Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thị trường là nền tảng tạo ra các giá trị gốc rễ của doanh nghiệp, quyết định các yêu cầu và điều kiện cơ bản mà doanh nghiệp cần đạt được để bước vào giai đoạn hiện diện trên thị trường. Từ đó, các khách hàng có nhu cầu cụ thể sẽ tìm kiếm và lựa chọn mua các món hàng mà mình mong muốn. Mục tiêu cuối cùng của một thị trường chính là đáp ứng một cách cụ thể và chính xác các nhu cầu trao đổi hàng hóa. Quá trình này diễn ra liên tục đòi hỏi doanh nghiệp cần duy trì và cập nhật hoạt động kinh doanh để đáp ứng nhu cầu khách hàng và không bị tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong cùng một thị trường.
Thị trường giúp doanh nghiệp thấu hiểu nhu cầu và hành vi khách hàng một cách sâu sắc hơn, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tiết nguồn lực và được thể hiện rất rõ quá các nguồn dữ liệu như số lượng hàng hóa được bán ra, thời điểm tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn hoặc các con số cho thấy doanh thu hàng hóa giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh. Những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các bước phân tích tiếp theo từ số liệu thu thập được, tiếp cận tiến độ hoạt động một cách chính xác hơn và có thể điều tiết mức độ sản xuất hàng hóa để đáp ứng vừa đủ nhu cầu người mua, tránh dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa.
Thị trường sẽ phản ánh sức mạnh cạnh tranh, quy mô và vị thế của tất cả doanh nghiệp bên trong nó qua khái niệm thị phần. Việc xác định thị phần sẽ xác định chính xác độ lớn về doanh thu so với các đối thủ cạnh tranh khác, cũng như góp phần vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ xác định rõ đối thủ cạnh tranh, đối tượng khách hàng, điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời hướng đến các chiến lược tiếp theo để cải thiện hoặc nâng cao doanh thu.
Nằm trong tầm kiểm soát và chi phối bởi thị trường, doanh nghiệp cũng đóng góp các giá trị của mình vào quy luật phát triển chung, tạo nên hướng phát triển và đặc trưng riêng biệt cho từng loại thị trường khác nhau, tạo thành tương tác hai chiều cho thị trường và doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp góp phần thúc đẩy thị trường sôi động hơn. Cạnh tranh là nguồn động lực để doanh nghiệp luôn luôn thay đổi và hoàn thiện hệ thống hoạt động ngày từng ngày, để cập nhật xu thế và không bị tụt hậu so với các đối thủ, đồng thời có thể đáp ứng mục đích cuối cùng là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Sự tăng trưởng của doanh nghiệp mở rộng quy mô và tính ổn định của thị trường. Doanh nghiệp phát triển nhanh chóng sẽ có khả năng cung cấp lượng hàng hóa lớn hơn, tập trung vào nghiên cứu và cải tiến chất lượng hàng hóa hơn. Điều này sẽ thu hút nguồn khách hàng tiềm năng lớn hơn, các doanh nghiệp mới cũng xuất hiện vì nhận thấy tiềm năng của thị trường này. Sự tham gia ngày càng nhiều của các yếu tố trong thị trường (người bán, người mua) làm tăng thêm kích cỡ và quy mô cho thị trường so với bức tranh kinh tế chung.
Có trên 50% doanh nghiệp hiện nay nhận thức được tầm ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và cảm thấy được sự tác động của nó đang diễn ra từng ngày. Tuy nhiên có đến 70% doanh nghiệp chưa hiểu rõ tình trạng hệ thống công nghệ của doanh nghiệp mình như thế nào và vẫn chưa xác định chắc chắn là nên bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, điều nay cũng gây ảnh hưởng đến mức độ tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp.
Trong khi một số ít doanh nghiệp khác đã sớm nắm bắt nhanh chóng và triển khai các chiến lược chuyển đổi số từ lâu và đạt được một số thành công nhất định trong thị trường, phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn còn loay hoay với bài toán tài chính và công nghệ. Điều này khiến cho thị trường cũng bị tác động, vận động với tốc độ chậm chạp hơn và mất đi tính cập nhật về công nghệ. Do đó, một trong những yếu tố làm nên thành công của chuyển đổi số chính là cần cải thiện và thúc đẩy các mối liên kết và tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp.
Thị trường và doanh nghiệp trước tiên cần đáp ứng các điều kiện nền tảng của chuyển đổi số, bao gồm khả năng kết nối và một nền tảng internet vững chắc. Khả năng kết nối đề cập đến quy mô kết nối và tốc độ kết nối. Các yêu cầu về kết nối sẽ tăng lên không ngừng trong tương lai, điều này không cho phép doanh nghiệp và thị trường bỏ qua các kết nối với mạng lưới khách hàng của họ.
Tiếp theo, tốc độ kết nối cần được cải thiện để giúp cho quá trình truyền tải, xử lý dữ liệu diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Trên thực tế, kể từ khi các trang web thương mại điện tử ra đời ngày càng nhiều, khách hàng đã có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng, và sẽ không có lý do gì để lãng phí thời gian chờ đợi một website có tốc độ tải trang quá chậm. Điều này cho thấy nền tảng Internet là một điều kiện quan trọng bắt buộc để đáp ứng kịp thời các nhu cầu cho cả thị trường, doanh nghiệp và người dùng trong thời đại số. Internet đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống và là yếu tố nền tảng tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới cho sự phát triển của nền văn minh hiện có.
Bên cạnh đó, việc tập trung nâng cao kỹ năng số cho nguồn nhân lực cũng là một cách tăng cường những tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp. Chuyển đổi số sẽ tác động vào những mô hình kinh doanh cũ để nâng cấp và cải thiện thành các mô hình tinh gọn, hiện đại hơn. Điều này khiến cho nguồn nhân lực bị ảnh hưởng lớn khi một số công việc đã được tự động hóa và hoạt động bằng trí tuệ nhân tạo mà không cần đến sự có mặt của con người. Tuy nhiên, các công việc tự động hóa này có thể sản sinh các công việc mới để hoàn thiện quy trình hơn như quản lý chất lượng, nghiên cứu và phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới,…
Đồng thời, tự động hóa cũng đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực và kỹ năng số của toàn bộ nguồn nhân lực hiện có. Các kỹ năng về công nghệ thông tin dần đã trở thành một điều kiện quan trọng để mỗi cá nhân có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu cơ bản của cả thị trường và doanh nghiệp, đặc biệt là khi thương mại điện tử trở thành một xu hướng chuyển đổi số quan trọng trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở hiện tại, thương mại điện tử cũng cần phải khắc phục các vấn đề về an ninh dữ liệu, logistics và bảo mật thanh toán để đạt được sự tín nhiệm cao nhất của khách hàng và phát triển xa hơn trong tương lai.
Những tương tác giữa thị trường và doanh nghiệp thường gặp phải những tác động lớn từ xu thế phát triển chung, tiến bộ công nghệ, và các vấn đề chuyển đổi số khác khiến cho tương tác này cần cập nhật và thay đổi liên tục để có thể làm hài lòng các nhu cầu và trải nghiệm khách hàng. Trong những tương tác này, doanh nghiệp sẽ thực thi các nhiệm vụ chuyển đổi số đáp ứng các nhu cầu của thị trường và ngược lại, thị trường là nơi thể hiện các kết quả mà doanh nghiệp đã thực hiện. Khi các doanh nghiệp đã đạt đến năng lực, vị thế đủ mạnh, họ cũng sẽ có khả năng tự tạo cho mình một thị trường riêng biệt với nguồn khách hàng ổn định và bền vững.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline