Tag: shopify plus

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online
TOP 5 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ XÂY DỰNG NHÀ THUỐC ONLINE

Theo The Business Research Company, quy mô thị trường thương mại điện tử về chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu có tiềm năng sẽ tăng lên 732,3 tỷ USD vào năm 2027. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dược phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc bệnh viện/phòng khám triển khai thương mại điện tử để tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng hơn.

Để đạt được điều đó, doanh nghiệp sẽ cần một website thương mại điện tử được xây dựng dựa trên nền tảng chuyên nghiệp, giải quyết được các “bài toán” đặc thù ngành.

Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online
Những lưu ý khi xây dựng nhà thuốc online

Khi xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm, doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí để đảm bảo tính chuyên nghiệp, sự an toàn và tuân thủ pháp luật với lĩnh vực này.

Giao diện người dùng trực quan

Đặc trưng của nhóm khách hàng của ngành thương mại điện tử dược phẩm thường là những người có nhu cầu mua thuốc, thiết bị y tế và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác cho bản thân hoặc người thân, bạn bè. Chính vì vậy, giao diện người dùng của trang web cần trực quan, dễ sử dụng, ưu tiên màu xanh dương hoặc trắng để tạo cảm giác an toàn và sạch sẽ.

Các yếu tố khác như như bố cục, font chữ, hình ảnh cần được lựa chọn và phối hợp một cách hài hòa, mang lại trải nghiệm người dùng chuyên nghiệp nhất.

Chức năng đặc thù cho thương mại điện tử dược phẩm

Khi xây dựng website cho nhà thuốc online, ngoài các chức năng cơ bản dành cho thương mại điện tử, doanh nghiệp cần tập trung phát triển các chức năng sau để giải quyết đặc thù ngành:

  • Thuốc kê đơn: Cung cấp đơn thuốc dựa trên chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ
  • Dịch vụ tư vấn từ bác sĩ/dược sĩ: Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, khám bệnh online theo nhu cầu
  • Hiển thị chi tiết thông tin sản phẩm: Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm bao gồm tên thuốc, thành phần, chỉ định, liều lượng, cách sử dụng, tác dụng phụ, cảnh báo, hạn sử dụng và giá cả
  • Hướng dẫn sử dụng: Hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh liều dùng cho tất cả các sản phẩm y tế, thuốc men cần tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ
  • Hồ sơ bệnh án trực tuyến: Lưu trữ hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trên cổng thông tin của hệ thống

Hệ thống bảo mật cao

Website thương mại điện tử dược phẩm là hệ thống chứa nhiều thông tin quan trọng, bao gồm thông tin cá nhân, thông tin thanh toán, tình trạng sức khỏe của khách hàng. Do đó, hệ thống bảo mật của website cần được xây dựng và triển khai một cách chặt chẽ, nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu của khách hàng.

Tuân thủ quy định pháp luật

Thương mại điện tử dược phẩm là một lĩnh vực kinh doanh đặc thù, chịu sự quản lý của nhiều quy định pháp luật của ngành y tế/dược. Doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ các quy định này để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp và an toàn cho khách hàng.

Dưới đây là một số quy định pháp luật chính mà doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cần tuân thủ tại Việt Nam:

  • Luật Dược: Luật Dược quy định về điều kiện kinh doanh dược phẩm, bao gồm điều kiện về giấy phép kinh doanh dược, điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, và điều kiện về chất lượng thuốc.
  • Nghị định 54/2017/NĐ-CP: Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về hoạt động kinh doanh dược.
  • Thông tư 07/2018/TT-BYT: Thông tư 07/2018/TT-BYT hướng dẫn về quảng cáo thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm.
  • Thông tư 04/2016/TT-BYT: Thông tư 04/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về hành nghề dược.
  • Thông tư 34/2018/TT-BYT: Thông tư 34/2018/TT-BYT hướng dẫn quản lý nhà nước về thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

Ngoài ra, doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm cũng cần tuân thủ các quy định khác của pháp luật, chẳng hạn như Luật An ninh mạng, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Luật Thương mại điện tử.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online

Mặc dù là ngành tương đối đặc thù và khó để triển khai nhưng doanh nghiệp luôn có nhiều nền tảng thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến để xây dựng nhà thuốc online. 

Dưới đây là danh sách top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online mà doanh nghiệp có thể cân nhắc.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây hoạt động theo mô hình SaaS (Software as a service – Phần mềm dạng dịch vụ) cho phép các doanh nghiệp tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - BigCommerce
Nền tảng thương mại điện tử BigCommerce

Hiện nay, BigCommerce đang cung cấp 4 giải pháp chính, bao gồm:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing BigCommerce
Bảng so sánh giá khi sửa dụng BigCommerce

Ưu điểm:

  • Dễ sử dụng: BigCommerce được thiết kế để dễ sử dụng, với giao diện người dùng thân thiện và các công cụ kéo và thả giúp doanh nghiệp tạo, quản lý cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng mà không cần kiến thức về lập trình.
  • Hỗ trợ đa kênh: BigCommerce cho phép doanh nghiệp dược phẩm kinh doanh trên đa nền tảng, bao gồm website thương mại điện tử, các trang mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.
  • Tuân thủ các bảo mật: BigCommerce luôn chủ trương tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao cấp và cung cấp bảo vệ cho thông tin cá nhân của khách hàng và dữ liệu giao dịch.
  • Giải pháp dành cho dược phẩm: BigCommerce có cung cấp đa dạng chức năng và giao diện chỉ dành riêng cho ngành dược phẩm.
  • Chi phí sử dụng thấp: 

Nhược điểm:

  • Phí sử dụng tăng theo thời gian: Vì là SaaS, BigCommerce yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ. Giá trị của các gói phí này còn có thể tăng lên tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và phí giao dịch trên mỗi đơn hàng.
  • Hạn chế về tùy chỉnh: Mặc dù BigCommerce cho phép tùy chỉnh website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu hơn. Điều này có thể là vấn đề đối với các doanh nghiệp có yêu cầu tùy chỉnh đặc biệt như ngành dược phẩm.
  • Khả năng mở rộng giới hạn: Tuy rằng BigCommerce có thể được mở rộng nhưng đối với các doanh nghiệp lớn hoặc có kế hoạch mở rộng nhanh trong tương lai, có thể cần phải xem xét các nền tảng chuyên sâu hơn để xử lý nhu cầu này.
  • Phụ thuộc vào hệ sinh thái riêng: Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hệ sinh thái của BigCommerce để duy trì và cập nhật cửa hàng trực tuyến. Điều này có thể là một vấn đề nếu doanh nghiệp cần kiểm soát hoàn toàn hệ thống của mình.

Một số doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm đang triển khai BigCommerce như Victoria Health, Molton Brown, LARQ, Zyppah.

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2006. Đến nay, Shopify đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới để bắt đầu và phát triển kinh doanh trực tuyến.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Shopify
Nền tảng thương mại điện tử Shopify

Chi phí để sử dụng nền tảng Shopify rất đa dạng, bao gồm 3 giải pháp chính:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing Shopify
Bảng so sánh giá khi sửa dụng Shopify

Ngoài ra, Shopify còn cung cấp các giải pháp thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu khác như:

  • Starter: $5/tháng, cài đặt chức năng thanh toán thông qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin cho doanh nghiệp.
  • Retail: $89/tháng, thiết lập tính năng quản lý nhân viên, hàng tồn kho và chương trình khách hàng thân thiết cho cửa hàng bán lẻ.
  • Commerce Components: Báo giá, cung cấp các module từ bên thứ 3 để tích hợp vào website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
  • Shopify Plus: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp lớn
  • Shopify Hydrogen: Báo giá, dành cho các doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless Commerce.

Xem thêm: Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce

Ưu điểm:

    • Dễ sử dụng: Shopify được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng không có kỹ thuật lập trình cũng có thể tạo cửa hàng trực tuyến một cách dễ dàng.
    • Đa dạng gói giải pháp: Shopify sở hữu rất nhiều giải pháp cho doanh nghiệp, từ doanh nghiệp nhỏ, vừa, startup cho đến các doanh nghiệp lớn, cần nhiều nhu cầu tùy chỉnh.
    • Bảo mật dữ liệu: Shopify tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quan trọng như PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard) để giữ các thông cá nhân và dữ liệu y tế của khách hàng an toàn.
  • Kho chức năng lớn: Shopify sở hữu nhiều chức năng, tiện ích mở rộng phục vụ nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử cho đa lĩnh vực, bao gồm cả ngành dược phẩm.

Nhược điểm:

  • Phí sử dụng tăng theo thời gian: Tương tự như BigCommerce, Shopify yêu cầu các khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để sử dụng dịch vụ, cũng như ngân sách tăng cao theo thời gian sử dụng vì chi phí giao dịch, chi phí mở rộng chức năng, v.v.
  • Có nhiều giới hạn trong mức độ tùy chỉnh: Shopify cung cấp một mức độ tùy chỉnh nhất định cho các gói cơ bản như Basic, Shopify, Advanced, Retail, Starter. Nếu doanh nghiệp cần website thương mại điện tử có độ tùy chỉnh cao, doanh nghiệp phải chi trả thêm để sử dụng các giải pháp còn lại hoặc tìm đến các nền tảng khác.
  •  Hạn chế về SEO: Mặc dù Shopify hỗ trợ tối ưu hóa SEO cơ bản, nhưng có một số hạn chế về tối ưu hóa SEO sâu hơn và quản lý URL tùy chỉnh.

Các doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, y tế đang sử dụng Shopify như Dr.Axe, 310 Nutrition, Hiya, BUBS Naturals.

StoreHippo

StoreHippo là nền tảng thương mại điện tử SaaS được thành lập vào năm 2014 tại Ấn Độ. Sau nhiều năm hoạt động, nền tảng này liên tục cập nhật các công nghệ mới, phục vụ nhu cầu xây dựng website cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thương mại điện tử dược phẩm.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - StoreHippo
Nền tảng thương mại điện tử xây dựng StoreHippo

Tương tự như các nền tảng SaaS khác, StoreHippo cũng có nhiều giải pháp để lựa chọn:

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing StoreHippo
Bảng so sánh giá khi sửa dụng StoreHippo

Ưu điểm:

  • Giao diện người dùng dễ sử dụng: StoreHippo được thiết kế với giao diện người dùng thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng tạo cửa hàng trực tuyến một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Gói giải pháp dành riêng cho ngành dược phẩm: StoreHippo cung cấp từng giải pháp riêng cho mỗi lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực chăm sóc sức khỏenhà thuốc online.
  • Liên tục cập nhật: Để giải quyết được các chức năng đặc thù cho mỗi ngành, StoreHippo đã liên tục cải tiến và cập nhật các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử như Headless Commerce, PWA, Angular JS, v.v

Nhược điểm:

  • Hạn chế về tùy chỉnh giao diện: Mặc dù StoreHippo cho phép tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử nhưng có một số hạn chế về tùy chỉnh sâu so với các nền tảng thương mại điện tử khác.
  • Hạn chế về kích thước hình ảnh: StoreHippo có hạn chế về kích thước hình ảnh doanh nghiệp có thể tải lên và sử dụng trong cửa hàng trực tuyến của mình.
  • Giới hạn về cộng đồng và hỗ trợ: So với các nền tảng thương mại điện tử lớn hơn như Shopify, Magento hay BigCommerce, StoreHippo có cộng đồng người dùng và hỗ trợ khách hàng nhỏ hơn, điều này có thể làm giảm tốc độ giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoặc yêu cầu trợ giúp.

Một số doanh nghiệp đang sử dụng StoreHippo để xây dựng website thương mại điện tử dược phẩm như WoundProfessional, Kunooz, On A Healthy Note.

WooCommerce

WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở (open-source) được phát triển cho nền tảng WordPress, một trong những hệ thống quản lý nội dung (CMS) phổ biến nhất trên thế giới. WooCommerce cho phép doanh nghiệp biến trang web WordPress thành một cửa hàng trực tuyến hoặc tích hợp các tính năng thương mại điện tử vào trang web hiện có.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - WooCommerce
Nền tảng thương mại điện tử WooCommerce

Chi phí sử dụng của WooCommerce sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của từng dự án, trung bình 1000 USD cho website thương mại tử cơ bản và 10.000 USD cho website thương mại điện tử chuyên sâu.

Ưu điểm:

  • Miễn phí sử dụng: WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí để sử dụng và tùy chỉnh. Tuy nhiên, các chi phí như hosting, domain, giao diện, hệ thống chức năng, bảo trì cũng cần được xem xét.
  • Dễ dàng cài đặt và sử dụng: WooCommerce được tích hợp chuyên sâu vào WordPress, giúp việc cài đặt và quản lý cửa hàng trực tuyến trở nên dễ dàng. Người dùng đã quen thuộc với WordPress sẽ cảm thấy thân thiện với giao diện của WooCommerce.
  • Hỗ trợ tích hợp các tiện ích phục vụ ngành dược phẩm: WooCommerce có một cộng đồng phát triển lớn và hỗ trợ tích hợp với nhiều ứng dụng bên ngoài và dịch vụ khác nhau, bao gồm như tính năng phục vụ thương mại điện tử dược phẩm.
  • Khả năng tùy chỉnh giao diện tốt: Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử bằng cách sử dụng các giao diện miễn phí hoặc trả phí. WooCommerce cũng cho phép doanh nghiệp thiết kế giao diện riêng để phản ánh thương hiệu.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc vào WordPress: WooCommerce cơ bản chỉ là một plugin của WordPress, điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng nền tảng WordPress để có thể sử dụng WooCommerce khiến phát sinh các hạn chế như hỗ trợ xử lý vấn đề không đồng đều, truy xuất dữ liệu chậm, xung đột giữa các bản cập nhật, v.v.
  • Khả năng tùy chỉnh phức tạp: Mặc dù WooCommerce cho phép tùy chỉnh, nhưng việc thực hiện các tùy chỉnh phức tạp hoặc tích hợp các tính năng đặc biệt có thể tốn nhiều thời gian, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật cao hoặc sự hỗ trợ từ nhà phát triển.
  • Hạn chế mở rộng website: WooCommerce thường gặp khó khăn khi xử lý các cửa hàng trực tuyến lớn với hàng ngàn sản phẩm và lượng truy cập cao.

Các doanh nghiệp đang sử dụng WooCommerce để phát triển website thương mại điện tử có thể kể đến như Dr. Scholl’s, myLAB Box, Superdrug Health Clinics, Apothecanna.

Adobe Commerce (Magento)

Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên gọi Magento Commerce, là hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp và phổ biến. Adobe Commerce là một phần của dòng sản phẩm Adobe Experience Cloud và được thiết kế để hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử.

Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Adobe Commerce (Magento)
Nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)

Hiện nay, Adobe Commerce đang cung cấp 2 phiên bản chính:

  • Adobe Commerce (Magento Commerce): Đây là phiên bản cao cấp của Magento được thiết kế cho các doanh nghiệp lớn, với 2 tùy chọn on-premise và on-cloud.
  • Magento Open Source: Trước đây được gọi là Magento Community Edition, đây là phiên bản mã nguồn mở và miễn phí của Magento. 
Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng nhà thuốc online - Pricing Adobe Commerce (Magento)
Bảng so sánh giá khi sửa dụng Adobe Commerce (Magento)

Ưu điểm:

  • Khả năng mở rộng cao: Nền tảng Magento được xây dựng với khả năng mở rộng cao, cho phép doanh nghiệp thêm các tính năng bổ sung và tích hợp các ứng dụng bên ngoài theo nhu cầu.
  • Bảo mật cao: Adobe Commerce chú trọng đến bảo mật, đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng và thanh toán được bảo vệ một cách an toàn.
  • Khả năng tùy chỉnh vượt trội: Tất cả các phiên bản của Adobe Commerce đều có khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phục vụ khả năng xử lý các bài toán khó của mỗi lĩnh vực, đặc biệt là ngành thương mại điện tử dược phẩm.
  • Hệ sinh thái Adobe Experience Cloud: Nếu doanh nghiệp đang sử dụng các sản phẩm khác của Adobe như Adobe Analytics hay Adobe Marketing Cloud, doanh nghiệp có thể tích hợp chúng với Adobe Commerce để có một hệ thống toàn diện cho trải nghiệm khách hàng.

Nhược điểm:

  • Chi phí khởi đầu cao: Adobe Commerce có mức phí phát triển cao hơn so với các nền tảng thương mại điện tử khác nên thường được các doanh nghiệp vừa và lớn có hệ thống thương mại điện tử phức tạp hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu cao về tùy chỉnh ưu chuộng. 
  • Yêu cầu đội ngũ chuyên môn cao: Adobe Commerce được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP, ngôn ngữ lập trình tương đối phức tạp, cần nhân sự kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm để phát triển dự án đúng cách và hiệu quả.
  • Thời gian triển khai kéo dài: Việc triển khai Adobe Commerce có thể mất nhiều thời gian hơn vì thường là các website thương mại điện tử tùy chỉnh hoặc độ phức tạp cao.

Những thương hiệu đang sử dụng Adobe Commerce để phát triển website thương mại điện tử dược phẩm có thể kể đến như Performance Health, Walgreens Boots Alliance, WebMD, Kindred Healthcare.

Danh sách này chỉ là một số ví dụ để doanh nghiệp tham khảo, còn nhiều nền tảng thương mại điện tử khác mà doanh nghiệp có thể xem xét dựa trên nhu cầu cụ thể và nguồn lực có sẵn. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức doanh nghiệp đối mặt trong quá trình triển khai thương mại điện tử dược phẩm. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) hôm nay để được tư vấn miễn phí. 

2
7,528
0
1
08/09/2023
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce
4 NỀN TẢNG HÀNG ĐẦU ĐỂ TRIỂN KHAI HEADLESS ECOMMERCE

Trong kiến trúc Headless eCommerce, giao diện người dùng (frontend) tách biệt với nơi lưu trữ logic kinh doanh và cơ sở dữ liệu (backend), hoạt động độc lập và giao tiếp với nhau thông qua API (Application Programming Interface). Phần backend của hệ thống thương mại điện tử có thể liên kết với nhiều frontend để mang đến trải nghiệm đa kênh liền mạch cho khách hàng. 

Chính ưu điểm về khả năng đa kênh này (Omnichannel Capabilities) mà ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Headless eCommerce để thích ứng với xu hướng thị trường cũng như thu hút lượng lớn khách hàng ở tất cả các kênh tiềm năng hiện nay. 

Dù vậy, từ kế hoạch triển khai đến khi đạt được mục tiêu là một hành trình dài với nhiều bước quan trọng cần doanh nghiệp nỗ lực hoàn thành. Trong số đó là bước lựa chọn nền tảng phù hợp để triển khai Headless eCommerce. Trên thị trường hiện có 4 nền tảng nổi bật: Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise và Commercetools.

Bài viết sẽ tập trung giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách liệt kê các tiêu chí lựa chọn và ưu nhược điểm của từng nền tảng. 

Xem thêm: 5 Lợi Ích Khi Triển Khai Headless eCommerce 

Tiêu chí lựa chọn nền tảng Headless eCommerce

Kiến trúc Headless

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nền tảng được lựa chọn thật sự có hỗ trợ kiến trúc Headless, cho phép việc tách rời giao diện người dùng phía trước (frontend) ra khỏi hệ thống sau (backend). Sự tách biệt này mang lại khả năng đa kênh, giúp doanh nghiệp linh hoạt cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán trên tất cả các kênh (ví dụ: website, thiết bị di động, thiết bị IoT, v.v).

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Kiến trúc Headless
Kiến trúc Headless

Khả năng API

API rất quan trọng nhằm tích hợp với nhiều giao diện người dùng khác nhau. Vì vậy doanh nghiệp cần tìm đến một nền tảng có khả năng cung cấp các API cho phép tùy chỉnh và trao đổi dữ liệu liền mạch. 

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Kiến trúc Headless
Kiến trúc Headless

Hiệu suất và khả năng mở rộng

Tiếp theo doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng mở rộng của một nền tảng, đặc biệt với các doanh nghiệp quy mô lớn, danh mục sản phẩm nhiều và phức tạp hay nhu cầu quản lý tồn kho lớn. Một nền tảng với khả năng mở rộng cao sẽ dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tuỳ nhu cầu, xử lý tốt lưu lượng truy cập cao và đảm bảo hiệu suất ngay cả trong các dịp mua sắm cao điểm. 

Khả năng tích hợp với bên thứ ba cũng vô cùng quan trọng khi lựa chọn nền tảng. Các công cụ bên thứ ba sẽ phục vụ cho nhu cầu kinh doanh cụ thể và thúc đẩy sự hiệu quả trong thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể ưu tiên nền tảng với khả năng tích hợp và tương thích cao với đa dạng các công cụ và dịch vụ của bên thứ ba. Trong số đó phải kể đến cổng thanh toán, dịch vụ vận chuyển, hệ thống quản lý nội dung (CMS), công cụ phân tích, v.v. 

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Hiệu suất và khả năng mở rộng
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Hiệu suất và khả năng mở rộng

Tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh

Bên cạnh hiệu suất và khả năng mở rộng thì khả năng tùy chỉnh cũng quan trọng không kém đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tìm kiếm nền tảng để triển khai Headless eCommerce. Doanh nghiệp cần đánh giá tính linh hoạt của nền tảng về mặt thiết kế cũng như trải nghiệm người dùng, đảm bảo nền tảng hỗ trợ tùy chỉnh dễ dàng các giao diện frontend theo nhu cầu.

Khả năng bảo mật

Bảo mật là điều quan trọng đối với bất kỳ nền tảng thương mại điện tử nào. Khi lựa chọn, doanh nghiệp cần đảm bảo nền tảng đó tuân thủ các biện pháp bảo mật tiêu chuẩn, chẳng hạn như thanh toán an toàn PCI DSS, mã hoá SSL, v.v

Phân tích và báo cáo

Các dữ liệu phân tích, báo cáo rất cần thiết để tối ưu hoá hoạt động thương mại điện tử và đưa ra các quyết định điều chỉnh dựa trên dữ liệu. Vì thế, doanh nghiệp cần đến một nền tảng có khả năng phân tích và báo cáo mạnh mẽ giúp cung cấp thông tin chi tiết về hành vi của khách hàng, hiệu quả bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi và nhiều chỉ số quan trọng khác

Hỗ trợ khách hàng

Sẽ tốt hơn nếu triển khai Headless eCommerce với nền tảng cung cấp khả năng và tài nguyên hỗ trợ có giá trị như tài liệu dành cho nhà phát triển, diễn đàn và cộng đồng hỗ trợ có sẵn, hay dịch vụ hỗ trợ khách hàng nhanh nhạy từ chính nền tảng đó. Doanh nghiệp cần đảm bảo có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết trong suốt quá trình triển khai.

Tổng chi phí

Cuối cùng, yếu tố chi phí có khả năng chi phối sự lựa chọn của bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào. Các chi phí có thể bao gồm chi phí giấy phép, hosting, chi phí phát triển và bảo trì hay các chi phí liên quan đến việc tích hợp với dịch vụ của bên thứ ba. Doanh nghiệp cần đánh giá những chi phí này so với các khả năng mà nền tảng mang đến có phù hợp với ngân sách và mục tiêu kinh doanh dài hạn hay không. 

Bằng cách xem xét các tiêu chí này, doanh nghiệp có thể lựa chọn được nền tảng Headless eCommerce phù hợp với nhu cầu kinh doanh, cung cấp trải nghiệm khách hàng liền mạch và trợ lực cho mục tiêu phát triển dài hạn

4 Nền tảng phù hợp nhất để triển khai Headless eCommerce

4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce-Tiêu chí lựa chọn nền tảng Headless eCommerce
4 Nền Tảng Hàng Đầu Để Triển Khai Headless eCommerce

Magento (Adobe Commerce)

Magento được biết đến là nền tảng thương mại điện tử open-source hàng đầu thế giới và hiện đang đứng vị trí thứ 3 trong bảng thị phần của các nền tảng thương mại điện tử, chỉ sau WooCommerce và Shopify. 

Magento có 2 phiên bản:

  • Magento Open Source: phiên bản miễn phí sử dụng nhưng người dùng vẫn phải trả phí hosting, domain, tiện ích mở rộng và phí phát triển khi thuê đơn vị phát triển chuyên về Magento. 
  • Adobe Commerce: Phiên bản có trả phí sử dụng với nhiều giải pháp thương mại điện tử vượt trội phù hợp với các doanh nghiệp lớn có nhu cầu phát triển và mở rộng cao. Trong đó có 2 phiên bản là Adobe Commerce và Adobe Commerce Cloud

Ưu điểm

  • Bản chất mã nguồn mở (Open-Source) cho phép doanh nghiệp toàn quyền kiểm soát mã nguồn  và cơ sở hạ tầng
  • Tính linh hoạt và tùy chỉnh cao phù hợp với các yêu cầu thương mại điện tử phức tạp 
  • Khả năng mở rộng cao phù hợp cho việc vận hành doanh nghiệp quy mô lớn
  • Khả năng hỗ trợ đa cửa hàng mạnh mẽ giúp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng ở nhiều địa điểm trên một bảng quản trị duy nhất (admin panel)
  • Các API và công nghệ đồng nhất ở tất cả các kênh thúc đẩy khả năng Omnichannel
  • Bộ tính năng từ cơ bản đến nâng cao với nhiều tiện ích mở rộng và tích hợp có sẵn giúp tối ưu khả năng thương mại điện tử. 
  • Hỗ trợ xây dựng Progressive Web App (PWA) với tính năng PWA Studio

Xem thêm: PWA Là Gì? Lợi Ích Khi Triển Khai PWA

Nhược điểm

  • Quá trình phát triển, bảo mật, bảo trì phức tạp đòi hỏi bề dày kinh nghiệm về kỹ thuật. 
  • Chi phí phát triển cao và thời gian

Shopify Plus 

Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS nổi bật trên thị trường với hơn 3.75 triệu cửa hàng đang hoạt động năm 2022. 

Shopify hiện cung cấp 2 phiên bản chính:

  • Shopify: bao gồm các gói tiêu chuẩn (Basic, Shopify, Advanced) với mức phí và các tính năng phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Shopify Plus: giải pháp thương mại điện tử toàn diện với chi phí hợp lý dành cho các doanh nghiệp từ vừa đến lớn với bộ tính năng nâng cao và công cụ để tối ưu hoạt động kinh doanh. 

Ưu điểm

  • Nền tảng dễ sử dụng và thân thiện với cả người dùng không nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật
  • Hiệu suất và khả năng mở rộng cao, có thể xử lý tốt lưu lượng truy cập tăng cao và số lượng giao dịch lớn. 
  • GraphQL Storefront API giúp tạo trải nghiệm khách hàng độc đáo trên nhiều kênh như website, ứng dụng di động, thiết bị IoT, v.v
  • Các ứng dụng mạnh mẽ từ Shopify App Store với nhiều tiện ích mở rộng và tích hợp dành riêng cho Shopify Plus
  • Tùy chỉnh phần frontend dễ dàng với trình chỉnh sửa trực quan và truy cập trực tiếp vào đoạn code
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Tự động hóa quy trình thương mại điện tử giúp tiết kiệm nguồn lực vận hành
  • Tích hợp sẵn với công cụ và hệ thống bên thứ ba: ERP, CRM, CMS, v.v

Nhược điểm

  • Khả năng tùy chỉnh của Shopify Plus tốt nhưng vẫn không thể so được với các nền tảng Open-Source. Ví dụ như cổng thanh toán, chỉ cho phép tích hợp với các cổng đối tác của Shopify như PayPal, 2Checkout, PayDollar, Skrill, v.v,  doanh nghiệp không được phép tích hợp với các cổng khác ngoài danh sách này.
  • Dữ liệu thương mại điện tử của doanh nghiệp bị lock-in vào cơ sở dữ liệu Shopify Plus. Sự phụ thuộc này đưa đến rủi ro từ nhà cung cấp (Shopify Plus) và khả năng doanh nghiệp truy xuất toàn bộ dữ liệu. 
  • Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp tạo nhiều cửa hàng bên cạnh cửa hàng chính nhưng so với Adobe Commerce thì khả năng của Shopify Plus có phần hạn chế. Nền tảng giới hạn số lượng cửa hàng và địa điểm mà doanh nghiệp có thể bổ sung đồng thời doanh nghiệp không thể quản lý nhiều cửa hàng trong cùng một tài khoản Shopify Plus 
  • Chi phí không cố định mà tăng lên dựa trên doanh thu và nhu cầu phát triển, tích hợp 

Chi phí sử dụng: Khởi điểm từ $2,000/tháng và tăng lên dựa trên doanh thu

Xem thêm: Shopify Plus Là Gì? Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus

BigCommerce Enterprise

Tương tự như Shopify, BigCommerce cũng là một trong những nền tảng thương mại điện tử SaaS hàng đầu với nhiều tính năng nổi bật giúp doanh nghiệp xây dựng sự hiện diện trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng.

Phiên bản BigCommerce Enterprise chuyên phục vụ các doanh nghiệp quy mô lớn với nhiều giải pháp tối ưu hoạt động kinh doanh. Trong đó phải kể đến giải pháp BigCommerce Headless eCommerce giúp doanh nghiệp tạo trải nghiệm khách hàng đồng nhất cùng nhiều giải pháp bổ trợ khác giúp website được khởi chạy nhanh chóng và tùy chỉnh dễ dàng.

Ưu điểm

  • Nền tảng dễ sử dụng và trực quan
  • Kiến trúc API mạnh mẽ để xây dựng các tuỳ chỉnh theo các yêu cầu phức tạp về giao diện người dùng
  • Tạo và quản lý nhiều headless storefront trong một dashboard duy nhất
  • Khả năng mở rộng cao và hiệu suất web nhanh 
  • Bộ tính năng Headless mạnh mẽ có thể tích hợp frontend frameworks (Next.js, Gatsby.js và Nuxt.js), CMS, DXP, ORM, v.v
  • Khả năng xử lý tối đa 600 SKU trên mỗi sản phẩm
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Hỗ trợ vượt trội để xây dựng PWA

Nhược điểm 

  • Cũng như Shopify Plus, Khả năng tuỳ chỉnh của BigCommerce Enterprise tốt nhưng vẫn không thể so được với các nền tảng Open-Source
  • Hạn chế kiểm soát đối với hạ tầng backend và truy cập cơ sở dữ liệu
  • Quy trình thanh toán vẫn còn sử dụng tên miền BigCommerce dẫn đến nhiều vấn đề về xác thực và bảo mật 
  • Chi phí triển khai cao

Chi phí sử dụng: Từ $400/tháng và có thể lên đến $20,000/tháng 

Commercetools

Commercetools là nền tảng tiên phong về Headless eCommerce trên thế giới. Nền tảng phát triển dựa trên nguyên tắc MACH (Microservice-based, API-first, Cloud-native và Headless), Commercetools hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và tuỳ chỉnh giải pháp thương mại điện tử phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng của họ. 

Ưu điểm

  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh cao
  • Thúc đẩy bán hàng đa kênh
  • Các tính năng và chức năng mạnh mẽ: quản lý danh mục, giỏ hàng hợp nhất, quản lý đơn hàng, machine learning, v.v.
  • Các khối xây dựng được tạo sẵn giúp doanh nghiệp tạo ra cấu trúc backend riêng
  • Phương pháp API-first thúc đẩy tính linh hoạt và mở rộng, tối ưu thời gian phát triển, đảm bảo tính tương thích giữa các chức năng.
  • Dùng thử 60 ngày miễn phí  

Nhược điểm

  • Yêu cầu chuyên môn và kinh nghiệm về kỹ thuật để phát triển
  • Hạn chế các tính năng nâng cao dành cho doanh nghiệp lớn, đòi hỏi phát triển tuỳ chỉnh cụ thể
  • Lượng người dùng và cộng động hỗ trợ nhỏ hơn so với các nền tảng lâu đời khác nên sẽ khó để tìm kiếm sự hỗ trợ 
  • Chi phí bắt đầu phát triển với Commercetools rất cao và tuỳ vào doanh thu hàng năm, nhu cầu tích hợp, mở rộng, v.v

Chi phí sử dụng: Chi phí sẽ không được công khai mà doanh nghiệp cần liên hệ Commercetools để trao đổi. Tuy nhiên, đây là một số thông tin tham khảo. Chi phí triển khai bắt đầu từ $300,000 và phí giấy phép bắt đầu từ $200,000/năm

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn lựa chọn nền tảng và hỗ trợ triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM luôn nhấn mạnh việc chọn đúng nền tảng sẽ là bước đi thành công đầu tiên.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) ngay để được tư vấn miễn phí.

24
15,299
0
18
25/05/2023
Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus
TOP 6 TÍNH NĂNG NỔI BẬT NHẤT CỦA SHOPIFY PLUS

Shopify Plus là nền tảng dành cho những doanh nghiệp thương mại điện tử có sức tăng trưởng cao. Trong nhiều năm qua, Shopify Plus luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như GymShark, Fashion Nova, Kylie Cosmetics, v.v. Lý do là bởi Shopify Plus thành công khi cung cấp những tính năng vượt trội giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng sự hiệu quả của hoạt động bán hàng, marketing. 

Dưới đây là 6 tính năng Shopify Plus hữu ích cho các thương hiệu lớn. 

Xem thêm: 10  Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất

Quản lý đa cửa hàng

Đối với các nhà bán lẻ hướng đến việc bán hàng cho các thị trường quốc tế thì Shopify Plus là nền tảng phù hợp. Tính năng đa cửa hàng của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tạo thêm đến 9 cửa hàng tại 20 địa điểm khác nhau ngoài cửa hàng chính để theo dõi tồn kho và thực hiện đơn hàng. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Quản lý đa cửa hàng
Quản lý đa cửa hàng

Mỗi cửa hàng sẽ có tên miền, thiết kế, sản phẩm và dữ liệu khách hàng riêng nhưng đều có thể quản lý từ một tài khoản Shopify Plus. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các cửa hàng và quản lý tất cả từ một dashboard duy nhất. 

Hỗ trợ bán hàng đa kênh

Shopify Plus không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp mà còn hỗ trợ tốt việc triển khai Omnichannel. Shopify Plus cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa các kênh bao gồm website, ứng dụng di động, sàn TMĐT, mạng xã hội và cửa hàng offline.

Tính năng Shopify POS giúp tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch từ online đến offline. Doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify POS để theo dõi đơn hàng và tồn kho tại các địa điểm bán lẻ, cửa hàng trực tuyến và các kênh bán hàng đang hoạt động khác. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Hỗ trợ bán hàng đa kênh
Hỗ trợ bán hàng đa kênh

Tự động hóa quy trình

Để hoạt động thương mại điện tử trở nên hiệu quả, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp một số công cụ giúp tự động hoá những tác vụ hàng ngày vốn tốn kém nhiều thời gian và năng lượng.

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Tự động hóa quy trình
Tự động hóa quy trình

Shopify Flow

Shopify Flow là giải pháp tự động hoá thương mại điện tử vượt trội và được Shopify khuyến khích sử dụng đối với các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus. Shopify Flow sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các tác vụ lặp lại như quản lý hàng tồn kho, ngăn chặn gian lận, thiết lập loyalty program, và quản lý fulfillment một cách nhanh chóng và tự động để doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào công việc kinh doanh.

Với Flow, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình tự động hoá thương mại điện tử tuỳ chỉnh nhanh chóng bằng các khối xây dựng không cần lập trình là trigger (yếu tố kích hoạt), condition (điều kiện) và action (hành động).

Ví dụ, quy trình tự động thêm khách hàng vào chương trình loyalty có thể diễn ra như sau:

  • Trigger: Một đơn hàng đã được đặt xong
  • Condition: Nếu đơn hàng từ $500 trở lên
  • Action: Gắn thẻ khách hàng là VIP

LaunchPad

Công cụ LaunchPad của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp thiết lập và tự động hoá các quy trình cần có để tổ chức các sự kiện khuyến mãi hoặc flash sales và ra mắt sản phẩm mới. 

Sử dụng LaunchPad, doanh nghiệp có thể:

  • Tạo, lên lịch để tự động thực hiện một số tác vụ như đăng tải sản phẩm, điều chỉnh giá, thay đổi hình ảnh, banner phù hợp với sự kiện cụ thể…
  • Thiết lập các câu lệnh phức tạp (complex scripts) như cung cấp quà tặng miễn phí khi mua một số mặt hàng nhất định, giao hàng miễn phí tuỳ thuộc vào loại và giá trị đơn hàng, tạo ưu đãi cho sản phẩm…
  • Theo dõi hoạt động của sự kiện để so sánh, phân tích và đánh giá doanh số bán hàng đợt này với đợt trước và thực hiện các điều chỉnh nhằm đạt mục tiêu đề ra. 

Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán

Nếu các doanh nghiệp với các gói Shopify tiêu chuẩn phải sử dụng các apps hoặc giải pháp thay thế để tối ưu chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng thì các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus đã có Shopify Script

Đây là tính năng chỉ dành cho các nhà bán hàng Shopify Plus, cho phép cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá tại giỏ hàng và khi thanh toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng Script Editor để tăng sự kiểm soát đối với cách khách hàng tương tác với website thương mại điện tử bằng cách tạo các ưu đãi và giảm giá đặc biệt, thêm sản phẩm up-sell, cross-sell cũng như tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán. 

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán
Tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán

Với mức độ tự chủ cao mà Shopify Script mang đến, doanh nghiệp có thể tự do thử nghiệm để mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng. 

Có ba loại script mà doanh nghiệp có thể thử nghiệm bao gồm:

  • Script mục hàng: các script có thể điều chỉnh giá của một sản phẩm bất cứ khi nào sản phẩm đó được thêm hoặc xóa khỏi giỏ hàng;
  • Script vận chuyển: các script này có thể được sử dụng để thay đổi hình thức và phí vận chuyển;
  • Script thanh toán: các script này có thể đổi tên, ẩn và sắp xếp lại cổng thanh toán và sẽ chạy mỗi khi khách hàng truy cập vào trang phương thức thanh toán khi thanh toán. 

Một số mẫu Script có thể tham khảo để tùy chỉnh:

  • Tỷ lệ phần trăm (%) giảm giá cho sản phẩm;
  • Số tiền ($) giảm giá cho sản phẩm;
  • Giảm giá hàng loạt;
  • Mua một tặng một (BOGO);
  • Sửa đổi cước phí vận chuyển;
  • Sắp xếp lại cổng thanh toán;
  • Ẩn cổng thanh toán;

Bảo mật nâng cao

Shopify Plus đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật trực tuyến đồng thời các doanh nghiệp Shopify Plus đều có chứng chỉ SSL, được dùng để mã hoá thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin thẻ tín dụng. 

Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp xác thực hai yếu tố và tính năng khôi phục tài khoản giúp bảo vệ website trước các truy cập trái phép.

Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Bảo mật nâng cao
Bảo mật nâng cao

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nhận được chứng chỉ Extended Validation SSL – mức bảo vệ cao nhất hiện có của Shopify Plus. Khi đó, ổ khóa màu xanh lá cây sẽ hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt giúp khách hàng biết rằng website của doanh nghiệp an toàn khi sử dụng.

Shopify Plus còn cung cấp công cụ phân tích gian lận, cho phép doanh nghiệp giám sát trang web nhằm phát hiện hoạt động bất thường. Ví dụ, khi phát hiện bất kỳ đơn đặt hàng gian lận nào, công cụ sẽ gắn cờ để doanh nghiệp quyết định huỷ hoặc thực hiện đơn hàng. 

Hỗ trợ triển khai B2B

Shopify Plus cung cấp một loạt các tính năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2B, bao gồm:

  • Tùy chọn thanh toán linh hoạt;
  • Quản lý đặt hàng và tái đặt hàng;
  • Tuỳ chỉnh giá;
  • Tích hợp ERP, OMS và CRM;
Top 6 Tính Năng Nổi Bật Nhất Của Shopify Plus-Hỗ trợ triển khai B2B
Hỗ trợ triển khai B2B

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thiết lập kênh bán sỉ (wholesale) để bán cho khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn.

Trên đây là 6 tính năng Shopify Plus vượt trội nhất mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí giải pháp 

2
9,670
0
1
10/05/2023
10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất
SHOPIFY PLUS: 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÀNH CÔNG NHẤT

Shopify Plus là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và đang phát triển nhanh chóng. Ở thời điểm hiện tại, có hơn 27 nghìn webstores đang vận hành trên nền tảng này. 

Dưới đây là 10 thương hiệu đã thành công khi chinh phục khách hàng với trải nghiệm mua sắm trực tuyến bằng cách triển khai xây dựng và vận hành website thương mại điện tử với Shopify Plus. 

Kylie Cosmetics

Điều làm nên thành công của thương hiệu mỹ phẩm Kylie Cosmetics nằm ở sức hút và độ ảnh hưởng của Kylie Jenner trên mạng xã hội cùng với chiến lược kinh doanh thông minh bằng cách tập trung khai thác tiềm năng của thương mại điện tử. 

Thương hiệu đã chọn Shopify Plus để xây dựng website thương mại điện tử với giao diện chú trọng vào lối thiết kế đơn giản cùng màu hồng và trắng là hai tông màu chủ đạo. Ngoài ra, website chỉ tập trung trình bày các sản phẩm nằm trong bộ sưu tập mà công ty đang tiếp thị. Đây cũng là chiến lược kinh doanh của họ khi giới hạn số lượng sản phẩm bán ra nhằm đánh vào tâm lý FOMO của khách hàng.

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Kylie Cosmetics
Website của Kylie Cosmetics
  • Website: https://kyliecosmetics.com/
  • Lĩnh vực: Mỹ phẩm
  • Lưu lượng truy cập: 572.7 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 23,944 (Hoa Kỳ) và 89,414 (Toàn cầu)

GymShark

Một thương hiệu nổi tiếng khác cũng sử dụng Shopify Plus để triển khai website thương mại điện tử là GymShark. Được thành lập năm 2012, công ty chuyên cung cấp các phụ kiện và trang phục tập gym có  giá trị thương hiệu ban đầu là khoảng 1 triệu USD. Trải qua nhiều năm hoạt động, GymShark chính thức trở thành thương hiệu tỷ đô và đã có mặt tại hơn 131 quốc gia.

Website của GymShark trưng bày danh mục sản phẩm khổng lồ dành cho nam, nữ và trẻ em với đa dạng mẫu mã và đầy đủ kích cỡ. Ngoài ra, công ty tích hợp Instagram vào trang web nhằm tiếp cận và tương tác với lượng người dùng ngày càng nhiều của nền tảng xã hội này. Đồng thời, GymShark biến Instagram thành nơi để tạo cảm hứng phối đồ tập với những sản phẩm của mình, từ đó thúc đẩy mua hàng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-GymShark
Website của GymShark
  • Website: https://us.shop.gymshark.com/
  • Lĩnh vực: thời trang thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 8.2 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 2,706 (Hoa Kỳ) và 4,927 (Toàn cầu)

Fashion Nova

Fashion Nova là thương hiệu thời trang nổi tiếng tại Bắc Mỹ và Châu Âu với nhiều sản phẩm thời trang, phụ kiện cho nam, nữ và trẻ em với mẫu mã, màu sắc và kích thước đa dạng chuẩn phong cách Âu – Mỹ. Năm 2018, Fashion Nova đứng đầu danh sách những thương hiệu thời trang được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet. 

Website thương mại điện tử của Fashion Nova sử dụng nền tảng Shopify Plus giúp xử lý tốt lượng truy cập khổng lồ với 25.5 triệu/tháng. Trang web cũng có đầy đủ tính năng với lối thiết kế đặc trưng của ngành thời trang. Không những thế, Fashion Nova thường xuyên tung ra những bộ sưu tập mới theo mùa kết hợp với chương trình khuyến mãi rất tốt để thu hút khách hàng mua sắm tại website. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Fashion Nova
Website của Fashion Nova
  • Website: https://www.fashionnova.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang
  • Lưu lượng truy cập: 25.5 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 349 (Hoa Kỳ) và 1,471 (Toàn cầu)

Cettire

Cettire là một trong những nhà bán lẻ thời trang cao cấp trực tuyến hàng đầu nước Úc. Thương hiệu chuyên cung cấp quần áo, giày dép và phụ kiện từ hơn 1300 thương hiệu xa xỉ nổi tiếng thế giới như Saint Laurent, Prada, Balenciaga, Gucci, v.v. Năm 2020, công ty này được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Úc, với tổng doanh thu cho năm tài chính 2021 là 124 triệu AUS. 

Thương hiệu đặc biệt lựa chọn Shopify Plus để xây dựng và phát triển website thương mại điện tử. Điều giúp trang web thu hút sự chú ý của nhiều tín đồ thời trang khắp nơi không chỉ bởi đây là điểm đến mua sắm trực tuyến những thương hiệu thời trang cao cấp mà còn bởi giao diện được thiết kế tối giản nhưng hiện đại với video, đồ hoạ hấp dẫn.

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Cettire
Website của Cettire
  • Website: https://www.cettire.com/
  • Lĩnh vực: Thời trang cao cấp
  • Lưu lượng truy cập: 4 triệu/tháng
  • Xếp hạng: 7,189 (Hoa Kỳ) và 11,333 (Toàn cầu)

Decathlon Việt Nam

Danh mục sản phẩm của Decathlon rất lớn, có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho việc luyện tập thể thao  từ quần áo tập gym, giày chạy bộ, kính bơi, lều cắm trại đến ba lô leo núi. Do đó, không ngạc nhiên khi Decathlon chọn Shopify Plus để phát triển website thương mại điện tử để nhằm tận dụng khả năng tùy chỉnh linh hoạt và mở rộng cao của nền tảng này. 

Nhằm bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, Decathlon đặc biệt chú trọng vào hai kênh bán hàng là website và app bằng cách đưa ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn chỉ dành cho những khách hàng mua hàng trên các kênh này. Bên cạnh đó, Decathlon còn tích hợp nhiều phương thức thanh toán và sử dụng mã hoá SSL nhằm đảm bảo trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn và hiệu quả. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Decathlon Việt Nam
Website của Decathlon Việt Nam
  • Website: https://www.decathlon.vn/vi
  • Lĩnh vực: Thời trang và phụ kiện thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 461 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,873 (Việt Nam) và 91,416 (Toàn cầu)

Supersports

Supersports là thương hiệu thời trang và phụ kiện thể thao tiếp theo trong danh sách sử dụng Shopify Plus cho website thương mại điện tử của mình. Đây được đánh giá là nơi mua sắm đáng tin cậy các mặt hàng thời trang chính hãng từ các thương hiệu lớn như Puma, Under Armour, FiLa, Crocs, Adidas, Nike, v.v. 

Thương hiệu thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho khách hàng mua sắm tại website. Ngoài ra, Supersports dành hẳn một trang riêng để khách hàng dễ dàng kiểm tra những chương trình khuyến mãi đang diễn ra tại các outlets. Để khách hàng không bỏ lỡ bất kỳ một ưu đãi mua sắm nào, công ty triển khai exit popup khuyến khích khách hàng đăng ký để nhận thông tin sản phẩm mới, chương trình ưu đãi, nhận voucher qua email cá nhân. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Supersports
Website của Supersports
  • Website: https://supersports.com.vn/en
  • Lĩnh vực: Thời trang và phụ kiện thể thao
  • Lưu lượng truy cập: 866.7 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,266 (Việt Nam) và 63,546 (Toàn cầu)

Durex Việt Nam

Không ai là không biết đến Durex. Bên cạnh chú trọng việc nâng cao sự hiện diện trên các trang mạng xã hội, website thương mại điện tử của Durex cũng được đầu tư phát triển rất chỉn chu trên nền tảng Shopify Plus để đáp ứng trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Durex Việt Nam
Website của Durex Việt Nam
  • Website: https://www.durexvietnam.vn/
  • Lĩnh vực: Sức khỏe cộng đồng
  • Lưu lượng truy cập: 113,6 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 10,716 (Việt Nam) và 494,850 (Toàn cầu)

Swee Lee Việt Nam

Swee Lee là một trong những thương hiệu hàng đầu về dụng cụ âm nhạc tại Việt Nam. Website thương mại điện tử của công ty được xây dựng với Shopify Plus với đầy đủ các tính năng cần thiết để vận hành cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất. Swee Lee triển khai exit popup để thu thập email người dùng nhằm phục vụ cho các chiến dịch email marketing. Sản phẩm tại website Swee Lee rất đa dạng như guitar, ukulele, piano với nhiều thuộc tính (mẫu mã, giá tiền, thương hiệu). 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Swee Lee Việt Nam
Website của Swee Lee Việt Nam
  • Website: https://www.sweelee.com.vn/
  • Lĩnh vực: Dụng cụ âm nhạc
  • Lưu lượng truy cập: 33 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 27,269 (Việt Nam) và 1,221,800 (Toàn cầu)

Skechers Việt Nam

Thương hiệu giày đình đám của Mỹ – Skechers cũng sử dụng Shopify Plus để xây dựng website thương mại điện tử. Skechers phát triển những dòng sản phẩm chất lượng và thoải mái, phù hợp với xu hướng thời trang đang thịnh hành. Bên cạnh các sản phẩm giày dép cho nam, nữ và trẻ em thì những sản phẩm liên quan khác bao gồm quần áo và phụ kiện cũng đang được phát triển mở rộng. Nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm trên website nhiều hơn, Skechers Việt Nam liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều quà tặng và voucher. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Skechers Việt Nam
Website của Skechers Việt Nam
  • Website: https://www.skechersvn.vn/
  • Lĩnh vực: Giày dép
  • Lưu lượng truy cập: 40,6 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 7,568 (Việt Nam) và 340,941 (Toàn cầu)

Trollbeads Việt Nam

Trang web của thương hiệu trang sức Trollbeads đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Shopify Plus. Là một nhà tiên phong về đồ trang sức đính đá tốt nhất trên thế giới, Trollbeads mang đến cho người tiêu dùng những món đồ trang sức sang trọng, cao cấp được chế tác công phu và sắc sảo. Khách hàng nam và nữ có thể tùy chỉnh đồ trang sức từ vòng tay, nhẫn, vòng cổ, bông tai phù hợp với sở thích, tính cách và câu chuyện của mỗi người. 

Ngoài ra, vào những dịp lễ đặc biệt, Trollbeads sẽ trưng bày trên website những sản phẩm phù hợp để khách hàng khi truy cập có thể dễ dàng lựa chọn. Hình ảnh sản phẩm rõ ràng và được trình bày ở nhiều góc độ giúp khách hàng tiện quan sát những đường nét thiết kế và hoa văn tinh xảo của từng món đồ trang sức. Bên cạnh đó, website của Trollbeads còn dành hẳn một chuyên mục để nói về làng nghề thủ công mỹ nghệ, câu chuyện của những viên đá và cách bảo quản trang sức. 

10 Website Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất-Trollbeads Việt Nam
Website của Trollbeads Việt Nam
  • Website: https://www.trollbeads.vn/
  • Lĩnh vực: Trang sức
  • Lưu lượng truy cập: 5.1 nghìn/tháng
  • Xếp hạng: 1,237,901 (Việt Nam) và 14,795,357 (Toàn cầu)

Trên đây là bài tổng hợp và đánh giá của SECOMM cho 10 website thương mại điện tử đã thành công với nền tảng Shopify Plus giúp chinh phục khách hàng và trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. 

Xem thêm: Khác biệt đáng chú ý giữa Shopify Plus và Adobe Commerce

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
8,762
0
1
09/05/2023
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce
SHOPIFY PLUS VS ADOBE COMMERCE: KHÁC BIỆT ĐÁNG CHÚ Ý

Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn và đang phát triển nhanh chóng cân nhắc lựa chọn là Shopify Plus và Adobe Commerce. Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Shopify Plus và Adobe Commerce đều tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý. 

Tổng quan

Adobe Commerce là gì?

Adobe Commerce với tên gọi trước đây là Magento Commerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:

  • Adobe Commerce on-premise: phiên bản self-hosted, tại đây doanh nghiệp tự chủ về hosting;
  • Adobe Commerce on-cloud: phiên bản cloud-hosted, tại đây doanh nghiệp được cung cấp hosting với mức phí nhất định.
Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Adobe Commerce là gì
Adobe Commerce là gì?

Cả hai lựa chọn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển và tùy chỉnh website không giới hạn và đều là phiên bản trả phí. Điểm khác biệt đó là Adobe Commerce on-premise không cung cấp hosting còn phiên bản on-cloud thì có. Hơn nữa, on-cloud có hỗ trợ tự động cập nhật ở mức độ nhất định nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với on-premise. Vì vậy, tùy vào nhu cầu triển khai, doanh nghiệp sẽ có lựa chọn phù hợp. 

Ngoài ra còn có Magento Open Source – phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội.

Shopify Plus là gì?

Đây được xem là phiên bản nâng cấp của các gói Shopify tiêu chuẩn được tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh. Mang bản chất của nền tảng SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng nên những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Khác Biệt Đáng Chú Ý Giữa Shopify Plus và Adobe Commerce-Shopify Plus là gì
Shopify Plus là gì?

Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus

Khác biệt chính giữa Shopify Plus và Adobe Commerce 

Chi phí triển khai

  • Shopify Plus:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Bắt đầu từ $2,000/tháng và khi doanh nghiệp đạt doanh thu từ $800,000/tháng Shopify Plus tính phí dựa trên doanh thu với 0,25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm.
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch thẻ tín dụng sẽ dao động từ 1,5% đến 2,5%/giao dịch. Phí giao dịch với cổng thanh toán bên thứ ba như PayPal, 2Checkout, Skrill là 0,15%/giao dịch, nếu doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments, phí này sẽ được miễn. 
    • Chi phí hosting: Chi phí doanh nghiệp thanh toán cho Shopify Plus đã bao gồm chi phí hosting nên doanh nghiệp không phải bỏ thêm tiền cho hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của Shopify.  
    • Chi phí xây dựng: Về lý thuyết doanh nghiệp có thể sử dụng themes có sẵn của Shopify để xây dựng website với mức giá từ $0 đến $180. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp để tận dụng tối đa khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Shopify Plus nên chi phí xây dựng dựa trên nhu cầu sẽ dao động từ $10,000 đến $250,000. Để chi phí xây dựng trở nên hợp lý doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu phát triển cũng như các tính năng mong muốn có trong website thương mại điện tử của mình. 
  • Adobe Commerce:
    • Chi phí giấy phép sử dụng nền tảng: Đối với phiên bản on-premise chi phí dao động từ $22,000 đến $125,000/năm. Đối với phiên bản on-cloud, chi phí dao động từ $40,000 đến $190,000/năm. 
    • Chi phí giao dịch: Phí giao dịch sẽ tuỳ vào nhà cung cấp dịch vụ thanh toán doanh nghiệp sử dụng, từ khoảng 2,9%/giao dịch. Thế nhưng doanh nghiệp cần liên hệ với Adobe để có thông tin chi tiết hơn. 
    • Chi phí hosting: Đối với phiên bản on-premise, doanh nghiệp tự chủ về hosting nên phí này doanh nghiệp sẽ trả cho đơn vị cung cấp hosting. Riêng on-cloud, Adobe sẽ đảm nhận việc cung cấp hosting với mức giá từ khoảng $500 đến $10,000/tháng. Phí này sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô cũng như nhu cầu tuỳ chỉnh, mở rộng của mỗi doanh nghiệp. 
    • Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng website trên nền tảng mã nguồn mở thường cao hơn so với trên nền tảng SaaS. Vì thế chi phí xây dựng của Adobe Commerce so với Shopify Plus lẽ đương nhiên sẽ cao hơn, từ $100,000 đến $500,000/dự án. Tuy nhiên, Adobe Commerce cung cấp nhiều hơn khả năng mở rộng và phát triển các tính năng tùy chỉnh. 
Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Chi phí triển khai Shopify Plus và Adobe Commerce

Khả năng tùy chỉnh và mở rộng

  • Khả năng tùy chỉnh

Adobe Commerce là một nền tảng mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể. 

Shopify Plus cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là nền tảng SaaS nên khả năng này của Shopify Plus không bằng Adobe Commerce. 

  • Khả năng mở rộng:

Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với Shopify Plus, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn. 

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở mạnh mẽ của Adobe Commerce giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng tăng cao. Ngoài ra, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn để quản lý danh mục sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp quy mô lớn.

Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với Shopify Plus nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. Trong khi đó, Shopify Plus được biết đến là một nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai. 

Hỗ trợ đa cửa hàng

Khả năng hỗ trợ nhiều cửa hàng là yếu tố nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô lớn, vận hành ở nhiều nơi cân nhắc khi lựa chọn nền tảng. 

Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp 9 cửa hàng bổ sung để theo dõi tồn kho cũng như fulfill đơn hàng ở nhiều địa điểm khác nhau dựa trên cửa hàng chính, nhưng số lượng địa điểm tối đa là 20. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải quản lý riêng lẻ từng cửa hàng và Shopify Plus sẽ thu phí mỗi cửa hàng dựa trên doanh thu của từng cửa hàng. 

Mặt khác, Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng trên một bảng quản trị duy nhất (single admin panel). Doanh nghiệp có thể đồng bộ tồn kho và chia sẻ danh mục sản phẩm giữa các cửa hàng. 

Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép doanh nghiệp tự do thực hiện các thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể thiết lập phạm vi để quản lý các thuộc tính sản phẩm ở giới hạn địa phương hay toàn cầu. Chính những điều trên mà Adobe Commerce thường là sự lựa chọn của các tập đoàn đa thương hiệu, đa quốc gia, các nhà bán hàng B2B, B2C toàn cầu. 

Vì vậy, sự lựa chọn giữa Shopify Plus và Adobe Commerce cho yếu tố hỗ trợ đa cửa hàng sẽ tuỳ vào mô hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung mở rộng cụ thể của từng doanh nghiệp. 

Hỗ trợ triển khai Omnichannel

Adobe Commerce cung cấp cho doanh nghiệp hai tuỳ chọn chính để triển khai Omnichannel:

  • Quản lý đơn hàng (Order Management) giúp doanh nghiệp quản lý đơn đặt hàng, giao hàng, đổi trả hàng và tồn kho trên nhiều kênh khác nhau. 
  • Tiện ích mở rộng bên thứ ba (Third-party Extensions), nền tảng cũng cung cấp một loạt tiện ích mở rộng và tích hợp bên thứ ba giúp doanh nghiệp triển khai Omnichannel hiệu quả. 

Tương tự, Shopify Plus cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Omnichannel trên nhiều kênh. Một trong những tính năng nổi bật của Shopify Plus là hệ thống điểm bán hàng mạnh mẽ, Shopify POS (Điểm bán hàng), hỗ trợ tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch trên nhiều kênh từ online đến offline. 

Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Khác biệt đáng chú ý giữa Shopify Plus và Adobe Commerce

Nhìn chung, Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cao. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn cả Shopify Plus.

Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp. 

Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.

2
7,567
0
1
08/05/2023
Shopify Plus La Gi Uu Nhuoc Diem Cua Shopify Plus
SHOPIFY PLUS LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA SHOPIFY PLUS

Shopify đại diện cho một tên tuổi đáng tin cậy trong phát triển thương mại điện tử và là sự lựa chọn của nhiều thương hiệu vừa và nhỏ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn cùng tốc độ tăng trưởng nhanh, nền tảng Shopify thông thường có lẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng bên cạnh việc tốn kém nhiều chi phí vận hành và bảo trì website. Do đó, Shopify Plus ra đời nhằm mục đích giải quyết những vấn đề kể trên. 

Shopify Plus là gì?

Ra mắt năm 2014, Shopify Plus là phiên bản nền tảng thương mại điện tử cấp doanh nghiệp (enterprise-level) được cung cấp bởi Shopify. Shopify Plus được thiết kế dành riêng cho các thương hiệu lớn với tổng giá trị giao dịch hàng năm trên 1 triệu USD và có tốc độ tăng trưởng cao.

Shopify Plus Là Gì Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus - Định nghĩa
Shopify Plus là gì?

Nói cách khác, Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó Shopify Plus dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới đang triển khai Shopify Plus bao gồm Gymshark, Kylie Cosmetics, Redbull, Fashion Nova, Fenty Beauty, v.v. Riêng tại Việt Nam, Shopify Plus được các thương hiệu hàng đầu tin tưởng lựa chọn như Durex Việt Nam, Skechers Việt Nam, Trollbeads Việt Nam, Supersports v.v.

Xem thêm: Ưu và Nhược điểm của Shopify khi triển khai thương mại điện tử

Khác biệt chính giữa Shopify và Shopify Plus

Shopify vs Shopify Plus
Shopify vs Shopify Plus

Ưu điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Ưu Điểm Của Shopify Plus
Ưu Điểm Của Shopify Plus

Dễ sử dụng 

Mang đặc trưng của nền tảng thương mại điện tử SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng giúp những doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng bắt tay xây dựng và vận hành website. 

Ngoài ra, với Shopify Plus, doanh nghiệp không cần bận tâm nhiều về việc quản lý máy chủ, bảo mật hay cập nhật và bảo trì  website. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm phần lớn thời gian để tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn như bán hàng, marketing hay chăm sóc khách hàng.  

Hỗ trợ khách hàng

Shopify Plus cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 và trình quản lý tài khoản chuyên dụng, có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết mọi vấn đề hoặc câu hỏi phát sinh qua email, chat và hotline. Mức hỗ trợ này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn có thể có nhu cầu phức tạp hơn và cần sự quan tâm mang tính cá nhân nhiều hơn.

Công cụ hỗ trợ

Các công cụ được tích hợp sẵn là một lợi thế khác của Shopify Plus hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử. Trong số đó phải kể đến quản lý sản phẩm, theo dõi hàng tồn kho, xử lý thanh toán, vận chuyển, tính thuế, phân tích nâng cao v.v.

Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp nhiều templates và apps có thể tùy chỉnh, cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử có giao diện hiện đại, chuyên nghiệp và giàu tính năng mà không cần có chuyên môn kỹ thuật cao. Những tiện ích của Shopify Plus cũng cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô khi nhu cầu của họ thay đổi theo thời gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp lựa chọn Shopify Plus có toàn quyền truy cập vào các chương trình độc quyền của Shopify như Chương trình thương gia thành công (Merchant Success Program), Học viện Shopify Plus, Chương trình đối tác Shopify Plus, cộng đồng Shopify Plus trên Facebook. 

Khả năng mở rộng

Khác với phiên bản Shopify thuần tuý, Shopify Plus trở thành sự lựa chọn phổ biến của các doanh nghiệp có quy mô lớn nhờ vào khả năng mở rộng cao. Nền tảng có thể dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tuỳ vào nhu cầu của doanh nghiệp, giúp xử lý tốt lưu lượng truy cập website và đơn hàng tăng đột biến trong những mùa mua sắm cao điểm hoặc vào những thời điểm diễn ra chương trình khuyến mãi.

Khả năng tùy chỉnh

Một trong những ưu điểm quan trọng khác của Shopify Plus nằm ở khả năng tùy chỉnh cao, cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh website thương mại điện tử phù hợp với từng nhu cầu cụ thể như tuỳ chỉnh template, apps, thanh toán, tích hợp, v.v.

Qua đó, website thương mại điện tử được xây dựng mang tính độc đáo và sáng tạo, làm nổi bật hình ảnh thương hiệu đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tuyệt vời. Chính sự linh hoạt trong khả năng tùy chỉnh đã đưa Shopify Plus trở thành công cụ mạnh mẽ thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến và tăng trưởng bền vững. 

Bảo mật 

Bảo mật là yếu tố được ưu tiên chú trọng hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn. Shopify Plus là nền tảng tuân thủ PCI đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu của thẻ thanh toán, đảm bảo tất cả các giao dịch thanh toán được xử lý thông qua nền tảng này đều an toàn.

Tất cả dữ liệu của khách hàng đều được mã hoá bằng SSL giúp bảo vệ dữ liệu quan trọng khỏi việc truy cập trái phép. Ngoài ra, Shopify Plus có tính năng bảo vệ DDoS tích hợp, giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công nguy hiểm có thể làm gián đoạn lưu lượng truy cập và khả năng truy cập website. 

Nhược điểm của Shopify Plus

Shopify Plus Là Gì Nhược Điểm Của Shopify Plus
Nhược Điểm Của Shopify Plus

Hạn chế quản lý nội dung

Quản lý nội dung vốn không phải là thế mạnh của cả hai phiên bản Shopify và Shopify Plus so với các nền tảng khác, đặc biệt là WordPress. Một trong số hạn chế phải kể đến đầu tiên là chức năng viết blog hạn chế, gây khó khăn cho việc tạo và quản lý danh mục blog trên website.

Không những thế, nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của chiến lược marketing thì hạn chế này rất đáng xem xét vì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu SEO. Một hạn chế khác nằm ở quyền kiểm soát đối với cấu trúc URL của trang sản phẩm dẫn đến việc tối ưu URL cho công cụ tìm kiếm gặp nhiều hạn chế. 

Nhìn chung, Shopify Plus cung cấp nhiều tính năng để doanh nghiệp xây dựng và quản lý website thương mại điện tử, nhưng nếu doanh nghiệp ưu tiên việc quản lý nội dung thì có lẽ nên tìm đến những nền tảng khác cung cấp các tính năng nâng cao hơn. 

Phụ thuộc vào nền tảng

Nếu doanh nghiệp xây dựng website dựa trên mã nguồn mở, việc chuyển đổi giữa nền tảng này sang nền tảng khác khá đơn giản và doanh nghiệp sẽ được giữ mã nguồn và toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên, đối với các nền tảng SaaS thì ngược lại.

Shopify Plus là một nền tảng SaaS, toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp sẽ được lưu trữ trên server của Shopify nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn, dữ liệu sẽ thuộc về Shopify Plus. Nghĩa là dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trên website thương mại điện tử sẽ dính chặt (lock-in) vào cơ sở dữ liệu của Shopify. Điều này đưa đến 2 vấn đề:

  • Rủi ro nhà cung cấp

Giả sử nếu Shopify phá sản hoặc gặp các rủi ro bất khả kháng thì toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết và không thể lấy được toàn bộ dữ liệu mới nhất. Tuy nhiên rủi ro này khó xảy ra.

  • Xuất dữ liệu

Trong trường hợp ngừng sử dụng Shopify và chuyển sang một nền tảng khác thì doanh nghiệp có thể truy xuất dữ liệu ra file CSV chứa thông tin sản phẩm, tài khoản khách hàng, tồn kho, đơn hàng, v.v. Tuy nhiên, các dữ liệu được Shopify cho phép truy xuất lại chưa phải là toàn bộ mà chỉ là một phần.

Yêu cầu cao về chuyên môn

Mặc dù Shopify Plus được đánh giá dễ sử dụng và thân thiện với cả những người dùng không có thế mạnh về kỹ thuật nhưng để triển khai thương mại điện tử hiệu quả với Shopify Plus, doanh nghiệp cần một số kiến thức chuyên môn nhất định. Shopify Plus là một nền tảng có khả năng tùy chỉnh cao nên các doanh nghiệp cần có sự hiểu biết nhất định cũng như hợp tác với các nhà phát triển giàu kinh nghiệm để tận dụng tối đa các tính năng và khả năng của nền tảng này. 

Chi phí triển khai Shopify Plus

Chi phí sử dụng Shopify Plus sẽ được tính dựa trên doanh thu. Ban đầu, mỗi doanh nghiệp sẽ trả tối thiểu $2000/tháng cho các thiết lập và tích hợp tiêu chuẩn. Sau khi đạt doanh số $800.000/tháng, Shopify Plus sẽ thu phí từ doanh nghiệp dựa trên doanh thu (revenue-based payment) với 0.25% doanh thu mỗi tháng. Tuy nhiên, phí thu sẽ không vượt quá $40.000/tháng hay $480.000/năm. 

Chi phí hợp lý

Thoạt nhìn thì đây có vẻ là một khoản tiền lớn nhưng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, mức giá này là hợp lý vì Shopify Plus cung cấp một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn so với các gói Shopify tiêu chuẩn. 

  • Lý do 1: 

Như đã đề cập, lợi thế chính của Shopify Plus nằm ở khả năng mở rộng và khả năng tùy chỉnh. Điều này lại là nhược điểm của các gói Shopify tiêu chuẩn. Một doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng sẽ cần một nền tảng thương mại điện tử có thể đáp ứng tốt nhu cầu mở rộng và phát triển.

Shopify Plus được thiết kế để xử lý doanh số bán hàng số lượng lớn và có thể hỗ trợ 10.000 giao dịch mỗi phút. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh website thương mại điện tử và tận dụng các tính năng và công cụ tích hợp sẵn để tối ưu quy trình vận hành, quản lý và bán hàng. 

  • Lý do 2: 

Một lợi thế khác của Shopify Plus đó là doanh nghiệp không phải trả phí hosting, sửa lỗi, bảo trì, cập nhật. Khoản phí bổ sung doanh nghiệp cần trả là phí giao dịch, cụ thể:

Phí giao dịch thẻ tín dụng (credit card transaction fee) doanh nghiệp phải thanh toán cho Shopify Plus sẽ khác nhau tùy theo quốc gia nhưng thường sẽ dao động trong khoảng 1.5% đến 2.5% trên mỗi giao dịch

Ngoài ra, Shopify Plus sẽ tính một khoản phí nhỏ khoảng 0.15% cho giao dịch với cổng thanh toán bên thứ 3 nhưng phí này sẽ được miễn nếu webstore của doanh nghiệp chấp nhận phương thức thanh toán Shopify Payments. 

So với 3 gói tiêu chuẩn của Shopify, chi phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus vẫn khá thấp, với mức chênh lệch như sau:

  • Basic ($29/tháng) – 2.9% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify ($79/tháng) – 2.6% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Advanced ($299/tháng) – 2.4% + 30 cents trên mỗi giao dịch
  • Shopify Plus (từ $2000/tháng) – 2.15% + 30 cents trên mỗi giao dịch (mức phí tham khảo tại thị trường Hoa Kỳ)

→ Có thể thấy nếu so với gói cao nhất của Shopify tiêu chuẩn – Advanced thì phí giao dịch thẻ tín dụng của Shopify Plus sẽ tiết kiệm cho doanh nghiệp 0.25%. 

Xét tiếp về khoản phí cho giao dịch với bên thứ ba:

    • Basic: 2% trên mỗi giao dịch
    • Shopify: 1% trên mỗi giao dịch
    • Advanced: 0.5% trên mỗi giao dịch 
    • Shopify Plus: 0.15% trên mỗi giao dịch

→ Hoàn toàn có thể thấy sự khác biệt về khoản phí giao dịch với bên thứ ba và Shopify Plus là sự lựa chọn tốt hơn. 

  • Lý do 3:

Shopify có kho ứng dụng khổng lồ với hơn 6000 ứng dụng được phát triển bởi Shopify và bên thứ ba. Điều đặc biệt là hiện có nhiều ứng dụng được phát triển dành riêng cho Shopify Plus. Tuỳ vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà chi phí cài đặt app có thể dao động từ $0 đến vài trăm đô hoặc vài ngàn đô mỗi tháng

Các thiết lập cơ bản của nền tảng Shopify Plus đã đủ để doanh nghiệp vận hành và quản lý website. Tuy nhiên để triển khai hiệu quả hơn và mang đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn, có thể doanh nghiệp cần cài đặt thêm một số ứng dụng của Shopify và điều này phát sinh chi phí. Lẽ đương nhiên với chi phí bỏ ra cho những ứng dụng này, doanh nghiệp sẽ thu về lợi ích tương đương.

Chi phí còn nhiều bất lợi

Với bản chất là nền tảng thương mại điện tử SaaS, doanh nghiệp sẽ không thể sở hữu mã nguồn và dữ liệu website và điều này đưa đến nhiều bất lợi về chi phí. Đối với các doanh nghiệp đã đạt đến cấp độ sử dụng Shopify Plus thì nhu cầu sử dụng các tính năng, ứng dụng, công cụ hỗ trợ, tích hợp với bên thứ 3 là rất lớn.

Bên cạnh chi phí sử dụng Shopify Plus cố định hàng tháng, doanh nghiệp còn phải chi trả cho nhu cầu sử dụng các tiện ích đều đặn mỗi tháng. Điều này khiến cho việc quản lý dòng tiền của website quy mô lớn trở nên khó khăn. 

Trong khi đó, đối với các nền tảng mã nguồn mở, chi phí triển khai tuy cao và thời gian triển khai lâu nhưng doanh nghiệp sẽ trả hết chi phí trong một lần duy nhất và sở hữu mã nguồn, dữ liệu cùng các tính năng lâu dài. Vì vậy việc quản lý dòng tiền sẽ trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn. 

Sẵn sàng để chuyển đổi sang Shopify Plus?

Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt, khả năng mở rộng vượt trội và sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia đáng tin cậy, đã minh chứng cho quyết định của doanh nghiệp trong việc triển khai thương mại điện tử với Shopify Plus hay chuyển đổi từ một nền tảng khác sang Shopify Plus là đúng đắn và phù hợp để tiếp tục tăng trưởng bền vững trong thế giới thương mại điện tử đầy cạnh tranh.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus nhanh chóng và hiệu quả.

2
10,107
0
1
28/04/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!