Tag: triển khai thương mại điện tử B2C

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Tại sao Doanh nghiệp cần triển khai thương mại điện tử B2C
TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C?
Thương mại điện tử B2C là giao dịch mua bán trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại và cũng là loại hình TMĐT phổ biến nhất hiện nay với lượng truy cập và giá trị quy mô toàn cầu đạt 4,280 tỷ USD năm 2020.Một số website thương mại điện tử B2C: website TMĐT của Thế giới di động – Top 5 với 16,606,700 lượng truy cập, Bách hóa xanh – Top 9 với 5,440,000 lượng truy cập và FPT shop – Top 10 với 4,213,300 lượng truy cập.

Tối đa hoá kinh doanh và định vị thương hiệu

Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng hiện nay đã tác động đến thị trường TMĐT B2C, khách hàng có khuynh hướng chi tiêu cho các thương hiệu trên thị trường trực tuyến hơn là mua sắm và trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng. Vì vậy, triển khai TMĐT B2C không chỉ giúp định vị thương hiệu trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận.

Định vị thương hiệu

Các chiến dịch Ecommerce Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trên các MXH phổ biến (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Linkedin), doanh nghiệp vừa có thể tiếp cận được khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo, vừa có thể chăm sóc và tương tác trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng. Đồng thời, thói quen tìm kiếm thông tin sản phẩm của khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đã thực hiện SEO và SEM thu hút được lượng lớn truy cập vào website TMĐT, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp.

Tối đa hóa doanh thu

Xây dựng thêm kênh bán hàng online giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu. Khác với cửa hàng vật lý, website TMĐT hoạt động 24/4 hỗ trợ khách hàng mua sắm bất kỳ thời gian nào. Đồng thời cung cấp các tính năng hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng như tìm kiếm nhanh, so sánh sản phẩm, giỏ hàng nhanh, sản phẩm gợi ý, thanh toán nhanh. Từ đó, thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra nhanh hơn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và cải thiện doanh số cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, năm 2020 đã chứng minh cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của TMĐT B2C, khi giãn cách vì Covid-19 diễn ra, các doanh nghiệp B2C có triển khai TMĐT vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh so với các doanh nghiệp truyền thống.

Tối thiểu hoá chi phí

Với đặc thù là không giới hạn thời gian và địa điểm mua hàng, các cửa hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán về chi phí hiệu quả hơn.

Tiết kiệm chi phí cố định: Chi phí thuê mặt bằng, nhân sự…

Giảm chi phí biến đổi: Áp dụng những tiến bộ trong thanh toán trực tuyến, E-logistics, Marketing… để giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp. 

Giảm chi phí trung gian: Trực tiếp giao dịch với khách hàng thông qua Internet, hạn chế sự phụ thuộc vào kênh trung gian như mô hình truyền thống.

Khai thác và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn

Trong thời đại “Big Data” ngày nay, dữ liệu đóng vai trò quan trọng …Khi triển khai các hệ thống thương mại điện tử B2C riêng, doanh nghiệp dễ dàng:

Đồng bộ dữ liệu về

– Marketing: Quảng cáo, truyền thông, kênh bán hàng…
– Nội dung: Hình ảnh, thông điệp trên website hoặc chiến dịch Marketing…
– Khách hàng: Hành vi mua sắm, phân khúc khách hàng tiềm năng
– Bán hàng: Doanh thu, số lượng đơn hàng mỗi chiến dịch…
– Vận hành: Quy trình thanh toán, quy trình giao hàng…

Hỗ trợ Báo cáo và phân tích

– Marketing dựa trên hiệu quả mỗi chiến dịch, các từ khóa được tìm kiếm…
– Bán hàng về doanh số, đơn hàng, thanh toán, thuế…
– Khách Hàng dựa trên lịch sử mua hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm yêu thích…
– Sản Phẩm trên đánh giá khách hàng, sản phẩm bán chạy, lượt xem sản phẩm…

Dự báo kinh doanh

Xem xét các kịch bản mà dữ liệu đã thể hiện về các diễn biến trong thị trường TMĐT B2C, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Phát triển doanh nghiệp và định hướng kinh doanh: Nâng cấp hệ thống kinh doanh TMĐT B2C để thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Đưa ra những cải tiến về sản phẩm mới và dịch vụ đi kèm (thanh toán, vận chuyển…).

Quản trị doanh nghiệp tốt hơn

Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C, các vấn đề liên quan đến bán hàng, marketing và vận hành đều được cải thiện. 

Đối với Hệ thống bán hàng và Marketing

Tự động hóa quy trình bán hàng

– Tự động thu thập dữ liệu khách hàng.
– Tự động xử lý đơn hàng: lên đơn hàng, lựa chọn cửa hàng, lựa chọn kho lưu trữ tự động
– Tự động tiếp nhận và phản hồi các vấn đề thường gặp thông qua các tính năng như Livechat, Chatbot
– Tự động gửi xác nhận đơn hàng, lập hóa đơn, vận chuyển thông qua các tính năng như: Auto Email, …

Tốc độ xử lý đơn hàng được diễn ra nhanh hơn

– Việc xử lý các đơn hàng để giao hàng nhanh hơn từ lên đơn hàng, soạn đơn hàng, đóng gói, giao hàng.
– Xử lý lỗi nhanh hơn: Các dữ liệu đều được lưu trữ trên hệ thống nên xử lý các lỗi phát sinh nhanh hơn.
– Giảm thiểu sai sót từ quy trình thủ công.

Cải thiện chiến dịch Marketing

– Xây dựng Marketing phù hợp: Vận dụng MXH để tiếp cận khách hàng, SEM & SEO để tăng lưu lượng truy cập website TMĐT, Ecommerce Marketing để tăng tỷ lệ chuyển đổi…
– Sau khi bán hàng, để đảm bảo tỷ lệ duy trì khách hàng (Retention Rate): Email Marketing về các đơn hàng trong giỏ chưa thanh toán, các chương trình ưu đãi…

Cải thiện CSKH

– Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở từng giai đoạn thông qua: 

  • Website: Cấu trúc, giao diện, tính năng (Chatbox & Livechat)…
  • Email: Cá nhân hóa tên người gửi, dịch vụ/sp mong muốn.
  • Telesale: Dựa trên dữ liệu để chào bán các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

– Xây dựng chính sách đổi/trả hàng tốt hơn:

  • Trường hợp áp dụng: Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống về thời gian, tình trạng hàng hóa hợp lệ. 
  • Cách thức đổi/trả: Khách hàng gửi trả bằng bưu điện, dịch vụ vận chuyển hoặc trực tiếp.
  • Phương pháp hoàn tiền: Thanh toán trực tuyến bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard, Ví điện tử.

Đối với Hệ thống vận hành

– Chuẩn bị đơn hàng: 

  • Soạn đơn hàng: Sử dụng phần mềm quản lý kho để kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục lưu trữ sản phẩm để vận hành kho khoa học, từ đó giao hàng nhanh hơn.
  • Đóng gói: Ứng dụng công nghệ cơ giới – hóa để đóng gói sản phẩm nhanh hơn

– Giao hàng: Công nghệ định vị bản đồ giúp xây dựng lộ trình giao hàng cho shipper, thời gian giao hàng nhanh hơn. Ví dụ: Chính giao hàng trong 2h của Tiki hoặc Hasaki.

– Quản lý hệ thống kho: Xác định địa điểm phù hợp để thuê/xây dựng kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và quản lý tồn kho.

Không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng mà thương mại điện tử B2C mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là làm sao triển khai hệ thống này một cách hiệu quả và tối ưu.

2
6,774
0
1
23/10/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!