạng thái đơn hàng trên website và app, gợi ý đặt lại đơn hàng đã mua trước đây, v.v

  • Lượt tải: +1 triệu 
  • Đánh giá: 4.5 ★ (Google Play), 4.8 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #1 hạng mục Y Tế 

Tải app tại: Google Play | App Store

Pharmacity

Pharmacity là ứng dụng di động được phát triển bởi chuỗi nhà thuốc tiện lợi Pharmacity vào năm 2018. Tương tự như Long Châu, ứng dụng Pharmacity ra đời với mục đích mang đến cho khách hàng và bệnh nhân trải nghiệm mua sắm tiện lợi, nhanh chóng cùng với dịch vụ tư vấn trực tuyến từ đội ngũ dược sĩ có chuyên môn cao. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - Pharmacity
Giao diện App của Pharmacity

Với lần cập nhật gần nhất vào tháng 3 năm 2023, Pharmacity đã cải thiện và bổ sung một số tính năng trong đó phải kể đến chương trình quà tặng dành cho người dùng lần đầu tải app và đăng ký thành viên.

  • Lượt tải: +100 nghìn
  • Đánh giá: 2.2 ★ (Google Play), 3.9 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #4 hạng mục Y Tế 

Tải app tại: Google Play | App Store

The Coffee House

Năm 2021, thương hiệu đồ uống nổi tiếng The Coffee House chính thức ra mắt ứng dụng di động cùng tên nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đặt nước giao tận nơi hoặc tự đến cửa hàng để nhận cùng nhiều chương trình tích điểm nhận ưu đãi hấp dẫn. 

Top 10 eCommerce Apps Thành Công Nhất Việt Nam - The Coffee House
Giao diện App của The Coffee House

Sau 2 năm phát triển, ứng dụng The Coffee House hiện đã thay đổi giao diện hoàn toàn mới cùng nhiều tính năng đặc biệt nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng cả trên app và tại cửa hàng offline.

  • Lượt tải: +500 nghìn
  • Đánh giá: 3.7 ★ (Google Play), 4.7 ★ (App Store)
  • Xếp hạng: #20 hạng mục Ẩm Thực 

Tải app tại: Google Play | App Store

Ứng dụng di động là một trong các xu hướng đang lên ngôi của thương mại di động. Vì vậy, triển khai xây dựng và phát triển ứng dụng mua sắm là bước đi đúng đắn đầu tiên để phát triển bền vững trong kỷ nguyên bùng nổ của thương mại di động.

Liên hệ với SECOMM ngay để được tư vấn cách thức triển khai cũng như đưa ra các chiến lược tốt nhất để chiếm lĩnh thị trường Mobile Commerce. 

2
15,176
0
1
30/03/2023
Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
ĐI TÌM Ý NGHĨA CỦA LOYALTY PROGRAM TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thế giới thương mại điện tử, lòng trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt.

Có rất nhiều cách thức để thiết lập và duy trì lòng trung thành nhưng nổi bật hơn cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết hay còn gọi là Loyalty Programs.

Tầm quan trọng của việc duy trì lòng trung thành của khách hàng

Đôi khi các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi giá trị của những khách hàng hiện tại. Những số liệu thống kê hấp dẫn dưới đây cho thấy việc duy trì lòng trung thành của khách hàng có giá trị như thế nào:

  • Xác suất bán hàng cho một khách hàng hiện tại là 60% đến 70% trong khi xác suất bán cho một khách hàng tiềm năng mới chỉ từ 5% đến 20%. 
  • 65% doanh số của một công ty đến từ những khách hàng hiện tại.
  • Khách hàng hiện tại có khả năng mua sản phẩm mới của công ty hơn 50% so với khách hàng mới và khách hàng tiềm năng. 
  • 80% lợi nhuận trong tương lai đến từ 20% khách hàng hiện tại.
  • Khách hàng trung thành chi tiêu nhiều hơn trung bình 31% so với khách hàng mới. 
  • 32% các nhà điều hành trên thế giới cho rằng duy trì khách hàng là uy tiên hàng đầu. 
  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng dù chỉ 2% có tác động đến lợi nhuận tương đương khi cắt giảm 10% chi phí. 
  • 75% khách hàng trung thành sẽ giới thiệu thương hiệu đến bạn bè và người thân.
Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tầm quan trọng của việc duy trì lòng trung thành của khách hàng

Có thể thấy, khách hàng hiện tại chính là khách hàng tuyệt vời nhất và là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp thương mại điện tử. Những khách hàng này đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nếu đầu tư làm hài lòng các khách hàng hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thu hút khách hàng mới.

Điều gì ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng?

Trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua sắm sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ đối với thương hiệu, từ đó quyết định khả năng doanh nghiệp giữ chân khách hàng và 89% các công ty trên thế giới cũng nhận định như vậy. 

Việc giữ chân khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại điện tử bởi chi phí để thu hút khách hàng mới nhiều gấp 5 lần so với việc duy trì khách hàng hiện tại. Ngoài ra, việc tăng khả năng giữ chân khách hàng dù chỉ 5%, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng lên 95%. Lý do là bởi khách hàng khi hài lòng rất có thể sẽ giới thiệu thương hiệu đến nhiều người khác. 

Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung thời gian, tiền bạc và năng lượng để làm phong phú trải nghiệm khách hàng, thuyết phục họ quay lại mua sắm nhiều lần hơn và giới thiệu cho bạn bè, người thân về thương hiệu. 

Trong vô số cách thức có thể kể đến, Loyalty Programs hay chương trình khách hàng thân thiết được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận như yếu tố mang đến sự hiệu quả và thành công trong kinh doanh thương mại điện tử.   

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Điều gì ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng?

Loyalty Program là gì?

Loyalty Program hay chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược marketing được tạo ra để khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp có liên quan đến chương trình. Hay nói cách khác, Loyalty Program là chương trình mà doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp để thưởng cho khách hàng vì họ đã mua sắm và gắn kết với thương hiệu trong khoảng thời gian nhất định. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Loyalty Program là gì?

Phần thưởng có thể là một sản phẩm miễn phí bất kỳ, mã giảm giá hoặc các ưu đãi đặc biệt khác nhằm thể hiện sự cảm kích mà doanh nghiệp dành cho những vị khách của mình. Khách hàng khi tham gia chương trình khách hàng thân thiết có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì những lợi ích họ nhận được. Theo Yotpo, có đến 68% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng tham gia Loyalty Program và những ưu đãi hấp dẫn chính là động lực để họ tiếp tục mua hàng. 

Các chương trình khách hàng thân thiết không chỉ làm phong phú trải nghiệm khách hàng, duy trì sự hài lòng và gắn kết với thương hiệu mà dưới góc độ kinh doanh, những lợi ích mang đến cho doanh nghiệp thương mại điện tử vượt xa sự kỳ vọng ban đầu. 

Lợi ích của Loyalty Program trong Thương mại điện tử

Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Sự phát triển của thương mại điện tử giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên thuận tiện hơn và vì thế các yêu cầu về trải nghiệm cũng cao hơn. Khách hàng ngày nay đưa ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên giá cả mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như trải nghiệm dịch vụ hay sự kết nối về mặt cảm xúc đối với thương hiệu, v.v. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng

Theo Huffpost, 66% người tiêu dùng có xu hướng đổi thương hiệu để mua sắm nếu trải nghiệm dịch vụ không chất lượng. Các chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng. Khi sự hài lòng của khách hàng về trải nghiệm mua sắm tăng lên, khả năng cao doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng và khuyến khích họ trở lại mua sắm nhiều lần sau đó. 

Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Việc cung cấp trải nghiệm phong phú để duy trì và giữ chân những vị khách hiện tại góp phần tăng giá trị vòng đời của khách hàng.

Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là tổng doanh thu mà một khách hàng mang đến cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng này và doanh nghiệp đó. Đây là thước đo quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào không chỉ riêng doanh nghiệp thương mại điện tử. Các doanh nghiệp sẽ luôn ưu tiên tìm cách tăng chỉ số CLV để tối ưu lợi nhuận. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Tăng giá trị vòng đời khách hàng

Theo Harvard Business Review, chi phí để có được một khách hàng mới đắt hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân và làm hài lòng một khách hàng hiện tại. Khi đó những khách hàng với giá trị vòng đời cao trở thành tài sản vô giá của doanh nghiệp bởi việc mua hàng của họ sẽ không tác động đến chi phí CAC hay chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Costs). Nói cách khác, doanh nghiệp không tốn chi phí CAC cho những vị khách trung thành.

Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí CAC để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm. Vì thế dù một khách hàng mới chi tiêu cho sản phẩm với lượng trung bình ngang bằng với một khách hàng hiện tại cũng không thể đem về khoản lợi nhuận tương đương vì lúc này chi phí CAC sẽ được tính vào. 

Biến khách hàng thành những người ủng hộ thương hiệu

Các Loyalty Programs không chỉ thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu mà còn biến họ trở thành những nhà tiếp thị truyền miệng sáng giá. 

Khi khách hàng hài lòng với những trải nghiệm mà doanh nghiệp cung cấp, lẽ thông thường họ sẽ nói về điều đó với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của họ và vô tình doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Biến khách hàng thành người ủng hộ thương hiệu

So với các thông điệp quảng bá của thương hiệu thì những lời giới thiệu từ chính khách hàng hiện tại có nhiều trọng lượng hơn. Theo Nielsen, 77% mọi người tin tưởng lời giới thiệu từ những người họ quen biết hơn bất kỳ nguồn nào khác. Thế nên trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ tham khảo ý kiến từ những người họ tin cậy. Ngoài ra, 64% chuyên gia marketing nhận định marketing truyền miệng là một trong các hình thức marketing hiệu quả nhất.

Ngày nay với sự phát triển của Internet và các nền tảng xã hội, lời giới thiệu của khách hàng hiện tại còn đến từ nhiều dạng thức khác nhau. Các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội hay các video đánh giá, v.v là những dạng thức phổ biến hiện nay. Điều này giúp giảm chi phí CAC mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khách hàng mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trải nghiệm của những khách hàng hiện tại và một cách rất tự nhiên khách hàng tiềm năng sẽ “tìm đến”. 

Những chiến lược Loyalty Program phổ biến nhất

Chương trình tích điểm

Các chương trình tích điểm là một trong những loyalty programs phổ biến nhất trong thương mại điện tử vì dễ dàng thiết lập và quản lý. Tại đây khách hàng có thể nhận được điểm thưởng sau mỗi lần mua hàng. Sau đó họ có thể đổi những điểm thưởng tích lũy được để nhận phần thưởng, chẳng hạn như quà tặng miễn phí, mã giảm giá và nhiều ưu đãi đặc biệt khác. 

Ngoài ra, khách hàng có thể nhận được điểm thưởng bằng nhiều cách thức khác bên cạnh các giao dịch mua hàng như chia sẻ trang sản phẩm lên mạng xã hội, viết đánh giá sản phẩm, điền khảo sát, hoàn tất hồ sơ cá nhân, v.v. 

Mặc dù dạng chương trình này khá đơn giản để thực hiện nhưng doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo số điểm thưởng khách hàng kiếm được có giá trị đủ để khuyến khích họ tiếp tục quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, thời gian đổi điểm nhận thưởng cũng cần được chú ý bởi nếu khách hàng phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể đổi điểm để nhận phần thưởng nào đó có giá trị thì sức hấp dẫn của chương trình tích điểm sẽ giảm đi. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình tích điểm của SHEIN

SHEIN, thương hiệu thời trang đình đám thành lập năm 2008 đã tạo ra hệ thống tích điểm thưởng SHEIN Bonus Point Program rất bài bản và chỉn chu trên ứng dụng di động. Chương trình này cho phép khách hàng nhận điểm thưởng bằng cách xác nhận đăng ký tài khoản, mua sản phẩm, review sản phẩm và tham gia các sự kiện online đặc biệt của nhãn hàng này. 

Mỗi hoạt động sẽ tương đương với số điểm thưởng cụ thể khách hàng có thể nhận được. Sau đó, với số điểm thưởng kiếm được, khách hàng sẽ sử dụng để được giảm giá từ 15% đến 25% thậm chí 70% cho lần mua hàng kế tiếp. Ngoài ra, điểm thưởng cũng có thể được sử dụng để đổi sang vouchers hay những ưu đãi đặc biệt khác khi khách hàng tham gia các sự kiện của SHEIN hoặc chơi game trên ứng dụng di động.

Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc

Một chương trình khác cũng phổ biến và được khách hàng yêu thích không kém chương trình tích điểm là chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc. Sự yêu thích đó đến từ việc dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc nhằm nhận được những lợi ích và ưu đãi có giá trị hơn. Điều này đồng nghĩa khi chi tiêu cho mua sắm càng nhiều, lợi ích khách hàng nhận về càng nhiều. 

Chương trình này giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Có thể thấy để duy trì cấp bậc hoặc thăng bậc, khách hàng đã đầu tư rất nhiều về thời gian lẫn tiền bạc, họ sẽ không dễ dàng từ bỏ những lợi ích hấp dẫn mình đang nhận được để tham gia chương trình loyalty của thương hiệu khác.

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc – Aldo Crew

Thương hiệu giày nổi tiếng Aldo với hơn 1,000 cửa hàng tại 65 quốc gia nhưng khi triển khai chương trình khách hàng thân thiết, công ty đặc biệt chú trọng đến 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada. Theo đó, Aldo Crew được biết đến là chương trình ưu đãi khách hàng phân theo cấp bậc của Aldo với 3 cấp bậc lần lượt là Crew, Plus và VIP. Tất cả khách hàng đều được hệ thống mặc định là bậc Crew.

Để thăng bậc lên Plus và VIP, khách hàng cần chi tiêu mua sắm với Aldo trong khoảng từ 150 USD – 299 USD/tháng đối với bậc Plus và trên 300 USD/tháng đối với bậc VIP. Tuỳ thuộc vào cấp bậc mà mỗi khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tương đương và riêng cấp bậc VIP khách hàng được nhận hết tất cả những ưu đãi đặc biệt trong chương trình Aldo Crew.

Chương trình đăng ký thành viên

Các chương trình khách hàng thân thiết trong thương mại điện tử có sức hấp dẫn rất lớn vì theo cách nhìn của khách hàng, họ có được những lợi ích một cách miễn phí. Nhưng trên thực tế, khách hàng phải mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể để đổi lấy những ưu đãi được xem là “miễn phí” đó. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã tạo ra các chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký để cung cấp những dịch vụ vượt ngoài mong đợi và thu phí tham gia của khách hàng. Amazon Prime, eBay Plus hay Walmart + là những ví dụ điển hình.

Triển khai loại chương trình này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích bởi để tham gia và nhận các ưu đãi thật sự có giá trị, khách hàng buộc phải trả phí. Vì khách hàng phải chi trả phí nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn các chương trình khách hàng thân thiết khác. Cũng bởi doanh nghiệp thu phí khách hàng khi họ đăng ký làm thành viên nên hình thức loyalty program này thông thường sẽ có khoảng thời gian dùng thử để doanh nghiệp thuyết phục khách hàng rằng những lợi ích họ nhận được xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. 

Đi Tìm Ý Nghĩa của Loyalty Program trong Thương Mại Điện Tử
Chương trình đăng ký thành viên của Walmart +

Năm 2020, chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ – Walmart đã ra mắt chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký mang tên Walmart +. Chương trình được tích hợp vào Walmart app mang đến nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cả khi mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến, bao gồm:

  • Giao hàng miễn phí và nhận hàng trong ngày.
  • Giao hàng miễn phí mà không giới hạn giá trị đơn hàng tối thiểu.
  • Giá sản phẩm khi mua online và mua tại cửa hàng là như nhau.
  • Tùy chọn lên lịch giao hàng.
  • Giảm 10 cent khi mua xăng tại hơn 14,000 chi nhánh Walmart.
  • Thanh toán bằng cách scan mã vạch mà không cần nhân viên thu ngân.
  • Ưu đãi đặc biệt cho khách hàng là thành viên mỗi ngày và vào các dịp lễ lớn, v.v

Để tham gia chương trình và nhận những lợi ích kể trên, khách hàng sẽ phải đăng ký và trả phí thành viên cụ thể là 12.95 USD/tháng hoặc 98 USD/năm. Lẽ đương nhiên, khách hàng sẽ được thử trải nghiệm chương trình trong 30 ngày. 

Chiến lược Loyalty Program đóng vai trò quan trọng liên quan đến trải nghiệm khách hàng, từ đó quyết định sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Sự thành công của SHIEN, Aldo hay Walmart trở thành động lực để các doanh nghiệp thương mại điện tử khác dấn thân vào.

Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra chiến lược Loyalty Program phù hợp, hãy liên hệ SECOMM để nhận được sự tư vấn tốt nhất.

2
8,934
0
1
23/03/2023
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ “CHẮP CÁNH” NGÀNH THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử đã trở thành mô hình kinh doanh không thể thiếu mà các thương hiệu thời trang cần áp dụng, không chỉ để tồn tại trong đại dịch Covid-19 mà còn giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh để bức phá trong tương lai.

Chính vì vậy, thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang là xu hướng kinh doanh tất yếu của các hãng thời trang hiện nay, từ startup non trẻ cho đến các “gã khổng lồ”.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?

Tiềm năng của thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang

Theo Statista, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang dự kiến tăng 14,2% từ năm 2017 đến năm 2025. CAGR dự kiến sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%, tương đương 204,9 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Loại hình hàng hóa/dịch vụ thương được mua trên mạng (Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp cho các thương hiệu thời trang có thêm một kênh bán hàng tiềm năng, tạo dòng thu song song với hoạt động kinh doanh offline ở các showroom. Ngoài yếu tố địa lý, thương mại điện tử còn phá vỡ các giới hạn về không gian, thời gian giúp khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Mở rộng phạm vi kinh doanh
Mở rộng phạm vi kinh doanh

Đồng thời, thương mại điện tử còn là kênh tiếp cận phổ biến đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực thời trang nhanh cho nữ. Nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử mà các hoạt động Marketing như Livestream, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), Affiliate, etc được diễn ra hiệu quả hơn, góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Sau đại dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ mua sắm offline sang online tăng dần theo thời gian ở mọi ngành hàng. Đặc biệt, riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch, chẳng hạn như chờ đến D-Day để mua sắm hàng hóa hoặc “săn sale”. Ngoài ra, thông qua các công cụ của thương mại điện tử, doanh nghiệp còn có thể tiến hành theo dõi, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, việc mà mua sắm offline không thể làm được. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có đủ dữ liệu tổng hợp và dự báo để triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với hành vi người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

Tăng trải nghiệm người dùng 

Việc mua hàng của người dùng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn khi áp dụng các công nghệ tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử. Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo, etc giúp người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Công nghệ VR/AR giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện, giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.

Chẳng hạn như thương hiệu American Apparel đã ứng dụng AR để cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin về sản phẩm bao gồm những mô tả chi tiết như hàng có sẵn, màu sắc và thậm chí những reviews (đánh giá) từ người mua trước. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Tăng trải nghiệm người dùng

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, Sản phẩm đã xem, etc.

Ngoài trải nghiệm trực quan và trải nghiệm cá nhân hóa, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, etc), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, etc), website thương mại điện tử, mobile app, etc.

Case study – Bài học thành công

Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein là trang thương mại điện tử chuyên về quần áo và phụ kiện của Trung Quốc được thành lập vào năm 2008. Với châm ngôn “mọi người đều có thể tận hưởng vẻ đẹp của thời trang”, thương hiệu này chủ trương cung cấp đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Hiện nay, Shein đang được xem là “đế chế” trong lĩnh vực thời trang với mức định giá 100 tỉ USD – giá trị hơn cả Zara (69 tỷ USD) và H&M (23 tỉ) cộng lại.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Shein
Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thuộc Gen Y và Gen Z, nhóm người có thói quen sử dụng Internet. Chính vì vậy, thương hiệu này đã ứng dụng các yếu tố công nghệ để tiếp cận đúng và chính xác tệp khách hàng này.

Shein xây dựng hệ thống thương mại điện tử bao gồm cả website và mobile app để nhắm vào các thị trường nước ngoài như châu Âu, châu Mỹ, Úc, Trung Đông, từ đó mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. Tiếp đó, Shein đẩy mạnh các chiến lược Social Commerce, Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, KOC, etc nhằm mang lại độ phủ cho thương hiệu, tăng tương tác.

Năm 2021, mobile app của Shein đã vượt quá 7 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ (Theo Airnow Data) và hashtag #Shein đã thu về hơn 10 tỷ lượt xem trên TikTok (Theo Jing Daily). Doanh thu đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 60% so với năm 2020 (9,8 tỷ USD). Có thể thấy, Shein là một minh chứng rõ nét cho việc ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực thời trang.

Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Coolmate là sự kết hợp giữ “Cool” và “Mate”, tức là mục tiêu của thương hiệu chính là trở thành người bạn đồng hành mang lại vẻ ngoài “cool” ngầu, năng động cho khách hàng. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn Hòa Bình.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Coolmate
Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate áp dụng mô hình Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce) và đầu tư tập trung xây dựng website thương mại điện tử riêng để mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng. Đồng thời, thương hiệu này còn tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, được sản xuất 100% tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá thành hợp lý.

Ngoài ra, để triển khai thương mại điện tử nhanh hơn, Coolmate chủ trương vận dụng triệt để chiến lược Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, Email Marketing, etc.

Ngoài màn chốt deal với Shark Bình 500.000 USD cho 12,5% cổ phần, trong số có 2,5 % cổ phần tư vấn có cam kết, startup trẻ này còn có những con số ấn tượng khác. Năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ và tiến tới IPO (Initial public offering – Phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) vào năm 2025.

Nhìn chung, thương mại điện tử đã góp phần lớn cho sự thành công của Coolmate, cũng như làm tiền đề cho các doanh nghiệp ngành thời trang noi theo để phát triển đúng với sự thay đổi của thị trường. 

Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Yody (tiền thân là Hi5) là thương hiệu thời trang dành cho gia đình, được thành lập từ năm 2014. Với mục tiêu đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới. Hiện nay, Yody đã có hơn 700 nhân sự và 90 cửa hàng trên toàn quốc.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Yody
Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Thương hiệu thời trang này tập trung vào “kiềng ba chân”: Phát triển nhân sự, Ưu tiên chất lượng sản phẩm và Đầu tư công nghệ.

Về phát triển nhân sự, Yody chú trọng tuyển dụng nhân tài và đào tạo văn hóa để gắn kết đội ngũ nhân sự. Về sản phẩm, Yody phát triển mẫu mã hướng tới sự thoải mái, tiện dụng, sử dụng được trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh như đi làm, đi chơi, đi họp, etc. Về công nghệ, Yody tập trung áp dụng chiến lược bán hàng online trên nhiều kênh (Omni-channel) như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, Facebook, livestream, etc để tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử, cũng như thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng. 

Năm 2016, Yody vinh dự lọt vào TOP 10 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc Toàn Quốc. Đến năm 2021, doanh thu mảng offline của Yody giảm 65% nhưng mảng online đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng hơn 10%. Chính vì vậy, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu mảng online lên 20% trong năm tiếp theo.

Nhìn chung, việc vận dụng thương mại điện tử thời trang như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy mô và chiến lược của mỗi công ty, nhưng thương mại điện tử chắc chắn là yếu tố tiên quyết để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

2
18,027
0
1
12/07/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!