Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thương mại điện tử đã và đang bùng nổ hơn bao giờ hết, thúc đẩy nhu về các công nghệ mới để thích ứng với sự phát triển không ngừng của thị trường. Một số công nghệ thương mại điện tử mới như VR/AR, MSI (Multi Source Inventory), PWA (Progressive Web Apps), Headless Commerce, etc. Nhưng trong đó, công nghệ được các nhà phát triển và doanh nghiệp dành nhiều quan tâm nhất hiện nay là Cloud Ecommerce.
Cloud eCommerce (Thương mại điện tử đám mây) sử dụng các cụm máy chủ và các hệ thống điện toán đám mây từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để xử lý khối lượng lớn giao dịch và lưu lượng truy cập vào các kênh bán hàng trực tuyến. Nói một cách đơn giản hơn, Cloud eCommerce là hoạt động thuê các máy chủ Internet dựa trên nền tảng đám mây để xử lý, lưu trữ hoặc sử dụng các ứng dụng nhằm mục đích kinh doanh thương mại điện tử khác nhau.
Trước khi các nền tảng thương mại điện tử đám mây và các giải pháp khác xuất hiện, các nền tảng thương mại điện tử truyền thống như IBM WebSphere và Oracle ATG yêu cầu thiết lập máy chủ tại chỗ và bảo trì liên tục. Không giống như các giải pháp thương mại điện tử “tại chỗ” đó, thương mại điện tử đám mây cho phép các công ty thuê ngoài cơ sở hạ tầng CNTT mà không cần đầu tư vào thiết bị lẫn bảo trì liên tục như xưa.
Giải pháp này giúp doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu ngày càng tăng từ khách hàng, tăng cường bảo mật, đơn giản hóa việc bảo trì và tích hợp các ứng dụng thương mại điện tử mới theo nhu cầu. Chính vì lẽ đó, Cloud eCommerce thường được kết hợp với các nền tảng thương mại điện tử như Shopify Plus, Salesforce, Magento, etc.
Có một số giải pháp thương mại điện tử đám mây để lựa chọn, bao gồm IaaS, PaaS và SaaS, mỗi dịch vụ có các mức độ yêu cầu tài nguyên khác nhau.
Infrastructure as a service (IaaS – Cơ sở hạ tầng dạng dịch vụ) là nơi doanh nghiệp thuê các tài nguyên vật lý như máy chủ, cơ sở dữ liệu và thiết bị mạng để tạo dựng kiến trúc thương mại điện tử bền vững.
IaaS eCommerce tập trung vào việc cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu theo yêu cầu trên đĩa và máy chủ ảo, giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng dịch vụ cơ sở dữ liệu thay vì sử dụng phần cứng. Nhưng doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm quản lý các ứng dụng, dữ liệu, thời gian chạy, phần mềm trung gian và hệ điều hành nằm trên cơ sở hạ tầng này.
Các nhà cung cấp IaaS bao gồm Amazon AWS, Microsoft Azure và Digital Ocean.
IaaS phù hợp với các doanh nghiệp muốn toàn quyền kiểm soát với hệ thống mà không cần lưu trữ phức tạp như thương mại điện tử “tại chỗ”.
Platform as a service (PaaS – Nền tảng dạng dịch vụ) tương tự như IaaS nhưng yêu cầu quản lý cơ sở hạ tầng ít hơn, dành nhiều thời gian hơn để xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng với các hệ điều hành và quy trình được xác định trước để xử lý tài nguyên, lập kế hoạch và vá lỗi.
Ví dụ: Google App Engine cung cấp môi trường PaaS cho các nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng web mà không cần lo lắng về cơ sở hạ tầng.
PaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử chuyên biệt, chấp nhận việc loại bỏ các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng trong hệ thống công nghệ.
Software as a service (SaaS – Phần mềm dạng dịch vụ) cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử sẵn có bao gồm các giải pháp hoặc nền tảng thương mại điện tử hoàn chỉnh, các ứng dụng thương mại điện tử riêng biệt như phần mềm PIM (Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm – Product Information Management), OMS (Hệ thống quản lý đơn hàng – Order management system), etc.
Các nhà cung cấp SaaS eCommerce chịu trách nhiệm xử lý việc quản lý cơ sở hạ tầng cũng như quản lý phần mềm, doanh nghiệp chỉ cần đưa ra cấu hình phần mềm mong muốn. Ngoài ra, các nhà phát triển SaaS eCommerce có thể làm việc bên ngoài giao diện người dùng với các API để phát triển các giải pháp tùy biến mà không cần phát triển phần mềm tùy chỉnh.
SaaS eCommerce phù hợp với các doanh nghiệp muốn nhanh chóng mở rộng quy mô và dành nhiều thời gian hơn để kinh doanh doanh online hơn.
Cloud eCommerce được kế thừa tính năng từ PaaS, nhờ thế mà việc mở rộng hệ thống chức năng trở nên dễ dàng hơn.
Thông thường, các doanh nghiệp lúc bắt đầu kinh doanh thời trang sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào các công nghệ có khả năng này như Cloud eCommerce sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng theo từng giai đoạn phát triển của website thương mại điện tử để tăng trưởng kinh doanh.
Theo Think with Google, nếu một trang web mất tới 6 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 106%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tốc độ tải trang.
Khi website thương mại điện tử ứng dụng Cloud eCommerce được lưu trữ dữ liệu trên nền tảng đám mây nên tốc độ xử lý các truy vấn, lệnh gọi API được diễn ra nhanh hơn.
Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, việc đánh mất dữ liệu đang là mối bận tâm lớn của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều công nghệ mới được sinh ra phục vụ mục tiêu này.
Theo PC Magazine, Cloud eCommerce cung cấp quyền kiểm soát dữ liệu và nơi lưu dữ liệu, đồng thời cung cấp các tùy chọn như bản sao đĩa vật lý và đồng bộ hóa tệp để phục vụ mục đích đảm bảo an toàn dữ liệu này.
Ngoài ra, Cloud eCommerce còn hỗ trợ doanh nghiệp có cơ hội được chứng nhận PCI – DSS (Payment Card Industry Data Security Standard), giúp doanh nghiệp tăng uy tín của website.
Thông thường, doanh nghiệp không tận dụng được tối ưu dung lượng lưu trữ trên website, đặc biệt là sự thay đổi lưu lượng truy cập cực lớn với mức tăng đột biến trong mùa “săn sale” sẽ tạo ra một khối lượng công việc khổng lồ cho hoạt động lưu trữ.
Cloud eCommerce cung cấp một giải pháp linh hoạt cho phép đáp ứng nhu cầu truy cập tăng đột biến theo mùa hoặc thậm chí hàng giờ, bao gồm cả những đợt tăng trưởng không thể đoán trước. Bằng cách này, Cloud eCommerce có thể tăng hoặc giảm quy mô để hỗ trợ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Nhìn chung, Cloud eCommerce đang trở thành công nghệ được nhiều doanh nghiệp ứng dụng trên hành trình chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp mở rộng hệ thống chức năng, cải thiện tốc độ tải trang, tăng khả năng bảo mật và tính ổn định của website. Tuy nhiên, để thành thạo các công nghệ mới đòi hỏi các nhà lập trình rất nhiều kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm “thực chiến” ở nhiều dự án phức tạp, do đó chi phí để triển khai Cloud eCommerce khá cao.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc. SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu các công nghệ thương mại điện tử mới để ứng dụng.
Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline