Tag: thương mại điện tử

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O
CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VỚI MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI O2O

Sau thời gian trầm lắng vì đại dịch toàn cầu, thị trường bán lẻ đang có sự phục hồi đáng nể và được kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự bứt phá trong tương lai. Trong số các phương cách chinh phục thị trường tỷ đô này thì mô hình thương mại O2O được xem là một tia sáng mới và đầy hứa hẹn đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô vì sự kết hợp hoàn hảo giữa bán hàng online và offline. 

Lợi ích khi triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Lợi ích khi triển khai thương mại O2O
Các lợi ích khi triển khai thương mại O2O (O2O Commerce)

Tăng nhận diện thương hiệu và phạm vi tiếp cận khách hàng

Một trong những thách thức lớn của các cửa hàng truyền thống đó là làm sao tăng nhận diện thương hiệu đối với những khách hàng tiềm năng ở xa vị trí đặt cửa hàng. Khi thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế trở thành xu hướng kinh doanh quan trọng của ngành bán lẻ, các doanh nghiệp có thể tận dụng để thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, từ đó mở ra cơ hội tuyệt vời để bứt phá doanh số.

Bằng nhiều phương pháp để tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet như sử dụng mạng xã hội, email marketing, chạy quảng cáo, v.v, các chủ doanh nghiệp có thể chinh phục giới hạn địa lý, không gian để thu hút, thuyết phục khách hàng chú ý đến thương hiệu và sản phẩm của họ.

Gia tăng doanh số bán hàng

Mặc cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, các cửa hàng truyền thống vẫn duy trì doanh số ở mức ổn định vì một bộ phận khách hàng vẫn ưu tiên việc ghé cửa hàng để mua sắm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 46% số người được hỏi cho biết họ thích mua sắm tại cửa hàng truyền thống.

Lý do là bởi khi đến mua sắm tại một cửa hàng, họ có thể nhìn thấy, chạm vào, cảm nhận và thử sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Một sự thật thú vị khác là khách hàng có khả năng chi tiêu nhiều hơn khi họ ở trong một cửa hàng.

Đơn cử như một người bước vào hiệu sách để mua một cuốn sổ tay, sau đó họ nhìn xung quanh và quyết định mua thêm một vài loại bút. Trường hợp nếu người này tìm kiếm một cuốn số tay trực tuyến, họ có xu hướng chỉ mua mỗi mặt hàng này.

Vì thế, mô hình thương mại O2O là sự lựa chọn tối ưu khi vừa có thể tận dụng các kênh online để nâng cao nhận diện thương hiệu vừa khắc phục các giới hạn của kênh offline và thúc đẩy tăng trưởng doanh số offline. 

Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Sự kết hợp uyển chuyển giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến làm cho trải nghiệm mua sắm trở nên liền mạch và thêm phần thú vị cho khách hàng. Các kênh trực tuyến cho phép người tiêu dùng tiếp cận với thương hiệu dễ dàng và ngay lập tức.

Chẳng hạn như khi khách hàng muốn hỏi về một sản phẩm, họ có thể gửi tin nhắn qua Facebook Messenger hoặc chatbot trên website thương mại điện tử. Sau đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng có thể trả lời câu hỏi của họ ngay lập tức.

Dựa trên thông tin và dữ liệu người dùng đã thu thập được, thương hiệu có thể đưa ra các đề xuất sản phẩm liên quan trên online hoặc lần tiếp theo họ ghé cửa hàng offline. Trong trường hợp khác, nếu cửa hàng triển khai một chiến dịch quảng cáo, khách hàng có thể được thông báo thông qua các kênh online.

Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ tối đa số lượng khách hàng có thể tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo, thay vì chỉ thông báo đơn thuần cho người mua khi đến cửa hàng. 

Các chiến lược thường gặp trong mô hình thương mại O2O

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (Buy Online, Pick-up In Store – BOPIS)

Mua hàng online, nhận tại cửa hàng (BOPIS) không phải quá mới mẻ mà đã tồn tại được một thời gian và là một phương thức mua sắm phổ biến. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này có thể thu hút người mua sắm trực tuyến ghé thăm cửa hàng truyền thống.

Khi đó khách hàng có thể lướt qua website thương mại điện tử của doanh nghiệp để tìm kiếm, mua hàng và nhận thông báo khi sản phẩm đã sẵn sàng để đến nhận tại cửa hàng địa phương đã chọn trước đó.

Điều này giúp khách hàng thuận tiện trong việc lựa chọn thời điểm lấy hàng và kiểm tra chất lượng ngay tại cửa hàng. Không chỉ thuận tiện cho người mua hàng mà các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ điều này. Doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội này để thúc đẩy Upsell và Cross-sell. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, giao nhận tận nhà
Chiến lược này thường được áp dụng vào các ngành hàng thực phẩm và đồ uống

Mua hàng online, giao nhận tận nhà (Home Delivery)

Mặc dù BOPIS thật tuyệt vời nhưng đó vẫn chưa phải lựa chọn của mọi khách hàng, vì không phải ai cũng thích đến cửa hàng để nhận hàng. Trong một vài trường hợp, mọi người có thể thích giao hàng tận nhà hơn là nhận tại cửa hàng.

Đôi khi mua sắm tại cửa hàng cũng gây nhiều bất tiện chẳng hạn như tìm bãi đậu xe để đi đến cửa hàng ở khu vực đông dân cư, lấy hàng rồi quay trở lại xe thì có vẻ mất thời gian và nhiều phiền toái. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể tự giao hàng nếu vị trí cửa hàng đủ gần và thuận tiện để quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Mặt khác, doanh nghiệp có thể hợp tác với các đơn vị giao hàng như Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm nếu nguồn lực doanh nghiệp không đủ để đáp ứng. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Mua hàng online, nhận tại cửa hàng
Chiến lược này thường được các ngành như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm áp dụng

Trả hàng mua online tại cửa hàng (In-store Return)

Giả sử một khách hàng mua một sản phẩm trực tuyến. Nhưng khi lấy hàng, anh ấy nhận ra nó không phù hợp với nhu cầu. Tình cờ có một địa điểm cửa hàng gần đó, nên anh ấy quyết định trả lại hàng đã mua ở đó. Nhưng đến nơi, nhân viên ở đó không chấp nhận trả hàng trực tuyến.

Vì thế bạn phải đóng gói đơn đặt hàng của mình gửi lại đơn vị vận chuyển và chờ xử lý lâu trước khi nhận được tiền hoàn lại. Chính những trải nghiệm như thế sẽ khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu họ còn muốn mua sắm với nhà bán lẻ đó lần sau không.

Do đó, In-store Return đã trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp O2O sử dụng như một giải pháp dành cho những khách hàng không muốn đối mặt với các rắc rối trong quá trình hoàn hàng.

In-store Return giúp đơn giản hoá quy trình trả hàng cho cả người mua và nhà bán. Bởi việc xử lý hàng trả lại và hoàn tiền diễn ra đồng thời, điều có nghĩa dịch vụ khách hàng sẽ tốt lên và quá trình đưa hàng trở lại kho sẽ nhanh hơn rất nhiều. 

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Trả hàng mua online tại cửa hàng
Trả hàng mua online tại cửa hàng

Chương trình Khách hàng thân thiết (Loyalty Program)

Các chương trình khách hàng thân thiết là một động lực tuyệt vời để mời khách hàng tham gia vào hành trình mua hàng trực tiếp và trực tuyến.

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Chương trình Khách hàng thân thiết
Hai chương trình khách hàng thân thiết được ứng dụng nhiều là Tích điểm thưởng và Tặng thẻ quà tăng/phiếu quà tặng

Điểm thưởng (Reward Points)

Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất của chương trình khách hàng thân thiết mà doanh nghiệp có thể áp dụng điểm thưởng cho bất kỳ mặt hàng nào. Khách hàng khi mua sắm hoặc tham gia các hoạt động sẽ dễ dàng tích lũy điểm thưởng đến một ngưỡng nhất định sẽ được quy đổi ra các phần thưởng khác có giá trị tương đương như thẻ quà tặng, thẻ giảm giá, quà tặng miễn phí, v.v.

Điểm thưởng (Reward Points), do vậy sẽ thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. 

Thẻ quà tặng/Phiếu quà tặng (Gift Cards/Gift Voucher)

Để làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng và thu hút họ quay lại mua sắm, thẻ quà tặng/thẻ giảm giá sẽ là một trong những yếu tố đáng cân nhắc đưa vào trong các chiến dịch chăm sóc khách hàng. 

  • Thẻ quà tặng (Gift Cards) được sử dụng như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ để mua hàng với giá trị tương đương.
  • Phiếu quà tặng (Gift Vouchers) được xem là quà tặng khuyến mại có giá trị tiền tệ hoặc phần trăm chiết khấu nhất định khi mua hàng. 

Với Gift Cards/Gift Voucher, khách hàng có thể tuỳ ý sử dụng nó ngay hoặc để dành cho lần mua sắm sau, hoặc thậm chí tặng cho người thân, bạn bè khi không biết phải tặng quà gì. Nhờ đó, người thân và bạn bè có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng của thương hiệu vào một ngày không xa.

Cách thức triển khai thương mại O2O

Chinh Phục Thị Trường Bán Lẻ Với Mô Hình Thương Mại O2O-Cách thức triển khai thương mại O2O
3 Bước triển khai thương mại O2O

Xác định mục tiêu

Việc đầu tiên cần làm khi triển khai thương mại O2O là xác định các mục tiêu cần phải thực hiện. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa có sự hiện diện trực tuyến, doanh nghiệp có thể cân nhắc phát triển sự hiện diện này để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Nếu doanh nghiệp đã có sự hiện diện trực tuyến (website thương mại điện tử, mobile app, sàn thương mại điện tử, etc) thì việc kiểm tra và điều chỉnh chiến lược bán hàng O2O để tăng doanh số bán hàng online, bán hàng offline hoặc cả hai. Cân nhắc sử dụng các chỉ số đo lường để các mục tiêu được thiết lập phù hợp và có thể đạt được.  

Hoạch định chiến lược

Kế đến là làm việc với những người liên quan để đưa ra các ý tưởng về chiến lược triển khai O2O. Dưới đây là một vài gợi ý

  • Sử dụng phần mềm phân tích hiệu suất để tìm ra trở ngại của khách hàng trong quá trình mua hàng. 
  • Tận dụng mạng xã hội để kết nối website thương mại điện tử với cửa hàng bán lẻ truyền thống.
  • Thực hiện quy trình mua hàng trực tuyến nhận hàng tại cửa hàng.
  • Cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà cho một số hoặc tất cả sản phẩm bán trực tuyến và tại cửa hàng.

Từ đó sử dụng dữ liệu thu thập được để đưa ra chiến lược triển khai hiệu quả

Đo lường kết quả và điều chỉnh nếu cần thiết

Sau khi đưa ra chiến lược để triển khai thương mại O2O, sử dụng các thông tin dữ liệu thu thập được, chỉ số đo lượng (KPIs) để đo lường mức độ thành công của các chiến lược đó và đưa ra các quyết định kinh doanh tiếp theo. Nhìn lại các mục tiêu ban đầu khi đánh giá và điều chỉnh chiến lược tiếp thị và kinh doanh O2O, đồng thời cân nhắc đặt mục tiêu bổ sung nếu các mục tiêu ban đầu đã hoàn thành.

Giải pháp thương mại O2O của SECOMM

Thành lập năm 2014, SECOMM là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thương mại O2O. Qua năm tháng, SECOMM sở hữu gia tài đồ sộ các dự án thương mại O2O với các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như Annam Gourmet, Trentham Estate, v.v. 

Cụ thể hơn về giải pháp thương mại O2O, SECOMM cung cấp đa dạng các dịch vụ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thống lĩnh thị trường bán lẻ trong thời đại số từ Tư vấn giải pháp, Xây dựng đội ngũ đến Phát triển hệ thống O2O bao gồm:

Hệ thống kinh doanh

  • Website thương mại điện tử
  • Ứng dụng thương mại điện tử (eCommerce Apps)
  • Hệ thống Quản lý Bán hàng POS

Hệ thống về Quản trị

  • Hệ thống Quản trị ERP
  • Hệ thống Quản lý Khách hàng CRM
  • Hệ thống Quản lý Thông tin sản phẩm PIM

Hệ thống về Trải nghiệm khách hàng

  • Ứng dụng di động (Mobile Apps)
  • Chương trình khách hàng thân thiết (Loyalty Program)
  • Thương mại đa kênh (Omnichannel Commerce)

Hệ thống về Dữ liệu

  • Phân tích, kiểm soát dữ liệu kinh doanh
  • Business Intelligence 

Để tìm hiểu sâu hơn về mô hình thương mại O2O cũng như các giải pháp tốt nhất để chinh phục thị trường bán lẻ, hãy liên hệ SECOMM ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí.

2
7,900
0
1
03/03/2023
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RƯỢU TOẢ SÁNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Đại dịch Covid-19 những năm qua đã làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, chủ công ty từ nhiều ngành công nghiệp khác nhau và ngành rượu cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Việc đóng cửa các khách sạn, nhà hàng, quán bar cũng như huỷ bỏ các sự kiện và lễ hội lớn đã khiến doanh số bán đồ uống có cồn giảm đáng kể.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, vẫn có những ngành hoạt động khá tốt, trong đó phải nhắc đến thương mại điện tử. Một vài doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đã nhanh chóng triển khai thương mại điện tử nhằm trụ vững trước sự suy thoái.

Không ngoại lệ, các doanh nghiệp rượu cũng tiếp bước làn sóng chuyển dịch đó, góp phần đưa thương mại điện tử rượu toả sáng trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của chuyển đổi số. 

Tại sao 2023 là năm hoàn hảo để triển khai thương mại điện tử rượu?

Số liệu thống kê về sự phát triển của thương mại điện tử rượu

  • Doanh số thương mại điện tử rượu đạt 6 tỷ USD năm 2021, tăng 131% so với năm 2020. Trong 2 năm 2021-2022, doanh số bán rượu trực tuyến tăng 4%, trong khi đó năm 2020 chỉ tăng 2%.
  • Doanh thu online của thị trường rượu đạt hơn 261 tỷ USD năm 2022, dự kiến tăng trưởng hàng năm là 10.51% giai đoạn từ 2022 đến 2025.
  • Theo IWSR, giá trị thị trường thương mại điện tử rượu toàn cầu sẽ đạt 42 tỷ USD năm 2024.
  • Ước tính 1.6% tổng doanh thu của thị trường rượu năm 2023 được tạo ra từ bán hàng trực tuyến.
  • Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thương mại điện tử rượu ở Mỹ là khoảng 20%.
Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Thương mại điện tử rượu những năm gần đây để lại nhiều kết quả ấn tưởng.

Động lực chính cho sự phát triển của thương mại điện tử rượu

Động lực tăng trưởng nhờ đại dịch toàn cầu

Tương tự như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành rượu cũng chứng kiến sự tăng trưởng đột phá về tốc độ mua hàng trực tuyến trong giai đoạn khủng hoảng bởi đại dịch toàn cầu.

44% người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đặt hàng rượu và rượu mạnh trực tuyến lần đầu tiên khi đại dịch bùng phát. Điều này đưa đến mức tăng trưởng 42% năm 2020 của thương mại điện tử rượu.

Doanh số bán rượu trực tuyến tăng đến 6 tỷ USD vào năm 2021 so với chỉ 1 tỷ USD năm 2018.

Động lực tăng trưởng nhờ người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ

Tại Mỹ, theo Avalara, Millennials và dân số trong độ tuổi uống rượu hợp pháp đang tăng lên đều đặn. Đến năm 2023, thế hệ Millennial ước tính chiếm gần 45% dân số LDA (Legal Drinking Age) dưới 80 tuổi.

Đến năm 2030, con số này được dự đoán sẽ là 54%.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Sự gia tăng đáng kể lượng người tiêu dùng rượu thế hệ trẻ là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng cho thương mại điện tử rượu trong tương lai.

Tại Việt Nam, thế hệ Millennials (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi) hay gọi chung là MillennialZ hiện chiếm 47% dân số cả nước, khoảng 45 triệu người trong độ tuổi được phép sử dụng rượu.

Dự báo cơ cấu dân số thế hệ MillennialZ sẽ tiếp tục tăng.

Đồng thời sự hiểu biết và thức thời về các xu thế mới của công nghệ số so với các thế hệ trước sẽ là nguồn lực chính đóng góp vào sự phát triển của thị trường thương mại điện tử rượu cũng như nền kinh tế số của Việt Nam.

Câu chuyện thành công

iShop Changi Wines

iShop Changi Wines là dự án website thương mại điện tử của Duty Free Shop Group (DFS) hợp tác với Changi Airport Group (CAG), cung cấp các loại rượu vang và rượu mạnh thượng hạng, nổi tiếng trên thế giới cùng các ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho khách tại sân bay Changi, nhất là khách hàng thành viên của CAG.

Trang web của iShop Changi Wines được thiết kế hiện đại, đẹp mắt, thể hiện các đặc trưng riêng của ngành rượu và cả tính thẩm mỹ từ bố cục trang, màu sắc, front chữ, logo đến banner đều được đảm bảo nhằm tối ưu trải nghiệm mua hàng và quan trọng là làm nổi bật yếu tố nhận diện, phát triển thương hiệu cho cả CAG và DFS.

Ngoài ra, vì là dự án của những thương hiệu lớn nên từ khi ra mắt đến nay website iShop Changi Wines luôn có lượt truy cập cao tầm 592 nghìn mỗi tháng.

Do đó, hệ thống thương mại điện tử phải thường xuyên được cải tiến và tối ưu nhằm khắc phục tình trạng lưu lượng truy cập và đơn đặt hàng tăng đột biến vào những thời điểm mua sắm lớn của năm. 

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Hai gã khổng lồ CAG và DFS đã bắt tay xây dựng thành công website thương mại điện tử rượu

Việc cả 2 ông lớn CAG và DFS bắt tay thực hiện xây dựng và phát triển website thương mại điện tử rượu và gặt hái được thành công đã cho thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực này ở hiện tại và tương lai.

Nếu trước đây phạm vi kinh doanh của các doanh nghiệp rượu bị giới hạn khá nhiều thì giờ đây giới hạn đó đã bị phá vỡ nhờ sự thống trị của Internet và sự lên ngôi của thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nới lỏng các rào cản luật pháp đã giúp doanh nghiệp rượu tự tin đưa sản phẩm của mình đến với lượng lớn khách hàng tiềm năng tại nhiều quốc gia trên thế giới. 

The Warehouse

Ra mắt thị trường năm 2001, The Warehouse được biết đến là một nhà phân phối rượu vang và rượu mạnh hàng đầu tại Việt Nam với hơn 16 loại rượu đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, đây cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ nổi bật của tập đoàn Ân Nam bên cạnh Annam Gourmet Market, Yves Rocher, Flormar.

Sản phẩm tại The Warehouse luôn được kiểm định, chọn lọc kỹ lưỡng, đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi chính thức bán ra thị trường. Đến nay công ty đã mở rộng hệ thống phân phối khắp cả nước bao gồm TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Hội An, Quảng Ninh, Phú Quốc.

Với định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững song hành cùng xu hướng chuyển dịch của thị trường, thương hiệu đã nhanh chóng bắt tay xây dựng website thương mại điện tử.

The Warehouse đã sử dụng nền tảng Magento để hiện thực hóa mục tiêu bao phủ thị trường rượu bằng các mô hình kinh doanh từ B2B đến B2C. Điều này đồng nghĩa, công ty sẽ không chỉ là đơn vị phân phối rượu cho các nhà hàng, khách sạn, các khu resort, quán bar và lounge, mà còn mở rộng kênh bán lẻ cho khách hàng cá nhân.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
The Warehouse là một trong số thương hiệu rượu xây dựng thành công website thương mại điện tử với Magento

Giao diện website được chú trọng hoàn thiện UI/UX cùng màu đỏ Bordeaux được sử dụng là tông màu chủ đạo cho toàn hệ thống để kết hợp với bộ icons, logo, banner được thiết kế riêng phù hợp với đặc trưng ngành rượu. 

Bên cạnh đó, The Warehouse cung cấp dịch vụ đặt hàng, thanh toán và giao hàng linh hoạt, an toàn và nhanh chóng. Theo đó, khách có thể đặt hàng thông qua website thương mại điện tử, điện thoại, hoặc qua ứng dụng (Mobile app) The Warehouse.

Sau đó, khách có thể đến cửa hàng để lấy hàng hoặc công ty sẽ giao hàng nhanh 2-3 giờ tại các thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và giao hàng tiêu chuẩn qua dịch vụ chuyển phát 2-5 ngày ở các địa phương khác. 

Nhờ thức thời mở rộng mô hình kinh doanh và thực hiện chuyển đổi số, The Warehouse đã thành công trong việc tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận thêm nhiều khách hàng, tăng trưởng doanh thu bán hàng cả offline và online.

Trentham Estate

Trentham Estate Winery là thương hiệu lâu đời của Úc được thành lập năm 1988 chuyên sản xuất và kinh doanh rượu vang. Sau nhiều năm hoạt động, công ty được đánh giá cao về sự sáng tạo trong quá trình sản xuất, tạo ra nhiều loại rượu đa dạng mùi vị thơm ngon đặc trưng.

Đồng thời, thương hiệu còn được vinh danh với hàng trăm huy chương, danh hiệu và giải thưởng lớn trong ngành. Thoạt đầu, công ty phát triển và vận hành hệ thống website với WordPress nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên, chính sự bùng nổ của thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của nhóm khách hàng tiềm năng đã thúc đẩy Trentham Estate mở rộng quy mô kinh doanh bằng sự đầu tư nghiêm túc vào hệ thống website thương mại điện tử hoàn chỉnh.

Thương Mại Điện Tử Rượu Toả Sáng Trong Kỷ Nguyên Số
Trentham Estate nhanh chóng phát triển hệ thống website thương mại điện tử để bắt kịp xu hướng thị trường.

Đó là lý do của sự ra đời trang web trenthamestate.com.au với giao diện hiện đại nhưng vẫn đảm bảo thể hiện đầy đủ nét riêng biệt của ngành rượu. Tương tự như The Warehouse, Trentham Estate cũng xây dựng website thương mại điện tử dựa trên nền tảng Magento với nhiều tính năng phù hợp yêu cầu của thương mại điện tử và đặc trưng ngành rượu.

Nhờ vậy, doanh nghiệp tiếp cận và phục đa dạng tệp khách hàng lớn không chỉ trong nước Úc và cả quốc tế nhờ vào các chiến lược marketing và branding hiệu quả, từ đó, hướng tới mô hình kinh doanh bền vững song hành với những chuyển biến của thời đại.

Sẽ rất khó để tin rằng một lĩnh vực nhạy cảm như rượu lại có thể được giao thương trực tuyến dễ dàng và hiệu quả. Trong sự hiệu quả và thuận lợi đó có phần đóng góp rất lớn của xu hướng thương mại điện tử và chương trình Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện được Chính phủ cam kết hỗ trợ. Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để các doanh nghiệp rượu tự tin triển khai thương mại điện tử vì có sự hậu thuẫn từ Chính phủ và lực đẩy từ thị trường. 

Mặc dù vậy, từ kế hoạch đến thực thi là hai phạm trù rất khác biệt, doanh nghiệp cần chiến lược kinh doanh bài bản cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị có chuyên môn cao trong lĩnh vực này để rút ngắn chặng đường gặt hái thành công và góp phần thúc đẩy mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia. 

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM thấu hiểu những khó khăn và thách thức của các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
10,330
0
1
12/01/2023
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
10 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT NĂM 2023

Thương mại điện tử hiện là ngành công nghiệp chiếm thị phần lớn của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong hai năm vừa qua nhờ tác động từ đại dịch toàn cầu và các biện pháp giãn cách xã hội. Qua một năm xã hội từng bước tiến tới giai đoạn “bình thường mới”, khách hàng đã bắt đầu quay trở lại mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.

Tuy vậy, nhờ xu hướng tiêu dùng thương mại điện tử đã được thiết lập, kèm theo sự thúc đẩy từ làn sóng chuyển đổi số quy mô toàn cầu, đã góp phần định hướng các doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với quỹ đạo xoay vần của nền kinh tế số. 

Do đó, nhận biết và đón đầu xu hướng thương mại điện tử của năm 2023 là vô cùng cần thiết để các chiến lược Marketing trong năm mới của doanh nghiệp được thực thi một cách hiệu quả và thành công. Dưới đây liệt kê 10 xu hướng thương mại điện tử được dự báo sẽ “làm mưa làm gió” trên thị trường trong năm sau.

Omnichannel

Omnichannel là mô hình bán hàng đa kênh giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh như website thương mại điện tử, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng, đại lý phân phối,v.v nhưng hoạt động thống nhất trên một hệ thống quản lý. 

Ngoài ra, Multi-Channel cũng được gọi là mô hình bán hàng đa kênh nhưng khác với Omnichannel ở chỗ các kênh trong mô hình Multi-channel hoạt động độc lập, dữ liệu không liên kết, nội dung tiếp thị rời rạc, không được cập nhật liên tục và xuyên suốt dẫn đến trải nghiệm khách hàng không đồng nhất và liền mạch khi mua sắm ở nhiều kênh khác nhau.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa Omnichannel và Multichannel

Sau 2 năm trải nghiệm mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng bắt đầu trở lại mua sắm tại cửa hàng nhờ vào việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà khiến đà tăng trưởng thương mại điện tử bị trì trệ mà ngược lại tiếp tục bứt phá. Tại đó, doanh nghiệp tận dụng sự ưa thích mua sắm online từ những năm gần đây và đẩy mạnh triển khai Omnichannel nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm đa dạng và hiệu quả. 

Theo thống kê gần đây cho thấy:

  • Ước tính có khoảng 56% khách hàng sử dụng smartphone để tra cứu về sản phẩm khi đang ở trong cửa hàng bán lẻ. 
  • Gần 75% người dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, cửa hàng,… để mua sắm.
  • Khoảng 73% người tiêu dùng thương mại điện tử cho biết họ tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm. Ví dụ như sau khi mua sắm tại cửa hàng, người mua tiếp tục theo dõi website, các trang mạng xã hội, gian hàng trên sàn thương mại điện tử của thương hiệu. 

Vì vậy, Omnichannel vẫn được xem là xu hướng thương mại điện tử phát triển mạnh trong năm 2023. 

Mobile Commerce

Thương mại di động (Mobile Commerce hay mCommerce) là một mô hình kinh doanh cho phép các công ty và cá nhân phân phối hàng hoá và dịch vụ trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các thiết bị không dây cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Theo Bankmycell, số lượng người dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới năm 2022 là 6,648 tỷ, tương đương với 83,07% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Hơn nữa, theo dự đoán, con số này sẽ tăng lên đến 7,516 tỷ vào năm 2026. Ngoài ra, tỷ lệ người dùng trên toàn cầu tham gia mua sắm trực tuyến trong năm 2022 chiếm 58,4%.

Riêng tại Việt Nam, những số liệu thú vị được thống kê tại Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022:

  • 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động, trong khi tỷ lệ này năm 2021 chỉ đạt 57%.
  • Tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 74,8%.
  • 91% phương tiện điện tử thường được sử dụng để đặt hàng trực tuyến là điện thoại di động.
  • Trong các kênh mua sắm trực tuyến, có 47% lượng người dùng mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022

Có thể thấy, tỷ lệ người dân toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng sở hữu thiết bị di động và sử dụng chúng vào hoạt động mua sắm trực tuyến là khá cao và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Vì vậy, đây sẽ là một trong những xu hướng nổi bật mà các doanh nghiệp thương mại điện tử cần ưu tiên đẩy mạnh trong chiến lược Marketing năm 2023. 

Social Commerce

Social Commerce là quá trình doanh nghiệp sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Zalo,v.v làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến. Nói cách khác, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và eCommerce (Thương mại điện tử).

Tầm ảnh hưởng và độ phủ sóng của mạng xã hội chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây. Với 59% dân số thế giới sử dụng mạng xã hội, sẽ không lạ khi tự tin khẳng định con số này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. 

Nếu trước đây các thương hiệu sử dụng mạng xã hội để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng, thì ngày nay doanh nghiệp thương mại điện tử gia tăng doanh số bán hàng bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp thông qua các trang mạng xã hội. Theo đó, người tiêu dùng vừa có thể kết nối, trao đổi thông tin, vừa có thể tìm kiếm và mua sắm online tại cùng một nơi, vô cùng thuận tiện. 

Theo Statista, doanh số thương mại xã hội toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt gần 3 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Xu hướng Social Commerce

Nhờ sự bành trướng của mạng xã hội mà thương mại xã hội hay Social Commerce đã có sự bứt tốc mạnh mẽ và trở thành thỏi nam châm thu hút các thương hiệu tìm đến để tiếp cận với lượng lớn khách hàng tiềm năng, khai thác và hiện thực hoá mục tiêu về Marketing và doanh số. Do đó, nếu doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng mạng xã hội hay Social Commerce không thuộc top ưu tiên trong chiến lược Marketing năm 2023, rất có thể đấy sẽ là thiếu sót lớn làm vụt mất rất nhiều cơ hội cạnh tranh tại chiến trường thương mại điện tử vốn đã quá cạnh tranh. 

Headless Commerce

Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử nhưng về cơ bản, cấu trúc một website đều sẽ bao gồm các phần chính như sau:

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, v.v được tiếp nhận từ backend. 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến.

Đối với các website sử dụng cấu trúc truyền thống thì frontend và backend sẽ được hoạt động dựa trên cùng một nền tảng và từ đó sẽ kết nối chặt chẽ với nhau. Do đó, mọi thay đổi trên website sẽ được chỉnh sửa hai phần trong cùng một lúc. Tuy nhiên, với Headless Commerce, backend và frontend sẽ được tách rời với nhau và hoạt động một cách độc lập trên hai hệ thống riêng biệt.

Các lợi ích khi doanh nghiệp triển khai Headless Commerce:

  • Tăng khả năng tuỳ chỉnh
  • Tăng khả năng mở rộng
  • Tăng tốc độ tải trang
  • Tích hợp liền mạch
  • Hỗ trợ bán hàng đa kênh
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Lợi ích khi triển khai Headless Commerce

Bằng việc sử dụng cấu trúc Headless, Nike đã trở thành nhãn hàng với thị phần lớn hơn hẳn so với Adidas – một đối thủ đáng gờm của Nike. Hơn nữa, website của Nike đã ghi nhận hơn 60 triệu lượt truy cập trang chỉ trong vòng 1 tháng. Bên cạnh đó, tỉ trọng mua hàng trực tiếp mà không qua phân phối trung gian cũng từ đó mà tăng lên đáng kể.

Từ Case Study của Nike, có thể thấy rằng Headless Commerce là một trong những giải pháp hữu dụng đối với các doanh nghiệp với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng doanh số thương mại điện tử. 

Shoppertainment

Shoppertainment là hình thức mua sắm kết hợp giải trí, được triển khai như một phần của chiến lược Marketing nhằm thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, từ đó kích cầu mua sắm. Tại kỷ nguyên của chuyển đổi số và thương mại điện tử được đặt để ở vị trí hàng đầu trong xu hướng kinh doanh hiện đại thì Shoppertainment được ứng dụng và chi phối phần lớn hoạt động thương mại trực tuyến.

Một số ứng dụng phổ biến của xu hướng Shoppertainment trong thực tế phải kể đến bao gồm: 

  • Live Selling: Bán hàng livestream.
  • Shoppable Video: Mua sắm trực tiếp tại video.
  • Gamification: Trò chơi điện tử ứng dụng hoá.

Có thể thấy cả ba hình thức này đều tập trung vào tính giải trí và sự tương tác. Khi đó, yếu tố cảm xúc được khơi dậy, đưa đến hàng loạt những quyết định mua sắm thiếu khôn ngoan và nằm ngoài kế hoạch. Dưới góc độ kinh doanh, điều này có lợi cho doanh nghiệp. Nghiên cứu gần đây của TikTok cũng cho thấy điều đó:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng hóa nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: TikTok

Việc xu hướng Shoppertainment bùng nổ trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tương tác, kết nối xã hội sau thời gian đời sống tinh thần bị ảnh hưởng bởi Covid là rất cao.

Điều này buộc các thương hiệu phải nhanh chóng đáp ứng nhu cầu đó bằng cách biến trải nghiệm mua sắm thông thường thành trải nghiệm mua sắm mang tính giải trí, tương tác và kết nối xã hội. Và Shoppertainment chính là giải pháp mà doanh nghiệp tìm kiếm. Đồng thời, đây là phương thức khai thác tối đa yếu điểm lớn nhất của khách hàng – cảm xúc.

Khi cảm xúc hưng phấn và vui vẻ được khơi gợi trong quá trình mua sắm, khách hàng tương tác nhiều hơn, mua nhiều sản phẩm ngoài kế hoạch hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và doanh số bán hàng sẽ bứt phá theo đó.

Công nghệ AI

Công nghệ AI (Trí tuệ nhân tạo) hiện nay có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp thương mại điện tử trong việc đưa ra các giải pháp tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng. 

Những số liệu thống kê bên dưới đã chứng minh sự ảnh hưởng đáng kinh ngạc của AI đối với thị trường thương mại điện tử và những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này:

  • Thị trường thương mại điện tử được hỗ trợ bởi AI ước tính đạt 16.8 tỷ USD vào năm 2030 (theo InsightAce Analytics).
  • Tại thị trường thương mại điện tử bán lẻ, giá trị của AI được dự đoán tăng từ 1.7 triệu USD năm 2021 lên 36.4 triệu USD năm 2030 (theo Precedence Research).
  • 78% các thương hiệu đã sử dụng AI cho website thương mại điện tử (theo Oracle).
  • Giá trị thị trường Chatbots được dự đoán đạt 3.99 tỷ USD vào năm 2030 (theo Grandview Research).
  • Dự đoán các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện thông qua Chatbots sẽ đạt 112 tỷ USD trong năm 2023 (theo Business Solution).
  • Chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30% so với việc thuê nhân sự để làm việc này (theo Business Solution).
  • 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thừa nhận kết hợp AI với marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu của công ty (theo McKinsey).
  • 54% doanh nghiệp tại Pháp cho rằng AI hỗ trợ tốt việc phân tích dữ liệu thương mại điện tử (theo Statista).
  • 70% nhà điều hành doanh nghiệp thương mại điện tử tại Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng công nghệ AI có thể giúp tối ưu cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng (theo Statista).
  • 37% người dùng nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI điều khiển trong lần đầu ghé thăm website, đã quay lại vào ngày hôm sau đó (theo Invesp).
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Số liệu thú vị cho thấy sự ảnh hưởng của AI đối với thương mại điện tử

Hiện nay có 2 ứng dụng của công nghệ AI được sử dụng phổ biến trong thương mại điện tử đó là:

Chatbots

Đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử, Chatbots sẽ như là những nhân viên bán hàng có thể tương tác trực tiếp với khách hàng 24/7. Điều này giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về địa lý và múi giờ, giúp quá trình tư vấn bán hàng, chăm sóc khách hàng diễn ra hiệu quả không gián đoạn. 

Cá nhân hoá chiến dịch quảng cáo (Personalized Advertising Campaigns)

Bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng, AI có thể hỗ trợ tạo nội dung và đề xuất phù hợp cho từng khách hàng cụ thể. Để cải thiện các chiến dịch tiếp thị và cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng, AI cũng có thể dự đoán hành vi mua hàng dựa trên lịch sử tìm kiếm và duyệt web của người dùng, khi dữ liệu có sẵn một cách hợp pháp.

Công nghệ VR/AR

Công nghệ Thực tế ảo – VR (Virtual Reality) là công nghệ hiện đại đưa người dùng bước vào một không gian mô phỏng nhưng vẫn rất chân thực chỉ bằng chiếc kính 3 chiều (kính thực tế ảo). Thế giới ảo mà người dùng nhìn thấy thực chất được thiết lập và điều khiển bởi một hệ thống máy tính có cấu hình cao. 

Công nghệ Thực tế ảo tăng cường – AR (Augmented Reality) là công nghệ mới được tăng cường từ công nghệ VR. Công nghệ này có khả năng xóa bỏ ranh giới giữa thế giới thực và mô hình 3D ảo. Nghĩa là người dùng sẽ được trải nghiệm mô hình ảo trong không gian thực tế thông qua smartphone hoặc máy tính.

Từ nhiều năm nay, Lazada đã đón đầu xu hướng AR và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh nhất định trong việc thu hút cả người dùng và nhà bán hàng bằng kế hoạch rõ ràng, chiến lược đúng đắn. 

7 10 Xu Huong Thuong Mai Dien Tu Dang Chu Y Nhat Nam 2023
Lazada sử dụng công nghệ AR để nâng cao trải nghiệm người dùng

Cụ thể, tính năng Trải nghiệm sản phẩm trực tuyến (Virtual Try On, VTO) trên Lazada có nhiều chức năng phong phú giúp người dùng thoải mái lựa chọn và dùng thử các sản phẩm như phấn mắt, kẻ mắt, kem nền và phấn má mọi lúc mọi nơi.

Kể từ khi ra mắt, tính năng VTO đã đạt được thành công đáng kể với các đối tác thương hiệu LazMall trong lĩnh vực làm đẹp, góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 3,1 lần và giá trị đơn hàng trung bình tăng lên đến 11%.

KOL/KOC 

​​Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và mạng xã hội, KOL/KOC đã thổi vào các chiến dịch Marketing một làn gió mới mẻ và độc đáo. Dù bản chất 2 khái niệm này đã tồn tại từ lâu, song những năm gần đây, KOL/KOC mới thật sự bùng nổ.

KOL – Key opinion leader hay còn gọi là “người có sức ảnh hưởng”, là một cá nhân hay tổ chức có kiến thức sản phẩm chuyên môn và có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực hay ngành nghề của họ.

KOC – Key Opinion Consumer là “những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường”. Công việc của họ là thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

KOL sẽ phù hợp với các thương hiệu trung và cao cấp, trong khi đó KOC sẽ phù hợp với các thương hiệu từ bình dân đến trung cấp. Nếu KOL được sử dụng để chọn đại sứ thương hiệu, gương mặt đại diện mùa lễ hay các chiến dịch ra mắt sản phẩm thì KOCs được dùng để thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn hay điều hướng khách hàng về website, sàn thương mại điện tử. 

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Sự khác biệt giữa KOL và KOC

Một vài KOL nổi tiếng tại Việt Nam: Helly Tống, Giang Ơi, Dino Vũ, Cô em Trendy, Châu Bùi, Khánh Vy, Khoai Lang Thang,…

Một vài KOC phải kể đến: Hà Linh, Call Me Duy, 1m88, Ông Giáo Review, Châu Muối, Hoàng Việt, Pu Mét 7,…

BOPIS

BOPIS – Buy Online Pick-up In Store (Mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng) là một trong những xu hướng mua sắm hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2023. Với BOPIS, người mua sẽ không phải lo lắng về phí giao hàng, thời gian giao hàng lâu, nguy cơ nhận phải sản phẩm không đúng mong đợi.

Doanh nghiệp trên thế giới đang đẩy mạnh triển khai BOPIS nhằm đáp ứng mong đợi của khách hàng khi tích hợp mua sắm trực tuyến và nhận hàng trực tiếp. Đây là chiến lược hoàn hảo để tăng lượng khách ghé thăm cửa hàng và thu hẹp khoảng cách giữa trải nghiệm mua sắm truyền thống và mua sắm trực tuyến. 

Theo GlobeNewswire, thị trường BOPIS toàn cầu được dự đoán đạt 703 tỷ USD năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép CARG ước tính là 19.3% trong giai đoạn từ 2021-2027. 

Ngoài ra, những số liệu thống kê của xu hướng BOPIS dưới đây có thể giúp doanh nghiệp cân nhắc triển khai trong năm tới:

  • Trong 6 tháng cuối năm 2022, 67% người tiêu dùng Mỹ sử dụng hình thức BOPIS.
  • 49% người tiêu dùng BOPIS thừa nhận họ mua thêm nhiều sản phẩm khác trong lúc đến cửa hàng nhận hàng.
  • 65% khách hàng chọn BOPIS để tránh phí giao hàng. 
10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Invespcro

Bên cạnh đó, mô hình BOPIS còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian vận chuyển, kích cầu mua sắm và giảm thiểu rủi ro hoàn hàng. 

UGC

UGC – User Generated Content là nội dung do người dùng tạo ra bao gồm hình ảnh, video, đánh giá, văn bản. Trong 10 năm trở lại đây, UGC càng trở nên quan trọng do người dùng ngày càng ít quan tâm đến thông điệp từ thương hiệu.

Một nghiên cứu mới đây của Salesforce cho thấy 92% khách hàng tin vào nội dung của người thân và bạn bè hơn là nội dung do thương hiệu tạo ra và 53% khách hàng thuộc thế hệ Millennials cho biết UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.

Lý giải cho những con số trên là sự tin tưởng. Vì vậy, nội dung UGC như hình ảnh, video, bài đánh giá do khách hàng cung cấp là bằng chứng xã hội đáng tin cậy, giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu uy tín.

10 Xu Hướng Thương Mại Điện Tử Đáng Chú Ý Nhất Năm 2023
Nguồn: Salesforce

Công nghệ số và xu hướng thương mại điện tử luôn không ngừng thay đổi, đòi hòi doanh nghiệp phải thức thời nắm bắt để tránh bị tụt hậu và loại thải khỏi thị trường.

Với 10 xu hướng thương mại điện tử dự báo khuynh đảo thị trường năm 2023 được liệt kê và phân tích ở trên sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan để chuẩn bị cho chặng đường mới phía trước.

Bên cạnh các xu hướng này, khi triển khai thương mại điện tử trong năm 2023, các doanh nghiệp cũng đừng quên đặt trải nghiệm khách hàng làm trung tâm là xu hướng không bao giờ lỗi thời.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong nhiều năm qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
9,708
0
1
05/01/2023
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
SHOPPERTAINMENT: HẤP LỰC MẠNH MẼ DẪN DẮT XU HƯỚNG TIÊU DÙNG

Đại dịch Covid-19 không chỉ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bùng nổ mà còn góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng từ ưu tiên mua sắm tại cửa hàng sang mua sắm trực tuyến.

Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn có khuynh hướng tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ, tạo cảm hứng thay vì chỉ đơn thuần là mua hàng.

Do đó, phương thức mua sắm kết hợp giải trí (Shoppertainment) trong thương mại điện tử sẽ là một giải pháp mà mọi doanh nghiệp nên hướng đến nhằm nâng cao hiệu quả Marketing và gia tăng doanh số bán hàng.

Shoppertainment là gì?

Shoppertainment là sự kết hợp giữa hai yếu tố “shopper” (mua sắm, người mua sắm) và entertainment (giải trí).

Theo từ điển Oxford (1990), shoppertainment được định nghĩa là “việc cung cấp các phương tiện giải trí hoặc thư giãn bên trong hoặc bên cạnh một cửa hàng bán lẻ hoặc trung tâm mua sắm, như một phần của chiến lược Marketing, được thiết kế nên để thu hút khách hàng và kích cầu mua sắm”.

Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Shoppertainment là gì?

Ngày trước, shoppertainment đã được rất nhiều thương hiệu áp dụng triển khai thành công, trong đó có IKEA –  Tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới. Theo đó, vào năm 2019, IKEA đã tổ chức một chiến dịch gọi là “IKEA nightclub – Tonight is to sleep” dành cho 100 người may mắn đến trải nghiệm.

Tại đây, khách hàng có thể tham gia các hoạt động như làm móng, massage, ăn nhẹ, uống trà thay vì cocktail trước và sau đó sẽ ngủ trong những căn phòng chứa các món đồ nội thất mà IKEA chuẩn bị ra mắt.

Chiến dịch đó đã tạo được tiếng vang tại khu vực Bắc Mỹ và mang về thành công lớn về mặt doanh số cho công ty.  

Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và phương thức Marketing kỹ thuật số (Digital Marketing), xu hướng shoppertainment không chỉ dừng lại ở cửa hàng hay các địa điểm offline mà đã trở nên phổ biến và chi phối hoạt động mua sắm trực tuyến. Vì vậy, định nghĩa của shoppertainment có sự điều chỉnh và mở rộng so với trước.

Cụ thể, shoppertainment là xu hướng mua sắm trực tuyến kết hợp giải trí, tại đó, khách hàng không chỉ mua hàng trên môi trường trực tuyến theo cách thông thường mà còn có thể tham gia tương tác trực tiếp với người bán hàng.

Một số hình thức mua sắm kết hợp giải trí đang rất phổ biến tại Việt Nam cũng như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương phải kể đến đó là Live Stream, Video, Trò chơi điện tử (Gamification).

Ý nghĩa của Shoppertainment trong thương mại điện tử

Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam tăng từ 11,8 tỷ USD năm 2020 đến 13,7 tỷ USD vào năm 2021 và ước tính sẽ cán mốc 16,4 tỷ USD vào năm 2022.

Trong khi đó, tỷ lệ người tiêu dùng mua sắm trực tuyến trên website thương mại điện tử là 78% năm 2021, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. 

Thực tế cho thấy, sự tác động của dịch bệnh đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch trong xu hướng tiêu dùng từ mua hàng tại chỗ sang mua hàng trực tuyến bởi tính cấp bách và sự hạn chế của các lựa chọn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Từ đó chứng kiến sự giảm sút nhanh chóng của mô hình thương mại truyền thống và đánh dấu sự trỗi dậy của thương mại điện tử. Theo Statista, doanh thu thương mại điện tử được kỳ vọng đạt 8.1 nghìn tỷ USD vào năm 2026. 

Cùng với xu hướng phát triển đó, không gì ngạc nhiên khi người tiêu dùng cảm thấy thích thú với sự kết hợp của mua sắm trực tuyến và các hình thức giải trí (Shoppertainment).

Sự kết hợp này tuy không mới nhưng hứa hẹn sẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng trong tương lai nơi mà thương mại điện tử được đặt để ở vị trí hàng đầu.

Tại đó, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng sẽ ngày càng cao và kỳ vọng được đáp ứng trải nghiệm mua sắm tối ưu theo đó cũng tăng lên, không đơn thuần là mua sản phẩm trực tuyến mà còn là trải nghiệm sự mới lạ, nhập vai.

Bằng cách kết hợp việc mua bán online với hình thức livestream, video giải trí, trò chơi điện tử nhằm tạo ra tương tác kỹ thuật số với khách hàng theo thời gian thực, các thương hiệu bán lẻ trên thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng doanh số đáng nể trong giai đoạn dịch bệnh.

Chẳng hạn như Taobao Live được Alibaba ra mắt năm 2016, đã đột phá doanh số bán hàng tăng 150% trong năm 2020, thời điểm đại dịch bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc. 

Theo Alex Vogler, Senior Director và Head of Marketing, eBusiness, P&G khu vực Châu Á, Trung Đông và Châu Phi: “Shoppertainment giờ đây đã trở thành kỳ vọng tối thiểu và cơ bản của người tiêu dùng, nhiệm vụ của các thương hiệu là khiến cho khách hàng cảm thấy vui vẻ và hứng thú trong quá trình tìm hiểu về sản phẩm”. 

Thật vậy, đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến tâm lý của con người với các vấn đề như trầm cảm, lo âu. Mặt khác, một phần dân số cho biết tâm lý của họ được cải thiện rõ rệt nhờ những kết nối xã hội mà họ không thể có được trước đại dịch.

Bên cạnh mục tiêu giải trí, người dùng cần được kết nối nhiều hơn với cộng đồng, với những người giống như họ. Vì vậy, các thương hiệu đã tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng cách biến câu chuyện cá nhân thành trải nghiệm chung, kết nối mọi người gần nhau hơn.

Lấy hashtag #TikTokMadeMeBuyIt làm một ví dụ. Người dùng có thể chia sẻ những trải nghiệm mua sắm của mình theo cách thú vị và đơn giản qua nền tảng TikTok, từ đó tạo ra mức độ lan truyền khủng với hơn 4.5 tỷ lượt view. 

Vì đặc trưng của Shoppertainment là thiên về tính giải trí và kết nối nên sẽ dẫn đến quyết định mua sắm cảm tính và ngoài kế hoạch. Theo khảo sát gần đây của TikTok cho thấy:

  • 82% người dùng Đông Nam Á mua sản phẩm từ những nhãn hàng họ ít khi sử dụng.
  • 55% người dùng đã đưa ra các quyết định mua sắm hàng nằm ngoài kế hoạch.
  • 89% người dùng đã mua hàng ngoài kế hoạch sau khi xem video trên TikTok.
  • ½ lượng người dùng TikTok thừa nhận đã khám phá ra sản phẩm hoặc thương hiệu mới khi đang sử dụng nền tảng này.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn mua hàng và cảm thấy vui vì việc đó.
  • Cứ 3 người thì có 1 người muốn việc mua sắm trở nên thú vị và giải trí hơn.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Khảo sát của TikTok về hành vi mua sắm mới đây của người tiêu dùng

Từ các nghiên cứu và khảo sát trên có thể thấy, xu hướng mua sắm trực tuyến và sự ảnh hưởng của mạng xã hội đến quyết định mua hàng là rất lớn.

Do đó, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi chiến lược Marketing để thu hút khách hàng theo hướng mua sắm kết hợp giải trí trong thương mại điện tử (Shoppertainment).

Lý giải đơn giản cho điều này là bởi người tiêu dùng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến mang tính xã hội và tương tác nhiều hơn, cũng như có thể giao lưu, chia sẻ thông tin trong quá trình mua sắm.

Ứng dụng của Shoppertainment trong thực tế

Livestream bán hàng (Live Selling Streams)

Bán hàng qua livestream, những năm gần đây, đã trở nên quá quen thuộc đối với cả người mua và người bán tại khu Châu Á – Thái Bình Dương (APAC).

Không giống như APAC, tại các khu vực như Châu Âu và Mỹ, livestream bán hàng không phát triển mạnh bằng, dù vậy, các thương hiệu ở phương Tây cũng đang chú ý đến phương thức này.

Theo đó, tại Pháp, AliExpress lần đầu ra mắt tính năng livestream bán hàng vào tháng 5 năm 2020 và kể từ đó đã triển khai hơn 3.000 chương trình trực tiếp với sự tham gia của hơn 100 nhà bán hàng.

Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Livestream bán hàng là một trong những ứng dụng nổi bật nhất của Shoppertainment

Qua đó có thể thấy đây là một trong những hình thức tốt nhất của bán hàng qua mạng xã hội khi các yếu tố bán hàng, tương tác và cả giải trí được kết hợp hoàn hảo.

Tại đó, người mua có thể nhìn thấy hình ảnh thực tế sản phẩm, trao đổi trực tiếp với người bán, gia tăng cảm xúc mua sắm và thúc đẩy chuyển đổi nhanh chóng thành quyết định mua hàng.

Đồng thời, những trải nghiệm xã hội thú vị trong quá trình livestream cũng giúp các nhà bán hàng tạo ấn tượng với người mua, nhờ đó, nhiều người quay trở lại mua sắm lần sau. 

Chứng kiến sự phát triển của xu hướng Shoppertainment và sự thành công của hình thức livestream trong bán hàng qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử đã bắt đầu tập trung đầu tư nhiều vào mảng tạo ra nội dung giải trí thú vị cho khách hàng ngay trên ứng dụng của họ, đặc biệt là hình thức livestream.

Một vài kênh livestream của các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay đó là TaobaoLive, LazLive, Shopee Live, TikiLive,… được tối ưu một cách hiệu quả giúp gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Tất nhiên những sàn thương mại điện tử này có dư dả ngân sách để tạo ra chức năng này cho riêng họ, nhưng những doanh nghiệp với ngân sách nhỏ hơn vẫn có thể thử qua chiến lược bán hàng livestream này bằng cách kết nối Facebook hoặc Youtube livestream với website thương mại điện tử.

Mua sắm ngay tại video (Shoppable Video)

Hình thức mua sắm ngay tại video sẽ là sự thay thế phù hợp cho các video livestream bán hàng.

Điểm đặc biệt của các video này là doanh nghiệp có thể tạo video theo phong cách riêng để giới thiệu với khách hàng về sản phẩm, cách thức hoạt động, cách sử dụng chỉ trong thời lượng ngắn từ vài giây đến 1 phút và gắn những video này vào website thương mại điện tử.

Với kiểu video ngắn này, đường link sản phẩm luôn được để sẵn để người dùng có thể nhấp vào để tìm hiểu thêm hoặc đi đến quyết định mua hàng.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng như TikTok, Instagram Reels, Youtube Shorts, video dạng ngắn đã và đang trở thành kênh truyền thông nổi bật nhất để xây dựng thương hiệu, gia tăng niềm tin và tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.

Theo nghiên cứu của Nielsen, 83% người dùng thích xem quảng cáo dưới định dạng video hơn ảnh GIF hoặc văn bản.

Nhờ công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên diện rộng và sự ưa thích của người tiêu dùng, các video dạng ngắn trở nên phổ biến và được nhiều thương hiệu lựa chọn cho chiến lược marketing bằng video vì những lợi ích thực tế bao gồm:

  • Đơn giản hoá hành trình khách hàng.
  • Tăng mức độ tương tác của khách hàng.
  • Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu.
  • Nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Shoppable Video sẽ là sự thay thế phù hợp của hình thức livestream bán hàng

Trò chơi điện tử ứng dụng hoá (Gamification)

Trò chơi điện tử ứng dụng hoá hay trò chơi hoá (Gamification hay Gamification Marketing) là việc lồng ghép khéo léo cơ chế của một trò chơi điện tử vào hoạt động marketing một cách sáng tạo, ấn tượng nhằm đạt được mục tiêu marketing đã đề ra.

Tương tự như Livestream bán hàng, lợi ích chính của Gamification là sự tương tác, từ đó giữ chân người dùng, thúc đẩy chuyển đổi và gia tăng doanh số.

Thực tế cho thấy, nếu thương hiệu có thể khiến người tiêu dùng cảm thấy việc tương tác, kết nối với thương hiệu là một trải nghiệm thú vị, mới lạ thay vì là một giao dịch thì người dùng có thể sẽ quay trở lại mua hàng lần sau. 

Theo nghiên cứu của Bazaard Voice cho thấy tầm ảnh hưởng của hình thức Gamification đối với chiến lược marketing của doanh nghiệp:

  • 70% người dùng muốn các yếu tố trò chơi (gaming elements) được tích hợp vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến. 
  • Nhưng chỉ có 42% khách hàng muốn chơi trò chơi tại cửa hàng offline.
Shoppertainment Hấp lực mạnh mẽ dẫn dắt xu hướng tiêu dùng
Trò chơi hoá (Gamification) thu hút sự chú ý của người dùng

Xem xét đến chiến dịch Gamification Marketing của công ty tài chính Bajaj Finserv của Ấn Độ. Công ty này tạo ra trò chơi nhằm tạo cảm hứng cho khách hàng về sản phẩm khoản vay du lịch. Trong đó, người dùng sẽ trả lời những câu hỏi về các điểm đến yêu thích và hoàn thành những nhiệm vụ khác.

Chiến dịch nhận được sự yêu thích của khách hàng và nhanh chóng trở thành xu hướng trên Twitter với hơn 75 triệu lượt hiển thị. Qua đó cho thấy Bajaj Finserv đã nỗ lực sáng tạo những trải nghiệm thú vị và mang đến cho khách hàng ngay trong chiến lược Marketing.

Nhờ vào hiệu ứng viral, thương hiệu thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn, thu về mức độ tương tác cao hơn và tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí – Shoppertainment đã xuất hiện từ rất lâu trước đó nhưng phải nhờ đến tác động của Covid-19, xu hướng này mới thật sự bùng nổ mạnh mẽ.

Trong kỷ nguyên bứt phá của thương mại điện tử, doanh nghiệp nên tận dụng xu hướng này để nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng và thúc đẩy doanh số. 

Tuy nhiên, đây là mục tiêu không dễ dàng mà đòi hỏi nhiều sự nỗ lực vì yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với trải nghiệm mua sắm và sự thay đổi liên tục của thị trường.

Do đó, doanh nghiệp cần hợp tác với đơn vị có chuyên môn để định hướng triển khai thương mại điện tử đúng đắn ngay từ đầu. 

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
12,290
0
1
26/12/2022
Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MỸ PHẨM: 5 NỀN TẢNG ĐỂ XÂY DỰNG WEBSITE

Song song với kênh bán hàng truyền thống, thương mại điện tử hiện đang trở thành kênh bán hàng mới, triển vọng đối với doanh nghiệp mỹ phẩm. Thế nhưng, để doanh nghiệp trụ vững và tạo ra tăng trưởng đột phá từ kênh thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng.

Bởi thế, nhiều doanh nghiệp mỹ phẩm nhanh chóng triển khai xây dựng trang web kinh doanh mỹ phẩm online và đạt được thành công ngoài mong đợi, vươn lên thống lĩnh thị trường như Kylie Cosmetics, Hasaki, Guardian,…

Lý giải cho thành công của những website này đó là việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử đúng đắn và phù hợp ngay từ đầu. Vậy những nền tảng nào sẽ phù hợp với ngành mỹ phẩm hiện nay?

Salesforce Commerce Cloud

Salesforce Commerce Cloud (SFCC) là nền tảng thương mại điện tử SaaS dựa trên điện toán đám mây với tính linh hoạt cao cho phép doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng B2B (Business to Business) và B2C (Business to Consumer).

Ngoài ra, Salesforce còn ứng dụng trí tuệ nhân tạo Einstein AI vào Commerce Cloud giúp hệ thống này trở nên vô cùng thông minh.

Những thương hiệu mỹ phẩm hàng đầu hiện nay đang sử dụng Salesforce Commerce Cloud để triển khai thương mại điện tử gồm có: L’Occitane, Lancôme, Loreal, Nars, Neutrogena, NYX Cosmetics, Shiseido,…

Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
Salesforce commerce cloud

Ưu điểm:

  • Vì là nền tảng SaaS lưu trữ trên đám mây (cloud-based), SFCC cung cấp hạ tầng hosting linh hoạt và mở rộng, đồng thời nhà cung cấp này sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến cấu hình, nâng cấp, bảo trì, bảo mật,… giúp người dùng tiết kiệm thời gian và ngân sách trong các vấn đề này. 
  • Thời gian triển khai thương mại điện tử nhanh vì SFCC gần như là một (ready-made solution) nên doanh nghiệp chỉ cần truyền đạt ý tưởng và đội ngũ IT của SFCC sẽ thực hiện hóa nó trong vòng vài tuần.
  • Hệ thống chức năng đa dạng độc đáo, hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử mỹ phẩm như chọn dung tích sản phẩm, mua theo set, mua kèm deal sốc, chương trình flash sale, ưu đãi khách hàng mới, chương trình khách hàng thân thiết, combo khuyến mãi, voucher giảm giá, gợi ý sản phẩm, sản phẩm đã xem,….
  • Khác với các nền tảng SaaS khác, SFCC dễ dàng mở rộng quy mô và xử lý các đợt tăng trưởng lưu lượng truy cập đột biến nhằm phục vụ các mùa sale hoặc bất kỳ sự kiện không lường trước khác
  • Giải pháp Omnichannel giúp doanh nghiệp mỹ phẩm đồng bộ các kênh bán hàng, tiếp cận và phục vụ nhiều đối tượng khách hàng đa kênh.

Nhược điểm:

  • Các doanh nghiệp hay nhà phát triển cần nhiều kiến thức và chuyên môn về SFCC
  • SFCC tính phí người dùng theo mô hình dựa trên doanh thu (Revenue based). Tuỳ vào gói plan lựa chọn, khách hàng sẽ trả 1 hoặc 2% GMV – Tổng giá trị hàng hoá (Gross Merchandise Value) để duy trì quyền sở hữu website. Điều này có nghĩa doanh thu càng cao, chi phí phải trả cho SFCC càng nhiều.
  • Hạn chế tích hợp với các dịch vụ bên thứ 3 

=> Phù hợp với các doanh nghiệp mỹ phẩm B2C và B2B.

Magento

Magento là một nền tảng mã nguồn mỡ được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu MySQL nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Hiện trên thị trường đang có 2 phiên bản Magento tồn tại song song, đó là Magento Open Source là phiên bản miễn phí và Magento Commerce là phiên bản trả phí.

Những website thương mại điện tử mỹ phẩm được xây dựng trên nền tảng Magento thành công với độ nhận diện thương hiệu cao bao gồm: Laneige, Sigma Beauty, Hasaki,… 

Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
Magento

Ưu điểm:

  • Nhiều giao diện riêng cho mỹ phẩm từ cộng đồng nhà phát triển trên toàn cầu, thị trường và các đơn vị phát triển website Magento vì thế doanh nghiệp có thể sử dụng các themes có sẵn hoặc dễ dàng tùy chỉnh trên các themes hoặc yêu cầu thiết kế riêng giao diện.
  • Hệ thống chức năng từ cơ bản cho đến nâng cao, chuyên biệt cho ngành mỹ phẩm như chọn dung tích sản phẩm, mua theo set, deal độc quyền, gợi ý sản phẩm, sản phẩm đã xem, ưu đãi thành viên, v.v.
  • Khả năng tùy biến linh hoạt của Magento giúp doanh nghiệp vận hành hệ thống hiệu quả nhờ được toàn quyền sở hữu, kiểm soát và tuỳ chỉnh mã nguồn. Ngoài ra, Magento có tuỳ biến theo từng quy mô doanh nghiệp và đáp ứng các nhu cầu thương mại điện tử của cả doanh nghiệp nhỏ và lớn.
  • Khả năng mở rộng cao với đa website, đa cửa hàng, đa ngôn ngữ, đa tiền tệ, hữu ích cho việc phát triển hệ thống trong tương lai.
  • Khả năng bảo mật cao bởi Magento là hệ thống thương mại điện tử hoàn thiện có thể đảm bảo vận hành liền mạch và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn từ hệ thống dữ liệu và quy trình giao dịch. Nhờ vậy mà tính an toàn hệ thống được nâng cao, độ uy tín của website và quyền lợi của người dùng được đảm bảo.
  • Cộng đồng nhà phát triển Magento chuyên nghiêp rộng lớn có mặt khắp nơi trên thế giới, luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến kỹ thuật và tư vấn xây dựng các giải pháp thương mại điện tử phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Không có kho giao diện từ Magento để hỗ trợ doanh nghiệp.
  • Thời gian triển khai lâu trung bình từ 3-6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Nguyên nhân thường do hệ thống sử dụng Magento là các hệ thống thường có chức năng phức tạp. 
  • Mặc dù được miễn phí sử dụng nền tảng nhưng chi phí triển khai thương mại điện tử với Magento khá cao khoảng $50,000 – $100,000 tuỳ vào mức độ phức tạp của dự án.

=> Nền tảng Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh mỹ phẩm từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SMEs, tập đoàn lớn. Tuy nhiên, chi phí để triển khai Magento thường tương đối lớn nên Magento được các tập đoàn có quy mô lớn hoặc doanh nghiệp có đầu tư chiến lược vào thương mại điện tử ưa chuộng hơn.

WooCommerce

WooCommerce là một plugin miễn phí của WordPress cho phép doanh nghiệp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành website thương mại điện tử chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng và khả năng tuỳ chỉnh dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản.  

Một vài ví dụ điển hình từ các thương hiệu lớn đã xây dựng website thương mại điện tử thành công với WooCommerce và tạo ra doanh số bán hàng khủng như: MOI Cosmetics, Bo Shop, Nuty Cosmetics, AB Beauty World, Beauty Garden,…

Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
WooCommerce

Ưu điểm:

  • Có nhiều giao diện miễn phí và tính phí từ cộng đồng WordPress lẫn WooCommerce cho lĩnh vực mỹ phẩm, dễ dàng tuỳ chỉnh hoặc thiết kế riêng.
  • Hệ thống chức năng từ cơ bản đến nâng cao để kinh doanh thương mại điện tử mỹ phẩm như gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm đã xem, voucher giảm giá, ưu đãi khách hàng mới…
  • Vì là nền tảng mã nguồn mã nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp với đa dạng dịch vụ từ bên thứ 3 và lên kế hoạch mở rộng website trong tương lai.
  • Chi phí xây dựng website thương mại điện tử không quá cao so với các nền tảng mã nguồn mở khác như Magento, với tổng chi phí hàng năm dao động từ $110 đến $1,500+ cho domain, hosting, themes, extensions, plugins, v.v.
  • Thời gian triển khai website thương mại điện tử với WooCommerce khá nhanh, khoảng 1 đến 3 tháng để hoàn thành.

Nhược điểm:

  • Hệ thống chức năng còn hạn chế về các tính năng đặc thù cho lĩnh vực mỹ phẩm.
  • Khả năng mở rộng không quá cao so với các nền tảng mã nguồn mở khác như Open Cart, Magento vì phải phụ thuộc vào hệ thống của WordPress.

=> WooCommerce sẽ phù hợp với các doanh nghiệp mỹ phẩm, đã sử dụng quen thuộc nền tảng WordPress và mong muốn phát triển hệ thống thương mại điện tử.

Shopify

Shopify là một nền SaaS (Service as a Software) chuyên cung cấp các giải pháp để các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có thể xây dựng nhanh chóng website thương mại điện tử và bắt đầu bán hàng trực tuyến. Trải qua gần 20 năm hoạt động trên thị trường, Shopify dần trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu thế giới và được rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lẫn quốc tế tin tưởng sử dụng. 

Các doanh nghiệp mỹ đang sử dụng Shopify cho website thương mại điện tử và gặt hái những thành công đáng kể đó là Kylie Cosmetics, Innisfree, Sulwhasoo, Chợ Tình Của Boo, Guardian, Ofélia…

Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
Shopify

Ưu điểm:

  • Sở hữu nhiều giao diện sẵn có phù hợp với ngành mỹ phẩm.
  • Hệ thống chức năng từ cơ bản cho đến nâng cao, hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử như gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm đã xem, voucher giảm giá, ưu đãi khách hàng mới. 
  • Chi phí ban đầu khá hợp lý với đa dạng sự lựa chọn dành cho doanh nghiệp từ $29/tháng đến khoảng $2,000/tháng.
  • Thời gian xây dựng website thương mại điện tử khá nhanh từ 1-7 ngày, hoặc hơn tuỳ vào độ phức tạp của hệ thống.
  • Cộng đồng nhà phát triển Shopify đông đảo để hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhược điểm:

  • Dễ bị trùng lặp themes do sử dụng layout của các templates sẵn có, khó tùy chỉnh themes hoặc thiết kế giao diện riêng vì sẽ ảnh hưởng với hệ thống chung.
  • Hệ thống chức năng đặc thù cho lĩnh vực mỹ phẩm còn nhiều hạn chế.
  • Đa dạng các dịch vụ bên thứ 3 nhưng vẫn chỉ được tích hợp với các dịch vụ có trong kho ứng dụng của Shopify.
  • Chi phí triển khai vừa là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm của Shopify khi chi phí ban đầu khá hợp lý nhưng về lâu dài thì doanh nghiệp phải trả chi phí sử dụng nền tảng, giao diện, ứng dụng, v.v liên tục mỗi tháng. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý dòng tiền.
  • Vì là nền tảng SaaS, Shopify sẽ khó mở rộng website trong tương lai.

=> Shopify sẽ là lựa chọn phù hợp đối với các thương hiệu mỹ phẩm startup hoặc SMEs hoạt động khắp toàn cầu.

Haravan

Được thành lập từ năm 2014, Haravan là công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các giải pháp bán lẻ Omnichannel, Thương mại điện tử và Engagement Marketing cho doanh nghiệp và người kinh doanh tại Việt Nam với mục tiêu tiếp theo là mở rộng ra nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á.

Riêng lĩnh vực mỹ phẩm, Haravan nhận được sự tín nhiệm rất cao từ các thương hiệu nhờ tính hiệu quả của hệ thống website mà công ty đã xây dựng cũng như doanh số bán lẻ trực tuyến bứt phá.

Một số thương hiệu mỹ phẩm nổi bật tại Việt Nam sử dụng nền tảng Haravan để triển khai website thương mại điện tử phải kể đến như: The Face Shop, Thế Giới Son Môi, Thế Giới Skin Food, Lam Thảo Cosmetics…. 

Thương mại điện tử mỹ phẩm 5 nền tảng để xây dựng website
Haravan

Ưu điểm:

  • Kho giao diện có sẵn và đa dạng dành cho lĩnh vực mỹ phẩm.
  • Kho ứng dụng đa dạng, từ cơ bản cho đến nâng cao để khởi động kinh doanh thương mại điện tử.
  • Chi phí khởi động thương mại điện tử hợp lý, đa dạng gói từ 200,000 VND/tháng đến 3,000,000 VND/tháng giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
  • Thời gian xây dựng website thương mại điện tử nhanh, chỉ khoảng 30 phút để doanh nghiệp sở hữu một trang web với đầy đủ tính năng cần thiết để bắt đầu. 

Nhược điểm:

  • Hạn chế tuỳ chỉnh themes và thiết kế giao diện riêng. Ngoài ra, do sử dụng layout của các templates có sẵn nên giao diện dễ bị trùng lặp. 
  • Hạn chế các chức năng nâng cao và đặc thù cho lĩnh vực mỹ phẩm.
  • Chỉ được tích hợp với các dịch vụ/tiện ích nằm trong hệ sinh thái của Haravan.
  • Vì là nền tảng SaaS, Haravan sẽ khó mở rộng website trong tương lai.

=> Haravan phù hợp với các doanh nghiệp mỹ phẩm startup hoặc SMEs có hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.

Lựa chọn nền tảng phù hợp là bước đầu vô cùng quan trọng khi xây website thương mại điện tử mỹ phẩm. Việc lựa chọn đúng nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm ngân sách, thời gian xây dựng website vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Ngược lại, khi lựa chọn sai nền tảng sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, ngân sách triển khai và chuyển đổi nền tảng nhiều lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
9,163
0
1
21/12/2022
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
3 YẾU TỐ ĐỂ TIẾN TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA THÀNH CÔNG

Năm 2020, chuyển đổi số Quốc gia đã chính thức trở thành mục tiêu chung của toàn dân Việt Nam khi Thủ tướng ký phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Từ đó trở đi, cụm từ Chuyển đổi số và các ứng dụng của công nghệ kỹ thuật số từng bước len lỏi vào mọi ngóc ngách trong đời sống, kinh tế, xã hội của các địa phương, Bộ, Ngành và cả Chính phủ.

Qua đó thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của xu hướng chuyển đổi số. Tuy nhiên, đâu là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành bại của Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia?

Tổng quan

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số hay còn gọi là Digital Transformation là quá trình thay đổi toàn diện về lối sống của mỗi cá nhân, mô hình kinh doanh của mỗi công ty và cách thức vận hành của chính phủ ở mỗi quốc gia bằng cách ứng dụng công nghệ số, từ đó tạo ra những giá trị mới và cơ hội phát triển trong tương lai. 

Tất cả các tổ chức lớn nhỏ hiện nay đều phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chấp nhận đổi mới hoặc sẽ bị tụt hậu, trở nên kém hiệu quả và đứng trước nguy cơ bị đào thải.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số không chỉ là những hiểu biết và ứng dụng của công nghệ mà hơn hết là việc tái xác định toàn bộ chiến lược kinh doanh hay tầm nhìn và định hướng phát triển đất nước trong xu thế phát triển chung của toàn thế giới. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chuyển đổi số là gì?

Các số liệu của Mordor Intelligence cho thấy kỷ nguyên chuyển đổi số đang toả sáng ở hầu hết “mọi ngóc ngách” của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời khẳng định đây không phải là một trào lưu “sớm nở chóng tàn” mà là định hướng phát triển hiện đại và bền vững trước dư chấn từ cuộc khủng hoảng đại dịch. 

  • Giá trị thị trường chuyển đổi kỹ thuật số trên toàn thế giới ở mức 998.99 tỷ USD vào năm 2022 và dự báo mức tăng lên 2744.68 tỷ USD vào năm 2026. Tăng trưởng kép hàng năm là 17,42%.
  • Đến cuối năm 2022, chi tiêu chuyển đổi số (Digital transformation spending) toàn cầu dự kiến đạt 1,6 nghìn tỷ USD và dự đoán sẽ vượt mốc 3,4 nghìn tỷ USD vào năm 2026.
  • Hơn 90% các tổ chức lớn nhỏ trên toàn thế giới đang ứng dụng các sáng kiến kỹ thuật số (Digital initiative).
  • 97% nhà điều hành doanh nghiệp nói rằng đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các nỗ lực chuyển đổi số.
  • 95% công ty khởi nghiệp có kế hoạch kinh doanh số so với 87% của các công ty truyền thống, lâu đời.
  • Theo thống kê, hiện chỉ có 13% các công việc không đòi hỏi kỹ năng số (Digital skills), và 33% là các công việc yêu cầu kỹ năng số ở mức độ thành thạo và nâng cao.

Riêng tại Việt Nam, với tầm nhìn trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, Chính phủ đã đề ra Chương trình chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, bao gồm:

  • 80% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được thực hiện trên thiết bị di động.
  • 90% hồ sơ công việc cấp Bộ và cấp Tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp Huyện và 60% hồ sơ công việc cấp Xã được xử lý trực tuyến. 
  • Tất cả cơ sở dữ liệu quốc gia (National database) bao gồm cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, đăng ký kinh doanh, tài chính và bảo hiểm đều được quản lý, kiểm soát và lưu trữ trực tuyến, kết nối với dữ liệu chia sẻ (Shared data) trên hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
  • 50% hoạt động sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng được thực hiện trực tuyến.
  • 50% dân số Việt Nam sở hữu tài khoản thanh toán (Transaction account hay Checking account).
  • 70% giao dịch của khách hàng được thực hiện trên các kênh kỹ thuật số.
  • 50% quyết định cho vay cá nhân (Personal Loan) và vay tiêu dùng (Consumer Loan) được xử lý thông qua hình thức trực tuyến và được tự động hoá. 
  • Kinh tế số chiếm 20% GDP.
  • Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, từng lĩnh vực chiếm tối thiểu 10%, và năng suất lao động tăng tối thiểu 7%.
  • Việt Nam lọt top 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI), top 30 nước đổi mới sáng tạo (GII) và nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI).
  • Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình và 100% xã.
  • Phổ cập mạng di động 4G/5G và sử dụng điện thoại thông minh đến vùng sâu vùng xa.
  • Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.

Tại sao phải thực hiện chuyển đổi số?

Với các mục tiêu được liệt kê chi tiết trong chương trình chuyển đổi số quốc gia tầm nhìn đến 2030 cho thấy Chính phủ Việt Nam ý thức rất rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với sự phát triển thịnh vượng của đất nước.

Xem xét đến làn sóng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên toàn cầu. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay còn gọi là Công nghiệp 4.0 chủ yếu tập trung phát triển công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật (IoT), truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng.

Do đó, để bắt kịp với với công nghệ hiện đại này cũng như hoà mình vào làn sóng Công nghiệp 4.0, mọi Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở mọi nơi trên thế giới đều phải thay đổi mô hình hoạt động, cách thức làm việc từ truyền thống, thủ công sang vận hành bằng công nghệ kỹ thuật số.

Quy trình này gọi tắt là Chuyển đổi số. Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ của nền kinh tế toàn cầu nhưng vẫn là thành tố không thể thiếu của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên diện rộng. Vì vậy, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi mà bắt buộc cũng phải thực hiện chuyển đổi số.  

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Tại sao phải chuyển đổi số?

Nếu chỉ mỗi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, mục tiêu sẽ khó đạt được vì nguồn vốn và chi phí phải bỏ ra là rất lớn nên doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ ngân sách Chính phủ, nguồn tài trợ nước ngoài.

Ngược lại, nếu Chính phủ không chuyển đổi số, vẫn vận hành theo lối cũ, xử lý thủ tục hành chính chậm chạp, không có đường hướng chỉ đạo, hỗ trợ doanh nghiệp rõ ràng, bài bản thì dù có rót ngân sách xuống, các doanh nghiệp cũng khó lòng thực thi chuyển đổi số hiệu quả.

Bên cạnh đó, tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia để hòa cùng làn sóng Công nghiệp 4.0 của thế giới sẽ không thể xảy ra nếu thiếu đi sự đồng hành của người dân. Nhưng người dân cần Chính phủ phổ biến vấn đề chuyển đổi số, hướng dẫn và tạo động lực chuyển đổi.

Tương tự, người dân cần doanh nghiệp để đưa ra những giải pháp chuyển đổi số thiết thực, cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt trước và sau khi sử dụng những giải pháp công nghệ số này. 

Suy ra, nếu Chuyển đổi số Quốc gia là hoa trái mà Việt Nam muốn có được để từng bước gia nhập Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì Việt Nam xác định cần cơ cấu ba lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số chính đó là Chính phủ, Doanh nghiệp và Người dân hay nói cách khác là triển khai Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số.

Đây là 3 mắt xích quan trọng bổ sung cho nhau và không thể tách rời của công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia.

Thực trạng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam

Ngược về quá khứ, năm 2019 theo Vinasa, có 40,6% các tổ chức, doanh nghiệp khẳng định có sẵn nguồn lực cho chuyển đổi số, 23,6% đang triển khai, nhưng có 30,7% chưa biết phải làm gì dù đã tìm hiểu, 38% băn khoăn nên bắt đầu từ đâu.

Năm 2020 được xem là năm khởi đầu cho tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia nhờ vào sự phê duyệt của Thủ tướng cho “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030” cùng với sự thay đổi đột ngột do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu khiến Chuyển đổi số là mục tiêu hàng đầu để duy trì nền kinh tế Việt Nam.

Chính cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra do tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp Chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về tính cần thiết và cấp bách của chuyển đổi số nhằm đưa đất nước sớm vực dậy từ nghịch cảnh hiện tại. 

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc, các chỉ số Chính phủ số của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực. Cụ thể, năm 2020, Việt Nam ghi nhận tăng 2 bậc lên xếp hạng thứ 86 trên 193 quốc gia thành viên LHQ trên thế giới và thứ 6 trên 11 nước Đông Nam Á.

Hai cột mốc đáng nhớ khác của Việt Nam trong hai năm liền 2021 và 2022 lần lượt là: Thành lập Uỷ ban Chuyển đổi số Quốc gia và Phê duyệt ngày 10/10 hàng năm sẽ là ngày Chuyển đổi số Quốc gia với chủ trương Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Nhờ vậy, nhận thức của các cấp lãnh đạo và người dân về ý nghĩa, vai trò và lợi ích của Chuyển đổi số cũng như đồng bộ hành động trong cả hệ thống từ Chính phủ đến toàn dân. 

Theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ sở dữ liệu mà Việt Nam đã xây dựng được tính đến Quý II/2022 bao gồm:

  • Dữ liệu công dân: Xấp xỉ 78 triệu dữ liệu bao gồm đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử,…
  • Dữ liệu bảo hiểm xã hội: Trên 17 triệu thông tin thu thập được.
  • Dữ liệu tiêm chủng: Trên 133 triệu dữ liệu.
  • Dữ liệu cán bộ, công nhân viên chức: Trên 570.000 thông tin.
  • Dữ liệu thẻ căn cước công dân gắn chíp: Gần 72 triệu.
3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Ngoài ra, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt hơn 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 67,8% và tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến là 43,2%.

Bên cạnh đó, Chuyển đổi số ở lĩnh vực kinh tế cũng có những chuyển biến rất tích cực. Theo ước tính của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong Quý I/2022 kinh tế số Việt Nam có giá trị 53 tỷ USD, số doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới tăng 500 doanh nghiệp với thời điểm này năm 2021.

Trong 6 tháng đầu năm, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng so với mức 9,6% ở cuối 2021 và số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021.

3 Yếu tố chính làm nên thành công của tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Dựa trên những phân tích và dữ liệu cụ thể về tình hình Chuyển đổi số Quốc gia tại Việt Nam, có thể thấy rõ 3 trụ cột chính đặt nền móng cho sự thành công của tiến trình Chuyển đổi số Quốc gia đó là Chính phủ số, Kinh tế số, và Xã hội số. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số là 3 yếu tố quyết định sự thành bại của công cuộc chuyển đổi số quốc gia

Chính phủ số

Chính phủ số là chính phủ đưa toàn bộ hoạt động lên môi trường số, không chỉ là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, mà còn đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, cho phép doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ. Hay nói một cách khác, đây là quá trình chuyển đổi số của chính phủ. 

Thời gian qua, người dân Việt Nam được hướng dẫn làm thủ tục đăng ký mở thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, thay thế dần cho Chứng minh nhân dân trước đó. Đây là một trong những ví dụ để chứng minh rằng Chính phủ số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam.

Thủ tục cấp CCCD gắn chíp ngoài chi phí được công khai minh bạch, nhưng quá trình xử lý hồ sơ và cấp CCCD ở giai đoạn đầu khá lâu chưa thật sự hiệu quả vì lúc này Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân sự vẫn chưa đầy đủ và công tác đào tạo cán bộ nhân viên tiếp cận với công nghệ số và thực hiện số hoá dữ liệu giấy lên hệ thống dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế.

Theo đó, người dân đến địa điểm làm CCCD gắn chip, nếu thông tin của người dân có sẵn trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia, quá trình xử lý sẽ nhanh hơn, ngược lại sẽ được yêu cầu cung cấp thêm giấy khai sinh, hộ khẩu và phải chờ đợi khá lâu để nhân viên kiểm tra, nhập dữ liệu và xử lý các thủ tục liên quan.

Sau đó, thẻ CCCD sẽ được gửi về địa chỉ đăng ký theo đường bưu điện, nhưng vì lý do nêu trên, quá trình này cũng mất khá nhiều thời gian.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, Chính phủ đã hỗ trợ kê khai thông tin online tại Cổng dịch vụ công Bộ Công an và người dân chỉ cần đến nơi chụp ảnh và lăn tay. Việc này giúp tiết kiệm thời gian cho cả người dân và cán bộ nhân viên, đồng thời cho thấy sự ứng phó kịp thời của Chính phủ trong việc tối ưu hoá quy trình làm việc.

Đây là minh chứng về sự nỗ lực không ngừng cho quá trình chuyển đổi số Chính phủ.

Ngoài ra, trên chip CCCD có lưu trữ hơn 14 trường thông tin của công dân: (1) Số CCCD; (2) Họ và tên, Họ tên gọi khác; (3) Ngày, tháng, năm sinh; (4) Giới tính; (5) Quốc tịch; (6) Dân tộc; (7) Tôn giáo; (8) Quê quán; (9) Nơi đăng ký thường trú; (10) Đặc điểm nhận dạng; (11) Ngày cấp; (12) Ngày hết hạn;

(13) Họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; (14) số CMND 9 số đã được cấp; (15) Ảnh chân dung; (16) Đặc điểm trích chọn vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt, và các thông tin khác. 

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Chính phủ số

Hơn nữa, thẻ CCCD có thể thay thế cho các loại giấy tờ quan trọng như Chứng minh nhân dân, Bảo hiểm Y tế (BHYT), Bảo hiểm Xã hội (BHXH), Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ khẩu,…

Có thể thấy, việc chuyển đổi từ CMND truyền thống sang thẻ CCCD gắn chip mang đến nhiều lợi ích không chỉ riêng người dân mà cả Chính phủ.

Đối với người dân, thông tin cá nhân được bảo mật cao, tránh giả mạo giấy tờ, đồng thời, thẻ CCCD gắn chip giúp đơn giản hoá quá trình làm thủ tục giấy tờ, giao dịch vì nhiều thông tin quan trọng đều được tích hợp vào chung một chiếc thẻ, giúp tiết kiệm thời gian, tránh trường hợp quên mang giấy tờ làm gián đoạn quá trình xử lý hồ sơ.

Đối với Chính phủ, việc triển khai thẻ CCCD gắn chip là một hướng đi thông minh. Cùng với Cơ sở dữ liệu Quốc gia, thẻ CCCD gắn chip giúp Chính phủ lưu trữ, kiểm soát và kiểm tra thông tin một cá nhân cụ thể nhanh chóng, dễ dàng, từ đó, giúp kiểm soát tốt tình hình an ninh trật tự địa phương và cả an ninh quốc gia.

Bên cạnh đó, việc này góp phần giải phóng sức lao động cho các nhân viên công chức trong quá trình làm việc với người dân, xử lý các hồ sơ dân sự, đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng và đồng bộ.

Kinh tế số

Yếu tố thứ hai làm nên sự thành công cho công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia đó là Kinh tế số.

Kinh tế số (Digital Economy) là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ số hiện đại. Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet (Internet Economy), kinh tế mới (New Economy) hay kinh tế mạng (Web Economy). Nền kinh tế đặc biệt này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua internet. 

Theo định nghĩa từ Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam, kinh tế số là toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số. Hoạt động  phát triển kinh tế số là sử dụng công nghệ số cùng dữ liệu để tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Kinh tế số

Vì vậy, khi nhắc đến kinh tế số hay mô hình kinh doanh nổi bật nhất của xu hướng chuyển đổi số, mọi người đều sẽ nghĩ ngay tới thương mại điện tử và sự thúc đẩy mạnh mẽ mà lĩnh vực này tạo ra cho các ngành công nghiệp tỷ trọng lớn nắm bắt khuynh hướng chuyển đổi số.

Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng mô hình chợ truyền thống vốn đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam thì nay lại nhanh chóng tiếp cận và chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chợ 4.0 – Thanh toán không dùng tiền mặt. Hình thức mua bán mới này diễn ra lần đầu tại một số khu chợ truyền thống tại Hải Phòng và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân.

Theo đó, với mô hình này, toàn bộ tiểu thương và người dân có thể mua bán hàng hoá tại chợ bằng cách quét mã QR, hay chuyển tiền qua số điện thoại trên ứng dụng Viettel Money của Tập đoàn viễn thông Quân Đội Viettel – đơn vị tiên phong chuyển đổi số mô hình chợ 4.0 tại 63 tỉnh/thành.

Để tham gia mô hình chợ 4.0, tiểu thương chỉ cần giấy CMND hoặc CCCD, số điện thoại chính chủ là có thể tạo tài khoản để giao dịch chỉ trong vài phút. Các điểm bán hàng sẽ được trang bị bảng mã QR giúp khách hàng dễ dàng thanh toán. Ngay cả khi điện thoại của khách hàng không có kết nối Internet vẫn có thể thanh toán được thông qua việc nhập mã trên điện thoại. 

Hơn nữa, cách thức đi chợ không dùng tiền mặt giúp người dân thoải mái đi chợ mà không cần lo lắng vấn đề như mang theo tiền lẻ, tính toán tiền thừa mua hàng. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tiền lẻ, tiền thừa cũng là nỗi bận tâm của các tiểu thương.

Nếu trước đây, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt với mệnh giá quá lớn, người bán hàng không có nhiều tiền lẻ để thối sẽ phải chạy khắp nơi để đổi tiền, gây mất thời gian cho cả hai bên và cả những khách mua đến sau đang chờ được phục vụ thì giờ đây vấn đề đã được giải quyết chỉ với một chiếc điện thoại thông minh (Smart phone). 

Tiếp nối thành công của mô hình chợ 4.0 của Hải Phòng, nhiều địa phương khác cũng triển khai mô hình này và đã nhận những tín hiệu phản hồi tích cực từ phía người dân như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn,…

Có thể thấy, mô hình chợ 4.0 ngày càng được nhân rộng khắp các tỉnh/thành trên cả nước, len lỏi đến từng ngóc ngách của những nơi buôn bán nhỏ lẻ như chợ dân sinh, cửa hàng tạp hoá, hàng quán vỉa hè, khu vui chơi giải trí, bãi giữ xe,…

Đây là những nơi mà trước đây thật khó tin có thể lan tỏa xu hướng chuyển đổi số, giờ đây đã bắt kịp và phát triển rất nhanh chóng, góp phần thúc đẩy kinh tế số trong nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu Chuyển đổi số Quốc gia toàn diện.

Xã hội số

Cuối cùng là xã hội số, xét theo nghĩa rộng, là bao trùm lên mọi hoạt động của con người. Động lực chính của xã hội số là công nghệ số, dựa trên sự tăng trưởng thông tin, dữ liệu một cách nhanh chóng, làm thay đổi mọi khía cạnh của tổ chức xã hội, từ chính phủ, kinh tế cho tới người dân.

Xã hội số, xét theo nghĩa hẹp, gồm công dân số và văn hóa số. Theo nghĩa này, xã hội số, cùng với chính phủ số và kinh tế số tạo thành ba trụ cột của một quốc gia số.

3 Yếu Tố Để Tiến Trình Chuyển Đổi Số Quốc Gia Thành Công
Xã hội số

Mô hình eLearning đang dần trở thành xu hướng dạy và học được cả giáo viên, phụ huynh và học sinh yêu thích, nhất là kể từ khi đại dịch bùng phát và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng trên toàn quốc. Chỉ với thiết bị điện tử có kết nối Internet, học sinh có thể truy cập vào bài học bất cứ khi nào, học tập thoải mái ngay tại nhà.

Qua đó, giáo viên và học sinh có thể tương tác, trao đổi nội dung trực tuyến thuận lợi mà không cần gặp mặt trực tiếp. Ngoài ra, mô hình này hỗ trợ tốt quá trình làm bài tập nhóm của các học sinh vì không bị giới hạn về không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí di chuyển cùng với nhiều công cụ hỗ trợ khác.

Tuy vậy, để eLearning thật sự thay thế phương pháp dạy và học truyền thống cần rất nhiều nỗ lực của cả Chính phủ, hệ thống trường học và giới phụ huynh học sinh.

Trên thực tế, eLearning chỉ là một phần nhỏ trong nỗ lực xã hội số bên cạnh nhiều khía cạnh quan trọng khác của xã hội cần được chuyển đổi số để mang đến cuộc sống thuận tiện hơn cho người dân.

Chuyển đổi số Quốc gia đã trở thành một trong những mục tiêu hàng đầu của Việt Nam và đây cũng là dự án hiếm có nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các cấp lãnh đạo cao nhất và sự hỗ trợ từ quốc tế.

Từ đó, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để hy vọng hiện thực hoá được mục tiêu trở thành Quốc gia số từ nay đến năm 2030.

Trong đó, điều kiện cần và đủ để công cuộc Chuyển đổi số Quốc gia thành công đó là phải phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số.

Thực tế cho thấy, bên cạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, mỗi người dân từ trí thức đến bình dân đều đang dần thể hiện sự hiểu biết nhất định theo cách riêng của họ về chuyển đổi số và ý thức rằng đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình để phù hợp với xu hướng phát chung của thời đại.

Riêng với doanh nghiệp, chuyển đổi số là giải pháp cấp thiết để đứng vững trước làn sóng đào thải từ sự dịch chuyển quá nhanh trong xu hướng kinh doanh mới dưới tác động của đại dịch.

Hậu Covid-19, chuyển đổi số doanh nghiệp như một dòng chảy chậm rãi, nhẹ nhàng nhưng ổn định giúp bánh xe nền kinh tế tiếp tục được xoay vần.

Bước đầu của hành trình chuyển đổi số cho danh nghiệp chính là bắt tay triển khai thương mại điện tử.

Với bề dày kinh nghiệm tư vấn giải pháp chuyển đổi số cũng như triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
11,612
0
2
20/12/2022
5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
5 CÔNG TY PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG MAGENTO UY TÍN NHẤT VIỆT NAM

Thị trường thương mại điện tử rộng lớn và đầy cạnh tranh đang chứng kiến sự gia nhập không ngừng của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp “non trẻ” khó lòng thành công trong ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD – nơi vốn được xem là sân chơi của những gã khổng lồ công nghệ.

Vì thế, để các doanh nghiệp mới có được những bước đi đầu tiên vững chắc, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và nối gót thành công của những ông lớn thì việc xây dựng một website thương mại điện tử chuyên nghiệp là mục tiêu tiên quyết cần nhắm tới. 

Theo đó, khi đã cân nhắc xây dựng website thương mại điện tử, Magento là một trong những cái tên sáng giá nhất giúp tiến trình xây dựng thương mại điện tử được thực thi hiệu quả. Tuy nhiên, để lựa chọn được đơn vị có chuyên môn cao về chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phát triển website với nền tảng Magento là điều không dễ dàng. 

Danh sách dưới đây liệt kê chi tiết top 5 công ty chuyên phát triển nền tảng Magento hàng đầu Việt Nam mà doanh nghiệp có thể tham khảo để đưa ra lựa chọn tốt nhất.

Kyanon Digital

Một trong những công ty tư vấn và cung cấp giải pháp phát triển website thương mại điện tử với nền tảng Magento và bán hàng đa kênh (Omnichannel) hàng đầu hiện nay phải kể đến đó là Kyanon Digital. Trải qua nhiều năm hoạt động, công ty đang từng bước trở thành đối tác công nghệ đáng tin cậy của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhờ vào đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của Kyanon Digital

Magenest JSC

Magenest là đối tác giải pháp công nghệ lâu năm có trụ sở tại Việt Nam và là đối tác hàng đầu của Adobe Magento, Odoo ERP, Salesforce, AWS và Google Cloud Platform.

Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ lưu trữ và triển khai thương mại điện tử toàn diện, đồng thời cung cấp các giải pháp trọn gói phù hợp với xu hướng thị trường để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đối tác. 

Với nền tảng tư vấn và kỹ thuật vững chắc của hơn 30 chuyên gia tư vấn và nhà phát triển được chứng nhận, Magenest mong muốn giúp các thương hiệu đạt được mục tiêu xây dựng website thương mại điện tử với Magento.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của Magenest

BSS Commerce

BSS Commerce là Đối tác Giải pháp Adobe (Adobe Solution Partner) đồng hành cùng các doanh nghiệp trên toàn cầu với các giải pháp thương mại điện tử toàn diện liên quan đến Magento.

Kể từ khi thành lập vào năm 2012, công ty đã phục vụ hơn 22.000 khách hàng trên toàn thế giới, thực hiện hơn 500 dự án và mang lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của BSS Commerce

SECOMM

Một nhà phát triển website thương mại điện tử uy tín khác của Việt Nam cũng được đánh giá rất cao từ các đối tác về hiệu suất công việc, chất lượng dịch vụ đó là SECOMM.

Đây là một công ty chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp thương mại điện tử với đầy đủ các dịch vụ từ xây dựng, bảo trì đến phát triển và nâng cấp trên nhiều nền tảng không chỉ riêng Magento. 

Được thành lập từ năm 2014, SECOMM đã hợp tác và triển khai thành công website thương mại điện tử với nền tảng Magento cho các khách hàng lớn trong nước và quốc tế như LayByLand, Trentham Estate, An Nam Group,…

Thông qua đơn giản hóa mọi hoạt động thương mại điện tử, SECOMM tự tin là người đồng hành đáng tin cậy trong hành trình chuyển đổi số toàn diện của doanh nghiệp tại Việt Nam và trên toàn cầu.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam
Website của SECOMM

AgileTech

AgileTech là doanh nghiệp outsourcing phần mềm hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ nhà phát triển Magento giàu kinh nghiệm, chuyên xây dựng và bảo trì các website thương mại điện tử hiệu suất cao.

Doanh nghiệp liên tục cập nhật các tính năng mới nhất của Magento, đồng thời sử dụng kiến thức để tạo ra các trang web có khả năng mở rộng, bảo mật và thân thiện với người dùng trong suốt 8 năm thành lập. AgileTech cam kết cung cấp cho khách hàng trải nghiệm phát triển website Magento tốt nhất có thể.

5 Công ty Phát Triển Nền Tảng Magento Uy Tín Nhất Việt Nam - AgileTech
AgileTech

Có thể thấy việc triển khai thương mại điện tử mang đến cho các doanh nghiệp nhiều lợi ích để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Trên đây là top 5 đơn vị hỗ trợ xây dựng và phát triển website thương mại điện tử trên nền tảng Magento mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng lựa chọn để đồng hành.

2
9,205
0
1
05/12/2022
Mua trước Trả sau trong thương mại điện tử Mô hình và Ví dụ
MUA TRƯỚC TRẢ SAU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: MÔ HÌNH VÀ VÍ DỤ

Theo Juniper Research có tựa đề “Mua trước Trả sau: Khuôn khổ quy định, Bảng xếp hạng các đối thủ cạnh tranh & Dự báo thị trường 2022-2027”, số lượng người dùng mua trước Trả sau (Buy now Pay later) trên toàn cầu sẽ vượt qua con số 900 triệu vào năm 2027. Tại Việt Nam, thanh toán Mua trước Trả sau dự kiến sẽ tăng trưởng 126,4% hàng năm, đạt 1123,9 triệu USD vào năm 2022. 

Mua trước Trả sau (Buy now Pay later) là gì?

Mua trước Trả sau (BNPL) là một loại hình tài chính ngắn hạn cho phép người tiêu dùng mua hàng ngay lập tức, thanh toán vào một ngày trong tương lai mà thường không tính lãi suất.

Cách thức hoạt động Mua trước Trả sau

Trong BNPL, tiền mua hàng sẽ được tổ chức công nghệ tài chính (Fintech) BNPL thanh toán trực tiếp cho người bán hàng và khách hàng sẽ hoàn trả dần số tiền này cho các tổ chức này theo từng chu kỳ, thường kéo dài trong vòng một đến vài tháng.

Khi sử dụng BNPL, khách hàng có thể thanh toán bằng chuyển khoản hoặc được khấu trừ tự động từ thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Các chương trình BNPL không hoàn toàn giống nhau vì mỗi công ty có các điều khoản và điều kiện riêng, nhưng cách thức hoạt động sẽ gần giống với vay trả góp qua thẻ tín dụng, tuy nhiên BNPL được đánh giá đơn giản hơn nhiều, thêm nữa BNPL hoàn toàn không tính lãi suất mà chỉ có phí phạt do trả chậm được tính theo % giá trị sản phẩm/ dịch vụ. 

Mua trước Trả sau trong thương mại điện tử Mô hình và Ví dụ
Cách thức hoạt động của Mua trước Trả sau trong thương mại điện

Ưu – nhược điểm Mua trước Trả sau

Đối với khách hàng

Với mô hình BNPL, người tiêu dùng được mua hàng ngay lập tức dù chưa có khả năng tài chính để thanh toán toàn bộ chi phí mua sắm. Khoản thanh toán này được chia ra các kỳ thanh toán ngắn hơn, tương ứng với số tiền phải trả nhỏ hơn, giảm áp lực tài chính cho người tiêu dùng.

Đồng thời, BNPL không phát sinh chi phí thường niên hay phí ẩn, thủ tục đăng ký đơn giản và nhanh chóng, trung bình khoảng dưới 15 phút. Nhìn chung, các công ty BNPL chỉ yêu cầu khách hàng đủ 18 tuổi và là chủ sở hữu của thẻ ngân hàng nhưng không quy định về hạn mức thu nhập cá nhân.

Nhưng BNPL có hạn mức tiêu dùng thường không cao, tối đa 20 – 30 triệu để đáp ứng nhu cầu mua sắm các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm, điện thoại, laptop, linh kiện điện tử, v.v. Nếu không biết cách kiểm soát chi tiêu, người tiêu dùng sẽ rất dễ mua sắm quá đà do không cần phải trả ngay số tiền khi thanh toán, dẫn đến thanh toán chậm các kỳ đến hạn và bị đội thêm phí phạt.

Đối với doanh nghiệp

Việc hợp tác với các tổ chức BNPL để tung ra các chương trình BNPL với lãi suất 0% sẽ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mà không tốn quá nhiều chi phí marketing. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn mà không cần suy nghĩ nhiều tới tài chính, từ đó, giúp doanh thu tăng lên đáng kể. Hơn hết, thay vì giảm giá, hay tặng kèm quà tặng, thì việc có thể thanh toán tiền từ từ, không quá gấp và không bị tính lãi sẽ đánh trúng tâm lý và nhu cầu của khách hàng. 

Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp vẫn cân nhắc việc triển khai hình thức BNPL vì lo ngại rằng không kiểm soát được số nợ của từng khách hàng. Ngoài ra, mô hình tiềm năng này còn quá mới mẻ với thị trường Việt Nam nên chưa có nhiều nhà cung cách dịch vụ thanh toán BNPL, cũng như khan hiếm đơn vị phát triển website thương mại điện tử có kinh nghiệm xây dựng được chức năng này hiệu quả.

So sánh Mua trước Trả sau với Thẻ tín dụng

Mô hình BNPL đang tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng trên toàn cầu, nhưng có nhiều người vẫn đang hiểu nhầm giữa BNPL với trả góp qua thẻ tín dụng của ngân hàng. 

Vậy điểm khác biệt giữa Mua trước Trả sau với Thẻ tín dụng là gì?

Hình thức

Mua trước Trả sau

Trả góp qua thẻ tín dụng

Đơn vị chấp nhận thanh toánNhà bán hàng cho phép hình thức thanh toán BNPLNgân hàng phát hành thẻ tín dụng
Quy trình đăng kýĐăng kí nhanh gọn, hoàn toàn onlineThủ tục cần nhiều giấy tờ
Thời gian1 phút đến 3 phútPhải chờ đợi kiểm duyệt, có thể lên đến vài ngày, thậm chí vài tuần
Hạn mức tín dụngPhụ thuộc hồ sơ người muaPhụ thuộc hồ sơ người mua
Phí duy trì thẻHoàn toàn miễn phíTrung bình 299.000 VNĐ/năm
Phí đăng kíHoàn toàn miễn phí Trung bình 50.000 VNĐ/thẻ
Phí chuyển đổi trả gópHoàn toàn miễn phíTrung bình 200.000 VNĐ/giao dịch, hoặc tính theo phần trăm giá trị giao dịch

Bảng so sánh Mua trước Trả sau với Trả góp bằng thẻ tín dụng

Mặc dù đi sau thế giới một nhịp nhưng mô hình BNPL tại Việt Nam dự báo sẽ bùng nổ do thị trường rơi đúng vào thời điểm thuận lợi, đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng mua sắm online và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, hình thức BNPL đáp ứng đúng khẩu vị của Gen Z hơn là tín dụng thẻ truyền thống.

Ví dụ điển hình Mua trước Trả sau

Tiki và Sendo – Hai trong tứ hoàng thương mại điện tham gia BNPL

Hai trong bốn sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đều đã bắt đầu triển khai BNPL, khẳng định tiềm năng to lớn của mô hình này với thị trường mua sắm trực tuyến.

Năm 2020, Sendo là đơn vị tiên phong trong thương mại điện tử khi triển khai BNPL từ rất sớm bằng cách hợp tác với đơn vị giải pháp tài chính Atome cung cấp dịch vụ Mua trước Trả sau. Với BNPL, Sendo mong muốn khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua sắm mà không lo ngại vè vấn đề tài chính như thẻ tín dụng do tỷ lệ % tăng theo thời gian khi thanh toán chậm trong thời gian dài.

Mua trước Trả sau trong thương mại điện tử Mô hình và Ví dụ-Sendo
Chương trình Mua trước Trả sau trong Sendo

Từ đầu năm 2022, Tiki đã hợp tác với 2 nhà cung cấp dịch vụ tài chính là Home Credit và Lotte Finance để ra mắt dự án ‘’Mua trước Trả sau – Buy now Pay later’’ nhằm bổ sung giải pháp thanh toán thông minh ngay trên ứng dụng Tiki, đồng thời giúp khách hàng làm chủ tài chính cá nhân khi mua sắm trực tuyến, giúp hoàn thiện hơn nữa trải nghiệm thương mại điện tử của người tiêu dùng.

Mua trước Trả sau trong thương mại điện tử Mô hình và Ví dụ-Tiki
Chương trình Mua trước Trả sau trong Tiki

Laybyland – Thương hiệu dẫn đầu trong mô hình mua trước trả sau tại Úc 

Laybyland được thành lập vào năm 2012 tại Úc với 2 mô hình kinh doanh thương mại điện tử chủ chốt là Thanh toán trước Nhận hàng sau (Laybyland) và Mua trước Trả sau (Shopzero). Trong suốt 10 năm hoạt động thương mại điện tử tại thị trường Úc, doanh nghiệp đã đánh dấu sự phát triển ngoạn mục, từ +10000 sản phẩm trên 2 website ban đầu đã phát triển thành +400.000 sản phẩm đang được cung ứng mỗi ngày trên 5 cửa hàng trực tuyến hiện có, bao gồm: Laybyland, Shopzero, Mylayby, Layawayland.

Shopzero của Laybyland đang cung cấp dịch vụ BNPL qua 7 đối tác chính, bao gồm Afterpay, Zip, Openpay, Humm, Latitude, Klarna và Wizpay. Điều đặc biệt là mọi hoạt động và quy trình thanh toán BNPL trên hệ  thống đều được Shopzero hoàn toàn kiểm soát và vận hành. Nhờ vào việc tiên phong trong thị trường BNPL mà Shopzero đã gặt hái được nhiều thành công, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết bị điện tử, đồ dùng văn phòng, thời trang, mỹ phẩm, nội thất, đồ làm vườn, đồ chơi trẻ em và du lịch.

Mua trước Trả sau trong thương mại điện tử Mô hình và Ví dụ-Shopzero
Chương trình Mua trước Trả sau trong Shopzero

Có thể thấy rằng, BNPL đang góp phần tạo ra cuộc cách mạng lớn trong thói quen thanh toán của người tiêu dùng, từ một lựa chọn phương thức thanh toán trở thành yếu tố then chốt trong quyết định mua hàng của khách hàng.

Với kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử ở nhiều quốc gia, đặc biệt là trong thị trường Mua trước Trả sau, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu cách xây dựng Mua trước Trả sau.

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
11,062
0
1
16/11/2022
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam
TOP 5 SIÊU ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM

Báo cáo mới nhất từ Bộ Công thương cho thấy, năm 2022, doanh thu ngành thương mại điện tử ước đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020 và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Ngoài ra, theo e-Commerce SEA, thương mại điện tử Việt Nam tăng trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2022 – 2025, có thể đạt 35 tỷ USD vào năm 2025.

Sự bùng nổ của thị trường này phần lớn đến từ tác động của đại dịch Covid-19 và các lệnh giãn cách xã hội, sự thay đổi của thói quen người tiêu dùng, khiến cho việc sử dụng các siêu ứng dụng thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến.

Nhờ các siêu ứng dụng, chẳng hạn như Shopee, Lazada, Tiki, MoMo và Zalo mà việc triển khai các mini app trở nên dễ dàng hơn, làm tiền đề cho các thương hiệu chưa có kinh nghiệm xây dựng hệ thống thương mại điện tử được gia nhập thị trường tỷ đô này nhanh chóng hơn.  

Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á và Đài Loan. Ra mắt năm 2015, Shopee được xây dựng nhằm cung cấp cho người dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Shopee
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Shopee

Hiện nay, Shopee đang từng bước trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, không chỉ cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến, ứng dụng này còn sở hữu nhiều mini app riêng như Shopee Food, Shopee Mart, Ví Shopee, dịch vụ bảo hiểm từ các ngân hàng, nạp tiền điện thoại/data từ các nhà mạng, đặt vé máy bay, khách sản, v.v. 

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Đài Loan, Brazil, Mexico, Colombia, Phần Lan và Tây Ban Nha
  • Đánh giá ứng dụng: 4.3 sao trên 1.62M đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 1M đánh giá (App Store)

Lazada

Thành lập từ năm 2012, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Đông Nam Á, thương hiệu này luôn tiên phong thúc đẩy sự phát triển tại khu vực thông qua thương mại và công nghệ với mục tiêu phục vụ cho 300 triệu khách hàng trên toàn khu vực Đông Nam Á vào năm 2030. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Lazada
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Lazada

Tương tự như Shopee, siêu ứng dụng Lazada có các mini app, tiện ích phục vụ cho các chiến lược kinh doanh thương mại điện tử riêng, chẳng hạn như ví eM, nạp thẻ và eVoucher, đi chợ online, v.v.

  • Trụ sở chính: Singapore
  • Hoạt động: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.7 sao trên 19.5M đánh giá (CH Play), 4.7 sao trên 1.8M đánh giá (App Store)

Tiki

Tiki (viết tắt của “Tiết kiệm và tìm kiếm”) là một trong số các sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam. Tiki được thành lập từ tháng 03/2010, từ một trang bán sách tiếng Anh online, tới nay Tiki đã trở thành một siêu ứng dụng thương mại điện tử, chuyên cung cấp hàng trăm nghìn sản phẩm thuộc nhiều nhóm hàng khác nhau. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Tiki
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Tiki

Đến nay, ngoài phát triển thương mại điện tử, Tiki còn là nền tảng tiên phong trong việc ứng dụng tiền kỹ thuật vào mô hình kinh doanh, bằng chứng là sự ra đời của Astra. Đồng thời, Tiki còn hoàn thiện hệ sinh thái của mình bằng cách xây dựng hoàn loạt tiện ích mở rộng bằng các mini app của các thương hiệu từ nhiều lĩnh vực: Tài chính; Trò chơi; Ẩm thực; Mua sắm; Sức khỏe; Bảo hiểm; Giải trí; Đời sống; Du lịch và Cộng đồng.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 4.2 sao trên 242K đánh giá (CH Play), 4.8 sao trên 368.7K đánh giá (App Store)

MoMo

MoMo là một nền tảng ví điện tử do Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) phát triển cho phép người dùng thực hiện các thanh toán, giao dịch trên các thiết bị di động. Bằng việc hợp tác với hơn 90% ngân hàng tại Việt Nam cùng 10.000 thương nhân trong nước, công ty này nắm giữ hơn 80% thị phần trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Tính đến năm 2022, ví điện tử MoMo có hơn 31 triệu người dùng sử dụng.

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Momo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Momo

Từ năm 2022, MoMo ra mắt công nghệ Mini App, chính thức công nhận bản thân thành một siêu ứng dụng thanh toán, vừa giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể “đứng trên vai người khổng lồ”, vừa tạo nên hệ sinh thái đa dạng cho chính nền tảng này. Trong đó, nổi bật là các tiện ích từ các ngành như mua sắm trực tuyến, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển, du lịch và khách sạn, đầu tư và tài chính, dịch vụ y tế.

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Việt Nam
  • Đánh giá ứng dụng: 3.2 sao trên 401K đánh giá (CH Play), 4.4 sao trên 201.3K đánh giá (App Store)

Zalo

Zalo được ra mắt chính thức từ tháng 12 năm 2012 với bản chất là ứng dụng nhắn tin nhanh đa nền tảng được phát triển bởi công ty VNG ở Việt Nam. Tên gọi của Zalo được kết hợp từ Zing (mạng xã hội được phát triển bởi VNG) và alo (cụm từ dùng để bắt điện thoại ở Việt Nam). Đến nay, Zalo đã phát triển thành siêu ứng dụng mạng xã hội đa chức năng, đa nền tảng. 

Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam - Zalo
Top 5 siêu ứng dụng thương mại điện tử phổ biến ở Việt Nam – Zalo

Cũng như MoMo, siêu ứng dụng nhắn tin này đã quyết định xây dựng Zalo Mini App để vừa giúp thương hiệu tiếp cận đến 65 triệu người dùng thường xuyên trên Zalo, vừa làm nên sự đa dạng cho nền tảng nhắn tin này. Từ đó, ngoài nhắn tin thì Zalo còn hỗ trợ các tiện ích khác, trong đó chủ yếu là nhờ sự hợp tác cùng các thương hiệu đến từ lĩnh vực tài chính, thương mại điện tử, trò chơi giải trí, nhà hàng và khách sạn.  

  • Trụ sở chính: Việt Nam
  • Hoạt động: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc, Đức, Myanmar và Singapore
  • Đánh giá ứng dụng: 3.9 sao trên 2.03M đánh giá (CH Play), 3.0 sao trên 62.6K đánh giá (App Store)

Có thể thấy tương lai của thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ còn nhờ cậy vào các “gã khổng lồ” này rất nhiều, chính vì vậy doanh nghiệp nên tích hợp các siêu ứng dụng thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh từ sớm, nhằm khai thác tối đa lợi ích mà các ứng dụng này mang đến.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không nên lệ thuộc vào các siêu ứng dụng trong thời gian dài, vì sẽ dẫn đến việc mất quyền kiểm soát dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu khách hàng, cũng như thất thoát nguồn thu từ việc chi trả % hoa hồng cho mỗi đơn hàng, v.v.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm tư vấn và thiết kế hệ thống thương mại điện tử, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
14,030
0
1
07/11/2022
thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÚC ĐẨY NGÀNH NỘI THẤT NHƯ THẾ NÀO?

Khi đời sống ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu trang trí nhà cửa và mua sắm đồ nội thất của người tiêu dùng cũng gia tăng đáng kể. Hiện nay, phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ thói quen đến các cửa hàng và showroom để lựa chọn và mua sản phẩm, dù vậy, xu hướng mua sắm nội thất trực tuyến cũng đang dần trở nên phổ biến.

Ngoài ra, sự thay đổi hành vi mua sắm của khách hàng dựa trên tác động của đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của lĩnh vực thương mại điện tử nội thất.

Tiềm năng to lớn của thương mại điện tử trong lĩnh vực nội thất

Theo BusinessWire, quy mô thị trường thương mại điện tử nội thất năm 2021 được định giá 27,74 tỷ USD và được dự đoán sẽ đạt 40,74 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 4,4% trong khoảng thời gian từ 2022-2030. 

Một số thông tin thú vị đáng chú ý được ghi nhận gần đây bởi Maddyness:

  • Ngành thương mại điện tử nội thất toàn cầu được định giá hơn 200 tỷ USD.
  • Hơn 90% tăng trưởng của ngành nội thất được nhận định nhờ vào doanh số bán hàng trực tuyến.
  • Ước tính trong 10 người mua nội thất sẽ có khoảng 8 người mua hàng thông qua hình thức trực tuyến ít nhất một lần.
  • Cứ 3 khách hàng thì có 1 người ưa thích mua sắm nội thất trực tuyến.
Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Tiềm năng của thương mại điện tử nội thất

Những lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành nội thất

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử nội thất

Bắt kịp sự thay đổi của thị trường

Những năm đại dịch vừa qua, nền kinh tế toàn cầu đã chứng kiến sự sụt giảm đột ngột về doanh số của nhiều ngành công nghiệp trong đó có ngành nội thất. 

Trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dân buộc phải hạn chế ra ngoài đường. Lúc này ngôi nhà là nơi mọi người dành nhiều thời gian hơn để làm việc, sinh hoạt, giải trí và giáo dục. Vì vậy nhu cầu dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa để cải thiện đời sống tinh thần trước những biến động khôn lường của đại dịch đã tăng cao một cách đáng kinh ngạc.

Song song đó, việc mua sắm trực tuyến lúc bấy giờ không còn là sự lựa chọn mà trở thành một phương tiện mua sắm cần thiết và cấp bách thay cho hình thức mua hàng tại chỗ vì quy định hạn chế ra khỏi nhà. Đó chính là bước đệm tạo nên sức bật để thương mại điện tử phát triển bùng nổ và kéo theo sự tăng trưởng mạnh mẽ cho những lĩnh vực khác như thời trang, bách hoá, rượu, và cả nội thất.

Đây là hai yếu tố làm rực sáng tiềm năng to lớn của “chiếc bánh” này, giúp nhiều doanh nghiệp ngành nội thất nhận ra và nhanh chóng bắt tay thực thi thương mại điện tử để phát triển bền vững song hành cùng sự chuyển dịch của thị trường.

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp ngành nội thất có thêm một kênh bán hàng mới và thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng nhờ vào sự phát triển như vũ bão của Internet và xu hướng mua sắm online nở rộ thay thế dần hình thức mua sắm offline (tại cửa hàng, showroom). Đồng thời, triển khai thương mại điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các chiến dịch Marketing hoạt động hiệu quả hơn, từ đó góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Gia tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng

Việc mua sắm nội thất sẽ diễn ra nhanh chóng hơn khi doanh nghiệp áp dụng các công nghệ giúp gia tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử.

Chẳng hạn như trải nghiệm trực quan từ công nghệ VR/AR, 3D product visualization, 360 độ đang rất thịnh hành trong thời đại số, thay thế dần hoạt động mua sắm trực tiếp tại cửa hàng mà vẫn được cung cấp đầy đủ thông tin và hình dung thực tế về sản phẩm từ đó gia tăng sự hài lòng của khách hàng trong quá trình mua sắm trực tuyến.

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm đã xem, v.v.

Ngoài trải nghiệm trực quan, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng tại nhiều kênh khác nhau như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, v.v), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, v.v), website thương mại điện tử, mobile app, v.v.

Câu chuyện thú vị của những cái tên đình đám

IKEA – Cây cổ thụ của làng nội thất thế giới tham gia thương mại điện tử để thúc đẩy bán hàng trực tuyến

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Cây cổ thủ IKEA tham gia thương mại điện tử nhằm tạo ra tăng tưởng doanh số trực tuyến

IKEA (viết tắt là Ingvar Kamprad Elmtaryd Agunnaryd) là một công ty quốc tế chuyên cung cấp sản phẩm nội thất lắp ráp, thiết bị và phụ kiện nhà cửa theo phong cách tối giản và hơn hết, đây là tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới.

Được thành lập năm 1943 tại Thuỵ Điển với cha đẻ là ông Ingvar Kamprad – một doanh nhân khởi nghiệp khi mới 17 tuổi, IKEA đã nhanh chóng thống lĩnh toàn cầu với 392 cửa hàng tại 48 quốc gia trên khắp thế giới. 

Với tầm nhìn hoạt động trên nguyên tắc cung cấp những mẫu nội thất với thiết kế đẹp mắt, tính ứng dụng cao nhưng phải giữ mức giá thấp để càng nhiều khách có thể mua được hàng càng tốt. Tầm nhìn đó được chia sẻ rộng rãi tới các phòng ban, từ chuỗi cung ứng, kho hàng cho đến marketing và bán hàng.

Tất cả cùng chung tay để giữ vững lợi thế cạnh tranh “sống còn” này của IKEA. Nhờ đó, IKEA có thể tung ra những catalog với hàng ngàn sản phẩm có sẵn với mức giá được giữ ổn định nhiều năm.

Được biết đến là nhà bán lẻ nội thất hàng đầu thế giới, thế nhưng IKEA khá chậm trong việc bắt nhịp với xu hướng thương mại điện tử, theo Financial Times. Nhà bán lẻ tên tuổi này chỉ bắt tay vào “trùng tu” chiến lược bán hàng khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trực tuyến.

Thách thức lớn nhất khiến IKEA khó điều chỉnh mô hình kinh doanh vốn đã rất thành công trước đó, là việc sắp xếp bố cục cửa hàng như mê cung để tạo nên trải nghiệm tham quan, mua sắm nội thất hấp dẫn hay yêu cầu người mua tự lái xe đến cửa hàng và tự lắp ráp các linh kiện để cho ra món đồ nội thất hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, IKEA đã triển khai website thương mại điện tử thành công ngoài sức tưởng tượng bằng việc kết hợp công nghệ hiện đại cùng với chiến lược marketing bài bản, chỉn chu.

Cụ thể, IKEA ứng dụng công nghệ VR/AR vốn được xem là xu hướng mới của thương mại điện tử và được nhiều doanh nghiệp ưu ái lựa chọn để nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến của người dùng.

Nhờ đó, IKEA lấp đầy lỗ hổng bán hàng của mô hình kinh doanh mua bán nội thất tại chỗ trước kia mà chỉ khi đại dịch Covid-19 và quy định giãn cách xã hội diễn ra, lỗ hổng ấy mới thật sự hiện rõ. Từ đây, IKEA chạm đến nhiều khách hàng hơn cả online và offline, doanh số cũng dần được thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngoài ra, website thương mại điện tử của IKEA còn tích hợp các bài đăng Instagram về hình ảnh các món đồ nội thất của IKEA do khách hàng tự decor, đăng tải và sử dụng hashtags #IKEA.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Website của IKEA tích hợp với tính năng hashtags của Instagram để kết nối mật thiết với khách hàng hiện tại và tiếp cận khách hàng mới

Điều này không chỉ giúp thương hiệu này kết nối mật thiết với người dùng Instagram, gia tăng uy tín và củng cố lòng trung thành của khách hàng hiện tại mà hơn hết là tiếp cận nhanh chóng với tệp khách hàng lớn đa dạng từ Internet nói chung và Instagram nói riêng nhờ sự phổ biến và ảnh hưởng của mạng xã hội này đến người tiêu dùng thế hệ trẻ.

Nhà Xinh – Chiến binh kỳ cựu của lĩnh vực thương mại điện tử nội thất

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Chiến binh Nhà Xinh bền bỉ với cuộc chiến thương mại điện tử nội thất

Nhà Xinh là thương hiệu nội thất lâu đời của Việt Nam, được thành lập năm 1999 với 2 cửa hàng lớn đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Nhà Xinh chuyên sản xuất và cung cấp nội thất cho gia đình như nội thất phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp với phong cách thiết kế mang đậm chất Á Đông, thiên về tính gần gũi, thân thiện, đơn giản thay vì cầu kỳ, xa hoa. 

Website của Nhà Xinh thuộc hàng “sống lâu năm” trong làng thương mại điện tử Việt Nam khi được phát triển và đưa vào hoạt động vào năm 2007 – khoảng thời gian Việt Nam đang tập làm quen với việc sử dụng Internet để từng bước hội nhập với thế giới.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Website thương mại điện tử của Nhà Xinh

Trải qua nhiều năm thăng trầm của thị trường, website thương mại điện tử của Nhà Xinh vẫn giữ được nét đơn giản, gần gũi và tinh tế vốn có với các danh mục sản phẩm được sắp xếp rõ ràng, hài hoà theo từng phòng nhằm giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu và hình dung tổng thể không gian căn phòng.

Với cách bày trí căn phòng có sẵn nội thất và đi kèm với mức giá chi tiết, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn, thậm chí nếu thích họ có thể chọn cả combo từ nội thất đến cách decor của phòng mà không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm cách kết hợp từng món đồ vì Nhà Xinh đã làm việc đó.

Không những thế, website của Nhà Xinh có riêng một danh mục đặc biệt là “Cửa hàng 360 độ”, ứng dụng công nghệ 360 độ giúp khách hàng trải nghiệm các sản phẩm nội thất của công ty từ xa một cách chân thực mọi ngóc ngách của căn phòng và mọi góc độ của sản phẩm cùng với thông tin và bảng giá chi tiết cho từng món đồ.

Kèm theo đó, danh mục “Góc cảm hứng” của Nhà Xinh cung cấp nhiều cảm hứng và ý tưởng giúp khách hàng thiết kế nên không gian sống lý tưởng. Tuỳ vào gu của mỗi người, Nhà Xinh đưa những gợi ý thiết kế nhà cửa theo từng phong cách khác nhau từ trang nhã, nhẹ nhàng đến mạnh mẽ, cá tính.

Bởi thế, tại Nhà Xinh không chỉ là một website thương mại điện tử chuyên bán nội thất mà hơn hết đây là cuốn cẩm nang mang đến cảm hứng thiết kế bất tận cho người tiêu dùng. 

Nội thất Hòa Phát – Gã khổng lồ quyết tâm chinh phục cuộc đua thương mại điện tử

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Chiến lược linh hoạt, thức thời của gã khổng lồ ngành thương mại điện tử nội thất

Được thành lập năm 1995, qua gần ba thập kỷ, Nội Thất Hòa Phát để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam với các sản phẩm chất lượng, thiết kế tinh tế, phục vụ đa dạng nhu cầu từ nội thất văn phòng, gia đình, gia dụng đến nội thất dành riêng cho bệnh viện.

Thương hiệu ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế của nhà sản xuất và cung cấp nội thất hàng đầu tại Việt Nam, duy trì mức tăng trưởng ổn định 20-25%/năm.

Năm 2022 đã ghi lại một dấu ấn đáng nhớ đối với doanh nghiệp này khi Nội Thất Hoà Phát được đổi tên thành Nội Thất The One.

Sự chuyển đổi tên thương hiệu gắn liền với những thay đổi linh hoạt trong chiến lược.Công ty chú trọng việc phát triển hình ảnh, diện mạo, và tầm vóc gắn liền với sự phát triển của đất nước, góp phần mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Đồng thời, với khát vọng vươn xa ra khu vực và thế giới, Nội Thất Hoà Phát (nay là Nội Thất The One) đặc biệt đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ nhằm tối ưu quy trình sản xuất và cung ứng hàng hoá.

Có thể nói, Nội Thất The One đã kế thừa và tiếp nối những giá trị cốt lõi tốt đẹp của thương hiệu nhưng ở một phiên bản tốt hơn, mới mẻ hơn, hiện đại và phù hợp với xu thế thị trường hơn.

Một trong những thành tựu nổi bật của Nội Thất Hoà Phát đến thời điểm hiện tại đó là việc ứng dụng thành công công nghệ in 3D vào sản xuất, rút ngắn thời gian tạo mẫu Prototype​​ ​​​​tăng độ chính xác cho sản phẩm thiết kế, tiết kiệm chi phí sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và thị trường.

Trong đó công ty đã phát triển nhiều sản phẩm mới như Smart Safe (két sắt thông minh), sofa và ghế gấp phong cách Ý, v.v 

Bên cạnh những thay đổi linh hoạt và thức thời về chiến lược, Nội Thất Hoà Phát cũng chú trọng việc phát triển website thương mại điện tử nhằm tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng có thói quen hoặc ưa thích việc mua sắm trực tuyến.

Công ty xây dựng website trên nền tảng WooCommerce, một nền tảng mã nguồn mở nổi tiếng và đáng tin cậy trên thế giới được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để triển khai thương mại điện tử.

Thương mại điện tử thúc đẩy ngành nội thất như thế nào?
Nội Thất The One – một phiên bản mới mẻ, tốt hơn của Nội Thất Hoà Phát trước đó.

Trang web mới của doanh nghiệp Nội Thất The One (noithattheone.com.vn) có giao diện tinh gọn hơn, đẹp mắt và hiện đại hơn so với phiên bản cũ Nội Thất Hòa Phát (noithathoaphat.com.vn).

Ngoài ra, công ty còn đẩy mạnh phát triển các kênh truyền thông mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Instagram, Youtube, TikTok nhằm gia tăng mức độ phủ sóng và nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều khách hàng mới.

Cùng với đó, công ty cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán và phương thức vận chuyển đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, tạo sự thuận tiện nhất có thể cho quá trình mua sắm trực tuyến tại website của Nội Thất Hoà Phát hay Nội Thất The One.

Có thể thấy, tốc độ phát triển của thương mại điện tử đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành nội thất.

Thương mại điện tử hiện nay được xem là một mảnh đất màu mỡ để nhiều doanh nghiệp của ngành nội thất trong và ngoài nước như IKEA (Thuỵ Điển); Nhà Xinh, Nội Thất Hòa Phát (Việt Nam) tham gia vào và mang đến những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng thông qua việc triển khai thành công website thương mại điện tử.

Từ đó, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với lượng lớn người tiêu dùng trên môi trường Internet và tạo ra chuyển đổi bằng các cách thức marketing hiệu quả.

Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử nội thất thành công, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng xu hướng thị trường thay đổi không ngừng và đặc biệt là phác thảo chiến lược kinh doanh bài bản, đúng đắn để có những bước đi hiệu quả nhất cho cả chặng đường ngắn hạn và dài hạn.

Công việc khó nhằn đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực thi. Thế nên nhiều thương hiệu nội thất chọn phương án đơn giản hơn để giải quyết vấn đề đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn cao, đáng tin cậy để đồng hành.

Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử chuyên nghiệp, bài bản.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

2
10,743
0
1
02/11/2022
top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NGÀNH RƯỢU Ở VIỆT NAM

Thương mại điện tử rượu (Winery eCommerce) được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19 – khoảng thời gian được ví như một “cơn ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng dường như lại là “vận may” của ngành thương mại điện tử. 

Theo báo cáo của Rabobank, doanh số của thương mại điện tử rượu năm 2021 đạt 6 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ đặt mua rượu trực tuyến được ghi nhận tăng đáng kể so với các năm trước khi có đại dịch, theo Forbes

Nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp rượu tại Việt Nam đã và đang bắt tay vào xây dựng website thương mại điện tử để nhanh chóng tạo dựng vị thế trên thị trường.

Nam An Market

Nam An Market – là chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm tốt cho sức khỏe, được đầu tư bởi Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Nam An năm 2012. Website thương mại điện tử của Nam An được xây dựng thành công trên nền tảng Haravan với hơn 100,000 lượt truy cập mỗi tháng.

Bên cạnh trái cây, rau củ, thịt cá thì thức uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu là mặt hàng bán chạy và được vô cùng ưu chuộng trên website của Nam An.

Ngoài ra, trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng về tính an toàn, tiện lợi, nhanh chóng với giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Nam An Market
  • Website: https://namanmarket.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan 
  • Lưu lượng truy cập: 101.3K/tháng
  • Xếp hạng: 9,079 (Việt Nam); 404,452 (Toàn cầu)

Winemart

Thương hiệu Winemart được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu đem lại cho người tiêu dùng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Hiện nay Winemart kinh doanh chính ở 2 lĩnh vực: 

  • Phân phối các nhãn hiệu rượu cao cấp 
  • Thiết kế và gói quà tết theo yêu cầu cho các doanh nghiệp và khách hàng.

Website thương mại điện tử của Winemart đạt hơn 60 nghìn lượt truy cập mỗi tháng và được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp rượu trực tuyến uy tín bậc nhất của Việt Nam.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Winemart
  • Website: https://winemart.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 66.4K/tháng 
  • Xếp hạng: 17,459 (Việt Nam); 730,667 (Toàn cầu)

Siêu Thị Rượu Ngoại

Siêu thị rượu ngoại không chỉ là một website thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm rượu ngoại nhập khẩu, mà còn hệ thống các kiến thức về văn hóa, lịch sử và cách thức lựa chọn, bảo quản, thưởng thức các dòng rượu khác nhau trên thế giới để những người say mê hoặc muốn tìm hiểu về văn hóa rượu có thể cùng chia sẻ, nâng cao sự hiểu biết.

Siêu thị rượu ngoại hiện sở hữu hệ thống website thương mại điện tử riêng với hơn 50,000 lượt truy cập mỗi tháng và được người tiêu dùng đánh giá rất cao cả về chất lượng sản phẩm và trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Siêu Thị Rượu Ngoại
  • Website: https://www.sieuthiruoungoai.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 48.1K/tháng.
  • Xếp hạng: 16,664 (Việt Nam); 735,935 (Toàn cầu)

Rượu Vang Cao Minh

Cao Minh được ra đời và phát triển bởi CEO Thanh Dung – một người phụ nữ yêu rượu vang và đam mê tìm hiểu về văn hoá rượu vang.

Trải qua nhiều năm tìm hiểu và không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ, Cao Minh hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành địa chỉ cung cấp rượu vang hàng đầu tại Việt Nam.

Website của Rượu Vang Cao Minh được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP với đầy đủ tính năng cần thiết và giao diện trực quan. Đến nay, Rượu Vang Cao Minh là một trong những cái tên quen thuộc với những khách hàng ưu tiên việc mua sắm rượu trực tuyến.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Vang Cao Minh
  • Website: https://ruouvangcaominh.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 45.9K/tháng
  • Xếp hạng: 22,324 (Việt Nam); 982,166 (Toàn cầu)

Kho Rượu

Kho Rượu (Tên đầy đủ là Công ty TNHH Kho Rượu) là đơn vị nhập khẩu và phân phối rượu vang, rượu ngoại hàng đầu Việt Nam, với hơn 3000 sản phẩm rượu vang, rượu mạnh, bia, rượu sake Nhật Bản và phụ kiện cao cấp chính hãng. 

Kho Rượu theo đuổi mô hình kinh doanh thương mại điện tử bằng cách đầu tư xây dựng website với nền tảng WooCommerce. Qua đó, công ty dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng cả online và offline.

top 10 website thuong mai dien tu nganh ruou o viet nam
Website thương mại điện tử của Kho Rượu
  • Website: https://khoruou.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 32.9K/tháng
  • Xếp hạng: 52,372 (Việt Nam); 2,140,674 (Toàn cầu)

Rượu Tốt

Khi thương mại điện tử đang là xu hướng mới của thời đại và được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đại dịch Covid-19. Để đuổi kịp xu hướng đó, doanh nghiệp Rượu Tốt bắt tay xây dựng website thương mại điện tử với WooCommerce, giúp tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng trên Internet.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Tốt
  • Website: https://ruoutot.net/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 36.3K/tháng 
  • Xếp hạng: 21,489 (Việt Nam); 943,255 (Toàn cầu)

Rượu Nhập Khẩu

Rượu Nhập khẩu là website thương mại điện tử về rượu của công ty TNHH HẦM RƯỢU Việt Nam – một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về nhập khẩu và phân phối rượu vang. 

Rượu Nhập khẩu sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để phát triển website thương mại điện tử. Giao diện trực quan, dễ sử dụng cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, công ty từng bước đạt được sự tín nhiệm từ khách hàng cho các dòng sản phẩm rượu vang ngoại nhập từ bình dân đến cao cấp.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Rượu Nhập Khẩu
  • Website: https://ruounhapkhau.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Ngôn ngữ lập trình PHP 
  • Lưu lượng truy cập: 28.3K/tháng
  • Xếp hạng: 31,246 (Việt Nam); 1,334,043 (Toàn cầu)

Sành Vang

Sành Vang là thương hiệu phân phối rượu vang thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư Sài Gòn Hoàng Kim được thành lập năm 2015. Đến nay, Sành Vang đã mở rộng hệ thống chi nhánh đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai), Buôn Ma Thuột. 

Không chỉ vậy, website thương mại điện tử của Sành Vang có lượt truy cập khá cao, hơn 25,000 mỗi tháng và thương hiệu nhận được nhiều đánh giá tốt của khách hàng bởi chất lượng rượu, giá cả cạnh tranh, nguồn hàng luôn sẵn và đa đạng.

top-10-website-thuong-mai-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của Sành Vang
  • Website: https://sanhvang.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce 
  • Lưu lượng truy cập: 25.4K/tháng
  • Xếp hạng: 545,398 (Việt Nam); 1,735,237 (Toàn cầu)

Winecellar

Được thành lập vào năm 2007, Công ty TNHH hầm rượu Việt Nam là một trong những công ty rượu vang lớn nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm rượu vang, bia, whisky, thực phẩm, nước khoáng, trà, gốm sứ cao cấp. Tương tự như Kho Rượu hay Sành Vang, Winecellar cũng sử dụng nền tảng WooCommerce để triển khai thương mại điện tử.

top 10 website thuong mai dien tu nganh ruou o viet nam
Website thương mại điện tử của Winecellar
  • Website: https://winecellar.vn/
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 21K/tháng
  • Xếp hạng: 48,961 Việt Nam); 2,063,194 (Toàn cầu)

The Warehouse

The Warehouse được biết đến với tư cách là nhà phân phối rượu và rượu mạnh tại thị trường Việt Nam, cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ của Tập đoàn Ân Nam.

Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mã nguồn mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.

top-10-website-thuong-dien-tu-nganh-ruou-o-viet-nam
Website thương mại điện tử của The Warehouse
  • Website: https://warehouse-asia.com/
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 5K/tháng
  • Xếp hạng: 78,311 (Việt Nam); 3,571,809 (Toàn cầu) 

Nhìn chung, các thương hiệu rượu Việt Nam đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng.

Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử rượu đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.

Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp rượu cần tìm được đơn vị hỗ trợ hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.

Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí! 

2
13,469
0
1
27/10/2022
10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
10 YẾU TỐ QUAN TRỌNG CẦN CHÚ Ý KHI XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Xây dựng website thương mại điện tử là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

 Tuy nhiên, Việc phát triển website doanh nghiệp là một quá trình phức tạp với nhiều khía cạnh, đặc biệt với các website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải xem xét từ trải nghiệm người dùng đến hiệu suất hoạt động và nhiều yếu tố khác của trang web. Dưới đây là tổng hợp những yếu tố quan trọng của một website thương mại điện tử mà doanh nghiệp và các nhà phát triển website cần xem xét trước khi bắt đầu triển khai. 

Tối ưu hóa của hiệu suất của website và SEO

Theo nghiên cứu của Think with Google, nếu một trang web mất tới 5 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 90%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tối ưu hóa và đảm bảo website thương mại điện tử luôn trong tình trạng hoạt động tốt. 

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Tốc độ tải trang và tỷ lệ thoát trang có sự liên quan mật tthiết.

Bên cạnh đó, tối ưu hoá SEO sao cho website có xếp hạng cao nhất có thể trên các công cụ tìm kiếm với các kỹ thuật và chiến lược cụ thể cũng cần được doanh nghiệp chú ý khi muốn tối đa hoá doanh thu trên website thương mại điện tử.. Một trong số đó là chiến lược chèn từ khóa vào nội dung được thêm vào website thương mại điện tử cũng như thông tin mô tả, tiêu đề và hình ảnh. Nhiều doanh nghiệp quên rằng khách hàng có thể tìm thấy trang web thông qua tìm kiếm hình ảnh khi thêm mô tả “alt text” vào hình ảnh.

Đây cũng là một thiếu sót không nhỏ dẫn tới thất thoát lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét nguồn lực nhân sự có chuyên môn về SEO vào giai đoạn đầu khi triển khai website thương mại điện tử. Bởi  các nhân viên SEO có thể khởi chạy website với các thẻ meta cần thiết (Meta Tags),  tổ chức cấu trúc trang (Page Structure) và các liên kết nội bộ (Internal Links), tạo chiến lược nội dung, đề xuất thiết kế chức năng thân thiện với đa thiết bị, cải thiện tốc độ tải trang và nhiều khía cạnh quan trọng khác. 

Hoàn thiện chiến lược Marketing 

Một chiến lược Marketing tốt có thể tạo ra một khởi đầu thuận lợi cho những đơn đặt hàng đầu tiên trên cả offline lẫn online, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Việc phát triển chiến lược Marketing từ sớm giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần thiết phải bổ sung trong quá trình phát triển các hệ thống thương mại điện tử.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Chiến lược Marketing xuất sắc là bàn đạp để website thương mại điện tử đạt được những thành công đầu tiên.

Ví dụ: Khi muốn thêm các tùy chọn chia sẻ chiến dịch khuyến mãi lên mạng xã hội hoặc thông báo đẩy (Push Notification) trên mobile app từ website thương mại điện tử, sẽ hiệu quả hơn nếu việc này nằm trong chiến lược Marketing và được lên kế hoạch thực hiện trong quá trình phát triển website thương mại điện tử hơn là đề xuất phát triển sau khi website đã được khởi chạy.   

Website tương thích trên đa thiết bị

Theo World Bank, 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới sử dụng thanh toán kỹ thuật số, tăng từ 35% vào năm 2014 lên 57% vào năm 2021. Mặc dù người dùng có xu hướng mua hàng trên ứng dụng di động (Mobile Apps) nhiều hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra chuyển đổi tốt hơn nếu giao điện thương mại điện tử dễ dàng thích ứng với web di động (Mobile Web).

Ví dụ: Walmart Canada đã thành công tăng tỷ lệ chuyển đổi website lên 20% sau khi phát hành một thiết kế đáp ứng (Responsive Design) tối ưu hơn và cải thiện 98% tăng trưởng các đơn đặt hàng trên các thiết bị di động.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Tiếp cận khách hàng khắp nơi trên thế giới với website tương thích trên mọi thiết bị, mọi trình duyệt.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng khách hàng khắp nơi trên thế giới truy cập và mua sắm trên website thương mại điện tử mà không gặp sự cố khi sử dụng bất kỳ trình duyệt sẵn có nào.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm thử trên nhiều trình duyệt (Cross-Browser Testing) như Google Chrome, Internet Explorer, Firefox, Opera, Safari, v.v nhằm tìm ra và khắc phục lỗi nếu có, từ đó đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt trên trang web của doanh nghiệp bằng mọi trình duyệt, mọi thiết bị, ở mọi nơi. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba có chuyên môn hoặc tự thực hiện kiểm tra với một vài công cụ trợ giúp sẵn có.

Triển khai bán hàng đa kênh (Ommichannel)

Thuật ngữ Omnichannel ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số hóa và trở thành một chiến lược kết nối chính giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mọi doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) để kết nối với khách hàng, tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh số bán hàng và tồn tại trước những thay đổi của thời đại.

Theo đó, triển khai Omnichannel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, Omnichannel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Khi thực hiện Omnichannel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omnichannel (ETP Group, NEF, GoSELL) hoặc chọn một hệ thống làm trung tâm dữ liệu cho toàn bộ hệ thống như ecommerce system (Magento), ERP (Odoo, SAP).

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Bán hàng đa kênh (Ommichannel) đang trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công.

Quy trình triển khai Omnichannel:

– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…

– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omnichannel hiệu quả

– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng

– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omnichannel

Đa dạng hóa đăng ký tài khoản người dùng

Phần lớn doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử đều yêu cầu khách hàng tạo tài khoản trên trang web để tiến hành mua hàng, vì điều này giúp doanh nghiệp lưu trữ lịch sử mua hàng, địa chỉ nhận hàng của khách để tạo thuận lợi cho việc phân tích nhân khẩu học, đánh giá hành vi mua hàng, phân tích doanh số và khuyến khích mua hàng lần sau thông qua các chiến dịch Marketing.

Riêng những khách hàng thường xuyên sẽ sẵn lòng làm việc này để nhận các lợi ích từ việc có tài khoản tại website như lưu thông tin cho lần mua hàng tiếp theo diễn ra nhanh chóng hay nhận thông báo về các đợt khuyến mãi lớn sắp tới. 

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Thu thập dữ liệu, đánh giá hành vi mua hàng từ đó tạo ra nhiều chiến dịch Marketing hiệu quả bằng cách đa dạng hóa đăng ký tài khoản người dùng.

Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng muốn đăng ký tài khoản để mua sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các tùy chọn dành cho những khách hàng chỉ muốn mua hàng ngay mà không đăng ký tài khoản.

Chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đăng nhập với tài khoản mạng xã hội hay một biểu mẫu thanh toán nhỏ với tên, email, số điện thoại, địa chỉ, v.v với cả hai cách này, hệ thống website thương mại điện tử sẽ tự động tạo tài khoản và gửi thông tin đăng nhập qua email của khách.

Thêm chức năng lọc và tìm kiếm nâng cao trên website

Ngay cả với các trang web không bán bất cứ thứ gì, người dùng vẫn thường xuyên sử dụng thanh tìm kiếm, đặc biệt với các doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử, thanh tìm kiếm phải cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Chức năng lọc và tìm kiếm nâng cao giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm mong muốn.

Ví dụ: tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh giúp người dùng tải lên ảnh của một mặt hàng ưa thích và để công cụ tìm kiếm của website thương mại điện tử trả về các sản phẩm giống, gần giống hoặc tương tự sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm.

Lướt qua hết các danh mục sản phẩm của website là cần thiết nếu người dùng không biết tìm kiếm gì và cần một vài gợi ý. Vì vậy, chức năng danh mục sản phẩm đa lớp là vô cùng hữu ích trong các trường hợp này. Trường hợp khác, khách hàng có sẵn mục tiêu tìm kiếm thì một thanh tìm kiếm với các chức năng hỗ trợ nâng cao cũng sẽ giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm họ cần chỉ với vài cú nhấp chuột. 

Đa dạng tùy chọn thanh toán và chi phí giao hàng

Mua sắm online và thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến, vì thế việc cung cấp các tùy chọn thanh toán phù hợp khi triển khai website thương mại điện tử là rất quan trọng. Theo Payment Methods Report 2019, chi phí giao hàng (55%) và quy trình thanh toán phức tạp (26%) là những lý do khiến nhiều người mua từ bỏ giỏ hàng.

Vì vậy, tùy vào sản phẩm và thị trường doanh nghiệp đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với đối tượng khách hàng, sản phẩm và khu vực. Theo Hostgator, các phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Bắc Mỹ là PayPal, Amazon Pay, Google Pay, Apple Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v. Riêng thị trường Việt Nam, phổ biến nhất sẽ là MoMo, Zalo Pay, Shopee Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Cung cấp đa dạng phương thức thanh toán và chi phí giao hàng giúp khách hàng dễ cân nhắc

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý về chi phí giao hàng vì đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng từ bỏ quá trình mua hàng. Doanh nghiệp có thể linh hoạt triển khai các ưu đãi miễn phí vận chuyển vào những dịp khuyến mãi đặc biệt hoặc trong trường hợp khách hàng buộc phải trả phí vận chuyển, hệ thống nên đưa ra thông tin chi tiết về điều này nhằm tránh hiểu lầm vô tình tạo ra trải nghiệm khách hàng không tốt.

Tích hợp hệ thống quản lý nội dung (CMS)

Hệ thống quản lý nội dung (CMS) giúp lưu trữ và quản lý tất cả nội dung bằng văn bản, hình ảnh và cả tài liệu ở cùng một nơi. Doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoặc thêm thông tin mới và các thay đổi sẽ tự động được cập nhật trên website thương mại điện tử. CMS cũng có thể hỗ trợ nhân viên phản ứng kịp thời với thông tin phản hồi của khách hàng.

Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng

Phần lớn người mua sắm trên Internet là thế hệ Millennials, Gen Y và Gen Z. Các thế hệ này coi trọng tính cá nhân hóa chẳng hạn như những gợi ý, đề xuất hoặc giải pháp cá nhân từ đội ngũ hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang cố gắng đáp ứng điều này, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp người mua giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng, thanh toán, giao hàng, trả hàng, khiếu nại v.v.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng giúp gia tăng uy tín thương hiệu.

Ngoài ra sẽ thật tốt khi doanh nghiệp thêm phần liên hệ vào website thương mại điện tử với số hotline hoặc email có thể dễ dàng nhấp vào, hoặc liên kết với ứng dụng FacebooK Messenger, Zalo, Chat trực tiếp cho đơn hàng, Chat hỗ trợ chung dành cho những người yêu thích hình thức trao đổi này.  

Tăng cường sự an toàn và độ bảo mật của website thương mại điện tử

Với một website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ lượng lớn dữ liệu về người dùng và thông tin sản phẩm trên chính trang web đó, thế nên, an toàn và bảo mật là yếu tố quan trọng nhất đối với website thương mại điện tử. Bất kỳ sự sơ suất nào có thể đưa doanh nghiệp đến rủi ro mất vĩnh viễn các dữ liệu quan trọng và thông tin khách hàng có thể bị đánh cắp và bán đi.

Khi website thương mại điện tử bị cho là không an toàn và bảo mật kém chẳng hạn như không có chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS, Google và cả những công cụ tìm kiếm khác sẽ gắn cờ trang web ấy.

Điều này được xem là những cảnh báo hoặc khuyến nghị cho người dùng Internet phải cảnh giác tránh truy cập vào các website không có hai thành phần trên và hậu quả là doanh nghiệp sẽ dễ thất thoát rất nhiều đơn hàng tiềm năng, gây gián đoạn quá trình triển khai Marketing và ảnh hướng đến uy tín của thương hiệu.

10 yeu to quan trong de phat trien website thuong mai dien tu
Đạt lấy sự tín nhiệm từ khách hàng nhờ sự an toàn và độ bảo mật cao của website thương mại điện tử.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoàn thành thủ tục đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử  để chứng minh độ minh bạch của website theo đúng Nghị định 52/2013 NĐ-CP của chính phủ.

Trên đây là 10 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình triển khai thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, để tạo ra một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng và hoạt động tốt để thu hút khách hàng là điều không dễ.

Ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng WordPress, Woocommerce, Shopify hay nền tảng Magento Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp. 

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí! 

2
12,484
0
1
21/10/2022
woocommerce la gi uu nhuoc diem cua woocommerce 2022 1 1
WOOCOMMERCE LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA WOOCOMMERCE 2022

Khi thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mới của thời đại và ngày càng nhiều thương hiệu tham gia vào thị trường này, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp để xây dựng website thương mại điện tử thành công trở nên vô cùng quan trọng. Trong khi Shopify dẫn đầu trong các nền tảng SaaS, Magento là sự lựa chọn hàng đầu trong các nền tảng mã nguồn mở thì plugin WooCommerce lại dành được sự ưu ái đặc biệt của nhiều thương hiệu bởi nhiều tính năng vượt trội và dễ sử dụng.

WooCommerce là gì?

WooCommerce là một plugin miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thiết lập website thương mại điện tử bằng cách thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn. Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.

Thoạt tiên, WooCommerce được phát triển và ra mắt bởi hai nhà lập trình Mike Jolley và James Koster sau khi làm việc trên một bản sao của plugin thương mại điện tử JigoShop tại công ty Woothemes vào năm 2011 và nhanh chóng trở nên phổ biến. Plugin này đạt 1 triệu lượt tải về trong vòng 2 năm sau khi phát hành và vượt 4 triệu lượt tải về vào năm 2014. 

Đến năm 2015, Automattic, công ty mẹ của WordPress mua lại cả Woothemes và WooCommerce, thương vụ đã giúp WooCommerce vượt mốc 7 triệu lượt tải về trong vòng 1 năm. Sự kết hợp hoàn hảo đó đã thúc đẩy plugin này phát triển ngày càng mạnh mẽ với hơn 22% trong số 1 triệu website chạy trên nền tảng WordPress sử dụng plugin này và 28% của tất cả các cửa hàng trực tuyến toàn cầu.

woocommerce la gi uu nhuoc diem cua woocommerce 2022
WooCommerce là gì?

Vì WooCommerce là một trong những nền tảng mã nguồn mở, một câu hỏi tức thì được đặt ra đó là công ty này tạo ra doanh thu và điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào khi cung cấp một plugin hoàn toàn miễn phí cho người dùng?

Doanh thu của WooCommerce chủ yếu từ việc cung cấp các tiện ích mở rộng hữu ích. Theo Matt Mullenweg – người đồng sáng lập của WordPress, doanh thu của các plugin này đạt hơn 30 tỷ USD vào năm 2021 trong khi mức doanh thu năm 2020 đã vượt qua con số 20 tỷ USD. Ngoài ra, Tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của các cửa hàng WooCommerce ước tính đạt khoảng 11,8 tỷ USD vào năm 2019.

Đến nay số lượng người dùng WooCommerce tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của WP Swing, đến tháng 7 năm 2022 có 8.7% website đang sử dụng WooCommerce tương đương hơn 5,106,506 websites, plugin WooCommerce được tải về trên WordPress.org ước tính ít nhất 30,000 lượt mỗi ngày. Trong số các website thương mại điện tử trên Internet hiện nay, có 12.96% websites đang sử dụng WooCommerce. Theo Statista, WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu trên toàn cầu năm 2022, chiếm 36.68% thị phần.

Mặc dù WooCommerce là một plugin thương mại điện tử phổ biến và thân thiện với người dùng nhất hiện nay, các doanh nghiệp vẫn nên tìm hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của nền tảng trước khi bắt đầu triển khai.

Ưu điểm khi sử dụng nền tảng WoooCommerce

woocommerce la gi uu nhuoc diem cua woocommerce 2022
Các ưu điểm nổi bật khi sử dụng nền tảng WooCommerce

Miễn phí sử dụng

Giá cả là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn nền tảng khi triển khai thương mại điện tử. Những nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay có mức giá từ miễn phí đến vài nghìn USD một năm, điều này càng giúp WooCommerce trở nên nổi bật và được doanh nghiệp ưu ái lựa chọn vì plugin này cho phép tải và cài đặt hoàn toàn miễn phí.

Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng các tính năng của WooCommerce mà không phải cam kết bằng các hợp đồng hỗ trợ đắt tiền hoặc giấy phép sử dụng phần mềm.

Tính linh hoạt của mã nguồn mở

WooCommerce là một plugin mã nguồn mở được xây dựng trên CMS WordPress vì vậy người dùng có toàn quyền kiểm soát và dễ dàng tùy chỉnh website thương mại điện tử theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.

Ngoài việc nền tảng này phù hợp với đa dạng loại hình doanh nghiệp phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau thì WooCommerce còn cung cấp khả năng mở rộng về lâu dài, giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô linh hoạt hơn trong việc triển khai thương mại điện tử.

Tích hợp sẵn với WordPress

Việc tích hợp liền mạch giữa WooCommerce và WordPress mang đến nhiều lợi ích cho plugin này vì sự sẵn có của cộng đồng WordPress rộng lớn trong nhiều năm nay. WooCommerce có thể sử dụng hệ sinh thái khổng lồ của nền tảng từ plugins, themes, bản chỉ dẫn và nhiều giá trị khác mà không tồn tại bất kỳ nơi nào khác.

Ví dụ: Yoast SEO từ lâu đã trở thành một plugin cực kỳ phổ biến với rất nhiều bản dịch quốc tế, dễ sử dụng và hỗ trợ tốt tính năng SEO nâng cao. Kể từ khi WooCommerce tích hợp với WordPress, Yoast SEO cũng tích hợp với WooCommerce.

Đặc biệt, khi doanh nghiệp có sẵn một trang web trên nền tảng WordPress và có nhu cầu biến nó trở thành website thương mại điện tử, WooCommerce sẽ làm điều đó trở nên dễ dàng và liền mạch mà người dùng không cần bắt đầu lại từ đầu với một nền tảng hoàn toàn mới. 

Hỗ trợ Content Marketing

Content Marketing là chìa khóa giúp website thương mại điện tử hoạt động hiệu quả cao. Nếu các doanh nghiệp đang tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử dựa trên hệ thống quản lý nội dung phổ biến nhất trên thế giới (CMS), WooCommerce có thể đáp ứng tốt mong đợi đó.

Khi plugin WooCommerce được tích hợp vào WordPress, nhiều tùy chọn quản lý nội dung như Blog, Landing Pages, mô tả sản phẩm, Email Marketing và các SEO plugins (Yoast WooCommerce SEO) sẽ giúp các nhà bán hàng tối ưu hóa nội dung cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng.

Phân tích chuyên sâu

Tích hợp phân tích là một ưu điểm khác của WooCommerce vì khi doanh nghiệp càng hiểu biết nhiều về khách hàng và cách họ tương tác với website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh để đáp ứng những mong đợi của khách hàng.

Ví dụ: Nhà bán hàng có thể sử dụng dữ liệu bán hàng để tìm hiểu về khách hàng từ đó thiết lập chân dung khách hàng (Customer Persona) nhằm tăng doanh số bán hàng trong tương lai. 

Ngoài ra, WooCommerce còn cung cấp bộ phân tích WooCommerce mở rộng được hiển thị trong một giao diện rõ ràng và trực quan. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tích hợp WooCommerce với các dịch vụ phân tích bên ngoài như Google Analytics, Google Tag Manager,…

Hạn chế khi sử dụng nền tảng WooCommerce

woocommerce la gi uu nhuoc diem cua woocommerce 2022
Các nhược điểm cần lưu ý khi sử dụng nền tảng WooCommerce

Hỗ trợ bảo trì kỹ thuật

Khi sử dụng WooCommerce, người dùng sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc giữ website thương mại điện tử được duy trì, khả dụng và hoạt động bình thường. Thực tế, có một vài sự hỗ trợ từ công ty cung cấp dịch vụ hosting và cộng đồng WooCommerce, nhưng lại không cung cấp phương tiện để người dùng chỉ cần thực hiện một cuộc gọi là sẽ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

Các plugins sẽ thông báo cho người dùng các bản cập nhật bảo mật, nhưng chính người dùng phải tự cài đặt và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Thực tế, các công ty cung cấp dịch vụ hosting sẽ hỗ trợ việc này, nhưng người dùng cần biết một chút kiến thức kỹ thuật để tiến trình hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan được thuận lợi nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của website thương mại điện tử.

Nhược điểm này đến trực tiếp từ việc doanh nghiệp được toàn quyền tối đa kiểm soát mã nguồn, dữ liệu trên hệ thống website thương mại điện tử. Toàn quyền tối đa đi kèm với trách nhiệm tối đa. Mặc dù doanh nghiệp vẫn nhận được sự hỗ trợ cho các vấn đề phát sinh với WooCommerce, nhưng khi so với các nền tảng thương mại điện tử khác như Shopify, BigCommerce, Magento,… thì WooCommerce còn nhiều thiếu sót cho quy trình hỗ trợ bảo trì kỹ thuật.

Tốc độ và bảo mật

Với sự gia tăng không ngừng của việc truy cập trái phép (Website Hacking) thì tốc độ và và độ bảo mật của một trang web quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với các nền tảng SaaS như Shopify hay BigCommerce, tốc độ và bảo mật thật sự là một điểm mạnh.

Khi đó, website thương mại điện tử của doanh nghiệp nằm trong cơ sở hạ tầng của các nền tảng này và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật sẽ liên tục theo dõi và khắc phục các sự cố phát sinh nhằm duy trì website được vận hành thuận lợi.

Tương tự như tình huống bảo trì kỹ thuật, WooCommerce về cơ bản để người dùng chịu trách nhiệm về tốc độ và bảo mật website dù có nhiều tùy chọn hỗ trợ từ bên thứ 3.

Dù tốc độ và bảo mật không phải vấn đề đối với một số doanh nghiệp mới triển khai website thương mại điện tử, thế nhưng, xét về tổng thể đây vẫn là một nhược điểm lớn của plugin này khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho nhiều vấn đề từ khâu bảo trì kỹ thuật cho đến tốc độ và bảo mật website, đặc biệt nếu trang web thương mại điện tử đang trên đà phát triển nhanh chóng từ hàng trăm đến hàng nghìn lượt truy cập.

Tăng trưởng và mở rộng 

Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên sẽ hoạt động dựa trên các chức năng của WordPress. Trong khi đó, các chức năng của WordPress không được xây dựng dành riêng cho thương mại điện tử mà được các nhà phát triển xây dựng dựa trên tính linh hoạt của mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa cách thức hoạt động của WooCommerce sẽ bị phá vỡ khi người dùng vượt qua ngưỡng truy vấn (query) nhất định.

Ví dụ, khi có nhiều giỏ hàng được thêm vào hoặc thanh toán xảy ra cùng một lúc, hay có quá nhiều người dùng truy cập vào trang web cùng một thời điểm sẽ dẫn đến quá tải và khiến việc vận hành website thương mại điện tử gặp khó khăn vì lúc này hệ thống của WordPress và plugin WooCommerce không còn hoạt động một cách tương thích. 

Nếu quy mô website thương mại điện tử của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, đang phát triển thì đây không phải điều đáng lo ngại, các vấn đề phát sinh vẫn có thể được xử lý dễ dàng. Thế nhưng, khi quy mô trang web của doanh nghiệp mở rộng và phát triển nhanh chóng, đây là một bất lợi về cả hiệu suất và chi phí mà doanh nghiệp cần phải lưu tâm và xem xét trước khi bắt đầu.

Có thể thấy, Woocommerce là một plugin được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn khi triển khai website thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vượt trội, WooCommerce vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng và so sánh thêm với các nền tảng khác trước khi bắt đầu.

Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

2
11,606
0
1
20/10/2022
Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2023
TOP 5 LỢI ÍCH KHI TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HEADLESS COMMERCE

Chỉ trong một thập kỷ, thương mại điện tử đã trở thành tiêu điểm của thị trường kinh doanh trực tuyến và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, bằng chứng là sự bùng nổ của thương mại di động (mobile commerce), sự ra đời của thương mại xã hội (social commerce), sự thay đổi trong hành vi và kỳ vọng của người tiêu dùng. 

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp có thể thích ứng với sự thay đổi không ngừng của thị trường? Câu trả lời nằm ở việc ứng dụng công nghệ thương mại điện tử mới, một trong số đó là Headless Commerce.

Headless Commerce là gì?

Hiện nay, doanh nghiệp có rất nhiều sự lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử nhưng về cơ bản, cấu trúc một website đều sẽ bao gồm các phần chính như sau:

  • Frontend: Tất cả những gì người dùng nhìn thấy và tương tác mỗi khi truy cập vào website bao gồm giao diện, nội dung, chức năng, etc được tiếp nhận từ backend 
  • Backend: Tất cả những phần hoạt động của website hoặc app mà người dùng không thể nhìn thấy được như hệ thống cơ sở dữ liệu, công cụ thiết kế, công cụ quản lý, các chức năng tùy biến

Đối với thương mại điện tử trước đây, doanh nghiệp thường sử dụng mô hình truyền thống – mô hình nguyên khối (monolithic model), được phát triển hơn hai thập kỷ trước. Vào thời điểm đó, kiến trúc nguyên khối là lựa chọn duy nhất cho các doanh nghiệp thương mại điện tử vì không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xây dựng, liên tục cập nhật và bảo trì.

Trong Monolithic Model, frontend và backend kết nối chặt chẽ với nhau nên mọi thay đổi trên website đều yêu cầu cải tiến cả hai. Từ đó, mỗi sự thay đổi về frontend đều dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc backend và ngược lại. Bởi lẽ đó, mỗi quyết định về công nghệ đều trở nên rủi ro, phức tạp hơn khi ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử.

Trong khi đó, Headless Commerce là kiến trúc thương mại điện tử trong đó frontend được tách biệt khỏi backend, được liên kết với nhau bằng API giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tùy chỉnh và cập nhật chức năng mà không cần can thiệp vào giao diện người dùng hoặc các trang CMS.

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022
Mô hình Headless Commerce

Vì lẽ đó mà Headless Commerce có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với Monolithic Model:

Headless Commerce

Monolithic Model

Tách biệt frontend và backend nhưng vẫn “kết nối” liền mạch bằng APIKết nối frontend và backend bằng các giao thức phổ thông (HTML, CSS, etc)
Tăng cường tốc độ tải trangThời gian tải trang chậm hơn do nhiều lệnh gọi API từ nền tảng sử dụng
Phát triển linh hoạt frontend mà không cần cập nhật, tác động đến backendBackend dễ bị tác động khi tùy chỉnh frontend (đặc biệt là các thiết kế độc đáo)
Tăng khả năng tích hợp với các dịch vụ/tiện ích từ bên thứ baMặc dù dễ dàng tích hợp với các dịch vụ/tiện ích từ bên thứ ba nhưng hay dẫn đến tình trạng code bloat (quá nhiều mã nguồn) làm trì trệ hệ thống website
Thích ứng nhanh với các kênh mới giúp tăng cường trải nghiệm liền mạch cho khách hàngPhần lớn khó tương thích với các kênh bán hàng mới

Bảng so sánh giữa Headless Commerce và Monolithic Model

Theo Forbes, hơn 1,65 tỷ đô la tài trợ đã được huy động cho các công nghệ Headless Commerce trong giai đoạn 2020 – 2021.

Một số nền tảng hỗ trợ công nghệ Headless Commerce: Magento Commerce (hoặc Adobe Commerce) , Shopify Plus, BigCommerce Enterprise, SAP, etc.

Lợi ích khi ứng dụng

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022 - Lợi ích
Lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce

Tăng khả năng tùy chỉnh

Trong các nền tảng ứng dụng Headless Commerce, việc tách frontend và backend thành hai thành phần riêng biệt giúp doanh nghiệp có được khả năng tùy biến vô tận để thiết kế hệ thống thương mại điện tử. Chẳng hạn, vừa tối ưu chức năng thương mại điện tử vừa tùy chỉnh giao diện người dùng mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống. Từ đó, doanh nghiệp sẽ  nắm bắt tốt hơn các cơ hội mới trên thị trường khắc nghiệt này.

Tăng khả năng mở rộng

Một phần quan trọng khác trong cấu trúc này chính là các kết nối giữa frontend và backend bằng API. Nhờ các kết nối API này mà các doanh nghiệp có thể dễ dàng chỉnh sửa các chức năng cũ và phát triển các tính năng mới khi mở rộng hệ thống và mô hình kinh doanh. 

Tăng tốc độ tải trang

Những nền tảng có ứng dụng công nghệ này thì frontend và backend không còn liên kết thành 1 thể thống nhất với nhau, giúp việc lưu trữ dữ liệu độc lập và tập trung hóa hơn thông qua các kết nối API. Phương pháp này giúp xử lý lệnh gọi API nhanh hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử truyền thống. 

Điều này giúp giảm lượng thông tin người dùng nhận và phải tải về, từ đó giúp tăng tốc độ tải trang hơn. Trong khi đó, tốc độ tải trang là một phần của SEO (Seach Engine Optimization) nên khi cải thiện được điều này sẽ giúp nâng cao thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm như Google, Safari, Cốc Cốc, etc.

Tích hợp liền mạch

Ưu điểm khác từ các kết nối API chính là việc tích hợp cho hệ thống thương mại điện tử. Trong đó, nổi bật nhất là việc tích hợp với các dịch vụ, tiện ích bên thứ 3 khác nhau như CRM, ERP, PIM, BI hoặc các công cụ được tích hợp sẵn có khác. Ngoài ra, nhờ cấu trúc này mà doanh nghiệp còn có khả năng chạy kiểm thử nhanh các dịch vụ, tiện ích và đo lường mức độ phù hợp với chiến dịch thương mại điện tử. 

Bán hàng đa kênh

Trong cấu trúc này, kết nối API còn hỗ trợ việc tích hợp với nhiều kênh bán hàng dễ dàng hơn, bao gồm sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội hoặc các kênh mới trong tương lai miễn có API.

Đồng thời, Headless CMS (Headless Content Management System) còn giúp tối ưu hóa nội dung trên các thiết bị như desktop, tablet, mobile được kết nối qua IoT (Internet of Things) nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.

Ứng dụng Headless Commerce

Top 5 lợi ích khi ứng dụng Headless Commerce năm 2022 - Ứng dụng
Ứng dụng của Headless Commerce

Một số ứng dụng của Headless Commerce trong việc triển khai thương mại điện tử được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi như:

  • Hệ thống backend của website thương mại điện tử cho phép admin (quản trị viên) quản lý sản phẩm, quản lý chiến dịch Marketing, quản lý tồn kho bằng PWA (Progressive Web Apps), etc. Các thay đổi này sẽ không gây ảnh hưởng đến bề mặt giao diện frontend của website, đồng thời cũng có thể kiểm soát các API để hiển thị trên frontend của mobile app của người dùng.
  • AR là xu hướng công nghệ được các doanh nghiệp thương mại điện tử ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Trong đó, người dùng có thể nhìn thấy hình ảnh động giả lập của sản phẩm thông qua thiết bị cầm tay thực tế ảo và thiết bị này có thể được coi là một “frontend” được liên kết với backend bằng API.
  • PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) hay CRM (Customer Relationship Management – Quản lý khách hàng) hoạt động như một phần mềm backoffice giúp xử lý thông tin sản phẩm, khách hàng ở hệ thống backend. Thông thường, các phần mềm này sẽ thu thập từ nhiều nguồn đầu vào, chuyển hóa thông tin và hiển thị lên frontend cho quản trị viên tiếp nhận và xử lý tiếp.
    Trong khi đó, khi áp dụng cấu trúc Headless thì hoàn toàn có thể kiểm soát dữ liệu backend và hiển thị ở nhiều giao diện frontend khác nhau thông qua việc liên kết API như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, app thương mại điện tử, mạng xã hội.

Nhìn chung, việc triển khai thương mại điện tử song song với Headless Commerce trong tương lai là một điều không còn xa đối với các doanh nghiệp có định hướng dài hạn trên thị trường vì rất nhiều ưu điểm mà công nghệ này có thể mang lại. Tuy nhiên, việc ứng dụng hay không và vào lúc nào vẫn còn phù thuộc vào rất nhiều chiến lược kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc. SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi tìm hiểu các công nghệ thương mại điện tử mới để ứng dụng. 

Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
9,855
0
1
07/10/2022
Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam
CLUTCH CÔNG NHẬN SECOMM LÀ NHÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU NĂM 2022 TẠI VIỆT NAM

SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện được thành lập vào năm 2014. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 250+ hệ thống thương mại điện tử dựa trên nhiều nền tảng hàng đầu trên toàn cầu như Magento, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, etc. 

Chính sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự trong những năm vừa qua, SECOMM đã được Clutch công nhận là top những công ty phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2022 (Theo “Clutch 2022 B2B Leaders”).

Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam
Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022

Clutch công nhận SECOMM là Nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu năm 2022 tại Việt Nam

Sơ lược về Clutch, đây là nền tảng đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp B2B có uy tín trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò kết nối, cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau mà nền tảng này còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường thông qua các đánh giá trực tiếp từ khách hàng bằng Linkedin, Hotline.

Sau đây là một số đánh giá mà SECOMM đã nhận được từ các khách hàng:

“The professionalism of the company is second to none! They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.”

— Rick Thurlow, Senior Business Manager, Jasnor (Australia)

Jasnor-Clutch Acknowledges SECOMM as a Top 2022 E-Commerce Developer in Vietnam
“They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.” – Senior Business Manager, Jasnor (Australia)

“I think the best thing about working with SECOMM is how quickly they can respond to a change you would like them to implement or to fix an error that you identify.

Even when it came to us changing things on this project that weren’t in the original scope, they would talk that change through with us to identify the best way of handling it, and then implement that change in a timely manner.”

— Stuart Duff, Founder & CEO, Laybyland Pty., Ltd

Laybyland-Clutch Acknowledges SECOMM as a Top 2022 E-Commerce Developer in Vietnam
“Any concerns that we raised throughout the journey were addressed in a timely manner.”-Founder & CEO, Laybyland Pty Ltd

SECOMM cảm ơn các đối tác đã dành thời gian viết những phản hồi tích cực, mang tính khái quát về thành tựu của chúng tôi.

Hy vọng, với các dịch vụ chất lượng của SECOMM đã, đang và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thương mại điện tử cũng như bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường.

Nếu có thắc mắc về hành trình phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!

2
9,248
0
1
26/09/2022


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!