Tag: starbucks

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử
GAMIFICATION – BỆ PHÓNG MỚI CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Theo Research and Markets, thị trường Gamification toàn cầu được định giá hơn 10 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 38 triệu USD vào năm 2026. Đây là một hình thức marketing sáng tạo được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử để mắt đến thời gian gần đây nhằm tìm cách gia tăng sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu và theo đuổi các mục tiêu doanh số.

Dưới đây là cách mà Gamification sẽ thúc đẩy sự hiệu quả của thương mại điện tử. 

Gamification là gì?

Gamification hay trò chơi điện tử ứng dụng hoá, gọi tắt là Game hoá là thuật ngữ chỉ việc lồng ghép khéo léo cơ chế của trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-1
Gamification là gì?

Về cơ bản, xu hướng game nhấn mạnh yếu tố giải trí và khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn, từ đó đưa ra những hành động cụ thể. Thế nên, đây được xem là một công cụ độc đáo giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, qua đó tăng sự gắn kết và lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu. 

Những năm gần đây, các xu hướng này được bổ sung trò chơi giải trí vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tốc triển khai. Bởi khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, kỳ vọng mua sắm vì thế cũng cao hơn. Khi khám phá ra một cửa hàng trực tuyến cung cấp những trải nghiệm mua sắm khác lạ, hấp dẫn, khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn và mua nhiều hàng hơn. Riêng yếu tố này, Game có thể giúp doanh nghiệp toả sáng. 

Tại sao cần ứng dụng Gamification vào hoạt động thương mại điện tử

Tăng tương tác khách hàng  

Một trong những cách hay nhất để níu chân khách hàng ở lại và dành nhiều thời gian tương tác với thương hiệu đó là tạo ra và tích hợp Game vào website thương mại điện tử. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ tăng sự tương tác khách hàng lên 47%.

Trò chơi thường sẽ yêu cầu người dùng hoàn thành các nhiệm vụ để nhận điểm thưởng hoặc để chiến thắng, bao gồm chia sẻ trò chơi lên mạng xã hội, mời bạn bè, lướt sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, hoàn tất thanh toán, v.v.

Hơn nữa, nếu trò chơi có tích hợp các ưu đãi, mã giảm giá, quà tặng kèm sẽ thu hút nhiều người chơi hơn, từ đó thương hiệu có thể truyền tải thông điệp một cách gần gũi, tự nhiên mà không mang đến cảm giác gượng ép, thúc giục mua hàng. Khi sự hài lòng và yêu mến của khách hàng tăng lên nhờ trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và đáng nhớ về mặt cảm xúc, khả năng tạo ra chuyển đổi sẽ cao hơn.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-2
Ví dụ: Game của Lazada

Thúc đẩy doanh số bán hàng

Chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng khi được sử dụng đúng cách. Khi tham gia trò chơi và chiến thắng, khách hàng có thể nhận được mã giảm giá. Khả năng rất cao họ sẽ dùng mã giảm giá này vào lần mua hàng kế tiếp. Tại đây, doanh số bán hàng sẽ tăng đáng kinh ngạc.

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-3
Ví dụ: Game của Domino’s Pizza

Năm 2012, Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu pizza hàng đầu thế giới đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng 30% nhờ áp dụng Game. Công ty đã phát triển trò chơi mang tên Pizza Hero. Tại đó khách hàng có thể tự làm ra chiếc bánh pizza cho riêng mình trên thiết bị di động với kích thước và nguyên liệu tùy ý. Sau đó, họ có thể nhấn “Make an order” để đặt hàng thành phẩm của họ với mức giá ưu đãi.

Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Đối với các thương hiệu, việc giữ chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều quan trọng cần làm. Ứng dụng Game vào hoạt động thương mại điện tử có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng đáng kể nhờ trải nghiệm thú vị khuyến khích các tương tác lặp đi lặp lại.

Bằng việc chơi trò chơi để nhận điểm, đạt huy hiệu tại cột mốc nào đó để nhận phần thưởng, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng về điều này và khả năng cao sẽ quay lại chơi để duy trì vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu và khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ nhớ đến và lựa chọn thương hiệu đó. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-4
Nâng cao lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Lưu ý khi triển khai Gamification trong thương mại điện tử

Không thể phủ nhận Game có thể giúp doanh nghiệp tăng tương tác khách hàng, thúc đẩy doanh số, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Dù vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn cần lưu một vài khía cạnh trước khi bắt đầu thực hiện. 

Để phát triển những trò chơi điện tử ứng dụng hoá thật sự mang về kết quả đúng kỳ vọng đòi hỏi rất nhiều về sự sáng tạo. Những trò chơi cơ bản như Quiz Game, Spin the Wheel,v.v quá dễ dàng để tạo ra, khách hàng đã quá quen thuộc nên những trải nghiệm trò chơi như vậy sẽ không đủ lực để tạo ra chuyển đổi.

Vì thế, thương hiệu cần tìm sự tư vấn từ những đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để thiết kế và phát triển những trò chơi thật sự hấp dẫn để thu hút, níu chân người dùng và khuyến khích sự tương tác nhiều lần. 

Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và ngân sách. Ví dụ, để tạo ra một trò chơi với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video hoặc các yếu tố cá nhân hoá nhằm mục đích làm phong phú trải nghiệm người dùng sẽ khiến chi phí triển khai tăng cao – cả về tiền bạc lẫn thời gian. Đây sẽ là một vấn đề đáng lưu tâm đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử đang có ý định áp dụng Game.

Những chiến dịch Game hoá thương mại điện tử thành công nhất

Starbucks

Trong số những thương hiệu thành công với Game, Starbucks sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên. Thông thường các thương hiệu cà phê sẽ cung cấp vouchers hoặc thẻ tích điểm để khuyến khích khách hàng quay lại lần sau. Bứt phá ra khỏi lối mòn cũ kỹ, Starbucks phát triển một trò chơi đặc biệt cho khách hàng của minh – “Flip the Cup”.

Trong đó người chơi chọn thức uống yêu thích, có thể dùng một tay để tung chiếc ly làm sao khi rơi xuống, chiếc ly vẫn đứng yên, không ngã. Mỗi lần chơi, người dùng có 10 lượt tung, mỗi lượt thành công được 10 điểm.

Cuối cùng, với số điểm đạt được, người chơi có thể chọn chơi lại hoặc tải voucher để mua món đồ uống đó ở cửa hàng gần nhất. Trải nghiệm thú vị này để tăng 90% tỷ lệ tương tác thương hiệu và tỷ lệ voucher tải xuống phá vỡ mục tiêu kỳ vọng 110%. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-6
Ví dụ về thương hiệu Starbucks

Domino’s Pizza

Như đã đề cập phía trên, năm 2012 là năm Domino’s Pizza có mặt trên thị trường và cũng là năm công ty cho ra mắt mini game đầu tiên mang đến trải nghiệm đặt hàng mới lạ cho những tín đồ pizza mang tên Pizza Hero. Trò chơi có tính năng cho phép người dùng lắc để ứng dụng giúp họ chọn món trong trường hợp không biết phải đặt món gì.

Đặc biệt, người dùng sẽ tạo ra những chiếc pizza mang phong cách riêng và tiến hành đặt hàng tại cửa hàng gần đó, tìm phiếu ưu đãi và theo dõi tiến trình đặt hàng ngay trên thiết bị di động. Ứng dụng này đã giúp Domino’s tăng doanh số bán hàng lên 30% cán mốc 1 tỷ USD doanh số trực tuyến chỉ riêng tại thị trường Mỹ.

Pizza Hero lọt top 15 hạng mục Lifestyle trên cả iTunes Stores và Google Play với 140,000 lượt tải về trong 2 tuần đầu tiên sau khi ra mắt. Đồng thời, cả Domino’s Pizza và Pizza Hero đều nhận được lời tán thưởng từ tạp chí hàng đầu thế giới – Forbes. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-7
Ví dụ về thương hiệu Domino’s Pizza

Gucci

Thương hiệu thời trang Gucci đã đưa Game hoá thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Gucci Arcade là một trong các chiến lược Game của gã khổng lồ thời trang này nhằm thu hút sự chú ý của thế hệ Z. Trong đó, người dùng sẽ chơi các trò chơi như giải thoát chú ong, đánh bóng bàn với các nhân vật ảo. Nhờ đó, Gucci đã thu hút lượng lớn khách hàng đến mua sắm, đặc biệt là những khách hàng thuộc Gen-Z, thông qua trải nghiệm này. 

Gamification - Bệ Phóng Mới Của Thương Mại Điện Tử-8
Ví dụ về thương hiệu Gucci

Game hoá thương mại điện tử là một xu hướng marketing đang lên ngôi trên thế giới và Việt Nam, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm tới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự nghiêm túc nhìn nhận tiềm năng Gamification và lên kế hoạch triển khai nhanh chóng.

Để tìm hiểu sâu hơn về Gamification, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí. 

2
8,964
0
1
08/03/2023
Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
OMNICHANNEL COMMERCE LÀ GÌ? CƠ HỘI NÀO CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Trong thế giới kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng, thế hệ trẻ trở thành lực lượng định hướng cho những kỳ vọng ngày càng cao đối với trải nghiệm công nghệ số. Do đó, các doanh nghiệp cần thiết phải thức thời trong cách tiếp cận với những xu hướng mới để phát triển bền vững cùng sự chuyển dịch của thị trường.

Đặc biệt khi xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trở thành ưu tiên của mỗi doanh nghiệp kể từ khi đại dịch toàn cầu bùng phát. Theo đó để tồn tại, các doanh nghiệp truyền thống buộc phải thích nghi nhanh chóng, mở rộng phạm vi kinh doanh và xây dựng sự hiện diện trực tuyến nhằm duy trì lòng trung thành của khách hàng.

Thuật ngữ “Omnichannel Commerce” hay “Thương mại đa kênh” được định nghĩa là một “xu hướng” giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trên và xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Omnichannel Commerce là gì?

Omnichannel Commerce hay Thương mại đa kênh là một phương pháp bán hàng đa kênh tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tiếp thị và bán hàng trên tất cả các kênh có sự có mặt của khách hàng tiềm năng từ thiết bị di động, mạng xã hội, website thương mại điện tử cho đến trong cửa hàng truyền thống.  

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-01
Mô hình Omnichannel Commerce

Sự khác biệt giữa Single channel, Multichannel và Omnichannel

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-02
So sánh Single Channel vs Multi Channel vs Omnichannel Commerce

Single-channel Commerce 

Chiến lược Single-channel Commerce được định nghĩa đơn giản là khi doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm và dịch vụ thông qua một kênh bán hàng duy nhất. Đó có thể là cửa hàng truyền thống, website thương mại điện tử hay sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, v.v.

Thoạt đầu, bán hàng trên một kênh có thể hoạt động rất tốt nhưng nếu doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể xem xét bổ sung các kênh khác để trưng bày và bán sản phẩm của mình. 

Multichannel Commerce 

Chiến lược Multichannel Commerce cho phép doanh nghiệp tương tác và bán sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau, cả online và offline. Multichannel Commerce sử dụng nhiều điểm chạm (touchpoints) tại đó khách hàng có thể thực hiện cùng một hàng động tại bất kỳ kênh có sẵn.

Tuy nhiên, các điểm chạm này độc lập và có rất ít hoặc không có liên kết giữa các kênh với nhau. Ví dụ một cửa hàng truyền thống sở hữu website thương mại điện tử nhưng lại thiếu chức năng chia sẻ kho hàng. 

Omnichannel Commerce 

Tương tự như Multichannel, Omnichannel Commerce cho phép các hoạt động bán hàng và tương tác của doanh nghiệp diễn ra trên nhiều kênh khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất chính là Omnichannel Commerce lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối tất cả các điểm chạm và tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch. Trong khi đó, Multichannel tập trung vào việc tiếp cận càng nhiều kênh càng tốt và khách hàng có thể lựa chọn kênh để tương tác với thương hiệu, với nội dung khác nhau ở mỗi kênh.   

Cách thức hoạt động của Omnichannel Commerce

Một chiến lược Omnichannel Commerce hiệu quả sẽ bao gồm những hoạt động hiệu quả của từng kênh bán hàng phối hợp một cách nhịp nhàng và đồng nhất. Các điểm chạm phải cung cấp trải nghiệm riêng biệt nhưng cần thiết mang tính kết nối và được xây dựng dựa trên các tương tác trước đó và tiếp tục dẫn dắt khách hàng đi đến cuối hành trình khách hàng để đạt kết quả như mong muốn.

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Cách thức hoạt đông của Omnichannel Commerce

Tưởng tượng một người đang tìm mua một chiếc máy giặt mới. Anh ấy nhìn thấy một video quảng cáo rất hấp dẫn trên TV cùng thông tin công ty điện gia dụng và bắt đầu tra cứu trên Internet bằng laptop. Anh tìm thấy website thương mại điện tử của công ty đó và sản phẩm anh thích đang có sẵn tại cửa hàng gần nhà.

Anh bắt đầu chat với đội ngũ tư vấn, sau đó anh thêm sản phẩm máy giặt vào giỏ hàng tại website đó. Tuy nhiên, anh muốn xem và kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua, vì thế anh tải xuống điện thoại ứng dụng của nhà bán, đăng nhập tài khoản và truy cập vào giỏ hàng trước khi đến cửa hàng.

Anh kiểm tra ứng dụng để đảm bảo sản phẩm đó vẫn còn hàng trong kho, số lượng bao nhiêu, các ưu đãi đi kèm cũng như phương thức thanh toán tốt nhất. Đến nơi, anh kiểm tra chất lượng sản phẩm và tiến hành thanh toán bằng mã QR, hoàn tất giao dịch. Lúc này thông tin và dữ liệu cá nhân của anh được lưu trữ tại hệ thống phần mềm CRM của nhà bán hàng đó để phục vụ cho các chiến dịch marketing và chính sách hậu mãi. 

Lợi ích của việc triển khai Omnichannel Commerce

Người tiêu dùng hiện nay đã quá quen thuộc với việc nhận được nhiều thông điệp và lời mời chào từ nhiều thương hiệu khác nhau. Điều này đưa đến nhiều sự cân nhắc khi lựa chọn thương hiệu để tương tác. Tạo ra chiến lược Omnichannel để kết nối với khách hàng một cách liền mạch tại nhiều kênh có thể giúp thương hiệu trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Mô hình này lấy khách hàng làm trung tâm thay vì các kênh bán hàng, kết nối các điểm chạm và mang đến trải nghiệm cá nhân hoá. Từ đó, doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu như kỳ vọng với các cơ hội Cross-sell và Up-Sell. Ngoài ra, chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ hiệu quả, toàn diện hơn, gia tăng mức độ trung thành cũng như thông điệp thương hiệu được phân bổ đúng đối tượng mục tiêu nhờ vào tính đồng nhất giữa các kênh của mô hình Omnichannel Commerce.

Đồng thời, triển khai Omnichannel Commerce không chỉ thúc đẩy sự tương tác giữa thương hiệu và khách hàng mà còn hữu ích cho việc phân tích dữ liệu khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về hành trình của khách hàng, khi nào và kênh nào khách hàng thường xuyên có tương tác nhất, chiến dịch Marketing nào hiệu quả và tạo ra giá trị nhiều nhất. Tất cả dữ liệu này cần được phân tích một cách tỉ mỉ và tái sử dụng trong các chiến dịch Marketing có chủ đích tiếp theo.  

Case study từ các thương hiệu lớn

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Các thương hiệu triển khai Omnichannel Commerce thành công

Nordstrom

Nordstrom từ lâu đã trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực Omnichannel Commerce. Bằng cách tạo ra tính năng Pincode giúp khách ghé cửa hàng có thể scan và truy cập vào ứng dụng Pinterest ngay trên điện thoại để nhận phần quà tặng trị giá $100 của Nordstrom, đồng thời trưng bày tại cửa hàng những sản phẩm bán chạy nhất trên Pinterest như một sự gợi ý đầy thú vị.

Bên cạnh Pinterest, thương hiệu này còn sử dụng Youtube để mở rộng dịch vụ tư vấn phối đồ bằng việc tạo ra những video hướng dẫn kết hợp trang phục phù hợp với mỗi cá nhân và hướng dẫn họ đến cửa hàng để gặp chuyên gia để nhận lấy những lời khuyên có giá trị, từ đó, gợi ý họ mua những sản phẩm từ lời khuyên của chuyên gia.

Gần đây, công ty cho thấy sự thức thời trước những xu hướng mới của thị trường khi sử dụng những bài đăng mua sắm trên Instagram (Instagram’s Shoppable posts) nhằm tạo cảm hứng mua sắm và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử
Thương hiệu Nordstrom

Sephora

Sephora là một trong những thương hiệu lớn trong ngành làm đẹp thành công với Omnichannel Commerce. Công ty tạo sự kết nối chặt chẽ giữa việc mua sắm trực tuyến và mua tại cửa hàng. Theo đó, khách hàng có thể đến mua sắm và truy cập vào tài khoản cá nhân của Sephora Beauty Bag bằng cách sử dụng máy tính bảng đặt sẵn bên trong cửa hàng.

Tài khoản này cho phép họ tra cứu chi tiết thông tin mặt hàng họ quan tâm và dùng thử bằng chức năng thực tế ảo. Ngoài ra những lợi ích mà Sephora cung cấp tại cửa hàng như hướng dẫn trang điểm, quà tặng được cá nhân hoá đã thôi thúc khách hàng muốn mua sắm nhiều hơn. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-06
Thương hiệu Sephora

Starbucks

Thương hiệu thức uống nổi tiếng thế giới – Starbucks đã cho ra mắt ứng dụng Starbucks Rewards App được xem là đỉnh cao của Omnichannel Commerce. Sau khi tạo tài khoản, khách hàng của Starbucks có thể tìm thấy danh sách các cửa hàng gần khu vực của họ, đặt đồ uống và trả tiền trước để không phải mất thời gian xếp hàng.

Ứng dụng cũng thường xuyên đưa ra những gợi ý mang tính cá nhân hoá cho từng khách hàng dựa trên đơn đặt hàng trước đó, chương trình khách hàng thân thiết, thời tiết, mùa lễ hoặc lượng hàng tồn kho tại cửa hàng gần khu vực của người dùng. 

Xu Hướng Omnichannel Commerce Trong Thương Mại Điện Tử-07
Thương hiệu Starbucks

Để đuổi kịp thế giới kinh doanh luôn không ngừng thay đổi là điều không dễ dàng. Thực tế cho thấy nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã triển khai Omnichannel Commerce từ sớm và gặt hái nhiều thành công. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác đang có xu hướng chuyển dịch dần từ mô hình Single-channel hoặc Multichannel sang Omnichannel và nhìn nhận mô hình này như chiếc cầu kết nối trải nghiệm khách hàng giữa các kênh online và offline một cách đồng nhất và chặt chẽ. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và rào cản khi doanh nghiệp đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược Omnichannel Commerce. 

Hãy liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
14,121
0
1
20/02/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!