Tag: thương mại điện tử B2B

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B: CƠ HỘI LỚN CHO MỌI DOANH NGHIỆP

Thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) đang ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới kinh doanh hiện đại. Đây là sân chơi, nơi các doanh nghiệp tương tác và thực hiện các giao dịch với nhau thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Khi nói đến tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, Bobby Morrison, Giám đốc Doanh thu của Shopify đã tự tin khẳng định rằng thương mại điện tử B2B sẽ là cơ hội lớn tiếp theo của mọi quy mô doanh nghiệp trong năm 2024 và nhiều năm sau đó. 

Xem thêm: Những cập nhất mới nhất trong Shopify Editions Winter ‘24

Thương mại điện tử B2B là gì?

Thương mại điện tử B2B (Business-to-Business) là hình thức giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau thông qua các nền tảng thương mại điện tử. Trong mô hình này, các doanh nghiệp không tập trung vào việc bán hàng trực tiếp cho người dùng cuối (như trong thương mại B2C), mà thay vào đó, họ tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các đối tác kinh doanh khác. 

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
Thương mại điện tử B2B là gì?

Các giao dịch thương mại điện tử B2B có thể bao gồm việc mua bán hàng hoá, dịch vụ, hoặc thậm chí là việc chia sẻ thông tin và hợp tác trong các dự án lớn. Điều này thường xảy ra giữa các doanh nghiệp cùng hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp hoặc chuỗi cung ứng. 

Trong thương mại điện tử B2B, các giao dịch thường có quy mô lớn, giá trị cao và thường được thực hiện qua các hệ thống quản lý giao dịch, cơ sở dữ liệu và các nền tảng trực tuyến đáng tin cậy.

Thương mại điện tử B2B vs B2C: Điểm khác biệt chính

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
B2B vs B2C

Những mô hình thương mại điện tử B2B phổ biến

Trong thế giới thương mại điện tử B2B, có một số mô hình phổ biến mà các doanh nghiệp thường sử dụng để tương tác và thực hiện giao dịch. Dưới đây 4 mô hình chủ yếu:

  • B2B2C (Business-to-Business-to-Customer): Mô hình này kết hợp bản chất của cả B2B và B2C. Trong B2B2C, hai doanh nghiệp hợp tác để cung cấp sản phẩm và dịch vụ đặc biệt cho khách hàng cuối (2C). 
  • Manufacturer (Nhà sản xuất): Đơn vị chuyên sản xuất sản phẩm. Họ có thể bán trực tiếp cho khách hàng cuối hoặc thông qua các đại lý bán buôn và nhà phân phối. 
  • Distributor (Nhà phân phối): Đây là đơn vị đại diện phân phối sản xuất của nhà sản xuất ra thị trường. Họ hoạt động như một trung gian trong chuỗi cung ứng của nhà sản xuất từ giai đoạn sản xuất đến giai đoạn bán hàng. 
  • Wholesale (Bán Buôn): Các nhà bán buôn đại diện cho một cá nhân hoặc công ty mua sản phẩm với số lượng lớn từ nhà sản xuất và bán chúng theo số lượng lớn cho các nhà bán lẻ.

Nền tảng triển khai thương mại điện tử B2B

Thương mại điện tử B2B trên đà phát triển nhanh chóng cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều nền tảng trực tuyến nhằm giúp doanh nghiệp triển khai mô hình kinh doanh này một cách hiệu quả.

Dưới đây là ba nền tảng phổ biến mà các doanh nghiệp B2B thường sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử. Tuỳ vào quy mô, mục tiêu và ngân sách mà mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
Nền tảng thương mại điện tử B2B

Adobe Commerce (Magento)

Ưu điểm:

  • Đáp ứng tốt nhu cầu tuỳ chỉnh phức tạp
  • Khả năng mở rộng cao
  • Giải pháp Magento B2B với nhiều tính năng vượt trội và liên tục được cải tiến
  • Không giới hạn ngưỡng doanh số bán hàng
  • Tiện ích mở rộng đa dạng

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật 
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

Salesforce B2B Commerce

Ưu điểm:

  • Giải pháp Salesforce b2b với nhiều tính năng vượt trội và liên tục được cải tiến
  • Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh linh hoạt 
  • Tích hợp liền mạch với nhiều hệ thống khác của Salesforce

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật 
  • Thời gian triển khai khá lâu 
  • Chi phí ban đầu cao

Shopify Plus

Ưu điểm:

  • Đa dạng các giải pháp độc quyền dành cho nhà bán hàng Shopify Plus
  • Giải pháp B2B on Shopify với nhiều tính năng vượt trội và liên tục được cải tiến
  • Khả năng tuỳ chỉnh và mở rộng vượt trội so với nhiều nền tảng SaaS khác

Nhược điểm:

  • Đòi hỏi cao về kiến thức và kỹ năng kỹ thuật
  • Rủi ro Lock-in nền tảng

Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B

Thương hiệu triển khai thương mại điện tử B2B

Brooklinen

Booklinen là điểm đến mua sắm trực tuyến các mặt hàng ga trải giường có uy tín. Thương hiệu này bắt đầu hoạt động của mình vào năm 2014 hướng đối tượng mục tiêu đến những người tiêu cùng cuối. Thời gian sau đó, Booklinen tìm cách mở rộng sang mô hình B2B khi có nhiều khách hàng đặt hàng với số lượng lớn hơn.

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
Brooklinen

Thương hiệu này đã sử dụng giải pháp B2B on Shopify để xây dựng một website thương mại điện tử B2B trực quan, thân thiện với người dùng, đồng thời đáp ứng được sự phức tạp cần thiết cho hoạt động bán hàng B2B.

Bên cạnh đó, Brooklinen có thể cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua hàng trực tuyến được cá nhân hoá dựa trên hành vi mua sắm nhằm thúc đẩy sự tương tác và tỷ lệ chuyển đổi.

Kulani Kinis

Kulani Kinis được ra mắt năm 2015 với sứ mệnh cung cấp trang phục bơi lội giá cả phải chăng với chất lượng và kiểu dáng vượt trội. Với mong muốn phát triển hoạt động kinh doanh bán sỉ mạnh mẽ tựa như với hoạt động bán lẻ, Kulani Kinis đã xây dựng website thương mại điện tử B2B trực quan, dễ sử dụng giống như trang web bán lẻ.

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
Kulani Kinis

Website B2B của Kulani Kinis sẽ cho phép các khách hàng mua sỉ có thể tự đặt hàng dễ dàng từ danh mục hơn 800 sản phẩm của họ. 

Một tính năng đáng chú ý là trang bộ sưu tập tùy chỉnh với thanh trượt hiển thị số lượng hàng có sẵn cho tất cả các kích cỡ đồ bơi và khả năng thêm vào giỏ hàng dễ dàng, cho phép khách hàng thêm nhiều kích cỡ và số lượng lớn sản phẩm vào giỏ hàng của mình mà không cần rời khỏi trang bộ sưu tập.

eJuices

eJuices là thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các loại nước hoa điện tử chất lượng cao. Thương hiệu này chú trọng vào việc sử dụng nguyên liệu an toàn và chất lượng, đảm bảo mỗi chai eJuice không chỉ mang lại hương vị tuyệt vời mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và y tế cao nhất trong ngành công nghiệp vaping.

Thương Mại Điện Tử B2B: Cơ Hội Lớn Cho Mọi Doanh Nghiệp
eJuices

Bên cạnh triển khai mô hình B2C thì eJuices còn được biết đến là một doanh nghiệp thương mại điện tử B2B thực thụ. Thương hiệu này đã giải quyết bài toán tồn kho một cách hiệu quả, vừa tối ưu hoạt động kinh doanh vừa mang đến nhiều giá trị cho các đại lý bán lẻ, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác.

Xây dựng website thương mại điện tử B2B ngay hôm nay!

Chắc chắn rằng việc hiểu đúng và áp dụng thương mại điện tử B2B vào định hướng kinh doanh sẽ mở ra những cánh cửa mới đầy hứa hẹn. Tại thời điểm này, thế giới đang chuyển đổi với tốc độ nhanh chóng và thương mại điện tử B2B là chìa khóa để mở ra những cơ hội không ngừng.

Thương mại điện tử B2B không chỉ là xu hướng mà còn là cơ hội lớn cho sự phát triển và tăng trưởng kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm xây dựng website thương mại điện tử và tối ưu chiến lược để hướng tới khách hàng B2B, liên hệ SECOMM hoặc gọi vào hotline (+84)28 7108 9908 ngay hôm nay để cùng nhau kiến tạo một tương lại kinh doanh hiệu quả và bền vững.

2
1,324
1
1
15/03/2024
Lý do Doanh nghiệp cần triển khai thương mại điện tử B2B ngay bây giờ!
LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B NGAY BÂY GIỜ!
Đại dịch Covid-19 vừa qua tác động lên sự thay đổi hình thức mua sắm của người tiêu dùng, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và bán buôn trong thị trường B2B. Thúc đẩy các doanh nghiệp dần chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử (TMĐT) B2B.

Thương mại điện tử B2B là hình thức kinh doanh trực tuyến giữa 2 doanh nghiệp. Theo “The Ultimate B2B E-commerce Guide: Tradition is out. Digital is in” do DHL Express công bố, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường TMĐT B2B khi có thể tăng trưởng hơn 70% vào năm 2027, tương đương với 20,9 nghìn tỷ USD.Tại sao doanh nghiệp nên triển khai thương mại điện tử B2B?

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

TMĐT B2B hỗ trợ khách hàng đặt các đơn hàng nhanh hơn

– Giao diện có cấu trúc danh mục sản phẩm phân lớp, giúp việc tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng. Thêm/xóa sản phẩm trong giỏ hàng và tự động tính tổng chi phí giúp việc kiểm soát đơn hàng tiện lợi hơn. Các tính năng hỗ trợ như Search từ khóa, Lọc sản phẩm nhanh, Giỏ hàng nhanh, Checkout nhanh… cũng hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến cho khách hàng.

– Trước đây, khách hàng B2B thường gặp rào cản trong quá trình lập hóa đơn và phương thức thanh toán truyền thống. Ngày nay, thanh toán trong TMĐT B2B diễn ra nhanh hơn. Doanh nghiệp dễ dàng thiết lập hóa đơn điện tử để quản lý dữ liệu. Khách hàng có nhiều lựa chọn phương thức thanh toán: Tiền mặt, Chuyển khoản, Internet Banking, Ví điện tử, Trả góp hoặc Thanh toán định kỳ. Quá trình thanh toán diễn ra trên ứng dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.

TMĐT B2B giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn

– Website TMĐT hỗ trợ tư vấn mua sắm trực tuyến với Live Chat (Trò chuyện trực tiếp với khách hàng) và Chatbox (Trả lời các câu hỏi thường gặp mà không cần nhân viên tư vấn).

– Quy trình đăng ký được đơn giản hóa, chỉ cần đăng ký trên Form trực tuyến (Biểu thu thập thông tin và nhu cầu mua sắm của khách hàng) và lập hợp đồng điện tử để ký kết giao dịch.

– Trong TMĐT B2B, thông tin chi tiết về giá sản phẩm và các chính sách thay đổi giá cả luôn được cập nhật trên website.

Cải thiện hệ thống bên trong doanh nghiệp

Trong hệ thống bán hàng

Tốc độ xử lý đơn hàng được diễn ra nhanh hơn

– Các dữ liệu đơn hàng như tình trạng đơn hàng, nhân viên phụ trách, phương thức thanh toán… đều được lưu trữ trên hệ thống nên xử lý các lỗi phát sinh nhanh hơn.

– Giảm thiểu sai sót từ quy trình thủ công (soạn word, bảng tính excel…).

Quy trình bán hàng được tự động hóa

– Tính năng Auto Email giúp tự đồng gửi xác nhận đơn hàng, lập hóa đơn, vận chuyển, chứng từ tín dụng.

– Doanh nghiệp có thể thanh toán tự động các đơn hàng được doanh nghiệp đặt hàng định kỳ để tiết kiệm thời gian.

CSKH trong TMĐT cũng cũng xem trọng như Email Marketing giúp doanh nghiệp xin đánh giá của khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, thông báo ưu đãi.

Trong hệ thống vận hành

– Chi phí sản xuất được cắt giảm nhờ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thay vì sản xuất hàng loạt như xưa. Đồng thời, tiết kiệm thêm chi phí mặt bằng, giấy tờ, in ấn,…

– Cải thiện dịch vụ hậu cần

  • Chuẩn bị đơn hàng: Ứng dụng công nghệ cơ giới – hóa để đóng gói sản phẩm nhanh hơn
  • Quy trình lưu kho: Sử dụng phần mềm quản lý kho để kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục lưu trữ sản phẩm để vận hành kho khoa học, từ đó giao hàng nhanh hơn
  • Xây dựng hệ thống phân phối: Xác định địa điểm phù hợp để thuê/xây dựng kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và quản lý tồn kho

– Xây dựng chính sách đổi/trả hàng:

  • Trường hợp áp dụng: Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống về thời gian, tình trạng hàng hóa hợp lệ
  • Cách thức đổi/trả: Khách hàng gửi trả bằng bưu điện, dịch vụ vận chuyển hoặc trực tiếp
  • Phương pháp hoàn tiền: Thanh toán trực tuyến bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard, Ví điện tử

Trong hệ thống nhân sự

Website TMĐT bán hàng 24/7 mà gần như không nhân viên nhân viên bán hàng giúp tối ưu chi phí nhân sự. Ngoài ra, hệ thống TMĐT B2B còn hỗ trợ doanh nghiệp giao việc và quản lý tiến độ của nhân viên.

Khai thác và phân tích dữ liệu

Khai thác đa dạng dữ liệu:

  • Tiếp thị (Marketing): Kênh bán hàng, truyền thông, chiến dịch…
  • Nội dung (Content): Văn bản, hình ảnh thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng
  • Khách hàng (Customers): Nhân khẩu học, sở thích, hành vi tiêu dùng…
  • Bán hàng (Sales): Doanh số bán hàng, thông tin đơn hàng…
  • Vận hành (Operation): Quy trình thanh toán, quy trình giao hàng…

Việc sở hữu và khai thác dữ liệu hỗ trợ thực hiện:

– Báo cáo:

  • Báo cáo Marketing dựa trên tình trạng giỏ hàng, các từ khóa được tìm kiếm…
  • Báo cáo Bán hàng về đơn hàng, thuế, hóa đơn, vận chuyển, hoàn tiền, thanh toán…
  • Báo cáo Khách Hàng dựa trên giá trị đơn hàng, số lượng đơn hàng, sản phẩm được yêu thích, phân khúc khách hàng…
  • Báo cáo Sản Phẩm trên dữ liệu lượt xem sản phẩm, sản phẩm bán chạy, mức tồn kho, đánh giá của khách hàng…

– Phân tích và dự báo kinh doanh từ các số liệu đã thu thập được. Từ đó xác định được các yếu tố tác động bởi các yếu tố như thế nào?

– Thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm: Email cá nhân hóa tên người nhận, gợi ý sản phẩm phù hợp

– Cải thiện doanh thu dựa trên các báo cáo và phân tích được nhận:

  • Thực hiện cải thiện giao diện, cấu trúc website phù hợp với hành vi mua hàng của khách hàng, chẳng hạn như vị trí banner quảng cáo, nút CTA, sản phẩm gợi ý…
  • Chiến dịch Marketing: Tập trung các kênh bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao, Email Marketing cho khách hàng về sản phẩm trong giỏ hàng chưa thanh toán…

– Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Đưa ra những cải tiến về sản phẩm mới và dịch vụ đi kèm (thanh toán, vận chuyển…)

Nhìn chung, TMĐT B2B góp phần cải thiện mô hình kinh doanh, thúc đẩy doanh số và mở rộng mạng lưới bán hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống TMĐT B2B vẫn còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn với nhiều chủ doanh nghiệp B2B tại Việt Nam.

2
6,464
0
1
24/10/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!