Tag: thương mại điện tử

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THỜI TRANG TẠI VIỆT NAM

Thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang ngày càng trở nên lớn mạnh, đặc biệt là thị trường có dân số trẻ như Việt Nam – nơi có nhu cầu về thời trang và phong cách sống rất đa dạng.

Hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp ngành thời trang đã bắt tay vào việc xây dựng website thương mại điện tử riêng để nhanh tay chiếm lĩnh “mảnh đất” màu mỡ này. 

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam
Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam

Coolmate 

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Với chiến lược Thương mại điện tử D2C là trung tâm để phát triển doanh nghiệp, chỉ sau 2 năm triển khai, Coolmate đã có cuộc gọi vốn thành công trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn  Hòa Bình cho 500.000 USD. Đến năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Coolmate
Giao diện website của Coolmate
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang nam
  • Website: https://www.coolmate.me/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Laravel
  • Lưu lượng truy cập: 1.5M/tháng
  • Xếp hạng: 854 (Việt Nam), 55,047 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 16,781 USD

Hải Triều

Được thành lập từ năm 1991, Hải Triều đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường đồng hồ. Với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đồng hồ hàng đầu tại Việt Nam, Hải Triều đã kết hợp chiến lược thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.

Đến nay, website thương mại điện tử của Hải Triều đã có hơn 1 triệu lượt truy cập hàng tháng và là gương mặt luôn đứng đầu bảng xếp hạng trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam (Theo iPrice).

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Hải triều
Giao diện website của Hải Triều
  • Lĩnh vụ thời trang: Đồng hồ
  • Website: https://donghohaitrieu.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCommerce
  • Lưu lượng truy cập: 1.1M/tháng
  • Xếp hạng: 807 (Việt Nam), 51,641 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 19,016 USD

PNJ

PNJ có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, được thành lập vào năm 1988. Từ lâu, PNJ đã đầu tư xây dựng website thương mại điện tử để thực hiện chiến lược bán hàng đa kênh (Omni-channel). Nhờ triển khai thương mại điện tử từ sớm mà PNJ đã vượt qua năm 2021 đầy biến động với doanh thu thuần đạt hơn 19,547 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - PNJ
Giao website của PNJ
  • Lĩnh vụ thời trang: Trang sức
  • Website: https://www.pnj.com.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: CS Cart
  • Lưu lượng truy cập: 926.9K/tháng
  • Xếp hạng: 791 (Việt Nam), 49,842 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 21,007 USD

Juno 

Được thành lập từ năm 2005, Juno là một thương hiệu được biết đến với dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách cho nữ. Nhìn thấy tiềm năng to lớn của thị trường thương mại điện tử, Juno đã đầu tư vào công nghệ từ sớm để kinh doanh online hiệu quả hơn. Website thương mại điện tử riêng của Juno đang là website có lượt truy cập cao nhất trong dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách ở Việt Nam.

Hiện nay, Juno đã mở rộng thêm phân khúc sang mảng quần áo và phụ kiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Juno
Giao diện website của Juno
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang nữ
  • Website: https://juno.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 899.3K/tháng
  • Xếp hạng: 1,242 (Việt Nam), 80,279 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 20,688USD

Canifa

Canifa là thương hiệu thời trang dành cho gia đình được thành lập kể từ năm 1997, trực thuộc CTCP Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương – một nhà bán lẻ thời trang lớn tại Việt Nam. Với tầm vóc đã đạt được ở lĩnh vực thời trang truyền thống, Canifa đã sớm phát triển cả kinh doanh thương mại điện tử từ năm 2012.

Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.  

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Canifa
Giao diện website của Canifa
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang gia đình
  • Website: https://canifa.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 286.2K/tháng
  • Xếp hạng: 2,537 (Việt Nam), 155,488 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 8,383 USD

Hoang Phuc International

Hoang Phuc International (Hoàng Phúc) là nhà bán lẻ thời trang cao cấp của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple được thành lập vào năm 1989. Sau 3 thập kỷ phát triển kinh doanh truyền thống, thương hiệu này đã quyết định chuyển mình nhằm tham gia thị trường thương mại điện tử.

Để phát triển website thương mại điện tử thành công như hiện tại, Hoàng Phúc đã sử dụng và chuyển đổi rất nhiều nền tảng, đến nay doanh nghiệp này đang sử dụng nền tảng Magento – một nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử.

Ngoài việc liên tục nâng tầm website thương mại điện tử riêng để kinh doanh thời trang online, doanh nghiệp này còn kết hợp chiến lược KOL và Livestream để đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Hoàng Phúc
Giao diện website của Hoang Phuc International
  • Lĩnh vụ thời trang: Bán lẻ hàng hiệu
  • Website: https://hoang-phuc.com/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 258.0K/tháng
  • Xếp hạng: 2,338 (Việt Nam), 144,530 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 19,895 USD

Biti’s

Bitis khởi nghiệp từ một cơ sở sản xuất nhỏ vào năm 1982, như một “bước chân không mỏi”, thương hiệu đã vươn mình trở thành hãng giày, dép hàng đầu trong thị trường.

Tuy nhiên, về sau doanh nghiệp này dường như bị bỏ lại phía sau khi hành vi người dùng dần thay đổi và nhiều “tay chơi” mới tham gia thị trường. Sau thời gian dài “tụt hậu”, CEO mới của Biti’s là Vưu Lệ Quyên – con gái lớn của ông Vưu Khải Thành đã quyết định thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư vào chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để tăng tốc và bắt kịp thị trường.

Nhờ hướng đi mới này, Bitis’s đã cuộc trở mình ngoạn mục, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas, etc sau thời gian dài ngắc ngoải vì mất đi thị phần.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Bitis
Giao diện website của Biti’s
  • Lĩnh vụ thời trang: Giày, dép
  • Website: https://bitis.com.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 206.6K/tháng
  • Xếp hạng: 2,549 (Việt Nam), 149,642 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 8,966 USD

Orchard

Ra đời vào năm 2004, Orchard là nơi cung cấp hơn 200 nhãn hiệu nước hoa cao cấp trên thế giới. Với định hướng trở thành thương hiệu bán lẻ nước hoa số 1 tại Việt Nam, Orchard đã triển khai thương mại điện tử từ sớm nhằm khai thác “mỏ vàng” của thị trường này. Đến nay, website thương mại điện tử của Orchard là cái tên đầu tiên cho các khách hàng yêu thích việc mua sắm nước hoa trực tuyến.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Orchard
Giao diện website của Orchard
  • Lĩnh vụ thời trang: Nước hoa
  • Website: https://orchard.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: WooCoomerce
  • Lưu lượng truy cập: 134.8K/tháng
  • Xếp hạng: 6,800 (Việt Nam), 372,708 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 4,437 USD

ONOFF

ONOFF được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người. Từ khi về chung “một nhà” với Canifa vào năm 2016, ONOFF cũng chủ trương theo đuổi chiến lược thương mại điện tử bằng cách đầu tư phát triển website Magento như Canifa.

Nhờ đó, thương hiệu đang từng bước đồng bộ trên các kênh online – offline với tỷ lệ khách hàng trung thành luôn được duy trì ở mức 80%, giúp ONOFF thêm vững tin mục tiêu trở thành thương hiệu đồ lót hàng đầu Việt Nam và mở ra cơ hội chinh phục thị trường ASEAN trong 3 năm tới.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Onoff
Giao diện website của ONOFF
  • Lĩnh vụ thời trang: Nội y
  • Website: https://onoff.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Magento
  • Lưu lượng truy cập: 79.5K/tháng
  • Xếp hạng: 10,061 (Việt Nam), 518,911 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 9,289 USD

Rabity

Rabity là thương hiệu thời trang dành cho trẻ em được thành lập từ năm 2000. Hiện nay, Rabity là đối tác duy nhất của Disney & Marvel được sử dụng bản quyền hình ảnh cho dòng thời trang trẻ em từ 0 – 14 tuổi.

Đến nay, Rabity tự hào là đơn vị tiên phong triển khai thương mại điện tử đầu tiên cho lĩnh vực thời trang trẻ em ở Việt Nam, hiện Rabity đang có mặt ở tất cả các sàn thương mại điện tử và sở hữu một hệ thống website thương mại điện tử riêng.

Top 10 website thương mại điện tử thời trang tại Việt Nam - Rabity
Giao diện website của Rabity
  • Lĩnh vụ thời trang: Thời trang trẻ em
  • Website: https://rabity.vn/ 
  • Nền tảng thương mại điện tử: Haravan
  • Lưu lượng truy cập: 12.3K/tháng
  • Xếp hạng: 43,904 (Việt Nam), 1,972,408 (Toàn cầu)
  • Giá trị ước tính: 15,335 USD

Nhìn chung, các thương hiệu thời trang đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử thời trang đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.

Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp thời trang cần tìm được đơn vị “chân ái” hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.

2
14,355
1
1
14/07/2022
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÃ “CHẮP CÁNH” NGÀNH THỜI TRANG NHƯ THẾ NÀO?

Thương mại điện tử đã trở thành mô hình kinh doanh không thể thiếu mà các thương hiệu thời trang cần áp dụng, không chỉ để tồn tại trong đại dịch Covid-19 mà còn giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng, tạo lợi thế cạnh tranh để bức phá trong tương lai.

Chính vì vậy, thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang là xu hướng kinh doanh tất yếu của các hãng thời trang hiện nay, từ startup non trẻ cho đến các “gã khổng lồ”.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?

Tiềm năng của thương mại điện tử trong lĩnh vực thời trang

Theo Statista, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của ngành thương mại điện tử thời trang dự kiến tăng 14,2% từ năm 2017 đến năm 2025. CAGR dự kiến sẽ đạt giá trị 1.000 tỷ USD vào năm 2025, trong đó thị trường Mỹ chiếm khoảng 20%, tương đương 204,9 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Việt Nam, lĩnh vực thời trang đang là trụ cột chính của ngành thương mại điện tử, chỉ xếp sau ngành thực phẩm.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào
Loại hình hàng hóa/dịch vụ thương được mua trên mạng (Nguồn: Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2021)

Lợi ích khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang

Mở rộng phạm vi kinh doanh

Việc triển khai thương mại điện tử sẽ giúp cho các thương hiệu thời trang có thêm một kênh bán hàng tiềm năng, tạo dòng thu song song với hoạt động kinh doanh offline ở các showroom. Ngoài yếu tố địa lý, thương mại điện tử còn phá vỡ các giới hạn về không gian, thời gian giúp khách hàng mua sắm mọi lúc, mọi nơi.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Mở rộng phạm vi kinh doanh
Mở rộng phạm vi kinh doanh

Đồng thời, thương mại điện tử còn là kênh tiếp cận phổ biến đến người tiêu dùng, đặc biệt là lĩnh vực thời trang nhanh cho nữ. Nhờ sự hỗ trợ của thương mại điện tử mà các hoạt động Marketing như Livestream, Shoppertainment (Mua sắm kết hợp giải trí), Affiliate, etc được diễn ra hiệu quả hơn, góp phần mở rộng phạm vi kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Sau đại dịch Covid-19 và lệnh giãn cách xã hội, hành vi người tiêu dùng đã có sự thay đổi lớn, chuyển dịch từ mua sắm offline sang online tăng dần theo thời gian ở mọi ngành hàng. Đặc biệt, riêng lĩnh vực ngành thời trang, tỷ lệ người mua sắm online đã tăng từ 18% lên 48% trong năm 2020 – 2021. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp thời trang triển khai thương mại điện tử là vô cùng cần thiết để thích ứng nhanh với sự thay đổi của người tiêu dùng và thị trường. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng

Hành vi của người tiêu dùng cũng thay đổi đáng kể sau đại dịch, chẳng hạn như chờ đến D-Day để mua sắm hàng hóa hoặc “săn sale”. Ngoài ra, thông qua các công cụ của thương mại điện tử, doanh nghiệp còn có thể tiến hành theo dõi, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, việc mà mua sắm offline không thể làm được. Điều này giúp cho doanh nghiệp luôn có đủ dữ liệu tổng hợp và dự báo để triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với hành vi người tiêu dùng ở cả hiện tại và tương lai.

Tăng trải nghiệm người dùng 

Việc mua hàng của người dùng sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn khi áp dụng các công nghệ tăng trải nghiệm người dùng trong thương mại điện tử. Các trải nghiệm trực quan như hình ảnh, video, trải nghiệm thực tế ảo, etc giúp người dùng có đầy đủ thông tin và trải nghiệm về sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Công nghệ VR/AR giúp cho hoạt động mua sắm trực tuyến quần áo, phụ kiện, giày dép của người tiêu dùng diễn ra như mua sắm ở showroom.

Chẳng hạn như thương hiệu American Apparel đã ứng dụng AR để cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin về sản phẩm bao gồm những mô tả chi tiết như hàng có sẵn, màu sắc và thậm chí những reviews (đánh giá) từ người mua trước. 

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào?
Tăng trải nghiệm người dùng

Từ việc thu thập, phân tích và tổng hợp hành vi tiêu dùng của từng nhóm đối tượng, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp dễ dàng cá nhân hóa trải nghiệm cho người tiêu dùng, điển hình như các tính năng: Gợi ý sản phẩm tương tự, Sản phẩm đã xem, etc.

Ngoài trải nghiệm trực quan và trải nghiệm cá nhân hóa, thương mại điện tử còn mang lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng trên nhiều kênh như mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, etc), sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, etc), website thương mại điện tử, mobile app, etc.

Case study – Bài học thành công

Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein là trang thương mại điện tử chuyên về quần áo và phụ kiện của Trung Quốc được thành lập vào năm 2008. Với châm ngôn “mọi người đều có thể tận hưởng vẻ đẹp của thời trang”, thương hiệu này chủ trương cung cấp đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng. Hiện nay, Shein đang được xem là “đế chế” trong lĩnh vực thời trang với mức định giá 100 tỉ USD – giá trị hơn cả Zara (69 tỷ USD) và H&M (23 tỉ) cộng lại.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Shein
Shein – Kỳ lân của lĩnh vực thương mại điện tử thời trang

Shein tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ thuộc Gen Y và Gen Z, nhóm người có thói quen sử dụng Internet. Chính vì vậy, thương hiệu này đã ứng dụng các yếu tố công nghệ để tiếp cận đúng và chính xác tệp khách hàng này.

Shein xây dựng hệ thống thương mại điện tử bao gồm cả website và mobile app để nhắm vào các thị trường nước ngoài như châu Âu, châu Mỹ, Úc, Trung Đông, từ đó mang lại trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng. Tiếp đó, Shein đẩy mạnh các chiến lược Social Commerce, Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, KOC, etc nhằm mang lại độ phủ cho thương hiệu, tăng tương tác.

Năm 2021, mobile app của Shein đã vượt quá 7 triệu người dùng hoạt động mỗi tháng chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ (Theo Airnow Data) và hashtag #Shein đã thu về hơn 10 tỷ lượt xem trên TikTok (Theo Jing Daily). Doanh thu đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2021, tăng 60% so với năm 2020 (9,8 tỷ USD). Có thể thấy, Shein là một minh chứng rõ nét cho việc ứng dụng thương mại điện tử hiệu quả để chiếm lĩnh thị phần trong lĩnh vực thời trang.

Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Coolmate là sự kết hợp giữ “Cool” và “Mate”, tức là mục tiêu của thương hiệu chính là trở thành người bạn đồng hành mang lại vẻ ngoài “cool” ngầu, năng động cho khách hàng. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn Hòa Bình.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Coolmate
Coolmate – “Tên lửa” trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam

Coolmate áp dụng mô hình Direct to Customer Ecommerce (D2C Ecommerce) và đầu tư tập trung xây dựng website thương mại điện tử riêng để mang đến trải nghiệm mua sắm tiện lợi và tiết kiệm cho khách hàng. Đồng thời, thương hiệu này còn tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, được sản xuất 100% tại Việt Nam, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu với giá thành hợp lý.

Ngoài ra, để triển khai thương mại điện tử nhanh hơn, Coolmate chủ trương vận dụng triệt để chiến lược Ecommerce Marketing, Affiliate Marketing, Email Marketing, etc.

Ngoài màn chốt deal với Shark Bình 500.000 USD cho 12,5% cổ phần, trong số có 2,5 % cổ phần tư vấn có cam kết, startup trẻ này còn có những con số ấn tượng khác. Năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ và tiến tới IPO (Initial public offering – Phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) vào năm 2025.

Nhìn chung, thương mại điện tử đã góp phần lớn cho sự thành công của Coolmate, cũng như làm tiền đề cho các doanh nghiệp ngành thời trang noi theo để phát triển đúng với sự thay đổi của thị trường. 

Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Yody (tiền thân là Hi5) là thương hiệu thời trang dành cho gia đình, được thành lập từ năm 2014. Với mục tiêu đưa sản phẩm thời trang Việt có chất liệu tốt, dịch vụ tốt đến tận tay khách hàng tại các vùng miền Việt Nam và trên Thế Giới. Hiện nay, Yody đã có hơn 700 nhân sự và 90 cửa hàng trên toàn quốc.

Thương mại điện tử đã “chắp cánh” ngành thời trang như thế nào - Yody
Yody – Ông lớn ngành thời trang quyết chuyển đổi số để tham gia cuộc đua thương mại điện tử

Thương hiệu thời trang này tập trung vào “kiềng ba chân”: Phát triển nhân sự, Ưu tiên chất lượng sản phẩm và Đầu tư công nghệ.

Về phát triển nhân sự, Yody chú trọng tuyển dụng nhân tài và đào tạo văn hóa để gắn kết đội ngũ nhân sự. Về sản phẩm, Yody phát triển mẫu mã hướng tới sự thoải mái, tiện dụng, sử dụng được trong nhiều trường hợp, hoàn cảnh như đi làm, đi chơi, đi họp, etc. Về công nghệ, Yody tập trung áp dụng chiến lược bán hàng online trên nhiều kênh (Omni-channel) như sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, Facebook, livestream, etc để tham gia vào cuộc đua thương mại điện tử, cũng như thích nghi với sự thay đổi của người tiêu dùng. 

Năm 2016, Yody vinh dự lọt vào TOP 10 doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp xuất sắc Toàn Quốc. Đến năm 2021, doanh thu mảng offline của Yody giảm 65% nhưng mảng online đã có dấu hiệu khởi sắc, tăng hơn 10%. Chính vì vậy, công ty tiếp tục đặt mục tiêu tăng doanh thu mảng online lên 20% trong năm tiếp theo.

Nhìn chung, việc vận dụng thương mại điện tử thời trang như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy mô và chiến lược của mỗi công ty, nhưng thương mại điện tử chắc chắn là yếu tố tiên quyết để kinh doanh thành công trong lĩnh vực này.

2
17,836
0
1
12/07/2022
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TOÀN DIỆN-min
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TOÀN DIỆN

Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng mua sắm từ các cửa hàng truyền thống sang các kênh trực tuyến. Cũng vì đại dịch, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng tăng cao.

Điều này đã giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong thời gian vừa qua. Chính “bước đệm” triển khai thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển – cơ hội mang lại trải nghiệm mua hàng nhanh chóng, liền mạch cho khách hàng; mở rộng kênh bán hàng, nâng cao doanh thu và nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp

Trong đó, việc sở hữu một website thương mại điện tử gần như là điều kiện không thể thiếu để bắt đầu kinh doanh trực tuyến thành công. Website thương mại điện tử có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp:

  • Tối đa doanh thu: doanh nghiệp có thể tăng thêm một kênh bán hàng giúp mở rộng mô hình kinh doanh, gia tăng lợi nhuận, không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian như hình thức bán hàng truyền thống tại cửa hàng. 
  • Tiết kiệm chi phí: tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, nhân sự và đặc biệt hơn là không còn phụ thuộc vào các sàn thương mại điện tử.
  • Thu thập dữ liệu: doanh nghiệp có thể dựa vào hành trình khách hàng trên hệ thống và thu thập dữ liệu, sau đó thống kê và tận dụng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ: tận dụng và khai thác điểm mạnh của Website Thương mại điện tử với giao diện dễ nhìn, độc đáo chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc định vị thương hiệu và thu hút khách hàng.  
  • Quảng bá thương hiệu: tăng khả năng tin tưởng, tính chuyên nghiệp và tiếp cận khách hàng tiềm năng.

– Xem thêm top 10 website doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam

Lợi ích nhiều là thế nhưng làm thế nào để thiết kế website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả?

Dưới đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động với 2 giai đoạn chính: (1) xây dựng website thương mại điện tử cơ bản và (2) chuyển đổi sang xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu.

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động cơ bản 

Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động cơ bản -min
Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động cơ bản -min

Xác định mục tiêu:

Việc đầu tiên khi xây dựng website thương mại điện tử là doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án.

  • Về mục tiêu: doanh nghiệp cần rà soát, đối chiếu lại toàn bộ mục tiêu trong kế hoạch kinh doanh Thương mại điện tử với kế hoạch kinh doanh tổng thể để đảm bảo việc triển khai TMĐT đúng hướng và thực thi hiệu quả. Ngoài ra việc rà soát còn giúp doanh nghiệp sắp xếp, ưu tiên các mục tiêu cụ thể cần thực thi trong từng giai đoạn phát triển.
    Trong đó:

Mục tiêu dài hạn: đóng vai trò định hướng, tạo khuôn khổ chung cho kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các tiêu chí phát triển bền vững về nhận thức thương hiệu, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tổng doanh thu,…

Mục tiêu ngắn hạn: giúp định hình các chiến lược với các nhiệm vụ cụ thể, kết quả chi tiết tương ứng với các mốc thời gian nhất định. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu kinh doanh TMĐT, tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng/độ đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…

  • Về thời gian: để đảm bảo các mục tiêu thực thi đúng tiến độ, các mốc thời gian cụ thể cần được lên kế hoạch với thứ tự ưu tiên phù hợp trong từng giai đoạn của hành trình thương mại điện tử. Khi đã có kế hoạch tổng quan về thời gian phát triển, thời gian hoàn vốn sẽ được xác định dễ dàng và điều phối nguồn ngân sách hợp lý hơn.
  • Về ngân sách: doanh nghiệp có thể ưu tiên triển khai các thành phần cơ bản của hệ thống TMĐT trong giai đoạn ngân sách còn hạn chế, sau đó có thể mở rộng thêm trong các giai đoạn sau. Tuy nhiên, nếu đã có đủ nguồn lực tài chính, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch kinh doanh toàn diện trong từng bộ phận, từng giai đoạn để nâng cao hiệu suất và phát triển bền vững.

Sau khi đã hoàn thiện “bản vẽ ý tưởng” về website thương mại điện tử của doanh nghiệp, hãy bắt đầu dự án kinh doanh bằng việc mua một hosting và tên miền phù hợp với sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang dự định kinh doanh.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Khi đã xác định chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn nền tảng áp dụng xây dựng website thương mại điện tử. Hiện nay, hai dạng nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất là nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) và nền tảng mã nguồn mở. 

Với nền tảng dạng dịch vụ (SaaS), doanh nghiệp có thể lựa chọn các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản, không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển.

Tuy nhiên, với nền tảng SaaS doanh nghiệp sẽ không sở hữu mã nguồn và dữ liệu, chỉ sử dụng có tính năng có sẵn của nền tảng, khả năng linh hoạt và mở rộng hệ thống thấp, chi phí sử dụng tăng theo thời gian. Một số nền tảng dạng dịch vụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay: Haravan, Shopify, Sapo, etc.

Với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có được sự tự do thiết kế giao diện theo yêu cầu, khả năng linh hoạt cao, nền tảng có đầy đủ tính năng và tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững, doanh nghiệp sở hữu tất cả mã nguồn và dữ liệu.

Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải cần có đội ngũ chuyên môn hoặc đối tác phát triển nhiều kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp, đầu tư thời gian và chi phí phát triển. Một số nền tảng mã nguồn mở phổ biến như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc.

Thiết kế giao diện

Doanh nghiệp có thể bắt đầu việc thiết kế giao diện cho wesbite trên nền tảng đã chọn với việc sử dụng các templates, theme có sẵn trên hệ thống hoặc tinh chỉnh, thiết kế riêng giao diện phù hợp với hình ảnh thương hiệu và thị hiếu đặc thù của ngành bán lẻ điện thoại di động.

Phát triển hệ thống tính năng thương mại điện tử cơ bản:

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp làm việc với đội ngũ IT nội bộ hoặc đơn vị triển khai để thiết lập các tính năng thương mại điện tử cơ bản, đảm bảo quy trình bán hàng được thực hiện trơn tru trên hệ thống.

Trên các nền tảng dạng SaaS hay nền tảng mã nguồn mở đã kể trên luôn hỗ trợ các tính năng cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn các chức năng phù hợp rồi thiết lập vào website. Một số tính năng cơ bản thường gặp:

  • Quản lý Danh mục: kiểm soát dữ liệu, chức năng, thuộc tính, giá, tồn kho, hình ảnh và video của sản phẩm (hãng, giá, loại điện thoại, hiệu năng, bộ nhớ, tính năng đặc biệt, thiết kế, màn hình, kích thước…),
  • Quản lý Nội dung: phát triển và tối ưu nội dung cho các trang CMS ( nơi xuất sứ, thương hiệu cũng như các review sản phẩm được doanh nghiệp thực hiện, hoặc các hướng dẫn sử dụng video được doanh nghiệp thực hiện, và các câu chuyện thành công phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh), lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website
  • Quản lý Bán hàng: kiểm soát và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán theo mã vạch, Bán theo mã hàng, Bán theo thương hiệu (Iphone, Samsung…), doanh nghiệp cũng có kết hợp với việc quản lý khách hàng để đảm bảo thời gian bảo hành sản phẩm phù hợp với sản phẩm khách hàng đã mua. Thiết lập các phương thức thanh toán (COD, thanh toán thẻ, ví điện tử, cổng thanh toán) và vận chuyển. 
  • Quản lý Marketing: triển khai, quản lý các chương trình marketing theo mùa và chiến dịch khác nhau (Tết, black friday, noel, flash sale,…), và đặc biệt vào khoảng thời gian mà các doanh nghiệp lớn như Samsung, Apple, Oppo ra mắt các sản phẩm mới
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý và thu thập thông tin khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng,  chắm sóc khách sau mua hàng, hoặc là phối hợp với các chiến dịch marketing để thu hút khách quay lại, hoặc các khách hàng tiềm năng với doanh nghiệp
  • Quản lý Tồn kho: doanh nghiệp chủ động kiểm soát được lượng hàng điện thoại hiện có sẵn trong kho  (theo nhóm hàng, theo hãng, theo mã hàng, nguồn góc xuất xứ),
  • Báo cáo & Phân tích: Khai thác dữ liệu và đo lường hiệu năng trên Google Analytics, Facebook Pixels, Google Tag Manager.
  • Quản lý Hệ Thống: doanh nghiệp có thể hoàn toàn giữ hệ thống thương mại điện tử an toàn và ổn định. Doanh nghiệp có thể phần quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật. Ngoài ra, nền tảng còn có thể cung cấp các công cụ để thực hiện quản lý, bảo trì thương xuyên, hỗ trợ hệ thống hoạt động ổn định.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

Tiêu chí bắt buộc để website thương mại điện tử của doanh nghiệp được hoạt động chính thức là hoàn thiện các giấy tờ theo quy định pháp luật.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang website thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể tự hoàn thiện công tác đăng ký, hoặc có thể thuê những công ty luật cung cấp dịch vụ liên quan.

Link hướng dẫn chi tiết: https://bit.ly/3zOpp5z

Giai đoạn 2: Phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu:

Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động chuyên sâu-min
Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động chuyên sâu-min

Thông thường một website cơ bản sẽ chỉ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu và sẽ gặp khó khăn khi mô hình kinh doanh ngày càng phát triển. Doanh nghiệp sẽ dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống chuyên sâu sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị nhiều hơn cho các yếu tố như thời gian, chi phí so với lúc ban đầu. 

Tái xác định mục tiêu:

Cũng như việc phát triển hệ thống thương mại điện tử cơ bản, việc đầu tiên khi muốn phát triển website thương mại điện tử chuyên sâu là doanh nghiệp cần tái xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án cũng như chuẩn bị tìm hiểu các tính năng đặc thù và nâng cao trong ngành. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch phát triển chi tiết và chính xác phù hợp với mô hình kinh doanh. 

Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi:

Để phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp nên lựa chọn xây dựng với nền tảng mã nguồn mở như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc. Các nền tảng mã nguồn mở có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu mở rộng hệ thống và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài nhược điểm chi phí phát triển cao và thời gian xây dựng dài thì doanh nghiệp còn cần có một đội ngũ IT chuyên môn giàu kinh nghiệm khi sử dụng các nền tảng này.

Các tiêu chí lựa chọn nền tảng ở giai đoạn này:

  • Cho phép phát triển giao diện người dùng chuẩn UX/UI, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, sản phẩm, đồng thời các hình ảnh sản phẩm được trình bày trên website, tất cả đều cần được đồng bộ và rõ nét, đồng thơi doanh nghiệp có thể đẩy mạnh sự nhận diện thương hiệu riêng biệt. Không kém phần quan trọng, giao diện quản trị viên (admin) cũng phải dễ dàng sử dụng, điều hướng, kiểm soát và quản lý toàn bộ dữ liệu trong hệ thống.
  • Ngoài các chức năng cơ bản, hệ thống cần cho phép phát triển hoặc tích hợp các tính năng nâng cao và đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vận hành ổn định khi phát triển mô hình kinh doanh trong dài hạn. Việc này cần được thực hiện linh hoạt, liền mạch và hiệu quả với các phần mềm khác mà không ảnh hưởng đến mức độ thực thi của từng hệ thống. Phát triển và tích hợp các chức năng nâng cao, đặc thù hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục những hạn chế của việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình quản lý back-office lẫn bán hàng, đảm bảo độ chính xác và hiệu suất vận hành cao cho hệ thống.

Khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp với mọi mô hình kinh doanh, từ đó giúp tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp.

Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian.

Lựa chọn nguồn lực phát triển website thương mại điện tử

Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nội bộ hoặc lựa chọn đối tác phát triển cùng song hành, tất cả đều cần một lượng nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp

Nếu sử dụng đội ngũ nội bộ để thực hiện điều này thì doanh nghiệp có thể kiểm soát, chủ động sắp xếp thời gian, quản lý các công việc tiến triển hàng ngày. Tiếp theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn quản lý được các dữ liệu và hiểu rõ các giá trị về sản phẩm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nội bộ có nhiều nhược điểm như số lượng nhân sự sẽ có hạn tùy theo kích cỡ công ty của doanh nghiệp, giới hạn ý tưởng phát triển cũng như hạn chế ý tưởng từ các chuyên gia bên ngoài. 

Nếu doanh nghiệp hợp tác với các nhà phát triển hệ thống thương mại điện tử sẽ  có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng một cách tối ưu. Lợi thế cho việc này là doanh nghiệp không cần quá lo lắng về việc chuyển đổi, tất cả sẽ được nhà phát triển ngoài hỗ trợ, với kết quả tốt nhất và sớm nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có được sự kiểm soát 100% quá trình phát triển, cũng như việc phối hợp làm việc có thể bị hạn chế.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Cải thiện giao diện 

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ nguyên, không thay đổi giao diện website khi chuyển đổi nền tảng. Tuy nhiên, khi đã nâng cấp hệ thống tính năng của website, các doanh nghiệp thường chủ động thiết kế lại giao diện nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hỗ trợ định vị thương hiệu tốt hơn.

Doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện bằng cách tinh chỉnh theo các themes đã lựa chọn khi ưu tiên phương án tiết kiệm thời gian và ngân sách. “May đo” riêng giao diện theo “kích thước” thường được các doanh nghiệp có đầu tư về thời gian và ngân sách cao hơn lựa chọn, bởi ngoài việc chỉn chu đến từng chi tiết thì phương án này còn đáp ứng tối đa các nhu cầu khác của doanh nghiệp về giao diện.

Chuyển đổi nền tảng

Việc chuyển đổi nền tảng là bước quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải tiến hành khi muốn xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Thông thường, việc chuyển đổi sẽ được thực hiện theo cách tự động hóa hết mức có thể để tránh các trường hợp lỗi có thể xảy ra.

Doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch chuyển đổi đầy đủ bao gồm các tính năng, dữ liệu và các kịch bản để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi sẽ bắt đầu nếu không có bất cứ trục trặc trong quá trình kiểm duyệt thông tin. 

Quá trình chuyển đổi nền tảng sẽ bao gồm các bước trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới.

Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp cần kiểm tra nhằm đảm bảo các thành phần, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.  

Phát triển hệ thống tính năng nâng cao và đặc thù

Khi xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp sẽ cần phát triển thêm các tính năng nâng cao và đặc thù có thể hỗ trợ cho việc mở rộng mô hình kinh doanh, tăng tính cạnh tranh, bắt kịp với sự thay đổi trên thị trường, cũng như tăng doanh thu và đem lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng. 

Một số tính năng nâng cao và đặc thù dành cho ngành bán lẻ điện tử và điện thoại di động có thể kể đến như: Trả góp (Buy Now Pay Later), Giảm giá trong khung thời gian cố định (Flash Sale), tìm kiếm sản phẩm nâng cao, etc.

Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tìm hiểu về các tính năng cần thiết cho việc phát triển hệ thống, bằng cách thông qua các ứng dụng Internet, đội ngũ phát triển nội bộ, hoặc là từ các chuyên gia tại các đơn vị phát triển ngoài. 

Sau khi đã có được kế hoạch phát triển, doanh nghiệp cần trao đổi, làm việc với các chuyên gia thiết kế các tính năng phù hợp để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng. Tiếp theo là việc phát triển và lập trình các tính năng dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt từ doanh nghiệp với các nhà phát triển. Việc cuối cùng trước khi triển khai là quá trình kiểm thử theo tài liệu đặc tả yêu cầu, thực hiện kiểm thử và cập nhật kết quả vào kịch bản kiểm thử, log lỗi trên các tool quản lý lỗi.

Vận hành, chăm sóc, phát triển website thương mại điện tử

Sau khi doanh nghiệp phát triển website thương mại điện tử, website cần được bảo trì, chăm sóc và cập nhật liên tục nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, vận hành hệ thống liền mạch từ online đến offline, 

Việc nghiên cứu để tối ưu và phát triển website sao cho người dùng cảm thấy hài lòng, thoải mái khi thực hiện mua sắm trên website thương mại điện tử là việc mà doanh nghiệp luôn cần sự chú ý thường xuyên. 

Tóm lại, có thể nói rằng, một website thương mại điện tử chuyên sâu là một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động không chỉ duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện tại mà còn bứt phá kinh doanh tương lai.

Tuy nhiên để xây dựng được website thương mại điện tử chuyên sâu là cả một quá trình mà doanh nghiệp cần kỹ lưỡng ở từng bước. Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp xây dựng website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động!

2
10,492
0
1
18/03/2022
xây dựng website bán lẻ điện thoại di động với Magento
XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VỚI MAGENTO

Trong năm 2022, thị trường website bán lẻ điện thoại di động có doanh số bán hàng được dự đoán sẽ lên đến 1,39 tỷ máy, tăng 3,8% hàng năm (Theo Trendforce). Chính vì đại dịch Covid đã thay đổi cách người tiêu dùng tương tác, thói quen mua sắm điện thoại di động từ offline sang online. Giờ đây, các nhà bán lẻ truyền thống đã bắt kịp xu hướng triển khai thương mại điện tử nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường và duy trì mức tăng trưởng bất kể đại dịch. 

Để bắt đầu tham gia vào thị trường thương mại điện tử và nắm bắt cơ hội cạnh tranh, doanh nghiệp cần xác định nền tảng thương mại điện tử phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Ngoài những cái tên phổ biến như Shopify, BigCommerce, Haravan, WooCommerce thì Magento được biết đến là một nền tảng được nhiều “ông lớn” trong ngành bán lẻ điện thoại di động lựa chọn để phát triển thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam như: CellphoneS, Phong Vũ và Bạch Long Mobile. Vậy tại sao Magento lại là cái tên được các doanh nghiệp này lựa chọn?

Ưu điểm khi xây dựng website bán lẻ điện thoại di động với Magento

xây dựng website bán lẻ điện thoại di động với Magento
xây dựng website bán lẻ điện thoại di động với Magento

Hệ thống tính năng thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao

Tính năng cơ bản

Là nền tảng chuyên sâu về thương mại điện tử, dĩ nhiên Magento có đầy đủ các tính năng cơ bản như quản lý danh mục, nội dung, quản lý bán hàng, khách hàng, marketing, quản lý hàng tồn kho cũng như các báo cáo và phân tích để doanh nghiệp có thể dễ dàng bắt đầu hành trình thương mại điện tử trong thời gian ngắn. Đồng thời, Magento còn sở hữu một hệ sinh thái chứa nhiều tính năng hỗ trợ kinh doanh điện thoại di động cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuyên sâu

– Quản lý Danh mục: quản lý, phát triển, kiểm soát mọi dữ liệu, chức năng về sản phẩm, thuộc tính (hãng, giá, loại điện thoại, hiệu năng, bộ nhớ, tính năng đặc biệt, thiết kế, màn hình, kích thước…), hệ thống giá, tồn kho, hình ảnh và video nhằm duy trì vận hành và tối ưu hiệu quả kinh doanh.

– Quản lý nội dung: phát triển, tinh chỉnh các nội dung, thông tin chi tiết cần thiết về các sản phẩm như nơi xuất sứ, thương hiệu, video hướng dẫn sử dụng, review sản phẩm. 

– Quản lý Marketing: triển khai và quản lý các chiến dịch marketing khác nhau theo mùa (Tết, Black Friday, Cyber Monday, Noel, Flash Sale), theo các dịp đặc biệt (Samsung, Apple, Oppo ra mắt các sản phẩm mới). Ngoài ra, các chiến dịch marketing này cũng cần được cập nhật liên tục vì vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn và các sản phẩm điện thoại di động luôn được đổi mới.

 – Quản lý Bán hàng: dễ dàng thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng chủ động theo nhiều phương thức như: bán theo mã vạch, bán theo mã hàng, bán theo thương hiệu (Iphone, Samsung…). Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp với việc quản lý khách hàng để đảm bảo thời gian bảo hành sản phẩm phù hợp với sản phẩm khách hàng đã mua. 

– Quản lý Khách hàng: Quản lý đầy đủ thông tin về khách hàng để cải thiện hiệu quả tiếp thị, trải nghiệm mua hàng, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Để từ đó có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp như khuyến mại giá trị đơn hàng, tri ân quà tặng cho khách hàng thân thiết, biến những khách hàng thông thường trở thành khách hàng thân thiết.

– Quản lý Tồn kho: chủ động kiểm soát lượng hàng điện thoại hiện có trong từng kho (theo nhóm hàng, theo hãng, theo mã hàng, nguồn góc xuất xứ), từ đó dễ dàng cung  ứng hàng hóa chính xác và nhanh chóng.

– Quản lý Hệ Thống: phân quyền quản trị viên điều hành, sử dụng các công cụ để thực hiện quản lý, bảo trì thường xuyên, hỗ trợ hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả. 

– Báo cáo: khai thác hiệu quả dữ liệu sau các chiến dịch marketing hoặc số liệu bán hàng tích lũy ngày qua ngày thông qua tính năng báo cáo đầy đủ và chi tiết nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bao gồm: Báo cáo Marketing, Báo cáo Bán hàng, Báo cáo Khách hàng, Báo cáo sản phẩm, Báo cáo đánh giá, Báo cáo hiệu suất vận hành

Xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động trên Magento
9 tính năng cơ bản xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động

Tính năng nâng cao

Nền tảng Magento được biết đến với các tính năng nâng cao và tiện ích mở rộng được phát triển vượt trội để đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử cũng như các yêu cầu chuyên biệt của từng doanh nghiệp. Hàng nghìn chức năng nâng cao về themes, add-ons, sản phẩm, marketing, thanh toán, vận chuyển,… đã được xây dựng với tính linh hoạt và tính khả dụng cao đã mang lại kết quả vượt trội khi tích hợp vào hệ thống, đáp ứng mọi nhu cầu vận hành và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp.

Một số tính năng nâng cao dành cho bán lẻ điện thoại di dộng mà Magento đang hỗ trợ:

Tính năng Flashsale: hình thức giảm giá một số mặt hàng, sản phẩm trong một thời gian nhất định. Việc đánh vào tâm lý khách hàng “mua nhanh giá tốt” này đang được rất nhiều “ông lớn” bán lẻ điện thoại di động áp dụng vô cùng hiệu quả. Với Magento, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo nhiều Flash sale với các ưu đãi bằng countdown timer (đồng hồ đếm ngược). 

Website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động
Tính năng flash sale cho bán lẻ điện thoại di động

Tính năng Buy Now Pay Later (Mua trước trả sau): đây là một hình thức thanh toán khá phổ biến cho bán lẻ điện thoại di động trực tuyến trên quốc tế nhưng lại tương đối mới tại thị trường Việt Nam. Khách hàng sau khi hoàn thành đơn hàng sẽ nhận sản phẩm ngay lập tức, còn việc thanh toán sẽ được tiến hành dần trong một khoảng thời gian nhất định với lãi suất thấp hoặc 0%. Với mức thanh toán được chia nhỏ theo từng đợt sẽ làm giảm bớt áp lực tài chính cho người dùng khi mua các sản phẩm có giá trị cao như điện thoại di dộng, thúc đẩy gia tăng số lượng đơn hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Trà góp bán lẻ điện thoại di động
Tính năng trả góp với ngành bán lẻ điện thoại di động

Tính năng SEO nâng cao: ngoài hỗ trợ từ khóa, thẻ meta, mô tả, tiêu đề sản phẩm, tìm kiếm các URL phù hợp, nền tảng Magento còn cập nhật các yếu tố xếp hạng, cung cấp cấu trúc URL, tùy chọn triển khai meta giúp SEO cho website thương mại điện tử có thêm nhiều truy cập, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Linh hoạt trong thiết kế giao diện

Bán lẻ điện tử di động là một trong những ngành đòi hỏi website thương mại điện tử phải có một giao diện chỉn chu, chuẩn UI/UX, mang tính thẩm mỹ cao để truyền tải giá trị thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng mua sắm tại hệ thống. 

Mặc dù Magento không sở hữu một kho theme phong phú như các nền tảng khác, tuy nhiên từng theme trên nền tảng được thiết kế một cách tỉ mỉ và độc đáo, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng cho hệ thống ở giai đoạn đầu để tiết kiệm chi phí. Để có thể tinh chỉnh giao diện phù hợp hơn với định vị riêng của thương hiệu thì doanh nghiệp có thể tinh chỉnh dựa trên theme đã lựa chọn hoặc thiết kế riêng giao diện. Tuy nhiên việc này sẽ cần doanh nghiệp đầu tư về chi phí và thời gian nhiều hơn.

Khả năng mở rộng cao

Magento hỗ trợ vận hành hệ thống ổn định dù website có lượng traffic tăng dần theo thời gian hay tăng cao đột biến trong các chiến dịch kinh doanh, khả năng xử lý lên đến 500,000 sản phẩm và hàng nghìn giao dịch trong một giờ.

Ngoài ra, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thành nhiều website cho nhiều quốc gia và tất cả có thể quản lý trên cùng một “màn hình”. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều website/cửa hàng cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm. Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng đang dạng trên toàn cầu. 

Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia, hỗ trợ khách hàng giao dịch tiện lợi với trải nghiệm mua hàng tối ưu.

Khả năng tích hợp dễ dàng

Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán và giao nhận

Website kinh doanh thương mại điện tử nói chung cũng như bán lẻ điện thoại di động trực tuyến nói riêng đều cần phương thức thanh toán đa dạng, an toàn và linh hoạt. Các phương thức phổ biến hiện nay có thể kể đến như: thanh toán thẻ (ATM, Visa, Master…), ví điện tử (Momo, Zalo Pay….), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal,…), thanh toán COD (Cash on Delivery), etc.

Về giao nhận, với Magento doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp với các dịch vụ giao nhận hiện có trên cả thị trường quốc tế và Việt Nam như: Fedex, DHL, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post,… và các ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến giúp xử lý và vận hành tối ưu các quy trình giao nhận. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phát triển, tinh chỉnh thêm tính năng giao nhận hoàn toàn mới và phù hợp với đặc thù khách hàng.

Tích hợp với các hệ thống quản trị doanh nghiệp 

Ngoài việc hệ thống vận hành ổn định khi kinh doanh trực tuyến thì việc quản lý các sản phẩm và đơn hàng cũng là một vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần chú ý. Việc tích hợp website và các hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP, CRM, etc) sẽ hạn chế việc vận hành thủ công và tăng tính tự động hóa cho quy trình vận hành, đảm bảo độ chính xác cao và tăng hiệu suất hoạt động cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Magento được đánh giá là nền tảng hoạt động vô cùng hiệu quả với hầu hết các phần mềm quản trị như POS (Square…), CRM (Salesforce,…), ERP (SAP, Oracle, Odoo). Đó cũng là lý do mà nền tảng Magento được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn tin dùng.

Tích hợp với các phần mềm marketing

Một trong những thách thức cho cho ngành bán lẻ điện thoại di động trực tuyến là việc cạnh tranh ngày càng khóc liệt, khó khăn thu hút khách hàng, cũng như việc “leo thang” trên các công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tích hợp Magento với nhiều phần mềm quản lý tiếp thị khác nhau từ email marketing (Mailchimp..), đến quảng cáo (Facebook, Google…). Việc đồng nhất mọi kênh bán hàng trên cùng một hệ thống Magento giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát và tận dụng dữ liệu, vận hành quy trình kinh doanh từ offline sang online liền mạch. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển và quản lý các chiến lược tiếp thị đa kênh tương ứng để cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và tối ưu kinh doanh Thương mại điện tử

Các vấn đề khi triển khai TMĐT trên nền tảng Thương mại điện tử Magento

Chi phí phát triển cao

Dù Magento được đánh giá cao về tính năng và hiệu suất thương mại điện tử nhưng vấn đề chi phí hiện là một cản trở khá lớn khiến doanh nghiệp chưa thể lựa chọn nền tảng Magento để xây dựng website thương mại điện tử. Theo ước tính, một hệ thống hoàn thiện và hiệu quả được phát triển trên nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở Magento thường có chi phí triển khai tối thiểu từ 10.000 – 250.000 USD.

Chi phí phát triển website bán lẻ điện thoại di động với Magento
Chi phí phát triển webiste bán lẻ điện thoại di động với Magento

Thời gian phát triển dài

Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3-6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Một trong những lý do khiến doanh nghiệp tốn kém thời gian khi triển khai Magento là mức độ phức tạp của hệ thống chức năng đòi hỏi thời gian để có thể xây dựng các giải pháp phát triển phù hợp.

Yêu cầu đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm

Một website Magento hoàn thiện và hiệu quả cần được thực hiện bởi một đội ngũ chuyên môn am hiểu đầy đủ về Magento để có thể phát triển hệ thống toàn diện và cung cấp giải pháp phù hợp cho từng yêu cầu kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp về lâu dài.

Nhìn chung, Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở toàn diện, chuyên sâu phù hợp mọi mô hình của doanh nghiệp ngành điện tử di động từ B2B, B2C, B2B2C và D2C. Doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động trực tuyến hoàn toàn có thể làm chủ và tự do thiết kế hệ thống từ giao diện cho đến các tính năng, đem đến một trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng thông qua hệ thống tính năng thương mại điện tử phong phú, hệ sinh thái đa dạng, khả năng linh hoạt và mở rộng cao từ nền tảng này. Tuy nhiên, các vấn đề về ngân sách, thời gian và yêu cầu đội ngũ chuyên môn cao cũng khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể sử dụng Magento để triển khai website thương mại điện tử. 

Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử cho bán lẻ điện thoại di dộng!

2
9,786
0
1
10/03/2022
10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử
10 CHỨC NĂNG TĂNG DOANH THU WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng tất yếu để kinh doanh thành công ở thị trường Việt Nam. Theo báo cáo từ SYNC Southeast Asia của Facebook và công ty tư vấn Bain & Company, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4.5 lần năm 2021, đứng thứ hai trong khu vực. 

Để nắm bắt được những lợi thế từ thị trường màu mỡ này, doanh nghiệp cần một hệ thống website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng từ cơ bản cho đến nâng cao. Thế nên, việc lên kế hoạch  từng bước xây dựng hệ thống chức năng là điều cần thiết nhất để hạn chế tình trạng “cái cần không có” và “cái có không cần” cho doanh nghiệp.

Sau đây là một số chức năng chuyên dụng cần có cho hệ thống website thương mại điện tử dành cho bất kỳ doanh nghiệp nào!

Hiển thị hình ảnh, video với độ phân giải cao

Hình ảnh, video là chất liệu để khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm high involvement (suy xét nhiều) như trang sức, đồng hồ, đá quý, etc. 

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chèn thêm các chức năng như View 360 độ, AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) hoặc VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) để để hỗ trợ khách hàng xem toàn diện hình ảnh và có cái nhìn thực tế nhất về chất lượng sản phẩm trên website thương mại điện tử. 

Trong thời đại “tốt gỗ đi kèm với tốt nước sơn” như ngày nay, việc đầu tư vào chất lượng hình ảnh hay video sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp để lại ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng, cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng trên website lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang  và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến. 

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Hiển thị hình ảnh video với độ phân giải cao
Hình ảnh, video có độ phân giải cao giúp mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng

Chức năng lọc và tìm kiếm sản phẩm nâng cao

Một trong các chức năng cần có khác trong hệ thống thương mại điện tử ngày nay là khả năng lọc, tìm kiếm sản phẩm nâng cao như live search hoặc ElasticSearch của Magento

Chức năng này đóng vai trò điều hướng khách hàng đến ngay trang thông tin chi tiết sản phẩm đang có nhu cầu mua sắm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng trải nghiệm khách hàng và rút ngắn hành trình mua hàng.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Chức năng lọc tìm kiếm sản phẩm nâng cao
Chức năng lọc, tìm kiếm sản phẩm nâng cao giúp điều hướng khách hàng nhanh hơn

Danh sách yêu thích (Wishlist)

Đôi khi, khách hàng có thể quan tâm đến sản phẩm nào đó nhưng sẽ quyết định mua nó sau hoặc khách hàng có thể tìm thấy một sản phẩm thú vị và muốn kiểm tra thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi ra quyết định mua. Lúc này, danh sách yêu thích sẽ cho phép khách hàng lưu trữ các sản phẩm này để họ có thể dễ dàng tìm thấy chúng sau khi đã đưa ra quyết định mua hàng.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Danh sách yêu thích (Wishlist)
Wishlist là chức năng giúp khách hàng tìm kiếm sản phẩm yêu thích nhanh nhất

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

Mặc dù các chương trình khuyến mãi đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên thị trường thương mại điện tử, nhưng chức năng này chưa bao giờ lỗi thời với các doanh nghiệp. Theo Google có tới 75% khách hàng xem quảng cáo trước khi đặt mua và 84% khách hàng sử dụng thông tin từ quảng cáo để nghiên cứu thông tin về sản phẩm.

Việc thường xuyên hiển thị các chương trình khuyến mãi/ưu đãi như flash sale, D-Day, lễ tết, etc sẽ kích thích nhu cầu “săn sale” của khách hàng, tăng lượng truy cập lớn vào website và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Các chương trình ưu đãi, khuyến mãi giúp thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng

Up-selling và Cross-selling

Sau khi đã khai thác và phân tích dữ liệu thu thập được từ khách hàng, hệ thống website thương mại điện tử chuyên sâu có khả năng đưa ra một số gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm liên quan nhằm tăng số lượng và giá trị đơn hàng, từ đó tăng trưởng doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp.  

Up-selling (bán hàng gia tăng) là kỹ thuật nhằm bán được phiên bản đắt hơn của một sản phẩm mà khách hàng đã có hoặc đang có ý định mua bằng cách thêm các tính năng hoặc phụ kiện mới vào sản phẩm đó.

Trong khi đó, Cross-selling (bán chéo) là kỹ thuật nhằm bán các sản phẩm đi kèm, những sản phẩm có thể có liên quan với sản phẩm mà khách hàng đã mua hoặc đang có ý định mua. Ngoài các đề xuất sp tương tự, sản phẩm liên quan ở trang chủ, trang danh mục sản phẩm, trang sản phẩm chi tiết, trang tìm kiếm Up-selling và Cross-selling còn được thiết kế xuất hiện ở trang thanh toán để thôi thúc khách hàng “xuống tiền” thêm.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử -Up-selling và Cross-selling
Up-selling và Cross-selling sẽ thúc đẩy khách hàng “xuống tiền” thêm

Đặt hàng nhanh

Chức năng đặt hành nhanh là một chức năng cần thiết của website thương mại điện tử. Để quá trình mua sắm ngày một diễn ra nhanh chóng thì việc đặt hàng từng bước thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần thiết kế chức năng “đặt hàng nhanh”, giúp khách hàng đưa sản phẩm vào trang thanh toán – checkout ngay lập tức. Điều này sẽ là lợi thế rất lớn để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ “chốt đơn” của khách hàng, từ đó tạo sự bùng nổ doanh số bán hàng online.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Đặt hàng nhanh
Chức năng đặt hàng nhanh giúp đẩy nhanh tiến độ “chốt đơn” của khách hàng

One Step Checkout

Thông thường, việc thanh toán – checkout mặc định trong website thương mại điện tử là một quy trình từng bước, nghĩa là chỉ khi khách hàng hoàn thành bước đầu tiên thì bước thứ hai sẽ được thực hiện tự động ngay sau đó cho tới khi kết thúc quá trình.

Theo báo cáo từ Adobe, 88% khách hàng sẽ từ bỏ việc mua hàng chỉ vì bước thanh toán – checkout diễn ra quá mất thời gian và rối rắm. Và để hạn chế quy trình thanh toán rườm rà này, chức năng One Step Checkout đã được ra đời. Chức năng này giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng chỉ trong một bước, giúp bán hàng nhanh hơn và tạo ra chu trình thanh toán “mượt mà” hơn.

Top 10 chức năng giúp gia tăng doanh thu cho website thương mại điện tử - one step checkout
One Step Checkout giúp cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho khách hàng chỉ trong một bước

Đa dạng phương thức thanh toán

Đa dạng phương thức thanh toán, từ thanh toán thẻ (thẻ nội địa, VISA, Mastercard), ví điện tử (MOMO, Zalopay), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal, Stripe) cho đến COD (Cash on delivery) sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cập nhật những xu hướng thanh toán mới trong thị trường thương mại điện tử như ví riêng của doanh nghiệp, mua trước trả sau (Buy Now – Pay Later), etc để vừa xây dựng Loyalty Program (chương trình khách hàng thân thiết) vừa tăng thêm sự lựa chọn khi thanh toán cho khách hàng.

Tuy nhiên để đa dạng phương thức thanh toán, doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở như Magento, WooCommerce, OpenCart để có khả năng tích hợp cao, đảm bảo độ tương thích giữa các phần mềm thanh toán và website của doanh nghiệp.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Đa dạng phương thức thanh toán
Đa dạng phương thức thanh toán là chức năng tăng trải nghiệm khách hàng

Đánh giá sản phẩm

Theo báo cáo từ Customer Gauge, 92% khách hàng sẽ đọc các đánh giá sản phẩm từ người dùng khác trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì thế nên chức năng đánh giá sản phẩm luôn được các doanh nghiệp ưu tiên đưa vào hệ thống chức năng ngay từ ban đầu để tăng độ uy tín của thương hiệu.

Một website có nhiều bình luận tích cực từ những người dùng trước đó sẽ gây được sự chú ý và niềm tin ở những khách hàng tiềm năng mới, tạo tiền đề tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những đánh giá chưa tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được phần nhược điểm của sản phẩm, từ đó tạo động lực để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho sau này.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử - Đánh giá sản phẩm
Đánh giá sản phẩm là chức năng cần thiết để xây dựng độ uy tín cho thương hiệu

Tương thích trên đa thiết bị

Ngoài giao diện đẹp mắt, chuẩn UI/UX thì khả năng tương thích trên đa thiết bị như desktop, smartphone và tablet là chức năng bắt buộc cần phải có trên giao diện website thương mại điện tử. Đây không những là yếu tố gây ảnh hưởng đến trải nghiệm Omnichannel (đa kênh) của khách hàng mà còn là tiêu chí ảnh hưởng đến SEO và thứ hạng từ Google.

10 chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử -Tương thích trên đa thiết bị
Tương thích trên đa thiết bị mang đến trải nghiệm liền mạch cho khách hàng

Ngoài ra, còn rất nhiều tính năng khác cũng cần được xem xét để đưa vào hệ thống chức năng cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Việc này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cũng như nền tảng thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Với các nền tảng SaaS, doanh nghiệp sẽ không có nhiều lựa chọn chức năng vì đây vốn là hệ thống được xây dựng sẵn, doanh nghiệp khó có thể tác động đến mã nguồn và dễ gây nên sự bất ổn nếu tự động chỉnh sửa hoặc thêm – bớt chức năng. Riêng các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các chức năng xây dựng trong từng giai đoạn phát triển của thương hiệu, cũng như khả năng tích hợp với các tiện ích bên thứ 3 cũng dễ dàng hơn các nền tảng SaaS.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia như Việt Nam, Úc, Mỹ, New Zealand, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình xây dựng chức năng và triển khai thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Hãy liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
8,155
0
1
08/03/2022
Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
TOP 10 WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM

Thị trường bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết! Với 61 triệu người dùng, Việt Nam hiện đang nằm trong top 10 thị trường sử dụng điện thoại di động cao nhất Châu Á. Hơn nữa, thị trường này còn được dự đoán sẽ phát triển vào năm 2022 với 47,5% (theo Trendforce). Nhờ tận dụng được lợi thế này, hiện nay tại Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động cực kỳ thành công và mở rộng quy mô liên tục như Thế Giới Di Dộng, FPT Shop, Viettel Store, etc. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam

Đóng góp vào thành công này không thể không nhắc đến thương mại điện tử. Các kênh bán hàng trực tuyến như website, mobile app, sàn thương mại điện tử ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động, đặc biệt là sau đại dịch. Theo Chuyên gia Debasish Jana, đến từ Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, doanh số bán hàng kênh trực tuyến ngành bán lẻ điện thoại di dộng đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 14% tổng dung lượng thị trường. Chưa dừng lại ở đó, tốc độ tăng trưởng của bán lẻ điện thoại di động trực tuyến còn được dự báo sẽ tăng nhiều hơn nữa trong khoảng thời tương lai cho đến năm 2025 là 29% (Theo Google, Temasek, Bain & Company), bởi lẽ Thương mại điện tử không chỉ giúp doanh nghiệp bán lẻ phát triển mô hình kinh doanh mà còn giúp tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thế Giới Di Động

Thế Giới Di Động là thương hiệu thuộc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động được thành lập từ năm 2004. Theo Euromonitor International, Thế Giới Di Động là công ty chiếm thị phần bán lẻ trực tuyến lớn nhất Việt Nam với 10% thị phần và cũng là chuỗi bán lẻ thiết bị di động có thị phần lớn nhất Việt Nam với khoảng 1.000 cửa hàng hiện diện tại 63 tỉnh thành trên khắp cả nước.

Hiện doanh nghiệp bán lẻ này đang tiến hành đầu tư mạnh vào các hệ thống bán hàng trực tuyến như website, app.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Thế Giới Di Động
Giao Diện Thế Giới Di Động
  • Website: https://www.thegioididong.com/ 
  • Lưu lượng truy cập: 30.20M/tháng

CellphoneS

CellphoneS là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, doanh nghiệp đã có mặt tại HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Vũng Tàu. Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Cellphone S

Giao Diện Cellphone S

FPT Shop

FPT Shop thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn FPT Việt Nam, được thành lập từ 2012. Đây là đại lý được ủy quyền chính thức của Apple tại Việt Nam ở cấp độ cao cấp nhất, chuyên cung cấp các sản phẩm điện tử chính hãng. Hiện nay hệ thống chuỗi cửa hàng rộng khắp trên toàn quốc ở 63 tỉnh thành.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - FPT Shop
Giao Diện FPT Shop
  • Website: https://www.fptshop.com.vn
  • Lưu lượng truy cập: 5.933M/tháng

Hoàng Hà Mobile

Hoàng Hà Mobile là một hệ thống bán lẻ chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ, điện thoại di động chính hãng nổi tiếng tại Việt Nam được thành lập từ năm 2014. Hiện nay, doanh nghiệp đã có hơn 90 chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Hoàng Hà Mobile
Giao Diện Hoàng Hà Mobile
  • Website: https://www.hoanghamobile.com
  • Lưu lượng truy cập: 4.818M/tháng

Di Động Việt

Công ty TNHH Công Nghệ Di Động Việt vận hành chuỗi cửa hàng Didongviet.vn, được thành lập năm 2009 với tư cách một hệ thống uy tín chuyên kinh doanh các mặt hàng công nghệ chính hãng, nổi bật là điện thoại di động, máy tính bảng, laptop, phụ kiện, linh kiện.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Di Động Việt
Giao Diện Di Động Việt
  • Website:https://www.didongviet.vn
  • Lưu lượng truy cập: 1.787M/tháng

Viettel Store

Viettel Store được ra mắt từ năm 2009 với hàng ngàn sản phẩm được cập nhật liên tục đáp ứng được nhu cầu mua sắm online của khách hàng trên toàn quốc. Với hơn 200 cửa hàng, hệ thống siêu thị của Viettel Store cung cấp tất cả các thiết bị, sản phẩm công nghệ cao bao gồm: điện thoại di động, laptop, máy tính bảng, thiết bị y tế.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Viettel Store
Giao Diện Viettel Store
  • Website: https://www.viettelstore.vn 
  • Lưu lượng truy cập: 1.673M/tháng

Sony Store

Sony là một trong những thương hiệu toàn cầu nổi tiếng nhất về điện tử tiêu dùng nhờ vào những sáng tạo đột phá mang tính cách mạng và chất lượng sản phẩm. Sau 21 năm tại Việt Nam, Sony đã sở hữu hệ thống bán lẻ gồm 11 Sony Shop và Sony Center, hơn 160 đại lý chính thức và 70 trạm bảo hành ủy quyền trải rộng trên khắp cả nước.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Sony Store
Giao Diện Sony Store
  • Website: https://www. store.sony.com.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.649M/tháng

Phong Vũ

Phong Vũ được biết đến là đơn vị bán lẻ lâu đời và uy tín tại Việt Nam từ 2007, hơn 30 cửa hàng trên toàn quốc, chuyên kinh doanh các sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị giải trí game, thiết bị văn phòng và thiết bị hi-tech của nhiều nhãn hàng lớn. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Phong Vũ
Giao Diện Sony Store
  • Website: https://www.phongvu.vn
  • Lưu lượng truy cập: 1.479M/tháng

Mobile City

Mobile City là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam, với hơn 10 năm kinh nghiệm.

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Mobile City
Giao Diện Mobile City
  • Website: https://mobilecity.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.216M/tháng

Clickbuy

Clickbuy là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam được thành lập từ năm 2012, hiện hệ thống Clickbuy đã phát triển 5 cửa hàng và 2 trung tâm bảo hành hiện đại tại Hà Nội và Hồ Chí Minh. 

Top 10 website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam - Clickbuy
Giao Diện Clickbuy
  • Website: https://clickbuy.com.vn/
  • Lưu lượng truy cập: 1.190M/tháng

Giải pháp phát triển thương mại điện tử cho ngành bán lẻ điện thoại di động

Việc kinh doanh trực tuyến ngành điện thoại di động có nhiều cơ hội phát triển tuy nhiên để thành công thì doanh nghiệp cần có một đơn vị đồng hành phát triển với nhiều kinh nghiệm trên con đường thương mại điện tử.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử phức tạp, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn vẹn!

68
41,813
0
20
15/02/2022
5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
5 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI KINH DOANH BÁCH HÓA ONLINE

Khi hoạt động kinh doanh bách hóa offline gặp nhiều trở ngại như giãn cách xã hội, khan hiếm nhu yếu phẩm, khoảng cách địa lý, etc thì nhu cầu mua sắm sản phẩm bách hóa online ngày một gia tăng.

Các sàn thương mại điện tử như Tiki (Tiki Ngon), Lazada (Siêu thị Lazada), Shopee (Shopee Fresh) và các super app như Momo (Đi chợ online), Grab (Grab Mart), etc đều lần lượt triển khai egrocery để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đặc biệt, các website thương mại điện ngành bách hóa như Bách Hóa Xanh, WinMart, Co.opmart đã nhanh chóng nắm bắt thành công cơ hội và tăng trưởng đầy ấn tượng!

Sau khi lệnh giãn cách xã hội được nới lỏng, bách hóa online vẫn tiếp tục vận hành và giữ được “sức nóng”, dẫn đến tiềm năng ngày càng to lớn của thị trường thương mại điện tử bách hóa.

Tiềm năng của việc kinh doanh bách hóa online không chỉ xuất hiện ở thị trường Việt Nam mà egrocery còn được đánh giá là xu hướng tương lai trên toàn cầu. Riêng ở thị trường Mỹ, egrocery có mức tăng trưởng 200% hằng năm (theo Statista).

Để kịp thời nắm bắt các cơ hội trong thị trường eGrocery, doanh nghiệp cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử phù hợp với ngành hàng và người tiêu dùng. Tuy nhiên, để việc tham gia vào thị trường được diễn ra thuận lợi thì các nhà quản trị cần lưu ý đến một số vấn đề khi triển khai thương mại điện tử bách hóa.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp cho bách hoá online

Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp rất quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào, không chỉ riêng ngành bách hóa. Nền tảng thương mại điện tử tương thích với chiến lược kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, tiết kiệm ngân sách triển khai website thương mại điện tử trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra, doanh nghiệp không cần chuyển đổi nền tảng nhiều lần, giúp tiết kiệm thời gian, ngân sách để tuyển dụng và đào tạo nhân sự làm quen với hệ thống.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
Một số nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ kinh doanh bách hóa online

Một số nền tảng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp bách hóa có thể kể đến như Ziel Commerce, Haravan, Shopify, WooCommerce và Magento.

Trong đó, Ziel Commerce là nền tảng được thiết kế chuyên biệt cho các doanh nghiệp eGrocery. Các nền tảng SaaS như Haravan và Shopify thì phù hợp với SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), startup hoặc mới tham gia thương mại điện tử. WooCommerce phù hợp với doanh nghiệp có nhu cầu sở hữu mã nguồn và tùy chỉnh website với chi phí phải chăng.

Riêng nền tảng Magento thì phù hợp với nhiều mô hình doanh nghiệp khác nhau (B2C, B2B, B2B2C, etc), nhiều quy mô doanh nghiệp khác nhau (SME, startup, tập đoàn lớn, etc). Nền tảng này đáp ứng nhu cầu xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu phù hợp với đặc thù riêng, toàn quyền sở hữu mã nguồn và được tùy biến website theo yêu cầu. Tuy nhiên, do thời gian triển khai website Magento khá lâu và chi phí xây dựng cao nên còn nhiều doanh nghiệp ngần ngại sử dụng Magento, chủ yếu Magento được các doanh nghiệp lớn tin dùng.

Xây dựng hệ thống tính năng giải quyết đặc thù ngành

Một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online cần lưu ý chính là ngành bách hóa có đặc thù về vận hành tương đối phức tạp.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
Đặc thù ngành bách hóa tương đối phức tạp

Các sản phẩm bách hóa có nhiều đơn vị tính, chênh lệch trọng lượng, cách bán khác nhau, giá cả luôn biến động và cập nhật liên tục theo ngày/ tuần/ tháng/ năm.

Việc nhập xuất kho phức tạp (kho tổng, kho cửa hàng, kho từng khu vực trong cửa hàng) nên khi triển khai bách hóa online doanh nghiệp cần phải đồng bộ giá, số lượng sản phẩm để khi restock (nhập thêm) thì dữ liệu về trọng lượng và giá thành trên các chi nhánh được thay đổi trong tầm kiểm soát, tránh việc không được đồng bộ giữa frontend và backend khiến việc xử lý dữ liệu bị đứt đoạn.

Đồng thời, sản phẩm bách hóa chủ yếu là thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, sữa, etc nên cần được bảo quản lạnh, giao hàng nhanh hoặc phải được chọn giờ giao hàng chính xác.

Để xử lý được toàn bộ vấn đề trong quy trình vận hành phức tạp của ngành bách hóa đòi hỏi đội ngũ nhân sự IT và thương mại điện tử có chuyên môn cao để thiết kế hệ thống thương mại điện tử phù hợp với quy trình và đặc thù của doanh nghiệp –  điều mà các nền tảng SaaS hiện nay không đủ để đáp ứng.

Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Khi kinh doanh bách hóa online, yêu cầu trải nghiệm của người dùng rất cao, từ việc điều hướng hành vi mua sắm cho đến quá trình thanh toán, vận chuyển đơn hàng đều cần được tối ưu.

Vì trải nghiệm người dùng không chỉ làm tăng khả năng khách hàng đặt đơn hàng đầu tiên mà còn giúp khách hàng có thêm lý do để mua lại, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.

Có nhiều cách để doanh nghiệp tăng cường trải nghiệm người dùng như phân lớp danh mục sản phẩm để điều hướng khách hàng một cách trực quan hơn, xây dựng chức năng chuyên biệt như thêm sản phẩm vào giỏ hàng nhanh, checkout nhanh, tìm kiếm nâng cao, đề xuất sản phẩm dựa trên data đã thu thập được, etc.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
Trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trong thị trường egrocery

Đồng thời, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là yếu tố quan trọng trên hành trình mua sắm của khách hàng. Doanh nghiệp khai thác, phân tích và tận dụng dữ liệu để xây dựng hành trình khách hàng phù hợp, tương thích hành vi của người tiêu dùng, tăng mức độ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

Cá nhân hóa từ nội dung CMS, sản phẩm hiển thị, đến điều hướng hành trình mua sắm để doanh nghiệp tăng mức độ trung thành và giá trị vòng đời khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value).

Triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn 

Bí quyết kinh doanh trong ngành bách hóa online chính là xây dựng các chương trình ưu đãi phù hợp với phân khúc  khách hàng.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
Một số chương trình khuyến mãi phổ biến

Một số hình thức khuyến mãi phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng trong giai đoạn đầu như giao hàng miễn phí, mua một tặng một, tặng quả/voucher hoặc khuyến mãi có điều kiện cụ thể (một số mặt hàng nhất định có trong giỏ hàng, đạt đến một giá trị nhất định). 

Sau đó, doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm mua hàng, hội viên VIP, quy đổi điểm thưởng thành mã giảm giá, quyên góp điểm thưởng cho các quỹ từ thiện có liên kết với thương hiệu, gói đăng ký dài hạn (Subscription), etc.

Vận dụng bán hàng đa kênh (Omni-channel)

Omni-channel là một trong những xu hướng thương mại điện tử tất yếu trong năm 2022, việc vận dụng Omni-channel sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh bách hóa online thuận lợi hơn.

5 điều quan trọng cần lưu ý khi kinh doanh bách hóa online
Omni-channel là chiến lược kinh doanh quan trọng trong ngành egrocery

Omni-channel sẽ giúp trải nghiệm mua sắm của khách hàng được liền mạch từ cửa hàng vật lý cho đến website, giúp doanh nghiệp theo chân khách hàng từ các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội, website, etc.

Ngoài ra, bằng cách thu thập và phân tích thông tin từ Omni-channel, doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng nghiên cứu được hành vi, sở thích, tâm lý khách hàng, biết được liệu họ có hài lòng về sản phẩm, chất lượng dịch vụ hay không để đưa ra những biện pháp thay đổi hợp lý.

Có thể nói việc kinh doanh thương mại điện tử bách hóa vừa có nhiều cơ hội vừa gặp nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất.

Tất nhiên công việc ấy không hề dễ dàng, tìm được đơn vị đồng hành cũng khó mà xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) cũng không hề dễ dàng, doanh nghiệp phải trả rất nhiều chi phí cơ hội và thời gian để tự mình đến được “vạch đích”.

Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
8,160
0
1
09/02/2022
Phân biệt website thương mại điện tử và website bán hàng
PHÂN BIỆT WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ WEBSITE BÁN HÀNG

Website thương mại điện tử (TMĐT) và website bán hàng đều phục vụ mục đích mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến cho doanh nghiệp. Vậy:

  • Website TMĐT và website bán hàng khác nhau như thế nào?
  • Khi nào nên xây dựng website thương mại điện tử?
  • Khi nào nên xây dựng website bán hàng?

Mục đích website: 

Website thương mại điện tử được thiết lập để phục vụ toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ cung cấp thông tin, giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ, đến hỗ trợ thanh toán và dịch vụ sau mua hàng. Đặc biệt, tính năng thanh toán trên website TMĐT được thực hiện nhiều bước và theo tiêu chuẩn nhất định.Trong khi đó website bán hàng chủ yếu cung cấp thông tin giới thiệu cửa hàng, doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ được cung cấp.

Quy mô website

Xét về quy mô thì website TMĐT thường có số lượng ngành hàng và sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Ngược lại, website bán hàng thường chỉ kinh doanh một số sản phẩm hoặc lĩnh vực cụ thể nên quy mô chỉ ở mức vừa và nhỏ.

Tính năng website

Để trình bày được nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, website thương mại điện tử cần một hệ thống vận hành back-end (lớp truy cập dữ liệu) phức tạp, tích hợp nhiều chức năng như quản lý khách hàng, quản lý danh mục sản phẩm, phân tích và báo cáo, hỗ trợ SEO, Ecommerce Marketing, Omni-channel (sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Linkedin và website thương mại điện tử riêng…) thanh toán trực tuyến và dịch vụ vận chuyển… Trái ngược với website TMĐT, website bán hàng chủ yếu giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm nên không cần tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ.

Giao diện website

Giao diện của website TMĐT thường được chú trọng và thiết kế chỉn chu chuẩn UI, UX. Không chỉ bắt mắt, chuyên nghiệp và ấn tượng, giao diện website TMĐT còn phải thể hiện được các tính năng phức tạp bên dưới hệ thống cũng như mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu cho người dùng. Còn website bán hàng có giao diện và chức năng vận hành đơn giản do chỉ tập trung vào 1 loại sản phẩm hoặc lĩnh vực nhất định.

Chi phí đầu tư website

Với giao diện chuyên nghiệp và hệ thống tính năng phức tạp, chi phí đầu tư thiết kế website TMĐT tử thường ở mức cao so với website bán hàng. Đặc biệt với các website có hệ thống tính năng đa dạng thi chi phí sẽ tăng cao hơn nữa. Về website bán hàng, thường có mức chi phí xây dựng thấp vì được phát triển từ nền tảng đơn giản và đôi khi không cần nhiều kiến thức chuyên môn. 

Nhìn chung, website bán hàng thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh một số sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm ngành nhất định, không yêu cầu nhiều tính năng phức tạp và cần tiết kiệm chi phí xây dựng website. Trong khi đó, website TMĐT phù hợp với những doanh nghiệp có đa dạng sản phẩm và dịch vụ, có nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử để kinh doanh và tiết kiệm ngân sách trong dài hạn, có mục tiêu tăng trưởng cụ thể và khả năng tài chính để gia nhập thị trường thương mại điện tử.

2
4,802
0
1
26/10/2021
Giải quyết 5 lỗi thường gặp trên website thương mại điện tử
GIẢI QUYẾT 5 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Website là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), đây được xem như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trên thị trường mua sắm trực tuyến, hỗ trợ thực hiện toàn bộ quá trình quá trình mua bán hàng hóa và thúc đẩy doanh số.

Chính vì thế, việc xây dựng website TMĐT cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, việc này không chỉ cần được đầu tư nghiêm túc mà còn phải có chiến lược dài hạn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều website TMĐT đang mắc phải các lỗi cần được xem xét để khắc phục kịp thời!

Tốc độ tải trang của website thương mại điện tử còn thấp

Để  đánh giá tốc độ  của một website có thể sử dụng các công cụ đo lường như Google PageSpeed Insights, WebPageTest, Pingdom Speed Test, Uptrends

  • Từ 0 – 49: Tốc độ ở mức tương đối thấp và cần cải thiện ngay
  • Từ 50 – 89: Tốc độ đạt mức trung bình khá và cần xem xét để cải thiện thêm 
  • Từ 90 – 100: Tốc độ tải trang hiện đang rất tốt 

Đối với các website TMĐT, tốc độ tải trang sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion Rate) và tỷ lệ quay lại của khách hàng (Customer Retention Rate). Ngoài ra, tốc độ cũng là tiêu chí đánh giá SEO của Google nên một website TMĐT có tốc độ tải trang thấp sẽ không được ưu tiên hiển thị khi khách hàng tìm trên các công cụ tìm kiếm.

Nguyên nhân cho vấn đề này có rất nhiều nhưng tiêu biểu gồm 4 vấn đề sau:

– Số lượng danh mục sản phẩm, sản phẩm đa dạng cùng nhiều thuộc tính sản phẩm khác nhau 

– Số lượng hình ảnh nhiều, dung lượng hình ảnh cao

– Dữ liệu về thông tin về Khách hàng (Customers), Marketing, Nội dung (Content), Danh mục sản phẩm (Catalogue), Kinh doanh (Sales), Vận hành (Operation) ngày càng tăng theo sự phát triển của doanh nghiệp.

– Chất lượng và cấu hình hosting chưa thể xử lý được khối lượng truy cập của website TMĐT.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể xem xét các giải pháp sau: 

– Nén hoặc định dạng lại kích thước hình ảnh, chọn đuôi jpg hoặc .webp thay vì .png

– Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt để giảm dung lượng dữ liệu khi tải trang, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu bằng cách giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML trên website và áp dụng tools (CDN/ cache) để giảm tải thời gian trả về lượng lớn dữ liệu truy cập.

– Tìm kiếm những đối tác cung cấp Hosting đáp ứng tiêu chí về bộ nhớ đệm, cấu hình web server (Apache/Nginx/PHP/MySQL…) và sử dụng CDN để tiết kiệm băng thông. 

Giao diện website thương mại điện tử thiếu chuyên nghiệp

Hiện nay, nhiều website TMĐT vẫn còn mắc phải một số lỗi khi thiết kế giao diện:
– Giao diện có các đồ họa và cách phối màu chưa bắt mắt, hình ảnh và font trên mỗi sản phẩm chưa đồng bộ, không thống nhất.
– Website TMĐT đã sử dụng giao diện và màu sắc đồng nhất nhưng lại chưa thể hiện hình ảnh thương hiệu và ngành hàng của doanh nghiệp.
– Cấu trúc website chưa tương thích với hành vi người dùng, chẳng hạn như vị trí đặt sản phẩm tương tự và nút kêu gọi hành động (call to action) chưa khoa học, gây cản trở việc điều hướng người dùng của doanh nghiệp. 

Hậu quả:

– Giao diện website chưa thu hút và ấn tượng, chưa tạo được nhận diện thương hiệu trong nhận thức của người dùng
– Trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ quay lại.
– Giảm trải nghiệm của người dùng, chưa hỗ trợ hiệu quả trong tìm kiếm sản phẩm, gợi ý sản phẩm, mua hàng nhanh …
– Tăng thời gian ra quyết định của khách hàng và ảnh hưởng doanh số bán hàng.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ về hành vi người tiêu dùng khi thiết kế cấu trúc website và cũng như chưa đủ chuyên môn để đánh giá được tính thẩm mỹ của website TMĐT.

Để có thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Google Consumer Surveys – Nghiên cứu thị trường, Facebook Audience Insight – Nghiên cứu khách hàng từ dữ liệu của Facebook, Prisync -Theo dõi giá đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược giá phù hợp. 

Tham khảo thêm các xu hướng thiết kế để tạo website TMĐT như Dark Mode, Gradient, 3D, Landing page lai.

Hoặc liên hệ các đơn vị thiết kế giao diện có kinh nghiệm để sở hữu giao diện website TMĐT đẹp mắt, phù hợp hình ảnh của thương hiệu và cấu trúc tương thích hành vi người tiêu dùng.

Chưa tối ưu danh mục sản phẩm

Đối với website TMĐT, cấu trúc danh mục sản phẩm và thông tin sản phẩm rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều website TMĐT hiện nay:
– Có danh mục sản phẩm chưa được được phân chia chi tiết và khoa học, chưa liên kết được giữa các danh mục với nhau.
– Chưa cung cấp đầy để thông tin sản phẩm. Ví dụ:

  • Thuộc tính sản phẩm: Màu sắc,kích thước, xuất xứ, phù hợp với nhóm đối tượng nào?
  • Hình ảnh và video: Đã có hình ảnh/video giới thiệu sản phẩm và review của khách hàng chưa?
  • Thông tin tồn kho: Sản phẩm còn bao nhiêu ở mỗi chi nhánh?
  • Giá: Hiện tại đang áp dụng giá gốc, giá đặc biệt hay giá phân cấp?
  • Promotion: Hiện đang có chương trình ưu đãi cho sản phẩm này không?

Các vấn đề trên đã gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: 

  • Không hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu
  • Không thể gợi ý các sản phẩm phù hợp cho khách hàng (Sp tương tự, Sp liên quan, …)
  • Thời gian quyết định mua hàng lâu và ảnh hưởng doanh số bán hàng

Ngoài ra, cấu trúc danh mục chưa thể tối ưu gây cản trở các spider (Googlebot) để đánh giá chất lượng SEO. Khiến doanh nghiệp không được ưu tiên hiển thị trên các bộ máy tìm kiếm khi khách hàng search sản phẩm.

Để khắc phục doanh nghiệp cần:

– Xây dựng một cấu trúc danh mục phân lớp, chẳng hạn như danh mục sản phẩm 3 lớp với Nổi bật (lớp ngoài cùng), mới (lớp ngoài cùng), chức năng chung (lớp thứ 2), chức năng cụ thể (lớp thứ 3).
– Áp dụng tính năng lọc và sắp xếp sản phẩm theo các tiêu chí riêng như Nổi bật (Highlight), Mới nhất (Newest), Bán chạy (Bestseller), (Price) – Thấp đến cao – Cao đến thấp, Có khuyến mãi.
– Bổ sung thông tin chi tiết cho trang sản phẩm bằng các hình ảnh/video, tên thương hiệu, tên sản phẩm, mô tả các thông số, chức năng, mã số sản phẩm, các đánh giá và hỏi đáp của khách hàng…
– Lên chiến dịch SEO cụ thể cho website TMĐT. Ví dụ: Xây dựng từ khóa, lên kế hoạch nội dung danh mục gắn liền với các từ khóa ấy, cài đặt đúng cho robots.txt, tối ưu hóa cấu trúc của website, tối ưu URL trang category, sử dụng Google Search Console…

Thiếu hụt các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng

Website TMĐT của doanh nghiệp có thể :

  • Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và đưa ra gợi ý sản phẩm phù hợp?
  • Tiện lợi và đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách hàng?

Các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng chưa được xây dựng hoặc chưa hoạt động hiệu quả trên website sẽ làm trải nghiệm mua sắm của khách hàng không được trọn vẹn. Quá trình tìm kiếm thông tin không thể nhanh chóng và chính xác, quá trình bỏ vào giỏ hàng chưa tinh gọn, quá trình checkout và thanh toán phức tạp, rườm rà. Từ đó, thời gian quyết định mua sắm của khách hàng tăng lên và giảm tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của doanh nghiệp

Thông thường, nguyên nhân của vấn đề do các doanh nghiệp sẽ chưa có chiến lược để triển khai các tính năng ấy theo từng giai đoạn phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng hoặc phương thức triển khai website TMĐT cùng nhà phát triển chưa  tối ưu.

Chính vì thế, doanh nghiệp hãy lên chiến lược bao gồm lộ trình, chi phí cho từng giai đoạn để đưa các chức năng đó vào mô hình kinh doanh.

Đây là việc cần có nhiều kinh nghiệm, chi phí triển khai nên để hiệu quả như mong muốn doanh nghiệp nên làm việc với các nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm để lên chiến lược phù hợp, phát triển và tối ưu các tính năng ấy.

Chưa đồng bộ với các hệ thống khác của doanh nghiệp

Các kênh bán hàng (MXH, sàn TMĐT, website TMĐT) chưa liên kết với các hệ thống quản trị trong doanh nghiệp như CRM, ERP để đồng bộ. Các vấn đề thường thấy ở các hệ thống chưa đồng bộ:

– Thông tin trên các kênh bán hàng không đúng với thực tế, chẳng hạn như các thông tin về số lượng hàng tồn kho, giá,…

– Khó khăn trong việc quản lý các dữ liệu về: khách hàng (lịch sử mua hàng, đánh giá, hành vi tiêu dùng), sản phẩm (giá cả, số lượng), đơn hàng, cửa hàng …

Hậu quả:

– Việc bán hàng trên website bị ảnh hưởng do không kiểm soát được dữ liệu hàng hóa/dịch vụ

– Không có dữ liệu tập trung phục vụ cho các hoạt động báo cáo, phân tích, dự báo kinh doanh cũng như tối ưu các hoạt động chăm sóc khách hàng, cải thiện sản phẩm.

Nguyên nhân vấn đề:

– Hệ thống website TMĐT hiện tại còn nhiều vấn đề quan trọng hơn cần khắc phục

– Chưa có chiến lược phù hợp về chi phí và thời gian để triển khai cho doanh nghiệp.

– Đội ngũ/đơn vị phát triển chưa hiểu được mô hình và các logic của các hệ thống khác để đưa ra giải pháp tích hợp hiệu quả. 

Để giải quyết vấn đề, doanh nghiệp hãy tập trung lên kế hoạch bao gồm chi phí, lộ trình, phương thức kiểm tra để đưa chức năng đồng bộ hóa dữ liệu vào hoạt động của hệ thống website TMĐT. 

Hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp giải pháp đáp ứng các tiêu chí:

  • Thâm niên trong ngành TMĐT, kinh nghiệm triển khai tích hợp nhiều hệ thống
  • Có hiểu biết về chuyên sâu về lĩnh vực.
  • Cung cấp giải pháp toàn diện: Từ tư vấn đến phát triển, bảo trì đến tối ưu.
2
3,830
0
1
25/10/2021
Lý do Doanh nghiệp cần triển khai thương mại điện tử B2B ngay bây giờ!
LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B NGAY BÂY GIỜ!
Đại dịch Covid-19 vừa qua tác động lên sự thay đổi hình thức mua sắm của người tiêu dùng, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và bán buôn trong thị trường B2B. Thúc đẩy các doanh nghiệp dần chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử (TMĐT) B2B.

Thương mại điện tử B2B là hình thức kinh doanh trực tuyến giữa 2 doanh nghiệp. Theo “The Ultimate B2B E-commerce Guide: Tradition is out. Digital is in” do DHL Express công bố, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường TMĐT B2B khi có thể tăng trưởng hơn 70% vào năm 2027, tương đương với 20,9 nghìn tỷ USD.Tại sao doanh nghiệp nên triển khai thương mại điện tử B2B?

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

TMĐT B2B hỗ trợ khách hàng đặt các đơn hàng nhanh hơn

– Giao diện có cấu trúc danh mục sản phẩm phân lớp, giúp việc tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng. Thêm/xóa sản phẩm trong giỏ hàng và tự động tính tổng chi phí giúp việc kiểm soát đơn hàng tiện lợi hơn. Các tính năng hỗ trợ như Search từ khóa, Lọc sản phẩm nhanh, Giỏ hàng nhanh, Checkout nhanh… cũng hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến cho khách hàng.

– Trước đây, khách hàng B2B thường gặp rào cản trong quá trình lập hóa đơn và phương thức thanh toán truyền thống. Ngày nay, thanh toán trong TMĐT B2B diễn ra nhanh hơn. Doanh nghiệp dễ dàng thiết lập hóa đơn điện tử để quản lý dữ liệu. Khách hàng có nhiều lựa chọn phương thức thanh toán: Tiền mặt, Chuyển khoản, Internet Banking, Ví điện tử, Trả góp hoặc Thanh toán định kỳ. Quá trình thanh toán diễn ra trên ứng dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.

TMĐT B2B giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn

– Website TMĐT hỗ trợ tư vấn mua sắm trực tuyến với Live Chat (Trò chuyện trực tiếp với khách hàng) và Chatbox (Trả lời các câu hỏi thường gặp mà không cần nhân viên tư vấn).

– Quy trình đăng ký được đơn giản hóa, chỉ cần đăng ký trên Form trực tuyến (Biểu thu thập thông tin và nhu cầu mua sắm của khách hàng) và lập hợp đồng điện tử để ký kết giao dịch.

– Trong TMĐT B2B, thông tin chi tiết về giá sản phẩm và các chính sách thay đổi giá cả luôn được cập nhật trên website.

Cải thiện hệ thống bên trong doanh nghiệp

Trong hệ thống bán hàng

Tốc độ xử lý đơn hàng được diễn ra nhanh hơn

– Các dữ liệu đơn hàng như tình trạng đơn hàng, nhân viên phụ trách, phương thức thanh toán… đều được lưu trữ trên hệ thống nên xử lý các lỗi phát sinh nhanh hơn.

– Giảm thiểu sai sót từ quy trình thủ công (soạn word, bảng tính excel…).

Quy trình bán hàng được tự động hóa

– Tính năng Auto Email giúp tự đồng gửi xác nhận đơn hàng, lập hóa đơn, vận chuyển, chứng từ tín dụng.

– Doanh nghiệp có thể thanh toán tự động các đơn hàng được doanh nghiệp đặt hàng định kỳ để tiết kiệm thời gian.

CSKH trong TMĐT cũng cũng xem trọng như Email Marketing giúp doanh nghiệp xin đánh giá của khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, thông báo ưu đãi.

Trong hệ thống vận hành

– Chi phí sản xuất được cắt giảm nhờ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thay vì sản xuất hàng loạt như xưa. Đồng thời, tiết kiệm thêm chi phí mặt bằng, giấy tờ, in ấn,…

– Cải thiện dịch vụ hậu cần

  • Chuẩn bị đơn hàng: Ứng dụng công nghệ cơ giới – hóa để đóng gói sản phẩm nhanh hơn
  • Quy trình lưu kho: Sử dụng phần mềm quản lý kho để kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục lưu trữ sản phẩm để vận hành kho khoa học, từ đó giao hàng nhanh hơn
  • Xây dựng hệ thống phân phối: Xác định địa điểm phù hợp để thuê/xây dựng kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và quản lý tồn kho

– Xây dựng chính sách đổi/trả hàng:

  • Trường hợp áp dụng: Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống về thời gian, tình trạng hàng hóa hợp lệ
  • Cách thức đổi/trả: Khách hàng gửi trả bằng bưu điện, dịch vụ vận chuyển hoặc trực tiếp
  • Phương pháp hoàn tiền: Thanh toán trực tuyến bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard, Ví điện tử

Trong hệ thống nhân sự

Website TMĐT bán hàng 24/7 mà gần như không nhân viên nhân viên bán hàng giúp tối ưu chi phí nhân sự. Ngoài ra, hệ thống TMĐT B2B còn hỗ trợ doanh nghiệp giao việc và quản lý tiến độ của nhân viên.

Khai thác và phân tích dữ liệu

Khai thác đa dạng dữ liệu:

  • Tiếp thị (Marketing): Kênh bán hàng, truyền thông, chiến dịch…
  • Nội dung (Content): Văn bản, hình ảnh thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng
  • Khách hàng (Customers): Nhân khẩu học, sở thích, hành vi tiêu dùng…
  • Bán hàng (Sales): Doanh số bán hàng, thông tin đơn hàng…
  • Vận hành (Operation): Quy trình thanh toán, quy trình giao hàng…

Việc sở hữu và khai thác dữ liệu hỗ trợ thực hiện:

– Báo cáo:

  • Báo cáo Marketing dựa trên tình trạng giỏ hàng, các từ khóa được tìm kiếm…
  • Báo cáo Bán hàng về đơn hàng, thuế, hóa đơn, vận chuyển, hoàn tiền, thanh toán…
  • Báo cáo Khách Hàng dựa trên giá trị đơn hàng, số lượng đơn hàng, sản phẩm được yêu thích, phân khúc khách hàng…
  • Báo cáo Sản Phẩm trên dữ liệu lượt xem sản phẩm, sản phẩm bán chạy, mức tồn kho, đánh giá của khách hàng…

– Phân tích và dự báo kinh doanh từ các số liệu đã thu thập được. Từ đó xác định được các yếu tố tác động bởi các yếu tố như thế nào?

– Thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm: Email cá nhân hóa tên người nhận, gợi ý sản phẩm phù hợp

– Cải thiện doanh thu dựa trên các báo cáo và phân tích được nhận:

  • Thực hiện cải thiện giao diện, cấu trúc website phù hợp với hành vi mua hàng của khách hàng, chẳng hạn như vị trí banner quảng cáo, nút CTA, sản phẩm gợi ý…
  • Chiến dịch Marketing: Tập trung các kênh bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao, Email Marketing cho khách hàng về sản phẩm trong giỏ hàng chưa thanh toán…

– Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Đưa ra những cải tiến về sản phẩm mới và dịch vụ đi kèm (thanh toán, vận chuyển…)

Nhìn chung, TMĐT B2B góp phần cải thiện mô hình kinh doanh, thúc đẩy doanh số và mở rộng mạng lưới bán hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống TMĐT B2B vẫn còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn với nhiều chủ doanh nghiệp B2B tại Việt Nam.

2
6,393
0
1
24/10/2021
Hệ sinh thái thương mại điện tử - Bài toán mới cho Doanh nghiệp Việt Nam
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ- BÀI TOÁN MỚI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hệ sinh thái thương mại điện tử (TMĐT) là một không gian mở thực hiện mọi tương tác, kết nối yếu tố con người, yếu tố xã hội, nền tảng công nghệ thông tin với các ứng dụng, dịch vụ để cung cấp giá trị và vận hành hiệu quả các thành phần trong hệ sinh thái.
Vậy hệ sinh thái TMĐT gồm những thành phần nào?

Hệ thống hạ tầng thương mại điện tử (Infrastructure)

Hệ thống bao gồm phần cứng (máy chủ và các thiết bị), phần mềm (dịch vụ/công cụ dùng cho quản lý, phân tích), hệ thống mạng và các cơ sở vật chất tạo nền tảng cho các thành phần còn lại và đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử diễn ra liền mạch, hiệu quả.

Nền tảng thương mại điện tử (Ecommerce platform)

Các ứng dụng phần mềm để xây dựng và quản lý mọi hoạt động trong hệ thống. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce, Haravan, Wix để xây dựng hệ thống website TMĐT.

Dịch vụ phát triển hệ thống thương mại điện tử (Ecommerce Development):

Cung cấp dịch vụ, giải pháp phát triển website, hệ thống, quy trình thương mại điện tử. Một số nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ TMĐT phổ biến tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như SECOMM, SmartOSC, Isobar…

Sàn thương mại điện tử (Ecommerce Marketplace)

Cung cấp môi trường và mọi dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép hoạt động mua bán được thực hiện dễ dàng giữa nhiều người bán và nhiều người mua. Thị trường Việt Nam có một số sàn TMĐT phổ biến như như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…

Bộ phận thanh toán (Payment)

Nó bao gồm các mạng lưới, hệ thống, thiết bị xử lý mọi giao dịch diễn ra trong TMĐT. Ngoài phương thức thanh toán quen thuộc như tiền mặt, thanh toán thẻ (thẻ nội địa, Visa, Mastercard,…), Cổng thanh toán (OnePay, PayPal,…) hay Ví điện tử (Momo, ZaloPay,..) cũng đang phát triển tại Việt Nam.

Hệ thống vận chuyển (Shipping)

Hệ thống vận chuyển bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý, phân phối hàng hóa từ kho hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển phổ biến tại Việt Nam: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, J&T, Ahamove,…

Phần mềm tài chính (Accounting)

Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dữ liệu về hóa đơn, doanh thu bán hàng và mọi dòng tiền trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, sự ra đời của các phần mềm hóa đơn điện tử như E-Invoice, MISA meInvoice, FPT.eInvoice,… đã hỗ trợ tối đa cho các quy trình kế toán.

Hoạt động Marketing (Marketing)

Hoạt động Marketing hỗ trợ phát triển thương hiệu và sản phẩm hiệu quả, đồng thời tiếp cận và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua chiến lược, kênh và công cụ hỗ trợ.

Hệ thống quản lý (Management system)

Sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực và quy trình vận hành để nâng cao tính liền mạch và hiệu suất hoạt động cho toàn bộ hệ thống thương mại điện tử. Các hệ thống quản lý được sử dụng phổ biến hiện nay là ERP, CRM, IMS, POS, OFM,…

Nhìn chung, các thành phần trong hệ sinh thái TMĐT được vận hành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Để tăng trưởng vượt bậc và bền vững, ngoài việc tận dụng tối ưu các cơ hội, doanh nghiệp cần phải gây dựng hệ sinh thái TMĐT hoàn thiện cho riêng mình, tạo nền tảng thúc đẩy các tương tác giữa doanh nghiệp, thị trường và người dùng diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xác định đúng các thành phần cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh, dẫn đến các vấn đề về thời gian triển khai và ngân sách triển khai.

6
7,311
0
1
21/10/2021
Top 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam 2021
TOP 6 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

B2C

B2C (Business To Customer) là giao dịch  giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.

Thế Giới Di Động là mô hình bán lẻ số 1 Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử cho các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng và phụ kiện.– Website: https://www.thegioididong.com/

– Lưu lượng truy cập: 49.447.704 (7/2021)

– Xếp hạng website: #18 (Việt Nam), #1,075 (Toàn cầu)

B2B

B2B (Business To Business) là giao dịch thương mại giữa 2 doanh nghiệp.

TELIO là nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, hỗ trợ kết nối các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, truyền thống với các thương hiệu và nhà bán buôn trên nền tảng tập trung, bằng cách tổng hợp nhu cầu, Telio có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn thông qua tính kinh tế theo quy mô.

– Website: https://www.telio.vn/

– Lưu lượng truy cập: 16.109 (7/2021)

– Xếp hạng website: #37,337 (Việt Nam), #2,041,569 (Toàn cầu)

B2B2C

– B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C).

Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C, đảm nhận vai trò trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai B2B2C vì cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hỗ trợ quá trình mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

– Website: https://shopee.vn/

– Lưu lượng truy cập: 108.842.585 (7/2021)

– Xếp hạng website: #4 (Việt Nam), #325 (Toàn cầu)

C2C

C2C (Consumer To Consumer) là hình thức kinh doanh  giữa 2 cá nhân không phải là doanh nghiệp.

Chợ Tốt là website TMĐT hỗ trợ người bán và người mua giao dịch nhà cửa, xe ô tô, tuyển dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, vật nuôi, và cả dịch vụ gia đình.

– Website: https://www.chotot.com/

– Lưu lượng truy cập: 36.610.361 (7/2021)

– Xếp hạng website: #50 (Việt Nam), #3,369 (Toàn cầu)

D2C

D2C (Direct to Customer) là hình thức cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa.

Lavender là doanh nghiệp chuyên cung cấp và phân phối trực tiếp drap cao cấp cho gia đình và khách sạn trên thị trường thương mại điện tử mà không phụ thuộc vào bất kỳ nhà phân phối nào.

Website: http://lavendervn.com/

– Lưu lượng truy cập: 14.036 (7/2021)

– Xếp hạng website: #96,325 (Việt Nam), #4,886,255 (Toàn cầu)

DROSHIPPING

Dropshipping là mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.

Selly là sàn thương mại điện tử hỗ trợ người bán kinh doanh không cần bỏ vốn,không cần lưu kho và đảm nhận việc vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. 

– Website: https://www.selly.vn/

– Lưu lượng truy cập: 24.936 (7/2021)

– Xếp hạng website: #58,359 (Việt Nam), #2,747,670 (Toàn cầu)

2
16,129
0
1
16/10/2021
Chiến lược kinh doanh Thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP
Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thương mại điện tử (TMĐT), doanh nghiệp cần một chiến lược chi tiết nêu rõ các giai đoạn chuyển mình và các biện pháp triển khai cho từng giai đoạn. Việc xác định được chiến lược kinh doanh TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về thị trường, sản phẩm kinh doanh và tiềm năng phát triển của thương hiệu.
Sau đây là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để các doanh nghiệp tham khảo và định hướng kinh doanh! 

GIAI ĐOẠN 1. KINH DOANH ONLINE TRÊN MẠNG XÃ HỘI (SOCIAL COMMERCE)

Chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng MXH phổ biến. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp kiểm tra khả năng “sinh tồn” của sản phẩm trên thị trường trực tuyến. Kinh doanh trên MXH giúp tiết kiệm ngân sách, tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng. 

Nền tảng hỗ trợ: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo.

Quy trình kinh doanh trên MXH: 

– Bước 1. Thiết lập kênh Social cho doanh nghiệp: Facebook Fanpage, Instagram Shop, Tiktok Account, Zalo OA Official

– Bước 2. Xây dựng nội dung, hình ảnh thương hiệu

– Bước 3. Triển khai chiến dịch Marketing: Engagement, Lead Form, Message

– Bước 4. Hợp tác với các đơn vị vận chuyển để hoàn thành đơn hàng: Grab, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm…

– Bước 5. Chăm sóc kênh Social: Cập nhật thông tin, cải thiện Ads, đa dạng hóa nội dung

– Bước 6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để cải thiện hoạt động kinh doanh: Quản lý đơn hàng, Phân tích và Báo cáo

GIAI ĐOẠN 2. XÂY DỰNG CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chính thức gia nhập cuộc chơi TMĐT bằng cách xây dựng cửa hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch TMĐT. Vận dụng nhóm khách hàng sẵn có trên các sàn TMĐT, đồng thời sử dụng các tiện ích hỗ trợ để cải thiện dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ Marketing. Về lâu dài doanh nghiệp không nên lệ thuộc vào các sàn TMĐT vì sẽ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách thay đổi liên tục và giảm doanh thu bởi % hoa hồng ngày càng tăng.

Nền tảng hỗ trợ: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.

Quy trình kinh doanh trên các sàn TMĐT: 

– Bước 1.Thiết lập gian hàng chính hãng: Shopee Mall, Lazada Mall, Tiki Official Store, SenMall

– Bước 2. Cập nhật thông tin gian hàng: Tên sản phẩm, giá, mô tả chi tiết, danh mục, hình ảnh, video

– Bước 3. Thiết lập vận chuyển và thanh toán

– Bước 4. Vận dụng các tiện ích sẵn có để: Marketing, Fulfillment, Quản lý bán hàng, Phân tích và báo cáo

– Bước 5: Chăm sóc gian hàng: Cập nhật thông tin, xử lý các đơn hàng lỗi và phản hồi tiêu cực

GIAI ĐOẠN 3. XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE

Xây dựng website hỗ trợ doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường Internet, vận dụng các công cụ tìm kiếm để tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và cung cấp các thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm cung cấp.

Một số nền tảng phổ biến có thể kể đến như Wix, Weebly, Spacesquare vì các nền tảng này thường dễ sử dụng và không cần nhiều kiến thức về lập trình. 

Quy trình xây dựng website bán hàng online:

– Bước 1. Mua hosting, domain (tên miền)

– Bước 2. Chọn nền tảng và đăng ký tài khoản trên hệ thống

– Bước 3. Chọn giao diện phù hợp với ngành hàng, doanh nghiệp và khách hàng

– Bước 4. Thiết kế, chỉnh sửa nội dung: Trang chủ, Trang sản phẩm, Blog, Tuyển dụng, Liên hệ

– Bước 5. Tích hợp các công cụ hỗ trợ:, Marketing, Phân tích và Báo cáo

– Bước 6. Chăm sóc website: Cập nhật thông tin, đăng bài Blog…

GIAI ĐOẠN 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Việc thiết kế website TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng thêm kênh bán hàng trực tuyến, kết nối được với nhiều khách hàng hơn, giúp tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, Với đặc điểm hoạt động 24/7, doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động mua bán tại mọi thời điểm, từ đó gia tăng doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi sở hữu hệ thống TMĐT riêng, việc khai thác dữ liệu được diễn ra dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng lệ thuộc dữ liệu trên các sàn TMĐT hay các đơn vị trung gian khác. 

Nền tảng hỗ trợ: Sapo, Haravan, Shopify, WordPress, Magento, Bigcommerce, Woocommerce

Doanh nghiệp có thể xây dựng website TMĐT nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng nhờ sử dụng các nền tảng như: Sapo, Haravan, Shopify. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nền tảng TMĐT mã nguồn mở chuyên sâu cho TMĐT như Magento, Bigcommerce, Woocommerce ngay giai đoạn này nếu không muốn chuyển đổi nền tảng cũng như tối ưu ngân sách phát triển TMĐT trong dài hạn. 

Quy trình xây dựng website/app TMĐT cơ bản:

– Bước 1. Đăng ký tài khoản trên hệ thống 

– Bước 2. Thiết kế giao diện: Chọn giao diện và chỉnh sửa nội dung website 

– Bước 3. Xây dựng hệ thống Chức năng: Danh mục sản phẩm, đánh giá, thanh tìm kiếm sản phẩm…

– Bước 4. Cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển

– Bước 5: Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

GIAI ĐOẠN 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Phát triển hệ thống TMĐT chuyên sâu giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu TMĐT, dễ dàng nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống website, tùy biến theo từng nhu cầu riêng biệt và mở rộng nhiều tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng chuyên sâu về TMĐT cũng như có tính mở rộng, linh hoạt cao như Magento, Bigcommerce, Woocommerce.

Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống TMĐT của các nền tảng này thường tốn thời gian, chi phí và cần chuyên môn cao nên các doanh nghiệp thường hợp tác với các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tiếp tục làm việc với nhà cung cấp để duy trì hoạt động TMĐT.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Quy trình xây dựng web/app TMĐT chuyên sâu:

– Bước 1: Xác định mục tiêu theo từng giai đoạn: Định vị thương hiệu, tăng doanh thu, tăng trải nghiệm người dùng, hỗ trợ Marketing…

– Bước 2: Lựa chọn nền tảng xây dựng phù hợp với mô hình kinh doanh

– Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng, hệ thống sẵn có, hỗ trợ nhanh, cam kết bảo hành và bảo trì

– Bước 4: Phối hợp phát triển xây dựng hệ thống TMĐT, theo dõi tiến độ, kiểm thử chất lượng hệ thống

– Bước 5: …Tăng trưởng TMĐT: Ecommerce Marketing, SEO

– Bước 6: Bảo trì và nâng cấp hệ thống TMĐT

GIAI ĐOẠN 6. BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OMNI-CHANNEL)

Triển khai Omni-channel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh TMĐT. Đồng thời, Omni-channel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Khi thực hiện Omni-channel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omni-channel như ETP Group, NEF, Goell hoặc chọn 1 hệ thống làm trung tâm như Magento ,ERP.

Quy trình triển khai Omni-channel:

– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…

– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omni-channel hiệu quả

– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng

– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omni-channel

Hành trình từ Social Commerce đến Omni-channel là chiến lược phổ biến cho các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên thị trường TMĐT.

Tuy nhiên, hiện nay “thương mại điện tử” đã trở nên ngày càng phổ biến với mọi ngành hàng dù là Low-involvement (cân nhắc ít) hay High-involvement (cân nhắc nhiều) thì nhiều doanh nghiệp đã triển khai đồng thời các kênh MXH, sàn TMĐT và hệ thống TMĐT riêng biệt ngay ở giai đoạn đầu để rút ngắn thời gian chuyển đổi, bắt kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tuỳ vào chiến lược kinh doanh tổng thể và hiện trạng mà mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định cho mình lộ trình phát triển phù hợp nhất!

2
13,794
0
1
15/10/2021
5 bước triển khai kinh doanh thương mại điện tử cho SMEs
5 BƯỚC TRIỂN KHAI KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO SMEs
Trong nền kinh tế mà cơ hội của bạn và đối thủ chỉ cách nhau một cú click chuột thì việc triển khai kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp bất kể là ngành hàng low-involvement (cân nhắc ít) hay high-involvement (cân nhắc nhiều).

Vậy làm cách nào để SMEs triển khai kinh doanh TMĐT hiệu quả với thời gian và ngân sách phù hợp?

Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp SMEs

Hãy phác thảo bản kế hoạch và mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, có 3 mô hình kinh doanh phổ biến mà thương hiệu có thể xem xét là B2B (Business to Business), B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer).

Lên chiến lược thương mại điện tử

Khi xây dựng chiến lược TMĐT, SMEs nên thực hiện phân tích dựa trên các mục tiêu để phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Chẳng hạn như sử dụng phương pháp 5W1H: 

– Who: Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là những ai? 

– What: Sử dụng mô hình và công nghệ nào?

– When: Khi nào chiến dịch bắt đầu và kết thúc?

– Why: Tại sao nên thực hiện chiến lược? Số liệu nào chứng minh tính khả thi?

– Where: Bán hàng trên MXH hay sàn TMĐT hay website doanh nghiệp?

– How: Cách thức triển khai chiến lược như thế nào?

Hoặc doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty tư vấn/cung cấp giải pháp thương mại điện tử để được hỗ trợ về mặt chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm.

Lên chiến lược thương mại điện tử

Xác định kênh mua hàng 

– Sử dụng các MXH phổ biến: Facebook, Instagram, Tiktok

– Mở các gian hàng trên sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo

– Website: tìm kiếm đối tác để xây dựng w.e.b.s.i.t.e TMĐT chuyên nghiệp 

Thống nhất nội dung trên các kênh để tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Vận dụng AI để đưa ra những đề xuất sản phẩm/dịch vụ hoặc cung cấp thông tin phù hợp

Vận hành và thúc đẩy doanh số thương mại điện tử

Sau khi hệ thống TMĐT đã đi vào hoạt động, những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chăm sóctăng cường hệ thống TMĐT để vận hành và thúc đẩy doanh số hiệu quả nhất.

– Thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống để thích ứng sự thay đổi không ngừng của thị trường.

– Vận dụng Ecommerce Marketing để thúc doanh số bán hàng trực tuyến và thực hiện SEO thu hút sự quan tâm của khách hàng trên các công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa dịch vụ hậu cầu trong thương mại điện tử

Khi triển khai kinh doanh TMĐT, việc cải thiện yếu tố hậu cần sẽ hỗ trợ tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cho SMEs.

– Đưa ra nhiều lựa chọn giao hàng cho người mua: Giao hàng miễn phí khi đạt số lượng mua nhất định, giao hàng nhanh, lựa chọn thời điểm nhận hàng (Sáng/Chiều/Giờ hành chính)…

– Sử dụng E-logistics để khách hàng có thể theo dõi và cập nhật tình hàng đơn hàng thông qua thiết bị di động. 

Nhìn chung, công cuộc triển khai thương mại điện tử rất quan trọng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình này lại diễn ra vô cùng phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và ngân sách của doanh nghiệp nếu không triển khai đúng cách.

2
5,305
0
1
27/09/2021
amazon in Vietnam
CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM- AMAZON
Với thị phần thương mại điện tử khổng lồ trên toàn cầu, Amazon thu hút sự chú ý mạnh mẽ khi nhắm vào thị trường Việt Nam. Kể từ đó, đã có nhiều luồng ý kiến ​​cho rằng Amazon có mục tiêu kích thích sức cạnh tranh thị trường giữa Alibaba (Lazada), JD.com (Tiki) hoặc Shopee (tổ chức thương mại điện tử lớn đến từ Singapore). Tuy nhiên, dù bất cứ mục tiêu nào được đặt ra, sự hiện diện của Amazon vô hình chung vừa tạo ra cả cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

1. Sự phát triển của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam

Một trong những yếu tố kích thích sự tăng trưởng của kinh doanh điện tử chính là nhu cầu cao về mạng internet, trong khi đó Việt Nam là quốc gia dẫn đầu về số lượng người dùng internet hiện nay. Vì vậy, quá trình bán hàng trực tuyến dần mang lại nhiều con số tăng trưởng ấn tượng, đóng góp cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Kéo theo đó là sự mở rộng quy mô lớn của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn khi tiếp cận thị trường chỉ với 1/10 chi phí cho các kênh tiếp thị. Chi phí quảng cáo thấp đã làm tăng thêm sức hút cho kinh doanh trực tuyến, và không chỉ dừng lại ở quy mô trong nước mà còn mở rộng ra thị trường toàn cầu.

ecommerce growth for e-business in Vietnam
Những con số tăng trưởng ấn tượng đã cho thấy kết quả nở rộ của kỷ nguyên thương mại điện tử

Từ 2016, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam đã gặt hái được những bước đột phá đáng kể khi nhận được nguồn đầu tư từ các đối tác quốc tế, điều này khiến các doanh nghiệp tích cực tham gia vào thị trường kinh doanh điện tử, tạo tiền đề cho sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay.

2. Cơ hội cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam khi Amazon gia nhập thị trường

Sự gia nhập của Amazon vào thị trường Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Việt Nam là một thị trường tiềm năng về các sản phẩm thủ công truyền thống, đây là một điểm mạnh khá độc đáo và lý tưởng để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong bán hàng trực tuyến. Với thế mạnh này, Việt Nam sẽ quảng bá sản phẩm trong nước ra thị trường quốc tế với mức giá hấp dẫn hơn.

Dưới sự hỗ trợ của Amazon Global Selling, các thương hiệu Việt Nam có thể dễ dàng tham gia thị trường quốc tế với sự tăng trưởng đáng kể, đây là một bước tiến cho nền kinh tế số của Việt Nam.

Việt Nam được đánh giá cao về chuyên môn sản xuất hàng hóa, vì vậy sự hỗ trợ từ Amazon Global Selling sẽ góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng thị trường về cả mặt đối tác quốc tế và phía người tiêu dùng. Sự đóng góp này đồng thời cũng thúc đẩy tiến trình hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời gia tăng thị phần thương mại điện tử trong nền kinh tế.

3. Những thách thức hiện hữu cho doanh nghiệp điện tử Việt Nam hiện tại

Mặc dù cơ hội vẫn đang rộng mở, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức đáng kể từ sự tham gia của Amazon. Thứ nhất, Amazon thúc đẩy tính cạnh tranh mạnh mẽ hơn của thương mại điện tử. Trước đó, thị trường Việt Nam đã chào đón sự có mặt của Alibaba. Tuy nhiên, vào thời điểm đó chưa hề có tham vọng rõ ràng nào do các thương hiệu lớn trong nước đã có được vị trí vững chắc trong ngành, điển hình là Shopee, Tiki, Sendo. Tuy nhiên, cuộc đua đường dài này vô hình trung đã làm tăng thêm khoảng cách với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

amazon's penetration
Sự tham gia của Amazon không chỉ mang đến cơ hội, mà còn ẩn chứa nhiều thách thức

Thứ hai, quy trình đăng bán sản phẩm thương mại điện tử trên sàn quốc tế có khả năng làm tăng thêm chi phí. Khi sức cạnh tranh càng tăng cao, cuộc đua đầu tư càng trở nên gay gắt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp điện tử tập trung vào quá trình chi tiêu để bán 1 tỷ đô la hàng hóa mà không có ngân sách mục tiêu cho dài hạn. Về lâu dài, việc chi tiêu quá mức sẽ đòi hỏi vốn đầu tư nhiều hơn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng lợi nhuận, đặc biệt là lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp.

Mặt khác, nguồn gốc và chất lượng hàng hóa cũng cần được đảm bảo. Nói đến thị trường thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam, vấn đề hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc vẫn chưa được giải quyết triệt để. Do đó, việc kinh doanh trên Amazon sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn nếu doanh nghiệp không thể kiểm soát chất lượng hàng hóa của chính mình. Đồng thời, việc này cũng đòi hỏi các chính sách chặt chẽ hơn để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong nền kinh tế Việt Nam.

Nhìn chung, Amazon đã tạo nên làn gió mới cho cộng đồng các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích khả năng cạnh tranh của thị trường, thúc đẩy việc cải thiện chất lượng sản phẩm và trải nghiệm người dùng để hỗ trợ khách hàng theo định hướng đúng đắn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có những chiến lược rõ ràng trong việc giải quyết vấn đề và thách thức hiện hữu để rút ngắn quá trình kết nối với cả đối tác và khách hàng quốc tế.

2
4,165
0
1
29/08/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!