Tag: trang sức

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức
HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC

Theo Grand View Research, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 117,8 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 12,2% từ năm 2022 đến năm 2027. Theo Research and Markets, Mỹ là thị trường thương mại điện tử trang sức lớn nhất thế giới với doanh thu dự kiến đạt 45,6 tỷ USD vào năm 2027. Các khu vực khác cũng đang phát triển nhanh chóng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.

Một số thương hiệu trang sức đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Cartier, Tiffany & Co., PNJ, ANA LUISA, Missoma, v.v. Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các trang sức và đá quý của khách hàng.

Xem thêm: 

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website trang sức thường thấy tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 1 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản

Xác định mục tiêu

Đầu tiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực trang sức cần phải xác định rõ mục tiêu và xác định mức độ ưu tiên của từng mục tiêu này khi đặt ra kế hoạch phát triển website thương mại điện tử.

Trong tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu trên thị trường Internet, tìm cách khai thác tiềm năng của các khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh từ online đến offline

Đối với những mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên trang web, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến để cải thiện doanh số bán hàng. 

Khi xây dựng mục tiêu, thời gian cũng là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp có thể chọn triển khai nhanh để thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử hoặc thậm chí chọn cách triển khai từ từ để có thời gian kiểm tra, đánh giá và thích nghi với thị trường lớn và cạnh tranh này.

Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở
Bảng so sánh nền tảng SaaS vs mã nguồn mở

Xem thêm:

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. 

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian trên chính nền tảng này để tránh việc phải chuyển đổi nền tảng ở các giai đoạn sau. 

Thiết kế giao diện website

Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v. 

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari
Giao diện website thương mại điện tử Bvlgari

Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: 

  • Sử dụng theme sẵn có: Tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
  • Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: Vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Thiết kế theme riêng: Doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.

Xây dựng tính năng cho website 

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành website trang sức.

Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử  trang sức như:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
  • Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
  • Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
  • Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
  • Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý

Sau khi đã hoàn thành các tính năng, kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giai đoạn 2 Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu
Giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu

Tái xác định mục tiêu

Khi doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và thị trường đang trải qua sự biến đổi lớn, việc điều chỉnh mục tiêu là điều cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi ban lãnh đạo cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và đưa ra quyết định về việc đầu tư vào website thương mại điện tử, bao gồm cả khía cạnh thời gian và kinh phí.

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hệ thống kinh doanh trực tuyến trang sức.

Đối với các mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét việc mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và thúc đẩy thói quen mua sắm trang sức và đá của khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Những mục tiêu này đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong tương lai.

Về phần mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc thu hút thêm khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và hỗ trợ chiến lược tiếp thị thương mại điện tử. Các công cụ như Influencer Marketing có thể được ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tạo cơ hội kinh doanh ngay lập tức. 

Nhìn chung, việc thiết lập mục tiêu cụ thể và điều chỉnh chúng dựa trên tình hình thị trường và phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của việc quản lý và thành công trong thương mại điện tử trang sức.

Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi

Khi các nền tảng SaaS cơ bản không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise
Bảng so sánh Adobe Commerce vs Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise

Xem thêm: 

Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.

Lựa chọn nguồn lực phát triển

Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và phức tạp, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để triển khai dự án. Thông thường, có hai lựa chọn chính: xây dựng một đội ngũ nội bộ (in-house) hoặc hợp tác với đối tác phát triển chuyên nghiệp. Dù lựa chọn nào, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đã chọn là rất quan trọng.

Khi quyết định xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT và thương mại điện tử có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này có thể đòi hỏi thời gian và nguồn lực tài chính đáng kể để xây dựng nguồn nhân sự phù hợp. Tuy nhiên, điều này giúp doanh nghiệp có sự kiểm soát tốt hơn về nguồn lực và có khả năng thực hiện điều chỉnh, phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu.

Một lựa chọn khác là hợp tác với đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm sâu rộng về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình làm việc rõ ràng và khả năng xử lý dự án phức tạp. Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm, đồng thời giúp phát triển trang web thương mại điện tử phù hợp với đặc thù của ngành trang sức.

Như vậy, lựa chọn giữa xây dựng nguồn lực nội bộ và hợp tác với đối tác phát triển phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Tái thiết kế giao diện website

Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể quyết định giữ nguyên giao diện của trang web hiện tại nếu thương hiệu tin rằng nó vẫn phù hợp với chiến lược và nền tảng mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thường chọn tái thiết kế giao diện để đảm bảo rằng website thương mại điện tử của thương hiệu phản ánh đúng chiến lược kinh doanh và nền tảng mới. 

Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Giao diện website thương mại điện tử Chopard
Giao diện website thương mại điện tử Chopard

Trong ngành trang sức, việc tùy chỉnh hoặc thiết kế giao diện riêng thường được ưu tiên để thể hiện sự độc đáo và đẳng cấp của sản phẩm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.

Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu

Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc tái thiết kế hệ thống và chuyển đổi nền tảng là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi chuyên môn rất cao của các kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect) để có thể thiết kế nên hệ thống có thể giải quyết được các bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như định hướng cho hệ thống có thể song hành cùng hành trình phát triển kinh doanh và mô hình của doanh nghiệp trong lâu dài.

Bên cạnh đó việc chuyển đổi dữ liệu cũng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi dữ liệu được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.

Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
  • Phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về hệ thống hiện tại gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, tích hợp và các tùy chọn tùy chỉnh đã thực hiện.
  • Mô hình hóa: Lập mô hình dữ liệu chi tiết, xác định hệ thống nguồn, hệ thống đích, định dạng dữ liệu và cấu trúc dữ liệu nhằm hình dung rõ về cách dữ liệu sẽ di chuyển, từ đó đưa ra kế hoạch chuyển đổi phù hợp nhất.
  • Lên kế hoạch chuyển đổi: Xây dựng kế hoạch chi tiết về quá trình chuyển đổi, bao gồm thời gian, nguồn lực và người tham gia.
  • Tích hợp và chuyển dữ liệu: Trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới gồm thông tin về sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, và dữ liệu khác. Các cách thức chuyển đổi thường dùng bao gồm: Nhập xuất file dữ liệu, chuyển đổi thủ công và chuyển đổi tự động.
  • Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định và sửa lỗi nhằm đảm bảo rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng kế hoạch, hệ thống  hoạt động mượt mà và an toàn, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác. 

Nâng cấp hệ thống chức năng

Ngoài các chức năng cơ bản, ở giai đoạn này doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành trang sức.

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Nâng cấp hệ thống chức năng
Nâng cấp hệ thống chức năng
  • Thử ảo: Tích hợp các công cụ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng hình dung đồ trang sức sẽ trông như thế nào khi đeo.
  • Danh sách yêu thích: Cho phép khách hàng lưu các mặt hàng yêu thích để tham khảo trong tương lai, khuyến khích truy cập lại và chuyển đổi.
  • Đề xuất sản phẩm: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai các công cụ đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng.
  • Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng các khoản giảm giá, ưu đãi độc quyền cho các bộ sưu tập mới.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.

Vận hành & Bảo trì hệ thống 

Hoạt động vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quy trình liên tục mà doanh nghiệp phải tiến hành để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách ổn định và hiệu quả. 

Quá trình này bao gồm các nhiệm vụ quan trọng sau đây:

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức - Vận hành & Bảo trì hệ thống
Vận hành & Bảo trì hệ thống
  • Quản lý tài nguyên: Điều này bao gồm việc theo dõi và quản lý tài nguyên cơ bản như phần cứng máy chủ, phần mềm ứng dụng, dữ liệu và nguồn nhân lực IT. Việc này đảm bảo rằng hệ thống được cung cấp đủ tài nguyên để hoạt động một cách suôn sẻ.
  • Quản lý quy trình: Đây là việc đảm bảo rằng tất cả các quy trình vận hành hệ thống được thực hiện một cách hiệu quả. Quy trình này có thể bao gồm quy trình phát triển mới, triển khai, vận hành hàng ngày và bảo trì định kỳ.
  • Quản lý sự cố: Đối với bất kỳ hệ thống nào, sự cố có thể xảy ra. Quá trình quản lý sự cố bao gồm việc xác định nguyên nhân của sự cố, khắc phục nó một cách nhanh chóng và hiệu quả, và thiết lập các biện pháp phòng ngừa để tránh tái xảy ra sự cố tương tự trong tương lai. 
  • Quản lý thay đổi: Khi có thay đổi trong hệ thống, quản lý thay đổi đảm bảo rằng tác động của những thay đổi này được đánh giá kỹ lưỡng. Việc triển khai thay đổi phải được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh gây ra sự cố không mong muốn.

Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp liên tục hệ thống website là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng bền vững và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm trang sức và đá quý.

Triển khai chiến lược tăng trưởng

Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm trang sức.

Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Content Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.

Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.

2
5,235
0
1
29/09/2023
Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử
CƠ HỘI NÀO CHO NGÀNH TRANG SỨC TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ?

Thương mại điện tử trang sức là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Theo Statistics, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được định giá khoảng 57,4 tỷ đô la Mỹ và được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 117 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Nguồn Statista
Nguồn: Statista

Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức (Jewelry eCommerce) là kinh doanh các loại trang sức như vòng cổ, nhẫn, bông tai, vòng tay, vàng, bạc, kim cương, ngọc trai, đá quý và các loại trang sức khác thông qua các kênh bán hàng trực tuyến. 

Thương mại điện tử trang sức là gì
Thương mại điện tử trang sức là gì?

Thương mại điện tử trang sức bao gồm việc mua bán các sản phẩm trang sức thông qua các website, app hoặc các sàn thương mại điện tử. 

Cơ hội cho ngành trang sức trong thị trường thương mại điện tử

Thương mại điện tử trang sức đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), quy mô thị trường thương mại điện tử trang sức Việt Nam năm 2022 ước đạt 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 25% so với năm 2021.

Có nhiều yếu tố thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức, bao gồm:

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Cơ hội
Các cơ hội cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Tăng trưởng tầng lớp trung lưu

Theo báo cáo của World Bank, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên, từ 13% dân số năm 2016 lên 26% năm 2026. Dự kiến, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.

Đối với các số liệu toàn cầu, theo báo cáo của McKinsey Global Institute, tầng lớp trung lưu toàn cầu sẽ tăng từ 1,8 tỷ người vào năm 2020 lên 4,9 tỷ người vào năm 2030. Sự gia tăng này sẽ tạo ra nhu cầu lớn về các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, trong đó có trang sức và đá quý.

Tăng trưởng kênh mua sắm trực tuyến

Theo báo cáo của Metric.vn, tính đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam có hơn 100.000 website thương mại điện tử, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, các ngành hàng phổ biến nhất trên thương mại điện tử Việt Nam bao gồm thời trang, đồ gia dụng, điện tử và trang sức. 

Trên thị trường quốc tế, theo báo cáo của Statista, tính đến tháng 6 năm 2023, có hơn 280 triệu website thương mại điện tử đang hoạt động trên toàn thế giới.

Sự gia tăng của kênh mua sắm trực tuyến, cụ thể là các website thương mại điện tử riêng, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức có thể tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bao gồm cả những khách hàng ở những khu vực xa cửa hàng chính.

Sự phát triển của công nghệ

Sự phát triển của công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiềm năng thương mại điện tử trang sức. Việc ứng dụng các công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử trang sức giúp trải nghiệm mua sắm trên các kênh trực tuyến ngày càng mới lạ và hấp dẫn hơn cho khách hàng.

  • Sử dụng VR/AR: Công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) giúp tạo trải nghiệm mua sắm như ở cửa hàng truyền thống, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và mua sắm trang sức trực tuyến.
  • Sử dụng AI: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để xây dựng các thuật toán hỗ trợ đề xuất các sản phẩm trang sức phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng.
  • Sử dụng chatbot: Sử dụng chatbot để hỗ trợ khách hàng giải đáp những thắc mắc hoặc vấn đề hay phát sinh nhằm bổ trợ cho dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7.

Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu

Bên cạnh những cơ hội thì doanh nghiệp ngành trang sức vẫn phải đối đầu với các thách thức của thị trường.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Thách thức mà ngành trang sức phải đối đầu
Các thách thức cho ngành trang sức trong thương mại điện tử

Thị trường đỏ

Ngành trang sức truyền thống đã là một ngành có tính cạnh tranh cao với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử trang sức phải nỗ lực để cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung cấp trên website thương mại điện tử.

Nguy cơ hàng giả

Hàng giả thường được làm từ các chất liệu kém chất lượng và có giá thành rẻ hơn nhiều so với hàng thật. Và đây thường là một vấn đề lớn đối với thị trường thương mại điện tử trang sức. Điều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng thật và hàng giả, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp kinh doanh trang sức online.

Thay đổi xu hướng thị trường

Xu hướng thị trường luôn thay đổi, đặc biệt là thị trường thương mại điện tử trang sức, khiến các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật xu hướng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với ngành trang sức, người tiêu dùng ngày càng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến giống như mua sắm tại cửa hàng vì họ cần xem sản phẩm trực tiếp, đọc các đánh giá từ khách hàng khác và được tư vấn bởi nhân viên bán hàng.

Những doanh nghiệp đã triển khai thương mại điện tử thành công

Tiffany & Co. (Mỹ)

Tiffany & Co. là thương hiệu trang sức cao cấp có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1837 bởi thợ kim hoàn Charles Lewis Tiffany. Công ty đã triển khai thương mại điện tử từ sớm và trở thành một trong những nhà bán lẻ trang sức trực tuyến lớn nhất thế giới.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Tiffany & Co. (Mỹ)
Tiffany & Co. (Mỹ)

Website thương mại điện tử của Tiffany & Co., được xây dựng trên nền tảng Adobe Enterprise Cloud, giúp doanh nghiệp cung cấp sự linh hoạt và mở rộng vượt trội để đáp ứng nhu cầu tuỳ chỉnh và mục tiêu phát triển dài hạn. Tận dụng tài nguồn từ nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Adobe Commerce, doanh nghiệp đã sử dụng Adobe Experience Platform Launch, Adobe Target, Adobe Experience Platform Identity Service, v.v để cung cấp dịch vụ tùy chỉnh và cá nhân hóa cho các sản phẩm trang sức của thương hiệu.

Pandora (Đan Mạch)

Pandora là thương hiệu bán lẻ trang sức được thành lập vào năm 1982 bởi Per Enevoldsen tại Copenhagen, Đan Mạch. Thương hiệu này được biết đến với những chiếc vòng tay có thể tùy chỉnh hoặc các dòng trang sức khác được thiết kế riêng.

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - Pandora (Đan Mạch)
Pandora (Đan Mạch)

Website thương mại điện tử của Pandora thị trường MỹAnh được xây dựng dựa trên nền tảng Salesforce Commerce Cloud, thị trường Việt Nam là Haravan. Chính vì vậy, phiên bản Mỹ, Anh sẽ có nhiều chức năng chuyên biệt hơn, chẳng hạn như wishlist, xem nhanh, so sánh, chương trình khách hàng thân thiết, v.v.

PNJ (Việt Nam)

PNJ, hay Phu Nhuan Jewelry là thương hiệu trang sức uy tín với lịch sử lâu đời và mạng lưới cửa hàng rộng khắp Việt Nam, được thành lập từ năm 1988 tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam. 

Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử - PNJ (Việt Nam)
PNJ (Việt Nam)

Ban đầu, website thương mại điện tử PNJ được xây dựng bằng nền tảng CS Cart. Sau khi tăng trưởng, PNJ đã chuyển sang sử dụng WooCommerce để thiết kế website thương mại điện tử riêng. Nhờ vậy, website của PNJ sở hữu nhiều tính năng nổi bật như tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, chọn kích cỡ sản phẩm, tìm kiếm cửa hàng theo tỉnh/thành và quận/huyện, tuỳ chọn giao hàng tận nơi hoặc nhận tại cửa hàng.

Nhìn chung, ngành trang sức phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trên thị trường thương mại điện tử để bức phá trong môi trường kinh doanh. Thành công trong ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cập nhật các xu hướng công nghệ mới nhất của thị trường thương mại điện tử.

Xem thêm: 10 website thương mại điện tử trang sức Việt Nam và thế giới

Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. 

Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí!

2
9,737
0
3
19/09/2023


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!