Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Đại dịch Covid-19 đã khiến hoạt động kinh doanh trên toàn cầu gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, xúc tiến thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có Mẹ & Bé chú trọng triển khai nhằm tìm kiếm khách hàng trực tuyến và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Không những thế, để bắt kịp xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, các nhà bán lẻ Mẹ & Bé còn chuyển đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử để đảm bảo mục tiêu về tăng trưởng và mở rộng thị trường.
Sau đây là 15 thương hiệu Mẹ & Bé tại Việt Nam và trên thế giới đã triển khai website thương mại điện tử và gặt hái thành công, góp phần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp khác nhanh chóng tham gia.
Ava Kids là website thương mại điện tử của Tập đoàn Thế Giới Di Động, cung cấp cho khách hàng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn khi mua sắm online như Mua 1 Đổi 1 trong vòng 1 tháng, Miễn phí giao hàng, Giảm giá khách hàng mới, Mua hàng tích điểm, đồng thời cung cấp cẩm nang chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và trẻ nhỏ.
Hơn 1 năm hoạt động, website thương mại điện tử của Ava Kids có hơn 2.1 triệu truy cập hàng tháng và nâng số lượng cửa hàng offline từ 5 lên 66 cửa hàng.
Thành lập năm 2011, Con Cưng hiện là chuỗi siêu thị bán lẻ các mặt hàng dành cho Mẹ bầu & Em bé hàng đầu Việt Nam với hơn 700 cửa hàng trên toàn quốc.
Những năm qua, Con Cưng đẩy mạnh phát triển website thương mại điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm phong phú với nhiều ưu đãi hấp dẫn, đa dạng thanh toán và giao hàng nhanh trong 1h.
Ra đời từ năm 2009, Kids Plaza cũng là ông lớn trong cuộc đua thương mại điện tử ngành Mẹ & Bé. Kids Plaza đã triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng Magento để quản lý hiệu quả danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng. Thương hiệu này thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi mua sắm tặng quà, flash sales, mua 5 tặng 1 và tích luỹ điểm thưởng để đổi quả khủng.
Chính điều này đã góp phần làm tăng lưu lượng truy cập của trang web lên đáng kể vào mỗi dịp diễn ra ưu đãi nên triển khai với Magento có thể giúp tăng khả năng tùy chỉnh và mở rộng để xử lý lượng truy cập tăng đột ngột. Trung bình mỗi tháng, website thu về khoảng 1 triệu lượt truy cập.
Hệ thống cửa hàng Mẹ & Bé Bibo Mart ra đời năm 2006 chuyên cung cấp đa dạng sản phẩm cho các mẹ bầu và em bé từ đầm bầu, tã, sữa đến xe đẩy. Tương tự các đối thủ khác, Bibo Mart không hề kém cạnh trong cuộc đua thương mại điện tử.
Bibo Mart chọn Magento Enterprise Edition (nay là Adobe Commerce) để xây dựng website thương mại điện tử tuỳ chỉnh nhằm tăng tính trải nghiệm cho khách hàng khi mua sắm tại trang web bên cạnh những đợt khuyến mãi khủng và Loyalty Program. Hiện website có hơn 500 nghìn lượt truy cập mỗi tháng.
Shop Trẻ Thơ là một trong những thương hiệu quen thuộc trong lĩnh vực Mẹ & Bé. Công ty chú trọng xây dựng và phát triển website thương mại điện tử bên cạnh 22 cửa hàng offline đang hoạt động nhằm bắt kịp xu hướng mua sắm online cũng như tạo vị thế cạnh tranh trong cuộc đua thương mại điện tử.
Bên cạnh danh mục sản phẩm đa dạng, Shop Trẻ Thơ cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn để khuyến khích khách hàng mua sắm online như Mua 1 tặng 1, Combo tiết kiệm, Mua hàng nhận quà, giảm giá khách mới, v.v. Hiện trang web có lưu lượng truy cập ổn định ở mức hơn 100 nghìn mỗi hàng.
Tuticare được xem là một thương hiệu nổi bật trong ngành hàng Mẹ & Bé với chuỗi 55 cửa hàng trải dài khắp Việt Nam. Các sản phẩm được bán tại Tuticare đều được qua kiểm tra nghiêm ngặt từ xuất xứ cho đến chất lượng nhằm giúp các mẹ an tâm khi mua sắm.
Doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu với nhiều chương trình và ưu đãi hấp dẫn như Tuti Gift Card, Thuê bao bỉm sữa, v.v. Ngoài ra, Tuticare cung cấp đa dạng tùy chọn thanh toán như ví điện tử và mua trước trả sau.
Mothercare là doanh nghiệp Mẹ & Bé đến từ Anh Quốc chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm thời trang và đồ dùng cho mẹ bầu và trẻ em ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy ra mắt chưa lâu nhưng Mothercare nhanh chóng thu hút sự chú ý nhờ vào chất lượng sản phẩm tốt với giá thành phải chăng.
Website Mothercare được xây dựng với nền tảng Magento để đáp ứng nhu cầu mua sắm online của khách hàng. Bên cạnh những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, website của Mothercare còn cung cấp nhiều cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thông qua chuyên mục blog.
Soc & Brothers là một cái tên mới nổi trong thị trường thương mại điện tử Mẹ & Bé, cung cấp đa dạng các mặt hàng cho mẹ bầu và trẻ em từ quần áo, sữa, tã đến xe đẩy và đồ chơi. Công ty xây dựng website thương mại điện tử với Haravan và có lưu lượng truy cập khoảng 28 nghìn mỗi tháng. Ngoài ra, Soc & Brothers triển khai Loyalty Program với 3 cấp bậc: Bạc, Vàng, Kim Cương áp dụng mua hàng và tích điểm tại chuỗi hệ thống siêu thị offline và cả các kênh online.
Carter’s là thương hiệu chuyên đồ trẻ em đã quá quen thuộc tại khu vực Bắc Mỹ. Sản phẩm của Carter’s rất đa dạng phù hợp với trẻ em ở mọi lứa tuổi, chiều cao và cân nặng. Website của Carter’s được xây dựng trên Salesforce Commerce Cloud với tông màu chủ đạo là xanh và trắng, ưu tiên sự tối giản và dễ thương.
Trang web hiện tại có khoảng 8.4 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Ngoài ra, thông qua website, khách hàng có thể mua gift card vật lý hoặc eGift để làm quà tặng và được tùy chỉnh thiết kế, mệnh giá và lời nhắn trên đó theo hướng cá nhân hoá.
Hanna Andersson là thương hiệu quần áo trẻ em nổi tiếng của Thuỵ Điển với thiết kế đẹp mắt và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và kích thước từ đồ mặc hàng ngày đến đồ ngủ và đồ bơi. Website thương mại điện tử của Hanna Andersson được xây dựng và phát triển với nền tảng Salesforce Commerce Cloud và thu hút hơn 1.4 triệu lượt truy cập hàng tháng.
Hanna cung cấp trải nghiệm mua hàng cá nhân hoá bằng cách kêu gọi những khách hàng của mình tham gia tư vấn cách chọn quần áo phù hợp, cách nuôi dạy con trẻ và khách hàng mới có thể liên hệ trực tiếp với họ.
OshKosh cũng là một thương hiệu chuyên cung cấp đồ trẻ em rất được ưa chuộng trên toàn cầu. Thương hiệu đã thành công khi xây dựng website thương mại điện tử với Salesforce Commerce Cloud nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm online tối ưu. Hiện trang web có hơn 900 nghìn lưu lượng truy cập mỗi tháng và cung cấp nhiều ưu đãi mua sắm hấp dẫn cho khách hàng như chương trình tích điểm để nhận quà tặng bất ngờ, quà sinh nhật hoặc voucher giảm giá.
Một hãng thời trang trẻ em khác cũng xây dựng website thương mại điện tử với nền tảng Salesforce Commerce Cloud là Janie and Jack. Công ty cung cấp đa dạng sản phẩm cho bé trai, bé gái, trẻ sơ sinh, trang sức, đồ gia đình, v.v. Đặc biệt, Janie and Jack hợp tác với hãng Disney để cung cấp các mặt hàng thời trang có hình ảnh của các nhân vật Disney yêu thích của các bé.
Ngoài ra, thương hiệu này cung cấp cho khách hàng dịch vụ gói quà, khách hàng có thể tuỳ ý chọn sản phẩm, hộp quà, giấy gói, thiệp. Khách hàng có thể chọn tự gói hoặc sử dụng dịch vụ của Janie and Jack.
Children Salon thành lập năm 1952 và là một trong những thương hiệu dẫn đầu về thời trang cao cấp dành cho trẻ em với đa dạng sản phẩm từ quần áo, đến giày dép và mũ cho bé trai, bé gái và trẻ vị thành niên. Đặc biệt, công ty chuyên thiết kế và may các bộ sưu tập thời trang trẻ em cho những thương hiệu hàng đầu thế giới như Versace, Givenchy, Burberry, Dolce & Gabbana, Calvin Klein, v.v. Ngoài ra, nếu khách hàng mua các sản phẩm thiết kế này trên website của Children Salon thì sẽ được giảm giá lên đến 60%.
Website thương mại điện tử của Children Salon được xây dựng với nền tảng Magento với các chức năng nâng cao như lọc sản phẩm theo kích cỡ và độ tuổi, hiển thị sản phẩm với kích cỡ hiện có, quy đổi đơn vị tiền tệ cho giá các sản phẩm, v.v. Trang web hiện có khoảng hơn 600 nghìn lượt truy cập mỗi tháng.
Website thương mại điện của Motherhood Maternity từ lâu đã trở thành điểm đến mua sắm thời trang quen thuộc của các mẹ bầu. Website được phát triển trên nền tảng Shopify và có được khoảng 400 nghìn lượt truy cập hàng tháng.
Bên cạnh đa dạng các sản phẩm quần áo và phụ kiện hỗ trợ, Motherhood dành riêng chuyên mục Expert Guide để chia sẻ kiến thức chăm sóc sức khỏe giai đoạn thai sản. Ngoài ra, Motherhood còn triển khai chương trình Preggie Perks để khách hàng khi mua sắm tại website có cơ hội nhận được voucher giảm giá hoặc quà tặng đặc biệt gửi kèm theo sản phẩm về tận nhà.
HATCH Collection cũng là thương hiệu nổi tiếng trên thế giới chuyên cung cấp các mặt hàng thời trang và làm đẹp cho mẹ bầu. Dù thành lập từ năm 2011 nhưng thương hiệu này chỉ mở 2 cửa hàng offline tại California và New York bởi chiến lược của HATCH là tập trung vào bán hàng online.
Thông qua website thương mại điện tử, HATCH triển khai nhiều chương trình mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. NIKKI’s List là một trong số đó, khách hàng sẽ trả lời một số câu hỏi, sau đó HATCH sẽ đưa ra các gợi ý sản phẩm theo cách cá nhân hoá. Trang web của HATCH được xây dựng và phát triển bằng nền tảng Shopify với khoảng 223 nghìn lượt truy cập mỗi tháng.
Có thể thấy, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã góp phần tác động và làm thay đổi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đối với nhiều mặt hàng. Trong đó, mua sắm các mặt hàng Mẹ & Bé đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ giữa hình thức offline và online.
Trên đây là 15 website thương mại điện tử bao gồm những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực Mẹ & Bé ở Việt Nam và Quốc tế. Những thương hiệu này cho thấy sự thức thời trong việc nắm bắt xu hướng tiêu dùng và sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ để tranh phần “miếng bánh” hàng tỷ USD.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp theo đặc thù từng ngành hàng.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Người dùng thương mại điện tử ngày nay không còn bị giới hạn bởi một kênh hoặc một thiết bị để mua sắm mà có nhiều sự lựa chọn hơn như thông qua ứng dụng di động hay mạng xã hội. Chính vì vậy, mục tiêu chung của các doanh nghiệp là thiết lập sự hiện diện đa kênh để nhanh chóng tiếp cận và tương tác với khách hàng. Một trong những cách thức hiệu quả có thể kể đến là triển khai Headless eCommerce.
Những năm qua, giới đầu tư đổ dồn sự chú ý vào các nền tảng Headless eCommerce cùng các giải pháp liên quan bởi họ tin rằng những công nghệ này góp phần định hình tương lai của thương mại điện tử.
Theo Forbes, chỉ tính riêng trong giai đoạn 2020-2021 đã có hơn 1.65 tỷ USD vốn tài trợ được huy động cho các công nghệ Headless. Bắt nhịp với xu hướng này, tháng 6 năm 2021, Shopify đã ra mắt giải pháp Hydrogen hỗ trợ việc xây dựng giao diện cửa hàng thương mại điện tử không đầu.
Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm về Shopify Hydrogen cùng ưu nhược điểm của framework này.
Shopify cung cấp cho doanh nghiệp giải pháp framework Hydrogen dựa trên React, và bây giờ được xây dựng với Remix, cùng giải pháp hosting toàn cầu Oxygen.
Trước đây, các nhà phát triển xây dựng website Shopify bằng cách sử dụng ngôn ngữ template (templating language) của nền tảng này có tên là Liquid, nhưng thường gặp phải một số hạn chế liên quan đến hiệu suất website. Vì thế, để đảm bảo hiệu suất website cho các cửa hàng thương mại không đầu, doanh nghiệp Shopify cần một giải pháp chuyên biệt.
Thông thường, những doanh nghiệp triển khai dự án Headless trên Shopify Plus đều sẽ chọn framework React thay vì Liquid vì xét ở khía cạnh kỹ thuật React tối ưu hơn. Ngoài ra, những cửa hàng headless trên Shopify Plus cũng nâng cao hơn, linh hoạt tùy chỉnh và mở rộng hơn các cửa hàng headless trên Shopify tiêu chuẩn.
Thế nên, Shopify đưa ra một giải pháp để cả doanh nghiệp Shopify Plus và Shopify tiêu chuẩn có thể xây dựng và phát triển website thương mại điện tử không đầu tối ưu nhất có thể. Do đó, giải pháp framework Hydrogen và hosting Oxygen đã ra đời.
Shopify Hydrogen là framework dựa trên React cho phép các nhà phát triển xây dựng trải nghiệm giao diện frontend Shopify độc đáo và hoàn toàn tùy chỉnh. Framework sẽ bao gồm tất cả cấu trúc, thành phần và công cụ được dựng sẵn mà các nhà phát triển cần để nhanh chóng xây dựng cửa hàng headless và mang đến trải nghiệm người dùng cá nhân hoá.
Shopify Oxygen là giải pháp hosting toàn cầu có thể lưu trữ nội dung tùy chỉnh – như cửa hàng Hydrogen – trực tiếp bên trong nền tảng Shopify. Trước đây, doanh nghiệp Shopify khi muốn phát triển Headless eCommerce đều phải dựa vào nhà cung cấp hosting bên thứ ba (ví dụ Netlify).
Trong khi đó, Oxygen được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng toàn cầu của Shopify với hơn 100 vị trí máy chủ được đặt khắp nơi trên thế giới. Cửa hàng Hydrogen nhờ vậy mà có thể tích hợp với hosting Oxygen một cách trực tiếp và liền mạch thông qua Storefront API, loại bỏ sự phụ thuộc vào nhà cung cấp bên thứ ba.
Quý 1 năm 2023, Shopify chính thức ra mắt Hydrogen v2 với điểm nhấn nằm ở công cụ phát triển web – Remix. Công cụ này được các nhà phát triển đánh giá là một trong những framework React tốt nhất hiện nay, chỉ sau Next.js. Theo đó, Shopify đã mua lại Remix và đặt để framework này là cốt lõi của giải pháp Shopify Hydrogen.
Lý giải đơn giản cho điều này là bởi Hydrogen v1 sau khi ra mắt một thời gian đã nhận nhiều đánh giá cho lỗ hổng liên quan đến hiệu suất website. Việc mua lại Remix là một phần trong nỗ lực cải thiện lỗ hổng đó và đưa đến sự ra đời của Hydrogen v2.
Mặc dù giữa hai framework – Remix và Next.js, các nhà phát triển dành sự yêu thích cho Next.js nhiều hơn bởi cấu trúc mở cho phép tự do tùy chỉnh, dẫn đến trải nghiệm nhà phát triển tốt hơn, nhưng lại không thể đảm bảo chất lượng đầu ra và hiệu suất website.
Trong khi đó, Remix với cấu trúc đóng, buộc các nhà phát triển phải lập trình theo khuôn mẫu của framework này. Việc này khá tương đồng với bản chất SaaS của Shopify – cung cấp một khuôn mẫu về phát triển web và buộc các nhà phát triển tuân thủ một số nguyên tắc nhất định trong quá trình triển khai.
Sự tuân thủ này giúp đảm bảo hiệu suất website và từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đáng kể. Vì thế, Remix chính là giải pháp hoàn hảo mà Shopify lựa chọn để lấp đầy lỗ hổng hiệu suất đang tồn tại của các cửa hàng Hydrogen nhằm tối ưu trải nghiệm thương mại điện tử của khách hàng.
Hydrogen là giải pháp mà Shopify đầu tư cho việc phát triển Headless eCommerce nên cũng có thể nói bất kỳ cửa hàng Shopify sử dụng framework Hydrogen và hosting Oxygen đều được xem là các cửa hàng Headless Shopify.
Kiến trúc Headless bấy lâu nay luôn được giới chuyên gia đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng sẽ phát triển không ngừng. Vì vậy, khi Shopify đưa React – thư viện JavaScript để xây dựng giao diện frontend – làm cốt lõi của giải pháp Hydrogen cho thấy tầm nhìn xa của nền tảng này vào tương lai của thương mại điện tử sẽ dựa trên xu hướng Headless.
Sự ra đời của Shopify Hydrogen nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử không đầu chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm đa kênh liền mạch. Vì thế, Shopify cung cấp khả năng tích hợp cửa hàng Hydrogen với đa dạng ứng dụng và nền tảng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, Rebuy (nâng cao trải nghiệm khách hàng), hay Sanity, Contentful, Builder.io (triển khai Headless CMS).
Tìm hiểu thêm về Headless CMS:
Tích hợp để nâng cấp cửa hàng Hydrogen
Nhiều doanh nghiệp chọn triển khai Headless eCommerce là bởi họ có toàn quyền kiểm soát quá trình phát triển giao diện frontend và không bị giới hạn bởi nền tảng lựa chọn. Shopify Hydrogen cũng cho phép doanh nghiệp xây dựng giao diện website headless hoàn toàn tùy chỉnh và thực hiện một số tích hợp cần thiết cho mục đích mở rộng.
Giải pháp Hydrogen giúp doanh nghiệp khai thác sức mạnh của Headless eCommerce nhưng vốn là một sáng kiến mang nặng tính kỹ thuật và không có trình thao tác kéo – thả dành cho người dùng không chuyên về kỹ thuật để truy cập vào và chỉnh sửa.
Vì thế quá trình xây dựng yêu cầu sự tham gia của các nhà phát triển có chuyên môn cao về lập trình cũng như sự hiểu biết nhất định về Hydrogen và Oxygen. Trường hợp này doanh nghiệp có hai lựa chọn: xây dựng đội ngũ nhà phát triển nội bộ hoặc là hợp tác với đơn vị có chuyên môn bên ngoài để nhanh chóng triển khai.
Vì dựa trên React framework nên Hydrogen chỉ có thể hỗ trợ các nhà phát triển xây dựng tuỳ chỉnh frontend, riêng chức năng CMS phía backend thì cần được kết nối vào để website thương mại điện tử không đầu hoạt động.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Hydrogen chỉ hỗ trợ kết nối với một số CMS nhất định như Sanity, Contentful, Builder.io còn lại doanh nghiệp phải tự mình kết nối.
Tương tự như với các CMS, Hydrogen hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp với các ứng dụng của nhà cung cấp bên thứ ba nhưng khá giới hạn. Hiện chỉ có 13 ứng dụng khả dụng để doanh nghiệp tích hợp vào cửa hàng Hydrogen của mình.
Trong nhiều năm triển khai Headless eCommerce cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia, SECOMM nhận thấy nhu cầu xây dựng website Headless với nền tảng Shopify ngày càng nhiều. Giờ đây doanh nghiệp đã có thêm sự lựa chọn: sử dụng tech stack của Shopify (Hydrogen và Oxygen) hoặc là xây dựng với tech stack dựa trên nhu cầu riêng của mình.
Điều đó góp phần khẳng định Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử linh hoạt nhất hiện nay với bước đi trước thời đại hướng đến trải nghiệm thương mại điện tử thế hệ mới.
Liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Khi các xu hướng thiết kế UI/UX mới xuất hiện, các nhà thiết kế phải luôn cập nhật để tạo ra các giao diện hấp dẫn và trực quan nhất cho doanh nghiệp. Bởi vì thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử là một bước quan trọng để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt và tăng cường hiệu quả kinh doanh trực tuyến.
Trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ về các xu hướng thiết kế UI/UX mới nhất cho năm 2023.
Giao diện người dùng (User Interface – UI) và Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) thường được xem như là hai khía cạnh không thể tách rời trong quá trình thiết kế giao diện cho bất kỳ sản phẩm/dịch vụ trên Internet, đặc biệt là website thương mại điện tử.
Trong đó, thiết kế giao diện người dùng là quá trình tạo ra các thành tố như nút kêu gọi hành động, thanh điều hướng, biểu đồ, hình ảnh dựa trên việc lựa chọn màu sắc, bố cục, font chữ, v.v nhằm tạo ra một giao diện trực quan, hấp dẫn và bắt mắt cho người dùng. Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp, thương hiệu tới người dùng.
Về trải nghiệm người dùng, đây là quá trình tạo ra trải nghiệm tổng thể cho người dùng khi tương tác với sản phẩm/dịch vụ. UX bao gồm việc đáp ứng nhu cầu dễ sử dụng và tiện ích của người dùng, lập kế hoạch và tổ chức thông tin, thiết kế quy trình tương tác và đánh giá hiệu quả dựa trên nghiên cứu về thói quen và hành vi của người dùng trên website thương mại điện tử.
Thiết kế UI/UX một cách chuyên nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra ấn tượng tốt hơn với người dùng khi truy cập vào website thương mại điện tử của thương hiệu. Với sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực thương mại điện tử, việc có được thiết kế UI/UX ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn riêng so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Thiết kế UI/UX đúng cách sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với người tiêu dùng. Ví dụ, tạo ra các nút chia sẻ trên mạng xã hội, đánh giá sản phẩm từ người dùng khác, công cụ tìm kiếm thông minh và tiện lợi giúp khách hàng được điều hướng nhanh đến sản phẩm, v.v.
Một thiết kế UI/UX chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin từ khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Bằng cách cung cấp thông tin bảo mật rõ ràng, chứng chỉ SSL và quy trình thanh toán an toàn, doanh nghiệp có thể tạo lòng tin cho khách hàng và giảm rủi ro mất thông tin cá nhân hay gian lận tài chính.
Đầu tư vào thiết kế UI/UX từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Bằng cách phân tích dữ liệu và phản hồi từ người dùng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và điều chỉnh giao diện để tăng cường trải nghiệm người dùng và hiệu suất kinh doanh.
Xem thêm: 10 xu hướng thương mại điện tử đáng chú ý nhất năm 2023
Mặc dù xu hướng thiết kế Dark Mode đã không còn mới đối với các nhà phát triển website nhưng đây vẫn là xu hướng hot trong năm 2023. Việc chuyển đổi giữa 2 chế độ sáng và tối sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng khi truy cập website thương mại điện tử của thương hiệu vì Dark Mode mang đến trải nghiệm lướt web thoải mái hơn đặc biệt là đối với những người dùng dành nhiều giờ trước màn hình. Ngoài ra, chế độ tối có thể giúp tiết kiệm pin trên thiết bị di động hoặc màn hình máy tính có trang bị màn hình OLED.
Xu hướng ứng dụng thiết kế 3D (3 Dimension – Không gian 3 chiều) đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thiết kế UI/UX. Các yếu tố 3D cung cấp chiều sâu và tính chân thực cho giao diện website, làm cho giao diện trở nên hấp dẫn và tăng tính tương tác với người truy cập web hơn.
Các nhà thiết kế UI/UX thường sử dụng các yếu tố 3D để tạo các thành tố trên website như nút CTA (Call to action – Kêu gọi hành động), icon, banner, nền hoặc sử dụng hoạt ảnh 3D cung cấp phản hồi, quy trình chuyển đổi để tạo trải nghiệm người dùng hấp dẫn hơn, mang lại cho người dùng kết nối trực quan.
Neomorphism là một xu hướng thiết kế kết hợp giữa skeuomorphism và thiết kế phẳng (flat design). Neomorphism tạo ra hiệu ứng 3D bằng cách sử dụng hiệu ứng bóng đổ và vùng sáng để tạo ra phong cách thanh lịch, hiện đại cho website. Tuy nhiên, các nhà thiết kế UI/UX phải cẩn thận để không lạm dụng neomorphic, vì nó có thể mang đến một giao diện lộn xộn, khó hiểu hoặc tạo ra hiệu ứng ngược lại với những gì doanh nghiệp kỳ vọng.
Modern Minimalism là xu hướng thiết kế UI/UX tập trung vào việc tạo ra giao diện đơn giản, trực quan, tối giản hóa các yếu tố không cần thiết và tập trung vào nội dung quan trọng. Phong cách này là sự kết hợp giữa sự tối giản và tính hiện đại, mang lại trải nghiệm tinh tế và thân thiện cho người dùng. Nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Modern Minimalism chính là phải vừa đơn giản vừa đẹp mắt, tinh tế, hiện đại và dễ sử dụng cho người dùng.
Dynamic Gradient là xu hướng thiết kế tạo ra hiệu ứng gradient thay đổi màu sắc dựa trên hành động của người dùng hoặc thời gian trong ngày. Dynamic Gradient có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa theo một cách tinh tế hơn cho người dùng. Khi ứng dụng Dynamic Gradient, các nhà thiết kế UI/UX phải đảm bảo rằng độ đậm – nhạt của màu sắc không quá áp đảo và không gây cản trở khả năng đọc cho người dùng.
Voice Interface là xu hướng trong thiết kế UI/UX nơi người dùng có thể tương tác với hệ thống website thương mại điện tử thông qua giọng nói thay vì sử dụng các giao thức truyền thống như bàn phím, chuột hoặc màn hình cảm ứng. Voice Interface sử dụng công nghệ nhận diện giọng nói để hiểu và đáp ứng các mệnh lệnh, yêu cầu hoặc truy vấn từ người dùng. Voice Interface trong thiết kế UI/UX tạo ra hình thức tương tác mới mẻ và tiện lợi cho người dùng, đồng thời mở ra nhiều khả năng trong việc tùy chỉnh trải nghiệm và cung cấp dịch vụ cá nhân hóa.
Micro-interactions là phong cách thiết kế các yếu tố nhỏ bao gồm hoạt ảnh được chèn ở những vị trí tinh vi, hiệu ứng âm thanh đặc biệt, hình ảnh phản hồi lại hành động hoặc giọng nói của người dùng, v.v nhằm tạo ra trải nghiệm thú vị, tăng tính tương tác trên website. Micro-interactions cũng có thể giúp hướng dẫn người dùng thông qua giao diện website một cách dễ dàng. Các nhà thiết kế UI/UX khi ứng dụng Micro-interactions cần đảm bảo rằng chúng không gây mất tập trung hoặc khó chịu cho người dùng.
Thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) đang trở nên ngày càng phổ biến trong cộng đồng thiết kế UI/UX, đặc biệt là trong các website thương mại điện tử liên quan đến lĩnh vực công nghệ, nội thất, mỹ phẩm, trò chơi, v.v.
AR cho phép người dùng tương tác với các sản phẩm/dịch vụ như trong “thế giới thực”, giúp xóa nhòa khoảng cách giữa mua hàng online và offline. Tuy nhiên, vì tính công nghệ khá cao nên đôi khi AR có thể gây khó khăn cho những khách hàng lớn tuổi hoặc không am hiểu về công nghệ. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng các yếu tố AR phải trực quan, dễ sử dụng.
Asymmetric Layouts là một xu hướng thiết kế UI/UX nơi các yếu tố và phần tử không được sắp xếp theo cấu trúc đối xứng truyền thống. Thay vào đó, các yếu tố được đặt theo cách không đối xứng và không đồng nhất, tạo ra một sự cân đối và sự khác biệt đáng chú ý trong thiết kế.
Điểm mạnh của Asymmetric Layouts là có thể thu hút sự chú ý của người dùng và tạo nên một trải nghiệm độc đáo bằng các hình ảnh, điểm nhấn vào nội dung quan trọng. Tuy nhiên, khi sử dụng Asymmetric Layouts, cần cân nhắc để đảm bảo rằng giao diện website thương mại điện tử vẫn thân thiện, dễ sử dụng và không làm mất đi tính thẩm mỹ.
Data Visualization là xu hướng thiết kế quá trình biểu diễn thông tin dữ liệu bằng các đồ thị, biểu đồ và hình ảnh để hiển thị rõ ràng và trực quan. Trong thiết kế UI/UX, Data Visualization được sử dụng để truyền tải các thông tin phức tạp thành hình ảnh hấp dẫn, giúp người dùng dễ dàng hiểu và tương tác với dữ liệu đó. Chính vì vậy nên khi thiết kế UI/UX với Data Visualization, cần chú ý đến việc chọn phương pháp biểu diễn dữ liệu phù hợp, sử dụng màu sắc và ký hiệu đồ họa hợp lý để truyền tải thông tin một cách rõ ràng và hấp dẫn.
Trên đây là top 10 xu hướng thiết kế UI/UX cho website thương mại điện tử, hy vọng rằng với các thông tin hữu ích của bài blog sẽ giúp doanh nghiệp chọn được phong cách thiết kế truyền được “hơi thở” của thương hiệu.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai thương mại điện tử toàn diện.
BigCommerce là một trong những nền tảng hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay bởi tính linh hoạt, thân thiện với người dùng, chi phí hợp lý cùng hàng loạt công cụ và tính năng được tích hợp sẵn, đáp ứng nhu cầu của mọi quy mô doanh nghiệp.
Bài viết dưới đây tập trung làm rõ định nghĩa về BigCommerce, tính năng, ưu nhược điểm nhằm giúp doanh nghiệp có thêm một gợi ý trong vô số các nền tảng để lựa chọn.
Được thành lập vào năm 2009, BigCommerce là nền tảng được thiết kế dễ sử dụng để hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và mọi trình độ kỹ thuật bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp. Trải qua nhiều năm phát triển, BigCommerce hiện là một trong những nền tảng giàu tính năng nhất, có sẵn mọi thứ mà doanh nghiệp cần để tạo website, tối ưu công cụ tìm kiếm, marketing, v.v với chi phí triển khai hợp lý.
Ngoài ra, BigCommerce được nhắc đến là một giải pháp thương mại điện tử SaaS, nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng và được nền tảng này hỗ trợ các vấn đề liên quan đến hosting, bảo trì, bảo mật hệ thống.
BigCommerce cung cấp 3 gói giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Standard, Plus, Pro) với mức giá dao động từ $29 đến $299/tháng và kèm theo những tính năng quan trọng. Ngoài ra, nền tảng cũng cung cấp gói giải pháp dành cho doanh nghiệp lớn (Enterprise) với mức giá tuỳ chỉnh theo nhu cầu triển khai.
Bảng dưới liệt kê những khác biệt trong chi phí sử dụng nền tảng của 4 gói giải pháp cùng một số yếu tố liên quan:
Dù tồn tại nhiều khác biệt song cả 4 gói đều bao gồm một số điểm chung như:
Một số tính năng cốt lõi của BigCommerce bao gồm trong cả 4 gói giải pháp như:
Những tính năng khả dụng của gói ‘Standard’ cũng là những tính năng chung của 4 gói giải pháp. Tuy nhiên một số tính năng nâng cao lại không bao gồm mà doanh nghiệp cần xem xét nâng cấp gói giải pháp để triển khai các tính năng nâng cao đó, cụ thể:
Bao gồm các tính năng của gói Standard và một số tính năng bổ sung:
Gói Pro sẽ bao gồm các tính năng của gói Plus và Standard cùng một số tính năng bổ sung:
Là gói cao cấp nhất dành riêng cho các doanh nghiệp quy mô lớn nên sẽ bao gồm tất cả tính năng của 3 gói trước và bổ sung một số tính năng nâng cao:
Mang đặc trưng của nền tảng SaaS, BigCommerce được thiết kế thân thiện hướng đến cả những người dùng chuyên và không chuyên về kỹ thuật. Nền tảng cung cấp đa dạng theme để doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng website và cung cấp nhiều công cụ để tiến hành các chiến dịch quảng bá.
So với các nền tảng SaaS khác, BigCommerce được đánh giá cao về khả năng cung cấp hàng loạt tính năng và công cụ cần thiết đã tích hợp sẵn vào trong các gói giải pháp. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì ít phụ thuộc vào các ứng dụng và plugin bên thứ ba, vốn đi kèm với chi phí bổ sung. Ngoài ra, các tính năng này đã được tối ưu để thúc đẩy hiệu suất hoạt động và đơn giản hoá trải nghiệm quản lý thương mại điện tử.
Ngoài ra, BigCommerce cung cấp cho người dùng ứng dụng di động BigCommerce để quản lý, theo dõi và cập nhật tình hình hoạt động của website thương mại điện tử thuận tiện hơn.
Nếu Shopify cung cấp các báo cáo, phân tích từ cơ bản đến nâng cao dựa trên gói giải pháp doanh nghiệp lựa chọn thì BigCommerce cung cấp cho doanh nghiệp báo cáo, phân tích chuyên nghiệp trong mọi gói giải pháp, bao gồm báo cáo khách hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo marketing, v.v. Trong trường hợp doanh nghiệp cần nhiều dữ liệu hơn thì BigCommerce có sẵn một thư viện app rộng lớn cho phép doanh nghiệp tích hợp với phần mềm bên thứ ba.
BigCommerce khác biệt với các đối thủ cạnh tranh ở chỗ tất cả gói giải pháp đều hỗ trợ tạo và quản lý nhiều cửa hàng. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp đang vận hành nhiều cửa hàng hoặc hoạt động trong nhiều phân khúc khác nhau (B2B, B2C, v.v).
Triển khai gói Standard, doanh nghiệp có thể tạo tối đa 3 cửa hàng, gói Plus và Pro lần lượt sẽ là 5 và 8 cửa hàng. Trong khi đó, với Shopify – một nền tảng SaaS hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp chỉ có thể tạo nhiều cửa hàng với gói giải pháp Shopify Plus với chi phí sử dụng từ $2,000/tháng.
Sử dụng BigCommerce, doanh nghiệp tiết kiệm khá nhiều chi phí như hosting, bảo trì, cập nhật, bảo mật vì đây là nhiệm vụ của BigCommerce. Dù doanh nghiệp chọn gói giải pháp gì thì nền tảng này cũng không thu phí giao dịch, cung cấp miễn phí không giới hạn băng thông, tệp lưu trữ và cho phép tạo thêm miễn phí không giới hạn tài khoản nhân viên.
Ngoài ra, nếu với Shopify, doanh nghiệp phải bỏ 1 khoản phí không nhỏ cho việc tích hợp app, tiện ích từ bên thứ 3 để vận hành hiệu quả hơn thì đối với BigCommerce, các tính năng quan trọng cần cho mỗi gói giải pháp đều đã được tích hợp sẵn nên sẽ tiết kiệm hơn nhiều.
Nếu so với các nền tảng SaaS khác như Shopify, Squarespace thì chi phí sử dụng nền tảng của BigCommerce có phần cao hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải trả phí này và phí sử dụng dịch vụ bên thứ ba (nếu có) hàng tháng mà lại không được sở hữu hay kiểm soát mã nguồn và dữ liệu. Trong khi đó, với các nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart thì doanh nghiệp sẽ trả hết phí sử dụng và phí tích hợp dịch vụ trong một lần duy nhất và được sở hữu lâu dài mã nguồn và dữ liệu hệ thống
Tương tự như mọi nền tảng thương mại điện tử SaaS trên thị trường, BigCommerce sẽ sở hữu, kiểm soát mã nguồn và dữ liệu của toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử.
Điều này có nghĩa toàn bộ dữ liệu thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ bị lock-in vào cơ sở dữ liệu của BigCommerce. Do đó, nếu doanh nghiệp có ý định chuyển đổi sang một nền tảng khác để sử dụng thì chỉ có thể truy xuất file CSV hoăc XML chứa một phần dữ liệu mà thôi.
Ngoài ra, giả sử BigCommerce đột nhiên tuyên bố dừng mọi hoạt động thì tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết, nhưng rủi ro này hiếm khi xảy ra.
Tại thời điểm viết bài, BigCommerce cung cấp cho người dùng 12 theme miễn phí và khoảng 180 theme trả phí. Con số này khá ít nếu so sánh với các nền tảng SaaS khác như Wix hay Squarespace.
Các theme miễn phí có giao diện khá hiện đại và chuyên nghiệp đủ để doanh nghiệp bắt đầu hành trình xây dựng website thương mại điện tử. Tuy nhiên, các theme lại khá giống nhau chỉ khác ở cách phối màu. Dù lý thuyết là 12 theme nhưng thực tế cho thấy chỉ có 5-6 theme để lựa chọn.
Đối với các theme trả phí, chi phí sẽ dao động trong $195 đến $395 và một số theme cũng có giao diện tương tự nhau.
Dù vậy, BigCommerce vẫn có 1 điểm cộng là tất cả các theme miễn phí và trả phí đều bắt mắt và có khả năng đáp ứng tốt, nghĩa là các theme này sẽ tự động điều chỉnh bố cục cho phù hợp với kích thước màn hình của các thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính để bàn, v.v
Trong nhiều năm triển khai thương mại điện tử cho nhiều khách hàng ở nhiều quốc gia, SECOMM nhận thấy nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng SaaS ngày càng nhiều – đặc biệt là BigCommerce.
Để tìm hiểu sâu hơn về BigCommerce cũng như cách để triển khai với nền tảng này, liên hệ hoặc gọi vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn miễn phí.
Dữ liệu đối với mọi quy mô doanh nghiệp thương mại điện tử là tài sản quý giá nhưng không dễ để quản lý và theo dõi. Do đó, sự xuất hiện của các phần mềm ERP như một giải pháp vượt trội, cho phép tích hợp tất cả dữ liệu kinh doanh về một cơ sở dữ liệu duy nhất để dễ truy cập, phân tích và kiểm soát.
Dù vậy, để khai thác triệt để khả năng của ERP, doanh nghiệp cần chọn phần mềm với các tính năng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Hiện nay có 6 phần mềm ERP hàng đầu được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng: Oracle Netsuite, Acumatica, Odoo, Sage x3, SAP S/4 HANA và Microsoft Dynamic 365.
ERP hay Enterprise Resource Planning là giải pháp phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ, phân tích và quản lý tất cả dữ liệu về hoạt động kinh doanh từ nhiều bộ phận nội bộ khác nhau trên một cơ sở dữ liệu duy nhất. Các dữ liệu này bao gồm:
Việc tích hợp phần mềm ERP vào hoạt động thương mại điện tử cho phép doanh nghiệp quản lý tập trung dữ liệu từ hoạt động bán hàng, marketing đa kênh từ website, mạng xã hội, thiết bị di động đến cửa hàng offline.
Phần mềm on-premise ERP hay ERP tại chỗ, được cài đặt và lưu trữ cục bộ trên máy chủ và cơ sở hạ tầng của chính doanh nghiệp. Sử dụng on-premise ERP, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý phần cứng, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, cập nhật và bảo trì phần mềm.
Phần mềm Cloud-based ERP hay ERP đám mây được cung cấp, lưu trữ và duy trì bởi nhà cung cấp bên thứ ba, giúp người dùng có thể truy cập từ xa trên bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet và còn được gọi là phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service – SaaS). Trong trường hợp này nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm quản lý cơ sở hạ tầng bao gồm máy chủ, lưu trữ, sao lưu dữ liệu, cập nhật, bảo trì phần mềm.
Phần mềm hybrid ERP hay còn gọi là ERP lai, là sự kết hợp của hai loại phần mềm on-premise và cloud-based ERP. Trong mô hình ERP lai, một số mô-đun nhất định của hệ thống ERP sẽ được lưu trữ dưới dạng on-premise (tại chỗ) trong khi những mô-đun khác được lưu trữ trên cloud (đám mây).
Điều này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ cả hai mô hình phần mềm. Ví dụ, đối với dữ liệu nhạy cảm hoặc mô-đun quan trọng, doanh nghiệp có thể lưu trữ tại chỗ để kiểm soát và tăng cường bảo mật còn dữ liệu hoặc mô-đun ít quan trọng hơn thì doanh nghiệp có thể lưu trữ trên đám mây để dễ dàng truy cập và phục vụ nhu cầu mở rộng trong tương lai.
Một trong những ưu điểm nổi trội của các phần mềm ERP là khả năng tích hợp theo thời gian thực tất cả các dữ liệu ở các phòng ban, hợp nhất thành một cơ sở dữ liệu duy nhất. Sự nhất quán giúp việc quản lý dữ liệu dễ dàng hơn đặc biệt khi dữ liệu mà doanh nghiệp thương mại điện tử thu thập hàng ngày là rất nhiều và phần lớn dữ liệu này liên quan đến hành vi mua hàng.
Do đó, khi tích hợp dữ liệu này với các dữ liệu kinh doanh còn lại, doanh nghiệp có thể tìm ra và áp dụng những cách thức độc đáo để:
Ví dụ: phần mềm ERP cung cấp báo cáo cho doanh nghiệp dữ liệu về sản phẩm bán chạy nhất, đơn hàng bị huỷ, danh sách khách hàng thường xuyên, tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng, lượt tương tác với các bài đăng trên mạng xã hội, v.v. Khi đó, doanh nghiệp có thể tổng hợp tất cả những dữ liệu này trên một cơ sở dữ liệu chung để dễ dàng nhìn ra bức tranh tổng thể về tình hình hiện tại và nhanh chóng đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp cho sự phát triển thương mại điện tử.
Bất kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào đang sử dụng nhiều kênh trong chiến lược bán hàng & marketing thì sẽ có nhu cầu xem xét doanh số bán hàng hay mức độ tương tác trên mỗi kênh để đo lường sự hiệu quả của các kênh đó.
Các phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp quản lý các kênh bán hàng trong cùng một lúc với cơ sở dữ liệu tập trung. Bằng cách phân tích dữ liệu ERP tích hợp được từ nhiều kênh khác nhau bao gồm mạng xã hội, website, ứng dụng di động, sàn thương mại điện tử, v.v, doanh nghiệp sẽ biết được tại sao một kênh bán hàng hoạt động tốt hơn những kênh còn lại và có thể xác định được chiến dịch marketing nào tạo chuyển đổi tốt, chiến dịch nào cần cải thiện.
Nếu dữ liệu kinh doanh không được tích hợp đầy đủ sẽ gây khó khăn để truy cập dữ liệu chính xác và cập nhật. Khi đó, doanh nghiệp có thể phải nhập nhiều dữ liệu theo cách thủ công, điều này có thể dẫn đến sai sót.
Mặt khác, sử dụng ERP có thể giúp doanh nghiệp thực hiện nhập dữ liệu một cách tự động với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngoài ra, phần mềm này còn hỗ trợ những quy trình tự động hoá khác như tự tạo hoá đơn, tự động hoá chiến dịch marketing, v.v. Việc này sẽ giải phóng doanh nghiệp khỏi các thao tác thủ công tẻ nhạt mà tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy doanh thu hơn.
Oracle NetSuite là một phần mềm ERP đám mây, cung cấp bộ giải pháp toàn diện để quản lý hoạt động kinh doanh. Phần mềm cho phép doanh nghiệp thương mại điện tử tự động hoá các chức năng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tài chính, quản lý tồn kho, v.v
Oracle NetSuite nổi bật với tính linh hoạt, khả năng mở rộng, phù hợp với mọi quy mô doanh nghiệp và ngành khác nhau, giúp tối ưu hoá quy trình kinh doanh thương mại điện tử cũng như cải thiện hiệu quả vận hành với báo cáo chi tiết theo thời gian thực thông qua một dashboard duy nhất.
Tính năng nổi bật của Oracle NetSuite:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Oracle Netsuite có thể bắt đầu từ $10,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Acumatica là một phần mềm ERP đám mây dành cho mọi quy mô doanh nghiệp và đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển nhanh chóng. Acumatica cung cấp các tuỳ chọn lưu trữ đám mây linh hoạt bao gồm đám mây công cộng (public cloud) và riêng tư (private cloud) để giữ cho dữ liệu của doanh nghiệp dễ truy cập và an toàn.
Tính năng nổi bật của Acumatica:
Ưu điểm
Nhược điểm
Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Acumatica có thể giao động từ $15,000 đến $40,000/năm. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Odoo là một phần mềm ERP mã nguồn mở theo dạng mô-đun có thể tùy chỉnh hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả các khía cạnh kinh doanh như quan hệ khách hàng (CRM), kế toán, quản lý tồn kho, v.v. Odoo cung cấp giải pháp tối ưu cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi quy mô.
Tính năng nổi bật của Odoo:
Odoo cung cấp bộ tính năng và mô-đun toàn diện từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp về vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử nhưng nổi bật với một số tính năng sau đây
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chi phí: Doanh nghiệp sẽ được miễn phí nếu chỉ sử dụng 1 mô-đun duy nhất và sẽ không giới hạn số lượng người dùng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sử dụng 2 mô-đun trở lên, mức giá lúc này sẽ được tính dựa trên:
Sage x3 là một giải pháp phần mềm hybrid ERP được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và lớn về việc quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh ở nhiều địa điểm hay nhiều quốc gia.
Tính năng nổi bật của Sage x3:
Sage x3 cung cấp bộ tính năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm hỗ trợ quy trình quản lý và vận hành kinh doanh nhưng nổi bật nhất là quản lý sản phẩm, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý tài chính
Ưu điểm
Nhược điểm
Chi phí: Chi phí ước tính để triển khai Sage ERP có thể bắt đầu từ $128,000. Tuy nhiên đây không phải là mức giá cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
SAP S/4 HANA (High-Performance Analytic Appliance) là phần mềm hybrid ERP hàng đầu dành cho các doanh nghiệp có quy mô lớn. SAP S/4 HANA được xem là giải pháp ERP toàn diện thế hệ mới của SAP ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, được thiết kế để tối ưu vượt trội quy trình kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng ngành, hỗ trợ quá trình ra quyết định. Phần mềm cung cấp các giải pháp về quản lý tài chính, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý bán hàng, quản lý quan hệ khách hàng, v.v.
Tính năng nổi bật của SAP S/4 HANA
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chi phí:
Bảng giá của SAP S/4 HANA không được công bố nhưng doanh nghiệp có 30 ngày dùng thử miễn phí nhưng một số tính năng sẽ bị hạn chế.
Phần mềm Microsoft Dynamic 365 được xem là giải pháp hybrid ERP vượt trội dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuỳ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà hệ thống ERP có thể được tích hợp với nhiều ứng dụng khác của Microsoft để tối ưu quản lý các khía cạnh của quy trình kinh doanh như quản lý bán hàng, tồn kho, tài chính, v.v. Microsoft Dynamic 365 có thể cung cấp khả năng hỗ trợ tốt đối với nhiều ngành như sản xuất, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thương mại điện tử, v.v.
Tính năng vượt trội:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Chi phí:
Doanh nghiệp có 30 ngày trải nghiệm Microsoft Dynamic 365 miễn phí. Tuỳ vào mô-đun, phần mềm sẽ cung cấp 2 loại giá bao gồm:
Giá Subsequent chỉ áp dụng cho cá nhân người dùng được cấp phép sử dụng ứng dụng đầu tiên (Subsequent pricing is only applied for the individual licensed for the first app)
Ví dụ: ở mô-đun quản lý tài chính
Thông tin chi tiết về giá cho các mô-đun khác, doanh nghiệp tham khảo tại trang pricing của Microsoft Dynamic 365
Trên đây là tổng hợp 6 phần mềm ERP thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp quy mô lớn với các tính năng nổi bật cùng ưu nhược điểm riêng của từng phần mềm.
Để tìm hiểu sâu hơn về ERP cũng như chọn được phần mềm phù hợp nhất với nhu cầu doanh nghiệp, liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) để được tư vấn và triển khai ERP miễn phí.
Hiện nay, các phần mềm ERP đóng vai trò quan trọng đối với quá trình quản lý và vận hành hiệu quả hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, Odoo ERP là phần mềm quản lý được thiết lập sẵn để doanh nghiệp dễ dàng tải về và sử dụng với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như quản lý bán hàng, marketing, tồn kho, chăm sóc khách hàng, v.v.
Bài viết dưới đây tập trung làm rõ khái niệm về Odoo ERP và ưu nhược điểm khi doanh nghiệp triển khai Odoo.
Odoo hay Odoo ERP, trước đây gọi là OpenERP là một phần mềm quản lý kinh doanh mã nguồn mở (open-source) được tích hợp đầy đủ và có thể tùy chỉnh, chuyên cung cấp giải pháp toàn diện để quản lý các khía cạnh khác nhau đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Một số giải pháp phải kể đến là quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý dự án, sản xuất, quản lý tồn kho, kế toán, quản lý nguồn nhân lực, quản lý dịch vụ khách hàng và nhiều ứng dụng khác.
Do đó, Odoo có thể đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp ở mọi quy mô và ngân sách trong tất cả các ngành.
Phần mềm Odoo có rất nhiều phiên bản khác nhau với phiên bản mới nhất là Odoo 16, riêng Odoo 17 có thể sẽ được phát hành vào cuối năm 2023.
Đối với phiên bản 16, đội ngũ phát triển thêm nhiều tính năng và công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả hơn đồng thời tập trung cải tiến hàng loạt các tính năng hiện có. Odoo 16 được tự hào là phiên bản nhanh nhất, bắt mắt nhất và trực quan nhất.
Phần mềm quản lý Odoo còn có 2 ấn bản chính mà mọi doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ trước khi triển khai.
Đây là bản Odoo miễn phí để người dùng tải xuống và sử dụng. Bản Community của Odoo cung cấp nhiều tính năng và mô-đun hỗ trợ hoạt động kinh doanh thiết yếu như quản lý bán hàng, marketing, quản lý khách hàng, quản lý tồn kho, kế toán v.v.
Đây là bản trả phí cao cấp của Odoo và có nhiều phiên bản Odoo Enterprise dành cho các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Bản Enterprise chuyên cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng và mô-đun nâng cao giúp tối ưu hoá quy trình vận hành. Giá của Odoo Enterprise được tính dựa trên 5 yếu tố bao gồm số lượng người dùng, số lượng apps sử dụng, loại hosting, dịch vụ triển khai và tích hợp với hệ thống bên thứ ba.
Giao diện của Odoo được thiết kế đơn giản và trực quan cùng các mô-đun được sắp xếp hợp lý và khoa học. Vì thế, bất cứ người dùng mới nào khi vừa bắt đầu sử dụng phần mềm đều sẽ không mất quá nhiều thời gian để trở nên thành thạo.
Odoo có hệ thống tính năng và mô-đun khổng lồ từ cơ bản đến nâng cao đáp ứng mọi nhu cầu về quản lý và vận hành kinh doanh hiệu quả từ quản lý bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng, kế toán đến quản lý tồn kho, sản xuất. Khi bắt đầu triển khai Odoo, doanh nghiệp có thể sử dụng bản Community (miễn phí) trước, sau đó chuyển sang bản Enterprise (trả phí) nhằm tận dụng hết những tính năng, mô-đun, dịch vụ và cải tiến từ cơ bản đến nâng cao.
Trước đây, doanh nghiệp thường lưu trữ thông tin và dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của từng bộ phận, gây khó khăn cho nhu cầu truy cập và trao đổi thông tin giữa các bộ phận. Với Odoo, ngoài việc cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều mô-đun cần thiết để quản lý và vận hành thì còn hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và lưu trữ dữ liệu của tất cả bộ phận trong một cơ sở dữ liệu duy nhất nhằm quản lý, theo dõi nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Bên cạnh lưu trữ và tích hợp thì khả năng hiển thị đầy đủ thông tin cũng là một lợi thế khác của Odoo. Ví dụ, việc hiển thị đầy đủ và chi tiết giúp doanh nghiệp kiểm soát mức độ tồn kho sản phẩm theo ngày hoặc hàng tháng, bao gồm cả các lô hàng trong tương lai chưa được ghi nhận.
Hoặc, doanh nghiệp sẽ kiểm soát tốt hơn vốn lưu động khi biết được công ty đang ở mức độ tồn kho như thế nào. Ngoài ra, sự khả dụng của tất cả thông tin trên một cơ sở dữ liệu thúc đẩy sự cộng tác và hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp. Khi đó, quy trình làm việc sẽ trở nên tốt hơn và doanh nghiệp dễ dàng theo dõi quy trình liên bộ phận hiệu quả.
Lợi thế khác của phần mềm Odoo nằm ở khả năng tuỳ chỉnh. Odoo cho phép người dùng tuỳ chỉnh phần mềm theo yêu cầu mà không cần viết lại code. Nhờ giao diện trực quan, dễ sử dụng nên đối với những người dùng không có kỹ năng lập trình cao cũng có thể thực hiện.
So với các ERP khác thì chi phí sử dụng Odoo khá hợp lý. Đối với nhu cầu chỉ sử dụng 1 chức năng, doanh nghiệp không cần trả phí cho Odoo và được sử dụng lâu dài. Tuy nhiên từ 2 chức năng trở lên doanh nghiệp sẽ có 15 ngày dùng thử và sau đó mức phí cũng không quá cao.
Chi phí sẽ tiếp tục tăng nếu doanh nghiệp có nhu cầu tuỳ chỉnh và lập trình thêm các mô-đun phù hợp với định hướng kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ nội bộ để thực hiện thì chi phí phát triển này sẽ được lượt bỏ. Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn về Odoo.
Do nguồn lực hạn chế nhưng lượng người dùng quá lớn, Odoo không thể cung cấp hỗ trợ khách hàng tốt cho mọi khách hàng. Một số khách hàng đã không hài lòng vì vấn đề của họ không được giải quyết triệt để ngay trong lần hỗ trợ đầu tiên. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo Odoo khá đắt nên việc xây dựng một đội ngũ chuyên hỗ trợ Odoo là bất khả thi đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Tương tự như các phần mềm ERP khác hiện nay, Odoo có cấu trúc khiến việc thiết lập trở nên khó khăn đối với những doanh nghiệp mới triển khai lần đầu. Điều này làm mất thời gian và công sức để xử lý các vấn đề liên quan đến thiết lập.
Odoo cung cấp sẵn nhiều chức năng nhưng là một ERP cho mọi mô hình kinh doanh trên toàn thế giới nên để ứng dụng Odoo vào một loại hình kinh doanh hay một quốc gia cụ thể đều cần phải tùy chỉnh.
Odoo cung cấp các tùy chọn tùy chỉnh nhưng đối với nhu cầu tùy chỉnh đặc thù hoặc phức tạp có thể yêu cầu các nhà phát triển có kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật cao. Điều này có thể phát sinh thêm chi phí tùy chỉnh và bảo trì tổng thể.
Dù Odoo có thể đáp ứng nhu cầu triển khai của nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau nhưng hiệu suất và khả năng mở rộng của phần mềm này có thể khiến các doanh nghiệp lớn với khối lượng giao dịch cao cần nhắc nhiều. Vì thế các doanh nghiệp nên lên kế hoạch phát triển, xem xét yếu tố mở rộng trước khi lựa chọn để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
Với nhiều năm triển khai thương mại điện tử và tích hợp nhiều hệ thống ERP cho nhiều doanh nghiệp trên toàn cầu, SECOMM thấu hiểu những khó khăn khi doanh nghiệp triển khai hệ thống Odoo ERP
Liên hệ SECOMM hoặc gọi Hotline (02871089908) ngay để được tư vấn triển khai Odoo.
Shopify Plus là nền tảng dành cho những doanh nghiệp thương mại điện tử có sức tăng trưởng cao. Trong nhiều năm qua, Shopify Plus luôn là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như GymShark, Fashion Nova, Kylie Cosmetics, v.v. Lý do là bởi Shopify Plus thành công khi cung cấp những tính năng vượt trội giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng sự hiệu quả của hoạt động bán hàng, marketing.
Dưới đây là 6 tính năng Shopify Plus hữu ích cho các thương hiệu lớn.
Xem thêm: 10 Thương Mại Điện Tử Shopify Plus Thành Công Nhất
Đối với các nhà bán lẻ hướng đến việc bán hàng cho các thị trường quốc tế thì Shopify Plus là nền tảng phù hợp. Tính năng đa cửa hàng của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tạo thêm đến 9 cửa hàng tại 20 địa điểm khác nhau ngoài cửa hàng chính để theo dõi tồn kho và thực hiện đơn hàng.
Mỗi cửa hàng sẽ có tên miền, thiết kế, sản phẩm và dữ liệu khách hàng riêng nhưng đều có thể quản lý từ một tài khoản Shopify Plus. Điều này nghĩa là doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các cửa hàng và quản lý tất cả từ một dashboard duy nhất.
Shopify Plus không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp mà còn hỗ trợ tốt việc triển khai Omnichannel. Shopify Plus cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm đồng nhất giữa các kênh bao gồm website, ứng dụng di động, sàn TMĐT, mạng xã hội và cửa hàng offline.
Tính năng Shopify POS giúp tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch từ online đến offline. Doanh nghiệp có thể sử dụng Shopify POS để theo dõi đơn hàng và tồn kho tại các địa điểm bán lẻ, cửa hàng trực tuyến và các kênh bán hàng đang hoạt động khác.
Để hoạt động thương mại điện tử trở nên hiệu quả, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp một số công cụ giúp tự động hoá những tác vụ hàng ngày vốn tốn kém nhiều thời gian và năng lượng.
Shopify Flow là giải pháp tự động hoá thương mại điện tử vượt trội và được Shopify khuyến khích sử dụng đối với các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus. Shopify Flow sẽ giúp doanh nghiệp xử lý các tác vụ lặp lại như quản lý hàng tồn kho, ngăn chặn gian lận, thiết lập loyalty program, và quản lý fulfillment một cách nhanh chóng và tự động để doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào công việc kinh doanh.
Với Flow, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình tự động hoá thương mại điện tử tuỳ chỉnh nhanh chóng bằng các khối xây dựng không cần lập trình là trigger (yếu tố kích hoạt), condition (điều kiện) và action (hành động).
Ví dụ, quy trình tự động thêm khách hàng vào chương trình loyalty có thể diễn ra như sau:
Công cụ LaunchPad của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp thiết lập và tự động hoá các quy trình cần có để tổ chức các sự kiện khuyến mãi hoặc flash sales và ra mắt sản phẩm mới.
Sử dụng LaunchPad, doanh nghiệp có thể:
Nếu các doanh nghiệp với các gói Shopify tiêu chuẩn phải sử dụng các apps hoặc giải pháp thay thế để tối ưu chuyển đổi và thúc đẩy doanh số bán hàng thì các doanh nghiệp triển khai Shopify Plus đã có Shopify Script.
Đây là tính năng chỉ dành cho các nhà bán hàng Shopify Plus, cho phép cung cấp trải nghiệm khách hàng được cá nhân hoá tại giỏ hàng và khi thanh toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng ứng dụng Script Editor để tăng sự kiểm soát đối với cách khách hàng tương tác với website thương mại điện tử bằng cách tạo các ưu đãi và giảm giá đặc biệt, thêm sản phẩm up-sell, cross-sell cũng như tuỳ chỉnh trải nghiệm thanh toán.
Với mức độ tự chủ cao mà Shopify Script mang đến, doanh nghiệp có thể tự do thử nghiệm để mang đến trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
Có ba loại script mà doanh nghiệp có thể thử nghiệm bao gồm:
Một số mẫu Script có thể tham khảo để tùy chỉnh:
Shopify Plus đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật trực tuyến đồng thời các doanh nghiệp Shopify Plus đều có chứng chỉ SSL, được dùng để mã hoá thông tin nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin thẻ tín dụng.
Ngoài ra, Shopify Plus còn cung cấp xác thực hai yếu tố và tính năng khôi phục tài khoản giúp bảo vệ website trước các truy cập trái phép.
Đặc biệt, doanh nghiệp có thể nhận được chứng chỉ Extended Validation SSL – mức bảo vệ cao nhất hiện có của Shopify Plus. Khi đó, ổ khóa màu xanh lá cây sẽ hiển thị trên thanh địa chỉ của trình duyệt giúp khách hàng biết rằng website của doanh nghiệp an toàn khi sử dụng.
Shopify Plus còn cung cấp công cụ phân tích gian lận, cho phép doanh nghiệp giám sát trang web nhằm phát hiện hoạt động bất thường. Ví dụ, khi phát hiện bất kỳ đơn đặt hàng gian lận nào, công cụ sẽ gắn cờ để doanh nghiệp quyết định huỷ hoặc thực hiện đơn hàng.
Shopify Plus cung cấp một loạt các tính năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử B2B, bao gồm:
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thiết lập kênh bán sỉ (wholesale) để bán cho khách hàng có nhu cầu mua số lượng lớn.
Trên đây là 6 tính năng Shopify Plus vượt trội nhất mà các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động kinh doanh cũng như mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến Hotline (02871089908) để được tư vấn miễn phí giải pháp
Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp quy mô từ vừa đến lớn và đang phát triển nhanh chóng cân nhắc lựa chọn là Shopify Plus và Adobe Commerce. Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn sử dụng để xây dựng website thương mại điện tử nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Shopify Plus và Adobe Commerce đều tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý.
Adobe Commerce với tên gọi trước đây là Magento Commerce là một nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn. Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:
Cả hai lựa chọn mang đến cho doanh nghiệp cơ hội phát triển và tùy chỉnh website không giới hạn và đều là phiên bản trả phí. Điểm khác biệt đó là Adobe Commerce on-premise không cung cấp hosting còn phiên bản on-cloud thì có. Hơn nữa, on-cloud có hỗ trợ tự động cập nhật ở mức độ nhất định nên chi phí sử dụng sẽ cao hơn so với on-premise. Vì vậy, tùy vào nhu cầu triển khai, doanh nghiệp sẽ có lựa chọn phù hợp.
Ngoài ra còn có Magento Open Source – phiên bản miễn phí với nhiều tính năng vượt trội.
Đây được xem là phiên bản nâng cấp của các gói Shopify tiêu chuẩn được tạo ra dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến lớn với tốc độ tăng trưởng nhanh. Mang bản chất của nền tảng SaaS nên Shopify Plus được thiết kế dễ sử dụng, thân thiện với người dùng nên những doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai.
Xem thêm: Ưu Nhược Điểm Của Shopify Plus
Adobe Commerce là một nền tảng mã nguồn mở, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
Shopify Plus cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là nền tảng SaaS nên khả năng này của Shopify Plus không bằng Adobe Commerce.
Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với Shopify Plus, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn.
Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở mạnh mẽ của Adobe Commerce giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô, xử lý lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng tăng cao. Ngoài ra, Adobe Commerce còn cung cấp nhiều tính năng nâng cao hơn để quản lý danh mục sản phẩm, giá cả và khuyến mãi. Điều này đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp quy mô lớn.
Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với Shopify Plus nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật. Trong khi đó, Shopify Plus được biết đến là một nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai.
Khả năng hỗ trợ nhiều cửa hàng là yếu tố nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử quy mô lớn, vận hành ở nhiều nơi cân nhắc khi lựa chọn nền tảng.
Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp 9 cửa hàng bổ sung để theo dõi tồn kho cũng như fulfill đơn hàng ở nhiều địa điểm khác nhau dựa trên cửa hàng chính, nhưng số lượng địa điểm tối đa là 20. Điều này đồng nghĩa, doanh nghiệp phải quản lý riêng lẻ từng cửa hàng và Shopify Plus sẽ thu phí mỗi cửa hàng dựa trên doanh thu của từng cửa hàng.
Mặt khác, Adobe Commerce cho phép doanh nghiệp quản lý không giới hạn số lượng cửa hàng trên một bảng quản trị duy nhất (single admin panel). Doanh nghiệp có thể đồng bộ tồn kho và chia sẻ danh mục sản phẩm giữa các cửa hàng.
Ngoài ra, nền tảng cũng cho phép doanh nghiệp tự do thực hiện các thay đổi ở các cấp độ khác nhau. Doanh nghiệp có thể thiết lập phạm vi để quản lý các thuộc tính sản phẩm ở giới hạn địa phương hay toàn cầu. Chính những điều trên mà Adobe Commerce thường là sự lựa chọn của các tập đoàn đa thương hiệu, đa quốc gia, các nhà bán hàng B2B, B2C toàn cầu.
Vì vậy, sự lựa chọn giữa Shopify Plus và Adobe Commerce cho yếu tố hỗ trợ đa cửa hàng sẽ tuỳ vào mô hình hoạt động, quy mô doanh nghiệp và nhu cầu bổ sung mở rộng cụ thể của từng doanh nghiệp.
Adobe Commerce cung cấp cho doanh nghiệp hai tuỳ chọn chính để triển khai Omnichannel:
Tương tự, Shopify Plus cũng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai Omnichannel trên nhiều kênh. Một trong những tính năng nổi bật của Shopify Plus là hệ thống điểm bán hàng mạnh mẽ, Shopify POS (Điểm bán hàng), hỗ trợ tích hợp các điểm bán hàng một cách liền mạch trên nhiều kênh từ online đến offline.
Nhìn chung, Shopify Plus phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa đến lớn có tốc độ phát triển nhanh chóng và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cao. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn cả Shopify Plus.
Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp đến số hotline (02871089908) để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Năm 2021, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD. Điều này cho thấy ngành công nghiệp tỷ đô này đang phát triển rất mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khi có quá nhiều sự cạnh tranh trên thị trường thì các chủ doanh nghiệp buộc phải tìm cách để doanh nghiệp của mình trở nên nổi bật và kết nối với khách hàng.
Một trong những cách hiệu quả là triển khai chiến lược Omnichannel eCommerce. Đây là một phương pháp tiếp thị nhằm cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất trên nhiều kênh.
Thuật ngữ này dễ bị nhầm lẫn với Multichannel eCommerce – nơi thương hiệu bán hàng trên nhiều kênh nhưng cung cấp trải nghiệm khách hàng khác nhau ở mỗi kênh. Dù khách hàng có thể mua sắm trên mạng xã hội, website thương mại điện tử, cửa hàng offline, v.v nhưng trải nghiệm của họ giữa các kênh này sẽ không liền mạch.
Ngoài ra còn có hình thức Single-channel eCommerce nghĩa là thương hiệu chỉ sử dụng một kênh để bán hàng.
Các nhà bán lẻ trên thế giới đều có thể nhận thức được tiềm năng và tầm ảnh hưởng của Omnichannel eCommerce đối với hoạt động kinh doanh của họ. Theo Report Linker, thị trường của các nền tảng thương mại đa kênh bán lẻ đã đạt 5 tỷ USD vào năm 2020 và được dự đoán sẽ đạt 14,5 tỷ USD vào năm 2027.
Các nhà phân tích và chuyên gia cũng nhấn mạnh Omnichannel chính là tương lai của thương mại điện tử và là cách tốt nhất để thu hút khách hàng và mang đến họ giá trị đích thực.
Dưới đây là 6 tips để doanh nghiệp xây dựng thành công chiến lược Omnichannel eCommerce.
Tip đầu tiên, dù xây dựng bất kỳ chiến lược kinh doanh nào, doanh nghiệp đều phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, hành vi mua sắm của họ như thế nào. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách thu nhập các dữ liệu liên quan đến thông tin nhân khẩu học, lịch sử và hành vi mua hàng, v.v từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm website thương mại điện tử, các nền tảng xã hội và cửa hàng offline, v.v.
Sau đó, doanh nghiệp sẽ phân tích hành vi khách hàng, xem cách họ tương tác với thương hiệu trên các kênh khác nhau và tiến hành vẽ chân dung khách hàng. Điều này giúp tìm ra cách tiếp cận hiệu quả với từng phân khúc khách hàng và tạo thông điệp cho từng kênh.
Ví dụ: sau khi cân nhắc doanh nghiệp nhận thấy một phần đáng kể khách hàng của mình thích mua sắm trên thiết bị di động, khi đó doanh nghiệp có thể tối ưu các chiến dịch marketing phù hợp với các thiết bị di động song song với cải thiện website để thu hút khách hàng nhiều hơn. Hoặc doanh nghiệp có thể đầu tư hơn vào xây dựng ứng dụng di động nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng và thúc đẩy chuyển đổi.
Tip thứ 2 là vẽ bản đồ về hành trình của khách hàng để hình dung trực quan quá trình mà một khách hàng tiềm năng trải qua khi tương tác với thương hiệu, giúp thương hiệu hiểu rõ nhu cầu, động cơ mua hàng của họ, v.v.
Khi phát triển chiến lược Omnichannel eCommerce, việc lập bản đồ hành trình khách hàng giúp doanh nghiệp chủ động cung cấp lộ trình trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa trên các kênh. Điều đó giúp tăng khả năng bán chéo, bán thêm, tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
Có 5 giai đoạn thường thấy trong hành trình khách hàng: Nhận thức (Awareness), Quan tâm (Interest), Mua hàng (Purchase), Giữ chân (Retention), Ủng hộ (Advocacy)
Dưới đây là những bước cơ bản để tạo bản đồ hành trình khách hàng:
Tip thứ 3, doanh nghiệp cần một thông điệp và hình ảnh thương hiệu đồng nhất cho các kênh. Điều này đòi hỏi việc xác định và hiểu rõ giá trị thương hiệu, tầm nhìn và sứ mệnh thì mới có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh. Chẳng hạn như việc sử dụng các yếu tố như màu sắc, phông chữ, v.v cũng cần đồng nhất để khách hàng dễ dàng nhớ đến thương hiệu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đào tạo đội ngũ nhân sự về thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhằm đảm bảo họ hiểu và truyền đạt đúng thông điệp trên tất cả các kênh.
Việc phát triển thông điệp và hình ảnh thương hiệu nhất quán trên tất cả các kênh giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng và hơn hết là đảm bảo trải nghiệm khách hàng liền mạch.
Tip thứ 4, thêm mạng xã hội vào chiến lược Omnichannel eCommerce và chú trọng tương tác với khách hàng trên các trang mạng xã hội nhiều hơn bên cạnh những kênh marketing hiệu quả khác. Với hơn 3.6 tỷ người dùng mạng xã hội trên thế giới thì việc xây dựng sự hiện diện thương hiệu trên các nền tảng xã hội không còn là sự lựa chọn mà là điều bắt buộc phải làm vì đây là cách hiệu quả để thương hiệu và khách hàng kết nối với nhau.
Ở Việt Nam, các mạng xã hội phổ biến nhất bao gồm Facebook, TikTok, Instagram và Youtube. Còn trên phạm vi toàn cầu, Statista đã thống kê những nền tảng xã hội phổ biến nhất với lượng người dùng tính đến tháng 1/2023.
Doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội để chăm sóc khách hàng bằng cách trả lời các câu hỏi và giải quyết các thắc mắc qua tin nhắn hoặc qua tương tác trên news feed theo cách vui vẻ và gần gũi. Ngoài ra, mạng xã hội là nơi lý tưởng để đưa thông điệp và tiếng nói của thương hiệu đến nhanh hơn và gần hơn với khách hàng, từ đó thúc đẩy nhận thức về thương hiệu.
Doanh nghiệp có thể tự lên ý tưởng và nội dung truyền đạt hoặc hợp tác với các Influencers. Đặc biệt, để phối hợp chặt chẽ giữa mạng xã hội và các kênh khác trong chiến lược Omnichannel eCommerce, doanh nghiệp có thể, ví dụ, kêu gọi người dùng like, comment, share bài post để nhận được những mã giảm giá hấp dẫn khi mua hàng trên website hoặc cửa hàng offline.
Tip thứ 5, đối với trải nghiệm đa kênh, doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng có thể mua sắm ở bất kỳ kênh nào họ tương tác như website, sàn thương mại điện tử, nền tảng xã hội, cửa hàng offline, v.v. Ngoài ra, với sự lên ngôi của xu hướng mua sắm trên thiết bị di động (mobile commerce), doanh nghiệp cần tối ưu website thân thiện và đáp ứng nhanh trên thiết bị di động cũng như tối ưu ứng dụng di động để dễ sử dụng và điều hướng.
Vì Omnichannel eCommerce chú trọng vào tính đồng nhất trải nghiệm giữa tất cả các kênh, nên bên cạnh nội dung đăng tải thì thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin đăng nhập, thông tin thanh toán và giỏ hàng ở các kênh cũng cần được đồng nhất.
Điều này giúp khách hàng di chuyển dễ dàng và liền mạch giữa các kênh và thiết bị mà vẫn giữ nguyên các mặt hàng trong giỏ hàng hoặc không phải mất thời gian để đăng nhập hay điền lại thông tin thanh toán.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể sử dụng phân tích dữ liệu để cá nhân hoá các đề xuất sản phẩm cho từng khách hàng, hiển thị các sản phẩm liên quan hoặc bổ sung dựa trên hành vi và lịch sử mua hàng trên các kênh để tăng cơ hội bán chéo (cross-sell) và bán thêm (up-sell).
Tip thứ 6 chính là đo lường và phân tích kết quả của chiến lược. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu như Google Analytics, Google Tag Manager, Facebook Pixel, v.v để kiểm tra, theo dõi và phân tích hành vi khách hàng ở tất cả các kênh.
Điều này giúp doanh nghiệp xác định những kênh nào đem về nhiều nhất về lưu lượng truy cập, mức độ tương tác, doanh số bán hàng và tìm ra những vấn đề cần cải thiện. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập đánh giá và phản hồi của khách hàng để cải thiện và tối ưu chiến lược Omnichannel eCommerce.
Việc đo lường, đánh giá và thu thập phản hồi của khách hàng nên được thực hiện thường xuyên để có được những điều chỉnh phù hợp nhằm đem lại kết quả như kỳ vọng.
Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn xây dựng chiến lược Omnichannel eCommerce.
Những khách hàng trung thành đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Vì thế, doanh nghiệp cần tập trung củng cố mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy việc mua hàng lặp lại. Trong vô số cách thức có thể kể đến, xây dựng và khuyến khích khách hàng tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program) là một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là quy trình xây dựng và triển khai thành công eCommerce Loyalty Program.
Xem thêm: Đi Tìm Ý Nghĩa Của Loyalty Program Trong Thương Mại Điện Tử
Bước đầu tiên của quy trình là thiết lập mục tiêu của loyalty program bao gồm việc xác định mục tiêu cần đạt được với chương trình khách hàng thân thiết, chẳng hạn như tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, khuyến khích mua hàng lặp lại, thu hút khách hàng mới hay tăng giá trị vòng đời của khách hàng, v.v. Tuy nhiên, các mục tiêu này phải phù hợp với định hướng phát triển và mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định rõ đối tượng mục tiêu mà chương trình khách hàng thân thiết sẽ hướng đến bằng cách phân tích các đặc điểm về nhân khẩu học, tâm lý đối tượng mục tiêu nhằm thiết kế loyalty program phù hợp, đáp ứng đúng nhu cầu của họ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể nghiên cứu các chương trình khách hàng thân thiết của đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh điểm yếu và từ đó sáng tạo loyalty program của riêng mình nhằm tạo sự khác biệt và mang đến những giá trị độc đáo cho khách hàng.
Hiện nay có đa dạng chương trình khách hàng thân thiết khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là Chương trình tích điểm, Chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc và Chương trình đăng ký thành viên.
Đây là chương trình giúp khách hàng nhận điểm trong mỗi lần mua hàng hoặc thực hiện một số hành động cụ thể và tiến hành đổi ra phần thưởng khi đã tích lũy đủ số điểm quy định. Chương trình tích điểm rất phổ biến khi triển khai loyalty program trong thương mại điện tử vì doanh nghiệp có thể dễ dàng thiết lập và quản lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về giá trị của phần thưởng khách hàng sẽ nhận được cũng như thời gian đổi điểm nhận thưởng hợp lý đủ để tạo nên sức hấp dẫn của chương trình.
Dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc và nhận về phần thưởng và lợi ích có giá trị cao hơn. Điều này đòi hỏi khách hàng phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào hoạt động mua sắm và gắn kết với thương hiệu, nghĩa là khi chi tiêu càng nhiều thì lợi ích nhận được càng nhiều. Khi đó, mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu sẽ tăng.
Với chương trình này, để tham gia khách hàng sẽ phải đăng ký làm thành viên và phải trả phí theo tháng, theo quý hoặc theo năm tuỳ vào thể lệ của mỗi chương trình. Do tính chất của dạng chương trình này buộc khách hàng trả phí tham gia nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn những dạng chương trình khác.
Thông thường, các chương trình đăng ký thành viên sẽ có khoảng thời gian trải nghiệm thử để khách hàng quyết định có thật sự tham gia hay không và đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp thuyết phục khách hàng với giá trị mà họ sẽ nhận là hoàn toàn xứng đáng với số tiền chi ra.
Việc lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, nguồn lực cũng như định hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp
Sau khi đã đưa ra quyết định sẽ xây dựng dạng chương trình khách hàng thân thiết nào, doanh nghiệp sẽ tiến hành chọn phần thưởng phù hợp với dạng chương trình đó.
Với chương trình tích điểm thì ưu đãi giảm giá cho lần mua hàng tiếp theo, miễn phí vận chuyển, quà tặng miễn phí, ưu tiên hỗ trợ khách hàng, quyền tham gia sự kiện và cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm là những phần thưởng thường thấy trong dạng chương trình này.
Chương trình SHEIN Bonus Point là một dạng chương trình tích điểm điển hình, với $1 chi tiêu tương đương 1 điểm. Ngoài ra, khách hàng còn có thể tích lũy điểm thưởng bằng cách thực hiện một số hành động cụ thể như xác minh tài khoản, đánh giá sản phẩm, v.v. Khi đạt được số điểm quy định, khách hàng có thể quy đổi và nhận được ưu đãi giảm giá lên đến 70%.
Đối với dạng chương trình ưu đãi theo cấp bậc, các cấp bậc sẽ quyết định lợi ích tương đương mà khách hàng sẽ nhận và đòi hỏi sự nỗ lực để duy trì hoặc thăng bậc. Chính vì thế, phần thưởng sẽ được thiết kế mang nét đặc trưng của thương hiệu và cá nhân hoá cho từng khách hàng ở từng cấp bậc cụ thể. Điều này làm cho những nỗ lực của khách hàng trở nên xứng đáng.
Đơn cử như Aldo Crew – chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc của thương hiệu thời trang đình đám Aldo với 3 cấp bậc chính là Crew, Plus và VIP. Chương trình mang đến cho khách những ưu đãi hấp dẫn và mang tính cá nhân như mức giá đặc biệt, quà tặng miễn phí nhân ngày sinh nhật, giảm giá sinh nhật, giảm giá túi xách 20% khi mua giày dép, ưu đãi độc quyền và bất ngờ, chia sẻ tài khoản với bạn bè.
Các chương trình đăng ký thành viên đa phần được các doanh nghiệp lớn và nổi tiếng hàng đầu thế giới áp dụng vì sự uy tín, giá trị và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của họ khiến khách hàng tin tưởng và chi tiền để đăng ký tham gia. Phần thưởng của dạng chương trình này thiên về tính độc quyền, chỉ có tại thương hiệu và chỉ dành cho những khách hàng có đăng ký thành viên.
Ví dụ: Đối với những khách hàng đăng ký chương trình thành viên Walmart+ sẽ có được các ưu đãi về sản phẩm, chính sách vận chuyển, dịch vụ đổ xăng, xem phim mà những khách hàng không là thành viên không thể nhận được.
Tuỳ vào chương trình khách hàng thân thiết đã chọn, doanh nghiệp sẽ chọn phần thưởng phù hợp với cả khách hàng và doanh nghiệp. Thế nhưng doanh nghiệp cần cân nhắc chi phí của mỗi phần thưởng cũng như lợi ích mang đến cho doanh nghiệp trước khi áp dụng vào chương trình. Việc cung cấp các phần thưởng có giá trị có thể khuyến khích khách hàng tham gia và tương tác nhiều hơn với chương trình, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng và tăng giá trị trọn đời (Customer Lifetime Value) của khách hàng.
Doanh nghiệp sẽ cần một nền tảng phần mềm để thiết lập, quản lý chương trình khách hàng thân thiết, theo dõi hoạt động của khách hàng và phân phối phần thưởng. Để chọn được phần mềm phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố như tính dễ sử dụng, khả năng tích hợp với website thương mại điện tử và giá của phần mềm. Trên thị trường hiện này có nhiều loại phần mềm loyalty program rất phổ biến như Smile.io, Loyalty Lion, Yotpo, S Loyalty, v.v.
Đa số các phần mềm này đều có thể tích hợp dễ dàng và hoạt động hiệu quả với các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce, v.v.
Tiếp theo là xây dựng thể lệ của chương trình. Doanh nghiệp cần đảm bảo các quy tắc và điều kiện tham gia được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và dễ làm theo.
Ví dụ như chương trình dựa trên cấp bậc Sephora Beauty Insider cho khách hàng biết với mỗi dollar họ chi tiêu sẽ tương đương 1 điểm, đồng thời trình bày rõ điều kiện để tham gia và để thăng bậc.
Hay như chương trình Walmart+, khách hàng dễ dàng nhận ra lợi ích họ sẽ nhận được khi tham gia cũng như chi phí phải bỏ ra là $12.95/tháng sau khi đã trải nghiệm thử 30 ngày.
Ngoài ra, cách thức đăng ký tham gia cũng nên dễ thực hiện. Thông thường, các thương hiệu sẽ yêu cầu khách hàng đăng ký tài khoản trên website hoặc điền thông tin vào form đăng ký, thậm chí đơn giản hơn là chỉ cần đăng nhập bằng facebook là có thể tham gia. Những thao tác này rất dễ thực hiện và không mất quá nhiều thời gian.
Đơn cử như Sephora Beauty Insider, khách hàng có thể nhấn “join now”, điền form và tham gia chương trình ở cấp bậc Insider. Hoặc, nếu đã có tài khoản thì cần đăng nhập để xem điểm tích lũy cũng như cấp bậc của mình
Đối với chương trình Aldo Crew, khách hàng cần điền thông tin vào form đăng ký trên website hoặc đăng nhập bằng tài khoản Facebook để bắt đầu.
Bên cạnh việc chú ý đến sự rõ ràng và dễ hiểu của thể lệ chương trình, doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện đưa ra phải phù hợp để khách hàng có thể đạt được phần thưởng nhanh chóng và duy trì sức hấp dẫn cho chương trình, nhưng đồng thời cũng mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn như chương trình đăng ký thành viên Amazon Prime, công ty cung cấp cho khách hàng 30 ngày trải nghiệm thử và nhiều sự lựa chọn về giá. Trong đó đáng chú ý nhất là 2 gói trả theo tháng với $14.99/tháng và trả theo năm với $139/năm. Phần lớn tâm lý khách hàng sẽ chọn gói trả theo năm ($139) để tiết kiệm tiền và đây cũng là chủ ý của Amazon vì lợi nhuận họ thu về sẽ cao hơn.
Để bắt đầu triển khai chương trình khách hàng thân thiết, doanh nghiệp cần tích hợp chương trình vào website thương mại điện tử cũng như hiển thị số dư điểm và phần thưởng trên trang giỏ hàng.
Lấy Sephora làm ví dụ một lần nữa, trên trang profile của người dùng có hiển thị cấp bậc hiện tại của khách hàng cũng như số điểm hiện có.
Để triển khai thành công eCommerce loyalty program, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ hiểu về chương trình bao gồm điều kiện tham gia, cách tích điểm, phần thưởng, v.v. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ biết cách trả lời câu hỏi của khách hàng về chương trình và xử lý tốt các vấn đề có thể phát sinh. Công tác đào tạo phải được diễn ra thường xuyên vì chương trình khách hàng thân thiết có thể phát triển và thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường.
Bằng cách đào tạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể trang bị cho đội ngũ của mình kiến thức và sự tự tin để quảng bá và quản lý chương trình khách hàng. Điều này góp phần vào sự thành công của loyalty program.
Khi ra mắt loyalty program, doanh nghiệp cần đảm bảo chương trình được nhiều người biết đến vì thế thực hiện quảng bá là điều cần thiết. Để quảng bá chương trình một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần cân nhắc hiển thị chương trình nổi bật trên trang chủ và menu điều hướng của website thương mại điện tử. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện quảng bá trên mạng xã hội hoặc sử dụng email marketing với đồ hoạ bắt mắt và nội dung hấp dẫn.
Hoặc, doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Influencer Marketing để nâng cao nhận thức và mức độ tương tác với chương trình. Đặc biệt, kiểu marketing thường thấy trong các chương trình loyalty hiện nay là Referral Marketing — khuyến khích khách hàng giới thiệu thành viên mới cho chương trình để mở rộng tệp khách hàng.
Các chương trình như Sephora Beauty Insider, Amazon Prime, Walmart+, Aldo Crew, eBay Plus đều có chương trình giới thiệu. Khi ai đó bất kỳ đăng ký chương trình khách hàng thân thiết thông qua link giới thiệu thì cả người giới thiệu và người được giới thiệu sẽ nhận được khoảng bonus nhỏ từ $1-$10 hoặc được giảm giá cho lần mua hàng kế tiếp.
Khi đã triển khai loyalty program, doanh nghiệp cần theo dõi và đo lường kết quả của chương trình nhằm bảo đảm các mục tiêu đề ra đã đạt được và thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ số KPI như tỷ lệ giữ chân khách hàng, tỷ lệ mua hàng lặp lại hay giá trị đơn hàng trung bình của các thành viên so với khách hàng không phải thành viên. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích các phản hồi và đánh giá của khách hàng về mức độ hài lòng của họ đối với chương trình, từ đó tìm ra các vấn đề cần cải thiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần liên tục tương tác với khách hàng thành viên và thu hút họ quan tâm nhiều hơn về chương trình bằng cách thường xuyên cải thiện, cập nhật chương trình cũng như xúc tiến quảng bá loyalty program trên các kênh marketing.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phần thưởng và trải nghiệm khách hàng bằng cách cung cấp trải nghiệm và phần thưởng theo cách cá nhân hoá dựa trên sở thích, hành vi của họ. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng và tương tác nhiều hơn.
Hơn nữa, nhằm tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu, doanh nghiệp có thể xem xét xây dựng cộng đồng thành viên bằng cách tổ chức các sự kiện gắn kết và các chương trình khuyến mãi dành riêng cho các thành viên của chương trình.
Như Sephora Beauty Insider, bên cạnh những trải nghiệm tuyệt vời khác, tất cả thành viên bậc Insider, VIB và Rouge còn có cơ hội tham gia các sự kiện độc quyền của thương hiệu vào những dịp đặc biệt. Điều này đã tạo nên một cộng đồng những khách hàng thành viên yêu làm đẹp và trung thành với Sephora.
Giữ chân khách hàng không phải là việc thuyết phục những khách hàng sắp rời đi để ở lại. Thay vào đó, giữ chân nghĩa là cung cấp thật nhiều giá trị cho khách hàng hiện tại để họ không thể rời đi và trở thành nguồn lợi lớn nhất của doanh nghiệp.
Do đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng các loyalty program là cách hiệu quả để tăng tỷ lệ giữ chân và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu.
Liên hệ SECOMM để được tư vấn xây dựng loyalty program chuyên nghiệp.
Đối diện với sự bùng nổ của thương mại di động (Mobile Commerce), các doanh nghiệp đứng giữa hai sự lựa chọn: xây dựng app thương mại điện tử để thích ứng với sự bùng nổ này hay phớt lờ và dần bị bỏ lại phía sau.
Theo dự đoán của Insider Intelligence, doanh số thị trường thương mại di động sẽ chạm mốc 534.18 tỷ USD vào năm 2024, trong đó hai thiết bị góp phần làm nên điều không tưởng đó chính là smartphone và tablets. Riêng smartphone đã chiếm đến 87,2% doanh số thương mại di động. Chính những số liệu này là câu trả lời thỏa đáng nhất cho sự cân nhắc phía trên: Có, các doanh nghiệp cần gấp rút xây dựng eCommerce app.
Xây dựng eCommerce app đòi hỏi nhiều sự đầu tư và làm việc nghiêm túc vì đó là một quy trình phức tạp với nhiều giai đoạn cùng sự tham gia của nhiều bên liên quan. Dưới đây là 8 bước triển khai được khái quát hoá dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy trình xây dựng eCommerce app để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả.
Bước đầu tiên của quy trình là xác định mục đích của eCommerce app bao gồm việc quyết định sản phẩm nào sẽ bán thông qua ứng dụng và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là ai. Khi đã thiết lập mục tiêu rõ ràng cũng như xác định được đối tượng khách hàng cần hướng đến, doanh nghiệp có thể xây dựng ứng dụng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và nhanh chóng đạt được mục tiêu kinh doanh.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc tiến hành nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu, sở thích và hành vi của đối tượng mục tiêu bằng nhiều cách thức như làm khảo sát, thực hiện các cuộc phỏng vấn, v.v. Điều này giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử, cũng như những chiến lược marketing nào sẽ được triển khai để quảng bá ứng dụng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tìm ra điểm độc đáo của ứng dụng khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ dễ dàng thu hút khách hàng và trở nên nổi bật trên thị trường.
Sau khi đã thiết lập mục tiêu, doanh nghiệp tiến hành bước tiếp theo: Xác định các tính năng cần có trong ứng dụng thương mại điện tử.
Một số tính năng quan trọng cần có trong eCommerce app:
Việc xác định các tính năng cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được các lợi ích mà eCommerce App có thể mang đến cho doanh nghiệp.
Việc lựa chọn nền tảng để xây dựng eCommerce tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm khách hàng mục tiêu, ngân sách, giai đoạn phát triển, tính năng cần thiết, nhu cầu mở rộng, v.v. iOS và Android là hai nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay. Trong đa số trường hợp, các doanh nghiệp sẽ xây dựng eCommerce app trên cả hai nền tảng. Riêng đối với các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế thì nên bắt đầu với một nền tảng trước và sau đó sẽ mở rộng đến nền tảng còn lại.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang nhắm đến những khách hàng ở thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ thì iOS sẽ là lựa chọn phù hợp vì iOS đang chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường này. Tuy nhiên, vì thị phần của Android tại Châu Á vượt trội hơn nên những doanh nghiệp có kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Á nên cân nhắc lựa chọn Android.
Bất kỳ công ty nào hướng đến việc xây dựng eCommerce app đều sẽ đứng trước quyết định lựa chọn giữa Native App và Hybrid App.
Phát triển Native app hay Ứng dụng gốc đề cập đến việc xây dựng các ứng dụng riêng biệt cho từng nền tảng – iOS và Android bằng cách sử dụng ngôn ngữ lập trình tương ứng của nền tảng – Swift/Objective-C cho iOS và Java/Kotlin cho Android). Các ứng dụng gốc được đánh giá mang lại hiệu suất và trải nghiệm người dùng rất tốt vì được tối ưu hoá cho từng nền tảng cụ thể mà ứng dụng được xây dựng trên đó. Tuy nhiên, việc xây dựng Native app có thể tốn kém nhiều ngân sách và thời gian.
Riêng việc phát triển Hybrid app hay ứng dụng lai liên quan đến việc xây dựng một ứng dụng duy nhất hoạt động trên cả hai nền tảng iOS và Android và sử dụng các công nghệ web như HTML, CSS và JavaScript. Ứng dụng lai có thể thúc đẩy chu kỳ phát triển nhanh hơn và ít tốn kém ngân sách và thời gian hơn so với ứng dụng gốc. Tuy nhiên, các Hybrid app không thể cung cấp mức hiệu suất và trải nghiệm người dùng tốt như ứng dụng gốc.
Do đó, sự lựa chọn giữa phát triển Native app hay Hybrid app tuỳ thuộc vào ngân sách, tiến trình phát triển và mong muốn về trải nghiệm người dùng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có ngân sách dư dả để đầu tư vào trải nghiệm người dùng thì việc phát triển ứng dụng gốc là sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cần đưa ứng dụng thương mại điện tử ra thị trường một cách nhanh chóng nhưng hạn chế về ngân sách thì nên tập trung phát triển ứng dụng lai.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa Native app và Hybrid app
Bước kế tiếp, doanh nghiệp nên quyết định sẽ sử dụng đội ngũ nội hay hợp tác với đơn vị có chuyên môn để phát triển eCommerce app. Sự lựa chọn sẽ tùy thuộc vào ngân sách, kinh nghiệm và chuyên môn cũng như nguồn lực của mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hai sự chọn lựa: In-housing và Outsourcing.
Đội ngũ phát triển nội bộ (In-housing):
Đối tác phát triển (Outsourcing):
Thiết kế UI/UX của eCommerce đề cập đến việc tạo ra một giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng và giúp họ dễ dàng tìm và mua sản phẩm. Dưới đây là một số gợi ý để doanh nghiệp cân nhắc khi thiết kế UI/UX cho ứng dụng thương mại điện tử:
MVP hay Minimum Viable Product tạm dịch là sản phẩm có thể sử dụng tối thiểu. Trong phát triển eCommerce app, MVP chính là phiên bản rút gọn của ứng dụng và thường được phát hành ra thị trường trước khi ứng dụng chính thức được ra mắt.
Xây dựng MVP cho ứng dụng thương mại điện tử thường sẽ tập trung phát triển các tính năng cốt lõi và đảm bảo những tính năng đó hoạt động hiệu quả trước khi thêm các tính năng bổ sung khác. Như đã liệt kê, các tính năng cốt lõi và quan trọng nhất có thể bao gồm danh mục sản phẩm, thanh tìm kiếm, giỏ hàng, cổng thanh toán, v.v. Khi phát hành bản MVP, doanh nghiệp cần đảm bảo phiên bản này không có lỗi và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của MVP là để thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và phân bổ nguồn lực hiệu quả trước khi tung sản phẩm chính thức ra thị trường.
Sau khi đã xây dựng và phát hành MVP, doanh nghiệp cần thu thập phản hồi từ người dùng bằng nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội, các khảo sát hoặc các đánh giá trên App Store hay Google Play để thu thập ý kiến của họ về trải nghiệm khi sử dụng eCommerce app. Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận phản hồi của khách hàng và sử dụng những phản hồi đó để đưa ra quyết định sáng suốt về cách thức cải thiện ứng dụng. Trong đó, doanh nghiệp nên ưu tiên các vấn đề quan trọng nhất và người dùng đang gặp phải và giải quyết nhanh chóng.
Sau khi thu thập và xem xét phản hồi của người dùng, doanh nghiệp sẽ tiến hành tinh chỉnh ứng dụng và thử nghiệm lần 2 nhằm đảm bảo ứng dụng hoạt động tốt và những cải tiến đã cải thiện trải nghiệm người dùng. Khi đã tinh chỉnh và thử nghiệm lần hai xong, doanh nghiệp có thể tung sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ hiệu suất hoạt động của eCommerce app kết hợp với việc thường xuyên thu thập phản hồi của khách hàng và tiếp tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng và duy trình lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Tính bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng ứng dụng thương mại điện tử. Khi người dùng tải về, đăng ký tài khoản và bắt đầu sử dụng app, các dữ liệu nhạy cảm của họ như thông tin đăng nhập, thông tin cá nhân và thông tin thanh toán sẽ được lưu trữ trên hệ thống của app. Vì thế, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định chung liên quan đến vấn đề bảo mật và cung cấp thông tin khách hàng cũng như triển khai các cổng thanh toán an toán, sử dụng mã hoá SSL hay xác thực hai yếu tố để bảo vệ dữ liệu người dùng ứng dụng thương mại điện tử.
eCommerce app của doanh nghiệp phải ổn định và đáng tin cậy nhằm mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể. Khách hàng thường thích các ứng dụng hoạt động ổn định, không có bất kỳ trục trặc hay lỗi trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, việc phát hành một eCommerce app hoàn hảo, không có lỗi là bất khả thi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm kỹ lưỡng để xác định và khắc phục mọi sự cố trước khi ra mắt, đồng thời thường xuyên bảo trì và cập nhật nhằm cải tiến hiệu suất của app cũng như ngăn chặn và sửa các lỗi phát sinh.
Khả năng mở rộng là khả năng ứng dụng thương mại điện tử xử lý lưu lượng truy cập, lượng người dùng và giao dịch mua sắm ngày càng tăng mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc chức năng của ứng dụng. Do đó, khi bắt đầu xây dựng eCommerce app, doanh nghiệp cần xem xét đến khả năng phát triển của ứng dụng trong tương lai và lên kế hoạch xây dựng ứng dụng theo cách dễ dàng mở rộng quy mô khi cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho việc bổ sung các chức năng mới, nâng cao hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng.
Tóm lại, tính bảo mật, sự ổn định và khả năng mở rộng là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng eCommerce app. Bằng cách chú trọng vào ba yếu tố này, doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng ứng dụng an toàn, đáng tin cậy và có thể mở rộng tương ứng với sự phát triển của doanh nghiệp.
Trên đây là quy trình tổng quát 8 bước xây dựng eCommerce app cùng một số lưu ý quan trọng trong quá trình triển khai. Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử cho nhiều doanh nghiệp tại nhiều quốc gia trong nhiều năm liền, SECOMM thấu hiểu những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện khi triển khai ứng dụng thương mại điện tử.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí.
Trong thế giới thương mại điện tử, lòng trung thành của khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp giữa bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Có rất nhiều cách thức để thiết lập và duy trì lòng trung thành nhưng nổi bật hơn cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các chương trình khách hàng thân thiết hay còn gọi là Loyalty Programs.
Đôi khi các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào việc tìm kiếm khách hàng mới mà quên đi giá trị của những khách hàng hiện tại. Những số liệu thống kê hấp dẫn dưới đây cho thấy việc duy trì lòng trung thành của khách hàng có giá trị như thế nào:
Có thể thấy, khách hàng hiện tại chính là khách hàng tuyệt vời nhất và là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp thương mại điện tử. Những khách hàng này đóng góp rất lớn vào khoản lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời nếu đầu tư làm hài lòng các khách hàng hiện tại sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tiền bạc để thu hút khách hàng mới.
Trải nghiệm của khách hàng trong quá trình mua sắm sẽ ảnh hưởng đến lòng trung thành của họ đối với thương hiệu, từ đó quyết định khả năng doanh nghiệp giữ chân khách hàng và 89% các công ty trên thế giới cũng nhận định như vậy.
Việc giữ chân khách hàng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp thương mại điện tử bởi chi phí để thu hút khách hàng mới nhiều gấp 5 lần so với việc duy trì khách hàng hiện tại. Ngoài ra, việc tăng khả năng giữ chân khách hàng dù chỉ 5%, lợi nhuận doanh nghiệp có thể tăng lên 95%. Lý do là bởi khách hàng khi hài lòng rất có thể sẽ giới thiệu thương hiệu đến nhiều người khác.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần tập trung thời gian, tiền bạc và năng lượng để làm phong phú trải nghiệm khách hàng, thuyết phục họ quay lại mua sắm nhiều lần hơn và giới thiệu cho bạn bè, người thân về thương hiệu.
Trong vô số cách thức có thể kể đến, Loyalty Programs hay chương trình khách hàng thân thiết được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận như yếu tố mang đến sự hiệu quả và thành công trong kinh doanh thương mại điện tử.
Loyalty Program hay chương trình khách hàng thân thiết là một chiến lược marketing được tạo ra để khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng các dịch vụ của doanh nghiệp có liên quan đến chương trình. Hay nói cách khác, Loyalty Program là chương trình mà doanh nghiệp thương mại điện tử cung cấp để thưởng cho khách hàng vì họ đã mua sắm và gắn kết với thương hiệu trong khoảng thời gian nhất định.
Phần thưởng có thể là một sản phẩm miễn phí bất kỳ, mã giảm giá hoặc các ưu đãi đặc biệt khác nhằm thể hiện sự cảm kích mà doanh nghiệp dành cho những vị khách của mình. Khách hàng khi tham gia chương trình khách hàng thân thiết có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vì những lợi ích họ nhận được. Theo Yotpo, có đến 68% khách hàng nói rằng họ sẵn sàng tham gia Loyalty Program và những ưu đãi hấp dẫn chính là động lực để họ tiếp tục mua hàng.
Các chương trình khách hàng thân thiết không chỉ làm phong phú trải nghiệm khách hàng, duy trì sự hài lòng và gắn kết với thương hiệu mà dưới góc độ kinh doanh, những lợi ích mang đến cho doanh nghiệp thương mại điện tử vượt xa sự kỳ vọng ban đầu.
Sự phát triển của thương mại điện tử giúp việc mua sắm của khách hàng trở nên thuận tiện hơn và vì thế các yêu cầu về trải nghiệm cũng cao hơn. Khách hàng ngày nay đưa ra quyết định mua hàng không chỉ dựa trên giá cả mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác như trải nghiệm dịch vụ hay sự kết nối về mặt cảm xúc đối với thương hiệu, v.v.
Theo Huffpost, 66% người tiêu dùng có xu hướng đổi thương hiệu để mua sắm nếu trải nghiệm dịch vụ không chất lượng. Các chương trình khách hàng thân thiết sẽ giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng. Khi sự hài lòng của khách hàng về trải nghiệm mua sắm tăng lên, khả năng cao doanh nghiệp sẽ giữ chân được khách hàng và khuyến khích họ trở lại mua sắm nhiều lần sau đó.
Việc cung cấp trải nghiệm phong phú để duy trì và giữ chân những vị khách hiện tại góp phần tăng giá trị vòng đời của khách hàng.
Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) là tổng doanh thu mà một khách hàng mang đến cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng này và doanh nghiệp đó. Đây là thước đo quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào không chỉ riêng doanh nghiệp thương mại điện tử. Các doanh nghiệp sẽ luôn ưu tiên tìm cách tăng chỉ số CLV để tối ưu lợi nhuận.
Theo Harvard Business Review, chi phí để có được một khách hàng mới đắt hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân và làm hài lòng một khách hàng hiện tại. Khi đó những khách hàng với giá trị vòng đời cao trở thành tài sản vô giá của doanh nghiệp bởi việc mua hàng của họ sẽ không tác động đến chi phí CAC hay chi phí sở hữu khách hàng (Customer Acquisition Costs). Nói cách khác, doanh nghiệp không tốn chi phí CAC cho những vị khách trung thành.
Ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí CAC để thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm. Vì thế dù một khách hàng mới chi tiêu cho sản phẩm với lượng trung bình ngang bằng với một khách hàng hiện tại cũng không thể đem về khoản lợi nhuận tương đương vì lúc này chi phí CAC sẽ được tính vào.
Các Loyalty Programs không chỉ thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu mà còn biến họ trở thành những nhà tiếp thị truyền miệng sáng giá.
Khi khách hàng hài lòng với những trải nghiệm mà doanh nghiệp cung cấp, lẽ thông thường họ sẽ nói về điều đó với người thân, bạn bè hay đồng nghiệp của họ và vô tình doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
So với các thông điệp quảng bá của thương hiệu thì những lời giới thiệu từ chính khách hàng hiện tại có nhiều trọng lượng hơn. Theo Nielsen, 77% mọi người tin tưởng lời giới thiệu từ những người họ quen biết hơn bất kỳ nguồn nào khác. Thế nên trước khi đưa ra quyết định mua hàng, họ sẽ tham khảo ý kiến từ những người họ tin cậy. Ngoài ra, 64% chuyên gia marketing nhận định marketing truyền miệng là một trong các hình thức marketing hiệu quả nhất.
Ngày nay với sự phát triển của Internet và các nền tảng xã hội, lời giới thiệu của khách hàng hiện tại còn đến từ nhiều dạng thức khác nhau. Các bài đăng và bình luận trên mạng xã hội hay các video đánh giá, v.v là những dạng thức phổ biến hiện nay. Điều này giúp giảm chi phí CAC mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được khách hàng mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao trải nghiệm của những khách hàng hiện tại và một cách rất tự nhiên khách hàng tiềm năng sẽ “tìm đến”.
Các chương trình tích điểm là một trong những loyalty programs phổ biến nhất trong thương mại điện tử vì dễ dàng thiết lập và quản lý. Tại đây khách hàng có thể nhận được điểm thưởng sau mỗi lần mua hàng. Sau đó họ có thể đổi những điểm thưởng tích lũy được để nhận phần thưởng, chẳng hạn như quà tặng miễn phí, mã giảm giá và nhiều ưu đãi đặc biệt khác.
Ngoài ra, khách hàng có thể nhận được điểm thưởng bằng nhiều cách thức khác bên cạnh các giao dịch mua hàng như chia sẻ trang sản phẩm lên mạng xã hội, viết đánh giá sản phẩm, điền khảo sát, hoàn tất hồ sơ cá nhân, v.v.
Mặc dù dạng chương trình này khá đơn giản để thực hiện nhưng doanh nghiệp vẫn cần đảm bảo số điểm thưởng khách hàng kiếm được có giá trị đủ để khuyến khích họ tiếp tục quay lại mua hàng. Bên cạnh đó, thời gian đổi điểm nhận thưởng cũng cần được chú ý bởi nếu khách hàng phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm mới có thể đổi điểm để nhận phần thưởng nào đó có giá trị thì sức hấp dẫn của chương trình tích điểm sẽ giảm đi.
SHEIN, thương hiệu thời trang đình đám thành lập năm 2008 đã tạo ra hệ thống tích điểm thưởng SHEIN Bonus Point Program rất bài bản và chỉn chu trên ứng dụng di động. Chương trình này cho phép khách hàng nhận điểm thưởng bằng cách xác nhận đăng ký tài khoản, mua sản phẩm, review sản phẩm và tham gia các sự kiện online đặc biệt của nhãn hàng này.
Mỗi hoạt động sẽ tương đương với số điểm thưởng cụ thể khách hàng có thể nhận được. Sau đó, với số điểm thưởng kiếm được, khách hàng sẽ sử dụng để được giảm giá từ 15% đến 25% thậm chí 70% cho lần mua hàng kế tiếp. Ngoài ra, điểm thưởng cũng có thể được sử dụng để đổi sang vouchers hay những ưu đãi đặc biệt khác khi khách hàng tham gia các sự kiện của SHEIN hoặc chơi game trên ứng dụng di động.
Một chương trình khác cũng phổ biến và được khách hàng yêu thích không kém chương trình tích điểm là chương trình ưu đãi phân theo cấp bậc. Sự yêu thích đó đến từ việc dạng chương trình này khuyến khích khách hàng nỗ lực để thăng bậc nhằm nhận được những lợi ích và ưu đãi có giá trị hơn. Điều này đồng nghĩa khi chi tiêu cho mua sắm càng nhiều, lợi ích khách hàng nhận về càng nhiều.
Chương trình này giúp thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Có thể thấy để duy trì cấp bậc hoặc thăng bậc, khách hàng đã đầu tư rất nhiều về thời gian lẫn tiền bạc, họ sẽ không dễ dàng từ bỏ những lợi ích hấp dẫn mình đang nhận được để tham gia chương trình loyalty của thương hiệu khác.
Thương hiệu giày nổi tiếng Aldo với hơn 1,000 cửa hàng tại 65 quốc gia nhưng khi triển khai chương trình khách hàng thân thiết, công ty đặc biệt chú trọng đến 3 thị trường chính là Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada. Theo đó, Aldo Crew được biết đến là chương trình ưu đãi khách hàng phân theo cấp bậc của Aldo với 3 cấp bậc lần lượt là Crew, Plus và VIP. Tất cả khách hàng đều được hệ thống mặc định là bậc Crew.
Để thăng bậc lên Plus và VIP, khách hàng cần chi tiêu mua sắm với Aldo trong khoảng từ 150 USD – 299 USD/tháng đối với bậc Plus và trên 300 USD/tháng đối với bậc VIP. Tuỳ thuộc vào cấp bậc mà mỗi khách hàng sẽ nhận được ưu đãi tương đương và riêng cấp bậc VIP khách hàng được nhận hết tất cả những ưu đãi đặc biệt trong chương trình Aldo Crew.
Các chương trình khách hàng thân thiết trong thương mại điện tử có sức hấp dẫn rất lớn vì theo cách nhìn của khách hàng, họ có được những lợi ích một cách miễn phí. Nhưng trên thực tế, khách hàng phải mua hàng hoặc thực hiện một hành động cụ thể để đổi lấy những ưu đãi được xem là “miễn phí” đó. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã tạo ra các chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký để cung cấp những dịch vụ vượt ngoài mong đợi và thu phí tham gia của khách hàng. Amazon Prime, eBay Plus hay Walmart + là những ví dụ điển hình.
Triển khai loại chương trình này mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích bởi để tham gia và nhận các ưu đãi thật sự có giá trị, khách hàng buộc phải trả phí. Vì khách hàng phải chi trả phí nên sự cam kết tương tác và gắn kết với thương hiệu vì thế cũng cao hơn các chương trình khách hàng thân thiết khác. Cũng bởi doanh nghiệp thu phí khách hàng khi họ đăng ký làm thành viên nên hình thức loyalty program này thông thường sẽ có khoảng thời gian dùng thử để doanh nghiệp thuyết phục khách hàng rằng những lợi ích họ nhận được xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Năm 2020, chuỗi cửa hàng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ – Walmart đã ra mắt chương trình ưu đãi dựa trên đăng ký mang tên Walmart +. Chương trình được tích hợp vào Walmart app mang đến nhiều ưu đãi đặc biệt cho khách hàng cả khi mua sắm tại cửa hàng và trực tuyến, bao gồm:
Để tham gia chương trình và nhận những lợi ích kể trên, khách hàng sẽ phải đăng ký và trả phí thành viên cụ thể là 12.95 USD/tháng hoặc 98 USD/năm. Lẽ đương nhiên, khách hàng sẽ được thử trải nghiệm chương trình trong 30 ngày.
Chiến lược Loyalty Program đóng vai trò quan trọng liên quan đến trải nghiệm khách hàng, từ đó quyết định sự trung thành của họ đối với thương hiệu. Sự thành công của SHIEN, Aldo hay Walmart trở thành động lực để các doanh nghiệp thương mại điện tử khác dấn thân vào.
Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra chiến lược Loyalty Program phù hợp, hãy liên hệ SECOMM để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
Dọc theo chiều dài phát triển của thành tựu công nghệ hiện đại, các nền tảng xã hội lần lượt ra đời nhằm phục vụ nhu cầu kết nối và trao đổi thông tin trực tuyến. Facebook, Instagram, Twitter là những cái tên nổi bật được đề cập xuyên suốt hai thập kỷ qua, nhưng giờ đây niềm yêu thích và sự quan tâm của người dùng đang hướng dần sang nền tảng xã hội khác – TikTok.
Tính đến cuối 2022, TikTok vượt mốc 1 tỷ người dùng trên toàn cầu, trở thành mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay. Sở hữu lượng người dùng khổng lồ trong bối cảnh bùng nổ của xu hướng mua sắm online, TikTok vì thế đã tự biến mình trở thành một nền tảng Social Commerce.
Gần đây, TikTok đã bổ sung thêm tính năng mới – TikTok Shop, được xem là giải pháp tiềm năng giúp các doanh nghiệp lớn nhỏ nâng cao tương tác, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Nội dung của TikTok là các video được bố cục theo chiều dọc tương thích với những chiếc smartphones và người dùng chỉ cần vuốt lên để xem lần lượt các video chỉ vài giây cho đến 1 phút.
Tạo nội dung trên TikTok cũng rất đơn giản, người dùng chỉ cần đăng video gốc, chèn thêm vài hiệu ứng sẽ có ngay một video ngắn thú vị và vui nhộn. Với hơn 1 tỷ video được xem trên TikTok mỗi ngày đã mở ra cơ hội marketing cho rất nhiều thương hiệu.
Người dùng của TikTok phần lớn là Millennials, Gen Z và đang có xu hướng mở rộng đến những người dùng trẻ hơn nữa. Đây là lực lượng định hướng cho những kỳ ngày càng cao của trải nghiệm công nghệ số. Hơn 55% Gen Z tại Việt Nam đang sử dụng TikTok.
Riêng tại Mỹ, có 62% số người trong độ tuổi từ 10-29 đang sử dụng nền tảng xã hội TikTok. Thời lượng chú ý của thế hệ Millennials là khoảng 12 giây và của Gen Z vào khoảng 8 giây. Vì vậy các video thời lượng ngắn của TikTok được người dùng thế hệ này đặc biệt yêu thích vì nội dung dễ tiếp cận, dễ tiếp thu và cập nhật kiến thức một cách nhanh chóng.
Khi đặt lên bàn cân giữa TikTok với Reels (tính năng của Instagram) và Shorts (tính năng của Youtube), Tiktok thậm chí còn có phần trội hơn. Theo báo cáo của The Graygency, lượng người dùng hàng tháng của IG Reels chiếm ưu thế với 2 tỷ, kế đến là Youtube Shorts với 1.5 tỷ, cuối cùng là TikTok với 1.2 tỷ.
Tính năng Reels được Facebook ra mắt vào năm 2020 và ngay lập tức trở nên phổ biến nhờ lượng người dùng khổng lồ sẵn có của Facebook và Instagram. Tương tự với tính năng Shorts của Youtube. Trong khi đó, TikTok là một nền tảng mạng xã hội ra đời năm 2016, nhưng chỉ trong vòng 5 năm đã cán mốc 1 tỷ người dùng. Riêng Instagram và Youtube con số này là 8 năm.
Một nền tảng non trẻ như TikTok nhưng khi đối đầu với 2 nền tảng lớn kia mà lượng người dùng chênh lệch không quá nhiều chứng tỏ sức hút khó cưỡng của TikTok. Hơn nữa, khi xem xét đến tiêu chí khác trong bảng so sánh như tỷ lệ tương tác, tỷ lệ người dùng nam, nữ, tỷ lệ người dùng Gen Z và Millennial, TikTok thậm chí còn có tỷ lệ cao hơn cả IG Reels và Youtube Shorts.
Điểm đặc biệt khác của TikTok nằm ngay chính thuật toán. Khi truy cập vào ứng dụng, người dùng sẽ thấy trang “For You” trước tiên, tại đó, TikTok hiển thị những video mà có thể người dùng đó quan tâm và thu hút sự chú ý của họ ngay lập tức.
Thế nhưng các video này không đến từ những người hay những thương hiệu mà người dùng đó đang theo dõi, điều này hoàn toàn ngược lại với các nội dung đến từ những nền tảng mạng xã hội khác.
Trang “For You” có thể được xem là tính năng thành công nhất của ứng dụng này khi tạo ra nội dung mỗi giây dành riêng cho từng sở thích cá nhân của người sử dụng. Chính các thành công trên đã dẫn đến một bước tiến mới của nền tảng này – TikTok Shop.
Theo định nghĩa của chính TikTok thì “TikTok Shop là một bộ giải pháp, tính năng và công cụ quảng cáo mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tận dụng toàn bộ sức ảnh hưởng của TikTok đối với các quyết định mua hàng”.
Còn theo cách định nghĩa đơn giản hơn thì TikTok Shop là một tính năng cho phép người dùng mua sản phẩm họ nhìn thấy trên TikTok mà không cần phải rời khỏi ứng dụng. Điều này đồng nghĩa, các nhà bán lẻ thương mại điện tử có thể sử dụng TikTok làm nơi trưng bày, quảng bá và bán sản phẩm của họ cho lượng người dùng khổng lồ có sẵn.
Sau khi thiết lập TikTok Shop, một tab mua sắm chuyên dụng sẽ xuất hiện trên profile TikTok của doanh nghiệp. Sau đó khách hàng sẽ lướt xem và mua sản phẩm trong ứng dụng TikTok hoặc được chuyển tiếp đến website thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp hiện còn sử dụng influencers trong các chiến dịch marketing trên TikTok bằng cách gửi sản phẩm đến những người influencers và yêu cầu họ quảng bá cho sản phẩm.
Bên cạnh TikTok Shop thuần tuý, TikTok Shop Live cũng là một tài nguyên mà các nhà bán hàng lớn nhỏ đang khai thác triệt để. Khi TikTok Shop được tích hợp vào phiên livestream, người dùng có thể tương tác trực tiếp với thương hiệu và khi nhìn thấy sản phẩm ưng ý họ có thể mua ngay trong livestream đó.
Những dữ liệu dưới đây tiềm năng khi triển khai TikTok Shop Live
Trong cộng đồng làm đẹp không ai là không biết đến nữ beauty blogger Hà Linh. Vốn nổi tiếng với những video review chân thật và không ngại đưa ra lời chê khen rất thẳng thắn đối với bất kỳ nhãn hàng nào. Mới đây, Hà Linh có một buổi livestream trên nền tảng TikTok với hơn 11 triệu tim và 80 nghìn lượt view.
Chỉ trong vòng khoảng 1 giờ, cô đã bán hết sạch sản phẩm tại 3 nhà máy sản xuất. Từ đây có thể thấy chiến dịch influencer marketing kết hợp với TikTok Shop Live thật sự hiệu quả đối với các thương hiệu đang hướng đến nhóm khách hàng trẻ.
Theo thống kê cho thấy 87% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng thông qua mạng xã hội, 90% tìm đến thương hiệu thông qua mạng xã hội và trung bình một người dành hơn 2 giờ/ngày lướt mạng xã hội. Điều này tạo cơ sở cho xu hướng Social Commerce bùng nổ trên toàn cầu. Năm 2022, doanh số Social Commerce trên toàn cầu đạt 992 tỷ USD và ước tính sẽ vượt mốc 3 nghìn tỷ USD trong năm 2026.
Với lượng người dùng rất lớn – trên 1 tỷ, TikTok hoàn toàn có thể trở thành nền tảng dẫn đầu về doanh số Social Commerce trên toàn cầu và TikTok Shop ra đời để làm điều đó. Hiện TikTok Shop đã có mặt ở Châu Âu, Bắc Mỹ và 7 thị trường Châu Á trong đó có Việt Nam.
Các video dạng ngắn của TikTok vốn đã rất hấp dẫn và khi được lồng ghép nội dung quảng cáo sẽ thu hút sự chú ý của người dùng một cách khéo léo. Điều này không chỉ giúp họ giải trí, tương tác mà còn tạo cảm hứng mua sắm từ những nội dung quảng bá đó (shoppable content). Theo dữ liệu của TikTok, có 67% người dùng đã mua hàng sau khi xem video dù không có ý định từ trước.
Ngoài ra, TikTok đã tạo ra một vòng lặp mua sắm kết hợp giải trí vô tận (infinite loop shoppertainment) ngay trên ứng dụng của mình. Vì nền tảng TikTok ưu tiên việc người dùng sáng tạo nội dung và 83% trong số đó đã từng tạo video trên TikTok, nên sau khi mua hàng, khả năng cao họ sẽ chia sẻ trải nghiệm này trên ứng dụng. Thế nên vòng lặp mua sắm từ khám phá, cân nhắc, mua hàng, review đến gắn kết cứ thế lặp lại vô tận.
Người dùng TikTok phần lớn trong độ tuổi từ 18-34 tuổi. Theo Statista, tính đến tháng 1/2023 có:
Bên cạnh đó, những danh mục nội dung phổ biến nhất trên TikTok bao gồm giải trí, thể thao/fitness, nấu ăn, mỹ phẩm, thời trang,…
Do đó, nếu các doanh nghiệp đang kinh doanh trong những lĩnh vực này và hướng đến phân khúc khách hàng trẻ tuổi thì xây dựng hiện diện nhanh chóng trên nền tảng TikTok và tận dụng tính năng TikTok Shop là điều cấp thiết phải triển khai, như cách mà Kylie Cosmetics đã làm.
Ngay khi TikTok Shop vừa ra mắt tại thị trường Mỹ, Kylie Cosmetics là một trong những thương hiệu đầu tiên nhập cuộc. Đến nay tài khoản TikTok của thương hiệu đã có hơn 3.5 triệu người theo dõi. Kylie Jenner từng giải thích “Thương hiệu mỹ phẩm của tôi được xây dựng trên các nền tảng xã hội, tại đó những người hâm mộ của tôi sẽ tìm đến để xem các sản phẩm mới.
Tôi thấy việc tạo các video TikTok ngắn vui nhộn và chia sẻ đến người hâm mộ thật sự rất thú vị. Vì thế tôi hào hứng thiết lập tính năng TikTok Shop cho Kylie Cosmetics để các khách hàng có thể mua trực tiếp ngay trong ứng dụng TikTok”
Nếu Influencer Marketing phổ biến ở các nền tảng xã hội khác, TikTok cũng không ngoại lệ. Chiến lược này chủ yếu được sử dụng để nâng cao nhận thức về thương hiệu, chạy các chương trình khuyến mãi và thúc đẩy doanh số.
TikTok là nơi của những chiếc video ngắn sáng tạo và hấp dẫn vì thế người dùng TikTok dành sự yêu thích và quan tâm đặc biệt đến các creators có phong cách riêng, sáng tạo và thu hút sự chú ý của họ. Trong khi đó, TikTok Influencer Marketing là nơi mà thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu cá nhân được liên kết chặt chẽ với nhau.
Do đó, lời khuyên của một số chuyên gia để triển khai thành công TikTok Influencer Marketing, doanh nghiệp nên để các đối tác được quyền tự do sáng tạo các nội dung quảng bá sản phẩm miễn sao vẫn nằm trong chuẩn mực đạo đức và thuần phong mỹ tục. Đó là bởi nếu những video trên TikTok mà quá thuần quảng cáo sẽ khiến người dùng hay khách hàng tiềm năng “bỏ đi”.
Walmart, chuỗi siêu thị bán lẻ của Mỹ vừa qua đã tài trợ cho một thử thách nhảy có tên là #SavingsShuffle, yêu cầu người chơi bày cách mua sắm tiết kiệm tại Walmart và phải sáng tạo các điệu nhảy thú vị, sau đó đăng lên TikTok. Có 6 Influencers được chọn để thúc đẩy chiến dịch này bao gồm Trinity, AdamW, Sam Hurley, Bdash, Kidrl và Ajani.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM hiểu được những khó khăn và thử thách trong quá trình triển khai.
Hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.
Theo Research and Markets, thị trường Gamification toàn cầu được định giá hơn 10 triệu USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ tăng lên hơn 38 triệu USD vào năm 2026. Đây là một hình thức marketing sáng tạo được nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử để mắt đến thời gian gần đây nhằm tìm cách gia tăng sự tương tác giữa khách hàng với thương hiệu và theo đuổi các mục tiêu doanh số.
Dưới đây là cách mà Gamification sẽ thúc đẩy sự hiệu quả của thương mại điện tử.
Gamification hay trò chơi điện tử ứng dụng hoá, gọi tắt là Game hoá là thuật ngữ chỉ việc lồng ghép khéo léo cơ chế của trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.
Về cơ bản, xu hướng game nhấn mạnh yếu tố giải trí và khuyến khích người dùng tương tác nhiều hơn, từ đó đưa ra những hành động cụ thể. Thế nên, đây được xem là một công cụ độc đáo giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ, qua đó tăng sự gắn kết và lòng trung thành của người dùng đối với thương hiệu.
Những năm gần đây, các xu hướng này được bổ sung trò chơi giải trí vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp thương mại điện tử tăng tốc triển khai. Bởi khách hàng ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, kỳ vọng mua sắm vì thế cũng cao hơn. Khi khám phá ra một cửa hàng trực tuyến cung cấp những trải nghiệm mua sắm khác lạ, hấp dẫn, khách hàng có xu hướng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn và mua nhiều hàng hơn. Riêng yếu tố này, Game có thể giúp doanh nghiệp toả sáng.
Một trong những cách hay nhất để níu chân khách hàng ở lại và dành nhiều thời gian tương tác với thương hiệu đó là tạo ra và tích hợp Game vào website thương mại điện tử. Các nghiên cứu gần đây cho thấy chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ tăng sự tương tác khách hàng lên 47%.
Trò chơi thường sẽ yêu cầu người dùng hoàn thành các nhiệm vụ để nhận điểm thưởng hoặc để chiến thắng, bao gồm chia sẻ trò chơi lên mạng xã hội, mời bạn bè, lướt sản phẩm, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, hoàn tất thanh toán, v.v.
Hơn nữa, nếu trò chơi có tích hợp các ưu đãi, mã giảm giá, quà tặng kèm sẽ thu hút nhiều người chơi hơn, từ đó thương hiệu có thể truyền tải thông điệp một cách gần gũi, tự nhiên mà không mang đến cảm giác gượng ép, thúc giục mua hàng. Khi sự hài lòng và yêu mến của khách hàng tăng lên nhờ trải nghiệm mua sắm hấp dẫn và đáng nhớ về mặt cảm xúc, khả năng tạo ra chuyển đổi sẽ cao hơn.
Chiến lược Game hoá thương mại điện tử sẽ thật sự thúc đẩy doanh số bán hàng khi được sử dụng đúng cách. Khi tham gia trò chơi và chiến thắng, khách hàng có thể nhận được mã giảm giá. Khả năng rất cao họ sẽ dùng mã giảm giá này vào lần mua hàng kế tiếp. Tại đây, doanh số bán hàng sẽ tăng đáng kinh ngạc.
Năm 2012, Domino’s Pizza, một trong những thương hiệu pizza hàng đầu thế giới đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng 30% nhờ áp dụng Game. Công ty đã phát triển trò chơi mang tên Pizza Hero. Tại đó khách hàng có thể tự làm ra chiếc bánh pizza cho riêng mình trên thiết bị di động với kích thước và nguyên liệu tùy ý. Sau đó, họ có thể nhấn “Make an order” để đặt hàng thành phẩm của họ với mức giá ưu đãi.
Đối với các thương hiệu, việc giữ chân khách hàng và biến họ trở thành khách hàng trung thành là điều quan trọng cần làm. Ứng dụng Game vào hoạt động thương mại điện tử có thể giúp tăng lòng trung thành của khách hàng đáng kể nhờ trải nghiệm thú vị khuyến khích các tương tác lặp đi lặp lại.
Bằng việc chơi trò chơi để nhận điểm, đạt huy hiệu tại cột mốc nào đó để nhận phần thưởng, khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng về điều này và khả năng cao sẽ quay lại chơi để duy trì vị trí của mình trong trò chơi. Khi tương tác đủ lâu, khách hàng sẽ có cảm giác quen thuộc với thương hiệu và khi có nhu cầu mua hàng, họ sẽ nhớ đến và lựa chọn thương hiệu đó.
Không thể phủ nhận Game có thể giúp doanh nghiệp tăng tương tác khách hàng, thúc đẩy doanh số, thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Dù vậy, doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn cần lưu một vài khía cạnh trước khi bắt đầu thực hiện.
Để phát triển những trò chơi điện tử ứng dụng hoá thật sự mang về kết quả đúng kỳ vọng đòi hỏi rất nhiều về sự sáng tạo. Những trò chơi cơ bản như Quiz Game, Spin the Wheel,v.v quá dễ dàng để tạo ra, khách hàng đã quá quen thuộc nên những trải nghiệm trò chơi như vậy sẽ không đủ lực để tạo ra chuyển đổi.
Vì thế, thương hiệu cần tìm sự tư vấn từ những đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để thiết kế và phát triển những trò chơi thật sự hấp dẫn để thu hút, níu chân người dùng và khuyến khích sự tương tác nhiều lần.
Tuy nhiên, việc này tốn nhiều thời gian và ngân sách. Ví dụ, để tạo ra một trò chơi với nhiều hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video hoặc các yếu tố cá nhân hoá nhằm mục đích làm phong phú trải nghiệm người dùng sẽ khiến chi phí triển khai tăng cao – cả về tiền bạc lẫn thời gian. Đây sẽ là một vấn đề đáng lưu tâm đối với những doanh nghiệp thương mại điện tử đang có ý định áp dụng Game.
Trong số những thương hiệu thành công với Game, Starbucks sẽ là cái tên được xướng lên đầu tiên. Thông thường các thương hiệu cà phê sẽ cung cấp vouchers hoặc thẻ tích điểm để khuyến khích khách hàng quay lại lần sau. Bứt phá ra khỏi lối mòn cũ kỹ, Starbucks phát triển một trò chơi đặc biệt cho khách hàng của minh – “Flip the Cup”.
Trong đó người chơi chọn thức uống yêu thích, có thể dùng một tay để tung chiếc ly làm sao khi rơi xuống, chiếc ly vẫn đứng yên, không ngã. Mỗi lần chơi, người dùng có 10 lượt tung, mỗi lượt thành công được 10 điểm.
Cuối cùng, với số điểm đạt được, người chơi có thể chọn chơi lại hoặc tải voucher để mua món đồ uống đó ở cửa hàng gần nhất. Trải nghiệm thú vị này để tăng 90% tỷ lệ tương tác thương hiệu và tỷ lệ voucher tải xuống phá vỡ mục tiêu kỳ vọng 110%.
Như đã đề cập phía trên, năm 2012 là năm Domino’s Pizza có mặt trên thị trường và cũng là năm công ty cho ra mắt mini game đầu tiên mang đến trải nghiệm đặt hàng mới lạ cho những tín đồ pizza mang tên Pizza Hero. Trò chơi có tính năng cho phép người dùng lắc để ứng dụng giúp họ chọn món trong trường hợp không biết phải đặt món gì.
Đặc biệt, người dùng sẽ tạo ra những chiếc pizza mang phong cách riêng và tiến hành đặt hàng tại cửa hàng gần đó, tìm phiếu ưu đãi và theo dõi tiến trình đặt hàng ngay trên thiết bị di động. Ứng dụng này đã giúp Domino’s tăng doanh số bán hàng lên 30% cán mốc 1 tỷ USD doanh số trực tuyến chỉ riêng tại thị trường Mỹ.
Pizza Hero lọt top 15 hạng mục Lifestyle trên cả iTunes Stores và Google Play với 140,000 lượt tải về trong 2 tuần đầu tiên sau khi ra mắt. Đồng thời, cả Domino’s Pizza và Pizza Hero đều nhận được lời tán thưởng từ tạp chí hàng đầu thế giới – Forbes.
Thương hiệu thời trang Gucci đã đưa Game hoá thương mại điện tử lên một tầm cao mới. Gucci Arcade là một trong các chiến lược Game của gã khổng lồ thời trang này nhằm thu hút sự chú ý của thế hệ Z. Trong đó, người dùng sẽ chơi các trò chơi như giải thoát chú ong, đánh bóng bàn với các nhân vật ảo. Nhờ đó, Gucci đã thu hút lượng lớn khách hàng đến mua sắm, đặc biệt là những khách hàng thuộc Gen-Z, thông qua trải nghiệm này.
Game hoá thương mại điện tử là một xu hướng marketing đang lên ngôi trên thế giới và Việt Nam, hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong những năm tới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự nghiêm túc nhìn nhận tiềm năng Gamification và lên kế hoạch triển khai nhanh chóng.
Để tìm hiểu sâu hơn về Gamification, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự tư vấn miễn phí.
ChatGPT, một sản phẩm mới thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã tạo nên cơn sốt ngay khi vừa ra mắt và là chủ đề được bàn luận sôi nổi khắp các diễn đàn và mạng xã hội. Với khả năng tạo ra văn bản một cách tự nhiên, ChatGPT được ứng dụng vào đa dạng các lĩnh vực từ y tế, giáo dục, giải trí cho đến thương mại điện tử. Dưới đây là 5 ứng dụng tuyệt vời của ChatGPT mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để thúc đẩy sự hiệu quả của hoạt động thương mại điện tử.
ChatGPT (Chat Generative Pre-training Transformer) là một mô hình tạo ngôn ngữ quy mô lớn được phát triển bởi công ty trí tuệ nhân tạo mang tên OpenAI, thành lập năm 2015. Mô hình này có thể tạo ra các cuộc trò chuyện tự nhiên, sống động giữa người dùng và một chatbot.
Do có khả năng tạo văn bản một cách tự nhiên gần giống với con người, ChatGPT được xem là một trong những mô hình tạo ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay. Mô hình này cung cấp cho người dùng rất nhiều chức năng thú vị bên cạnh trả lời những câu hỏi, đơn cử như viết luận, sáng tác thơ, viết email, trò chuyện tâm sự, thậm chí nó có thể giúp các lập trình viên viết code.
Sử dụng ChatGPT rất đơn giản, đầu tiên người dùng sẽ cần tạo tài khoản tại website của Open AI để lấy quyền truy cập vào ChatGPT, sau đó chấp nhận các điều khoản sử dụng của ChatGPT.
Trước khi ra mắt chính thức, ChatGPT vẫn còn đang trong giai đoạn nghiên cứu và cần thu thập nhiều ý kiến phản hồi nên người dùng có thể sử dụng ChatGPT với phiên bản miễn phí. Nhưng kể từ ngày 1 tháng 2 năm 2023, công ty OpenAI cho ra mắt thêm một phiên bản ChatGPT Plus tại Hoa Kỳ với chi phí $20/tháng, đồng thời vẫn duy trì phiên bản miễn phí.
ChatGPT chạy trên một kiến trúc mô hình ngôn ngữ có tên là Genrative Pre-training Transformer (GPT), cụ thể là GPT-3. Các mô hình AI này được đào tạo dựa trên lượng thông tin khổng lồ từ Internet bao gồm các trang web, sách, bài báo, v.v. Mô hình ngôn ngữ ChatGPT được tinh chỉnh bằng cách sử dụng phương pháp học có giám sát cũng như phương pháp học tăng cường (Reinforcement Learning).
Nghĩa là ChatGPT bên cạnh việc “học” các kiến thức có sẵn trên Internet thì còn “học” từ những cuộc trò chuyện, trao đổi và phản hồi từ người dùng (Learn from human feedback). Chính điều này khiến ChatGPT trở nên vô cùng độc đáo.
Dựa vào phương pháp học tăng cường, các nhà huấn luyện tạo ra mô hình đối thoại trong đó họ vừa là người dùng, vừa là cỗ máy AI nhằm giúp con ChatGPT dung nạp kiến thức nhanh chóng và trở nên ngày càng thông minh.
Trong khi ChatGPT là một mô hình ngôn ngữ được tạo ra với mục đích tổ chức một cuộc trò chuyện với người dùng cuối thì các công cụ tìm kiếm (Search Engines) lập các chỉ mục website trên Internet giúp người dùng tìm thấy thông tin họ cần.
ChatGPT có khả năng hiểu và phản hồi đa dạng thông tin đầu vào một cách nhanh chóng nhưng ChatGPT không có khả năng tìm kiếm thông tin trên Internet mà chỉ sử dụng thông tin đã “học” được từ dữ liệu đào tạo và người dùng để phản hồi lại.
Một điểm khác biệt nữa đó là tốc độ truy cập và khả năng cập nhật thông tin của ChatGPT vẫn chậm hơn so với các công cụ tìm kiếm. Chẳng hạn như Google có thể truy cập vào thông tin mới nhất thì ChatGPT chỉ có thể truy cập vào thông tin đến năm 2021. Do đó, nếu hỏi ChatGPT ai là hoa hậu Việt Nam năm 2022 nó sẽ không thể trả lời được nhưng Google sẽ cho người dùng câu trả lời ngay lập tức trong 0.6 giây.
Sử dụng ChatGPT có thể tạo ra nhiều cơ hội để tăng trưởng doanh thu cũng như giúp việc vận hành hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trở nên hiệu quả hơn trước rất nhiều. Dưới đây là 5 cách tuyệt vời mà các doanh nghiệp cần xem xét để tận dụng lợi thế của ChatGPT.
Một ứng dụng đáng chú ý khác của ChatGPT trong thương mại điện tử đó là tạo ra các mô tả sản phẩm. Các doanh nghiệp thương mại điện tử hiện này có rất nhiều danh mục sản phẩm và việc viết mô tả chi tiết và hấp dẫn cho từng sản phẩm có thể tốn nhiều thời gian và nguồn lực.
ChatGPT có thể tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn bảo đảm cung cấp cho khách hàng các mô tả sản phẩm chất lượng. Ngoài ra hệ thống ChatGPT có thể tạo ra các mô tả được tối ưu hoá cho SEO, điều này giúp cải thiện khả năng hiển thị sản phẩm.
Ví dụ: Khi một thương hiệu bán lẻ thời trang ra mắt một dòng quần áo thể thao mới, ChatGPT sẽ viết các mô tả nhấn mạnh vào khả năng thấm hút, vừa vặn thoải mái và chống tia UV. Những mô tả này sẽ không chỉ thông báo cho khách hàng về khía cạnh kỹ thuật của sản phẩm mà còn khuyến khích mua hàng thông qua ngôn từ hấp dẫn và thuyết phục.
ChatGPT còn được các doanh nghiệp thương mại điện tử sử dụng trong việc đưa ra đề xuất cá nhân hoá sản phẩm. Bằng cách sử dụng dữ liệu khách hàng và lịch sử duyệt web, ChatGPT có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể.
Ví dụ: Gần đây có một khách hàng tên Mỹ đã mua một chiếc áo thun thể thao tại cửa hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng ChatGPT để đưa ra đề xuất sản phẩm tương tự mà khách hàng này có thể quan tâm. Từ việc gợi ý sản phẩm phù hợp và cá nhân hoá có thể giúp tăng mức độ tương tác và doanh số bán hàng.
Bên cạnh những phương cách kể trên, ChatGPT cũng có thể được sử dụng để tạo nội dung hấp dẫn cho các nền tảng mạng xã hội.
Ví dụ: Một công ty sắp ra mắt sản phẩm giày chạy bộ mới, ChatGPT có thể tạo một bài đăng quảng cáo giới thiệu tính năng và lợi ích chính của sản phẩm theo cách hấp dẫn và thu hút sự chú ý. Bài đăng có thể bao gồm caption và hình ảnh sản phẩm hấp dẫn hoặc một bài đăng đầy đủ làm nổi bật các ưu điểm của sản phẩm.
Bằng cách tận dụng các khả năng của ChatGPT, doanh nghiệp thương mại điện tử có thể quảng bá sản phẩm hiệu quả và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội.
Thực hiện chiến dịch Email Marketing cho phép các nhà bán hàng thương mại điện tử xây dựng với nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng, quảng bá sản phẩm và các chương trình khuyến mãi cũng như thúc đẩy doanh số bán hàng. Bằng cách gửi các email hấp dẫn, có chủ đích đến khách hàng và khách hàng tiềm năng theo cách cá nhân hoá, doanh nghiệp sẽ từng bước xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy hoạt động bán hàng lặp đi lặp lại.
ChatGPT có thể được sử dụng trong các chiến dịch email marketing hướng đến các phân khúc khách hàng cụ thể nhằm đạt được những kết quả đúng kỳ vọng.
Ví dụ: Chị Mỹ là khách hàng quen thuộc của cửa hàng thời trang thể thao. Nay công ty ra mắt sản phẩm giày thể thao thân thiện với môi trường được thiết kế tối giản. Công ty sử dụng ChatGPT để soạn thảo nội dung cho chiến dịch email marketing nhằm giới thiệu với chị Mỹ về sản phẩm mới cùng những chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng thân thiết.
Một trong những điều tuyệt vời của ChatGPT mà doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tận dụng là khả năng xử lý nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng theo hướng cá nhân hoá. Đó có thể là trả lời các câu hỏi về tình trạng đơn hàng, tồn kho, cung cấp thông tin vận chuyển hay giải quyết các mối lo ngại về việc trả lại hàng.
Bằng cách cung cấp cho ChatGPT thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, sở thích, công cụ này ngay lập tức có thể soạn thảo văn bản phù hợp với đối tượng cụ thể cho từng trường hợp cụ thể, từ đó tăng mức độ tương tác và tỷ lệ chuyển đổi. Đồng thời, doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ giải phóng thời gian và khối lượng công việc cho đội ngũ chăm sóc khách hàng để tập trung vào các vấn đề phức tạp hơn.
Ví dụ: Có một khách hàng tên Mỹ hỏi về quy trình đổi/trả sản phẩm, ChatGPT có thể tạo ra phản hồi nêu rõ thông tin chi tiết bao gồm các yêu cầu và thời gian đổi/trả hàng.
Tương tự như những công nghệ AI khác, ChatGPT cũng tiềm ẩn nhiều mặt hạn chế bên cạnh những lợi ích khi ứng dụng vào hoạt động thương mại điện tử.
Đầu tiên, không thể phủ nhận ChatGPT có thể hỗ trợ việc tạo nội dung cho các chiến dịch marketing nhưng vẫn không thể chất lượng bằng văn bản do một người tự viết ra. Nếu một người trở nên quá phụ thuộc vào ChatGPT thay vì tự tạo ra những cái riêng của chính mình, văn phong sẽ rất máy móc và vụng về. Điều này ảnh hưởng đến sự hiệu quả của các chiến dịch marketing.
Ngoài ra, như đã diễn giải phía trên, ChatGPT dung nạp dữ liệu bằng phương pháp học tăng cường. Điều này tiềm ẩn rủi ro bởi dữ liệu ChatGPT “học” được có thể chưa hoặc không đúng, từ đó những phản hồi gửi đến người dùng không thể đảm bảo tính chính xác.
Mặc dù ChatGPT giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và giúp khách hàng có được câu trả lời cho những gì họ cần, nhưng không hẳn lúc nào ChatGPT cũng đúng. Trong một số trường hợp, công nghệ này có thể đưa ra nội dung không chính xác hoặc gây hiểu lầm gây hại cho danh tiếng và hình ảnh của doanh nghiệp.
Do đó, sử dụng ChatGPT vào hoạt động thương mại điện tử là điều nên làm nhằm hướng đến sự hiệu quả và đơn giản hoá việc vận hành. Nhưng điều quan trọng là chỉ nên xem ChatGPT là công cụ hỗ trợ, không nên lạm dụng và cần thiết phải kiểm tra kỹ các câu trả lời và nội dung được tạo ra.
Với 5 ứng dụng của ChatGPT trong hoạt động thương mại điện tử được liệt kê và phân tích phía trên, doanh nghiệp có thể tận dụng để triển khai ngay lập tức.
Dù vậy, làm sao để tận dụng thế mạnh của ChatGPT và biến nó trở thành mắt xích quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử nhưng không lệ thuộc và máy móc? Điều này không dễ dàng. Để tìm hiểu sâu hơn và đưa ra những kế hoạch triển khai phù hợp, liên hệ đội ngũ của SECOMM ngay hôm nay để nhận sự tư vấn tốt nhất.
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline