Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Mặc dù kinh tế Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ lạm phát và suy thoái kinh tế, người tiêu dùng vẫn không ngần ngại chi tiêu mạnh vào các nhu yếu phẩm. Như một giải pháp tạm thời, họ đang tìm đến việc mua sắm tại các kênh trực tuyến để ứng biến với giá cả ngày càng tăng.
Vào 2 quý đầu của năm 2024, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam đã có nhiều biến động đáng kể với Livestream và Short-video vẫn giữ được độ nóng thể hiện qua việc không chỉ TikTok, mà ông lớn Shopee cũng đầu tư mạnh vào video content. Hãy cùng SECOMM điểm qua một vài yếu tố nổi bật ở những tháng đầu năm bên dưới.
Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ cho thương mại điện tử phát triển khi nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao.
Dự kiến vào năm 2025, thương mại điện tử (B2B, B2C đạt xấp xỉ 24 tỷ USD với CAGR 22%. Theo thống kê từ NIQ, có khoảng 60 triệu người trên cả nước đang sử dụng hệ thống mua sắm trực tuyến với trung bình có 3,5 triệu lượt truy cập hàng ngày vào các trang thương mại điện tử.
Với các sàn thương mại điện tử, TikTok Shop có xu hướng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới với quý 1 năm 2024, sàn thương mại này đã tăng vượt 239% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi Lazada có dấu hiệu giảm nhẹ. Shopee vẫn đang giữ thế thượng phong và luôn vượt mặt TikTok Shop và Lazada.
Một điểm nổi bật ở hành vi tiêu dùng của người Việt đó là họ có xu hướng tập trung vào yếu tố xã hội (social-oriented) khi cân nhắc quyết định mua sắm. Nói cách khác, họ quan tâm cách sản phẩm đang được đánh giá và quảng bá trên các cộng đồng và mạng xã hội, để từ đó, đưa ra quyết định mua hàng.
Hiện tại, có đến 90% người dùng có ý định duy trì hoặc thậm chí tăng cường mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử trong một năm tới.
Theo các báo cáo, dù chiếm tới 90% nhưng ưu đãi và khuyến mãi không phải là động lực duy nhất cho hành vi mua sắm khi có đến 92% người dùng đánh giá mua sắm tiện lợi mới là yếu tố hàng đầu. Các sàn thương mại điện tử cung cấp nhiều sự lựa chọn từ phương thức thanh toán cho tới vận chuyển, rút ngắn thời gian mua hàng tương đối đáng kể so với cửa hàng truyền thống.
Đây là cũng là tín hiệu để các doanh nghiệp nên xem xét lại chất lượng website bán hàng của mình nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng. Lấy Vinamilk làm một ví dụ điển hình, trong năm vừa qua, họ không những thay đổi về nhận diện thương hiệu, mà còn kết hợp với SECOMM để tối ưu hoá hệ thống website bán hàng bằng dịch vụ Xây dựng hệ thống thương mại điện tử.
Câu chuyện Vinamilk: Vinamilk Và Cú Lột Xác Ngoạn Mục Với Shopify Plus
Trong cùng 1 khảo sát chỉ có 55% người mua hàng lựa chọn trải nghiệm mua sắm là yếu tố thúc đẩy họ mua sắm trên các nền tảng trực tuyến. Với các dịch vụ hậu mãi như dễ dàng đổi trả hàng, hay chăm sóc khách hàng 24/7, các nhà bán hàng có thể dễ dàng tận dụng các nguồn tài nguyên có sẵn để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Theo nghiên cứu từ NIQ, trung bình 1 người mua hàng từ 3.1 nền tảng khác nhau trong vòng 3 tháng thay vì chỉ trung thành với 1 nền tảng nhất định. Từ đó, các nhà bán hàng nên tăng cường sự hiện diện trên đa nền tảng.
Ở thời điểm hiện tại, Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) vẫn còn phổ biến với hơn 79% người dùng TikTok mua hàng vì nội dung từ nhà bán hàng thay vì các chương trình khuyến mãi.
Nội dung chính là yếu tố then chốt để nhà bán hàng giữ chân và chốt đơn khách hàng trên nền tảng TikTok. Khi triển khai một chiến dịch Shoppertainment với nội dung là trọng tâm, bà Trang Phạm (Giám đốc Đối tác Kênh từ TikTok Việt Nam) cho rằng nếu tất cả các nhãn hàng đều chạy cùng một loại quảng cáo và nội dung giống nhau, người xem sẽ dễ dàng cảm thấy nhàm chán.
Vì thế, các nhà bán hàng cần hiểu rõ về các nhóm đối tượng khách hàng của mình để từ đó, tạo ra được nội dung phù hợp nhất đối với mỗi nhóm, hạn chế nội dung không phù hợp, gây nhàm chán hay tốn kém chi phí vô ích.
Các điểm chạm mua sắm thông thường như các bài đăng trên mạng xã hội hay các trang web dần trở nên kém thu hút và thiếu sự tương tác mang tính con người với nhãn hàng. Lúc này, livestream tồn tại như một điểm chạm trực tuyến hoàn toàn nổi bật.
Trong quý 1/2024, có đến 95% khách hàng trực tuyến mua hàng qua livestream và họ dành trung bình 13 giờ một tuần xem livestream bán hàng. Theo thống kê, 85% người dùng thích livestream vì họ có thể tương tác trực tiếp với nhà bán hàng, 81% thì cho rằng có thể xem sản phẩm kỹ càng và chi tiết hơn. Điểm đáng lưu ý là livestream có thể thúc đẩy 64% người dùng mua hàng dù họ không có nhu cầu.
Livestream bùng nổ kéo theo sự phát triển của các nhà sáng tạo nội dung, hay những người có sức ảnh hưởng (Influencer) trên các nền tảng mạng xã hội. Các nhà bán hàng có thể này để xây dựng kết nối chân thực với người mua hàng bằng cách tận dụng sức mạnh của influencer, KOC/KOL. Theo NIQ, có khoảng 50% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi các KOC/KOL khi mua hàng, trong đó, ngành hàng chăm sóc cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất với 60% người mua hàng lựa chọn thay đổi thối quen tiêu dùng.
Với giá trị cốt lõi của các Influencer và KOC/KOL là sự uy tín và chân thành thì nội dung, kiến thức cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khả năng quyết định của người mua hàng. Đồng thời với sự xuất hiện của hàng loạt người ảnh hưởng thì chất lượng nội dung và kiến thức thực tế giúp người mua hàng lựa chọn nhãn hàng uy tín khi mua sắm trực tuyến.
Các nền tảng thương mại điện tử đang ngày càng phát triển với tiêu chí lấy khách hàng làm trọng tâm cho các đổi mới và điều chỉnh. Với các nhà bán hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, bên cạnh xây dựng một nhận diện thương hiệu tốt, việc đầu tư vào các cửa hàng trực tuyến là vô cùng cần thiết.
Nếu các doanh nghiệp đang quan tâm đến việc phát triển hệ thống thương mại điện tử, liên hệ ngay với SECOMM để đặt lịch tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline