Tag: website thương mại điện tử chuyên sâu

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp
XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN SÂU CHO DOANH NGHIỆP
Khi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần từ offline sang online, việc sở hữu website thương mại điện tử gần như là điều kiện không thể thiếu để kinh doanh thành công. Mặc dù quan trọng như thế nhưng nhiều doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu để xây dựng website TMĐT hiệu quả.

Sau đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao để các doanh nghiệp có thể tham khảo! 

GIAI ĐOẠN 1. XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 

Khi mới tham gia vào thị trường thương mại điện tử, các doanh nghiệp thường xây dựng website thương mại điện tử ở mức độ cơ bản với mục đích tối thiểu hoá thời gian, ngân sách xây dựng website  và thích nghi dần với sự chuyển biến của thị trường.

Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp 2
Xây dựng website thương mại điện tử cơ bản

Quy trình xây dựng website thương mại điện tử cơ bản:

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, trình tạo website miễn phí với các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản, không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình website. Một số  nền tảng phổ biến như Sapo, Haravan, Nhanh.web

*** Ưu điểm:

– Nhiều giao diện sẵn có, phù hợp với nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác nhau

– Cung cấp các tính năng cơ bản:

  • Quản lý Danh mục: Cập nhật dữ liệu sản phẩm, giá, hình ảnh/video
  • Quản lý Bán hàng: Theo dõi quy trình bán hàng, thanh toán và vận chuyển
  • Quản lý Marketing: Content Marketing, Email Marketing, SEO…
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý data cơ bản như tên, SĐT, email, sản phẩm đã mua
  • Quản lý Tồn kho: Nhận biết số lượng sản phẩm hiện có 
  • Báo cáo & Phân tích: Khai thác dữ liệu & đánh giá chung về hoạt động của hệ thống

– Đa dạng phương thức thanh toán: COD, thanh toán thẻ, ví điện tử

– Liên kết nhiều đơn vị vận chuyển phổ biến: GHN, GHTK, Ninja Van…

– Chi phí triển khai ban đầu hợp lý với hợp đồng theo thời gian sử dụng

*** Nhược điểm:

  • Mặc dù chi phí cố định ban đầu khá hợp lý, nhưng nhiều doanh nghiệp thường phải chi thêm để sử dụng các tiện ích mở rộng hay phát triển các chức năng mới, chức năng chuyên biệt cho hệ thống.
  • Khả năng tùy chỉnh không cao: Sử dụng các giao diện sẵn có dẫn đến sự trùng lặp về ý tưởng thiết kế, khó tạo nên điểm nhấn riêng cho thương hiệu. Đồng thời, gây khó khăn khi xây dựng các tính năng phù hợp với hành trình khách hàng cũng như tối ưu trải nghiệm khách hàng.
  • Độ linh hoạt thấp: Khó khăn khi tích hợp với các hệ thống của bên thứ ba hoặc các hệ thống CRM, ERP, BI…
  • Không sở hữu mã nguồn để mở rộng và tùy biến theo nhu cầu riêng

Thiết kế giao diện và xây dựng hệ thống chức năng trên nền tảng đã chọn

Doanh nghiệp sử dụng các templates có sẵn trên hệ thống rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với hình ảnh thương hiệu, ngành hàng và thị hiếu người tiêu dùng. Trên các nền tảng đã kể trên luôn hỗ trợ các tính năng cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn các chức năng phù hợp rồi thiết lập vào website.

Thiết lập dịch vụ thanh toán và vận chuyển

Trong quá trình xây dựng website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần làm việc với các đơn vị để cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển cho website.
– Một số đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và một số ví điện tử như Momo, ZaloPay.
– Các đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang website thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.

Link hướng dẫn chi tiết: https://bit.ly/3zOpp5z

GIAI ĐOẠN 2. CHUYỂN ĐỔI QUA NỀN TẢNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN SÂU

Thông thường, sau một thời gian sử dụng website thương mại điện tử cơ bản, doanh nghiệp dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển website thương mại điện tử độc lập, chuyên sâu và được thiết kế riêng để thúc đẩy hành trình thương mại điện tử bền vững. 

Khi phát triển website thương mại điện tử chuyên sâu cần có kinh nghiệm lẫn sự đầu tư đáng kể về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, đây là giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn và là sự chuyển đổi hoàn toàn phù hợp cho một hệ thống thương mại điện tử riêng biệt và toàn diện.

Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp 3
Chuyển đổi qua nền tảng website thương mại điện tử chuyên sâu

Quy trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu:

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử:

Lúc này, doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng chuyên sâu về thương mại điện tử, có tính mở rộng và tùy biến như WooCommerce, BigCommerce, Magento để đáp ứng tối đa các nhu cầu về:

– Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở giúp mở rộng và tùy biến linh hoạt theo nhu cầu

– Hỗ trợ tùy chỉnh giao diện theo phong cách riêng của thương hiệu

– Sở hữu hệ thống chức năng đa dạng từ cơ bản đến nâng cao

– Dễ dàng liên kết với các đơn vị vận chuyển và thanh toán phổ biến

– Quản lý nhiều hệ thống như CRM, ERP, BI… trên một màn hình

– Dễ dàng phát triển các chức năng thương mại điện tử chuyên sâu, đặc biệt là các tính năng liên quan đến đặc thù ngành, phát triển thương hiệu, tối ưu trải nghiệm khách hàng…đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của khách hàng.

– Chủ động cập nhật và phát triển nhanh chóng các tính năng mới, công nghệ mới

– Linh hoạt, dễ dàng tích hợp nâng cao với các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp và các hệ thống của bên thứ 3 như thanh toán, vận chuyển, sàn thương mại điện tử, CRM, ERP, BI…

Tuy nhiên, việc triển khai website thương mại điện tử chuyên sâu cũng có một số khó khăn: 

  • Chi phí cao và thời gian triển khai thường kéo dài
  • Cần đội ngũ IT có chuyên môn và kinh nghiệm để triển khai hiệu quả

Lựa chọn đơn vị phát triển website thương mại điện tử:

Khi xây dựng website thương mại điện tử trên các nền tảng chuyên sâu sẽ tốn thời gian, chi phí và cần chuyên môn cao nên các doanh nghiệp thường hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tiếp tục làm việc với nhà cung cấp để duy trì hoạt động cho website.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Phát triển website thương mại điện tử:

Khi triển khai dự án dựa theo giải pháp đã thống nhất với đơn vị phát triển, mọi yếu tố về chất lượng và hiệu quả website cần được tối ưu và kiểm thử trước khi bàn giao, đặc biệt là các chức năng quan trọng như:

– Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng, thuộc tính, giá, tồn kho, hình ảnh và video của sản phẩm

– Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.

– Quản lý Bán hàng: Kiểm soát và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển. 

– Quản lý Marketing: Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chương trình chiêu thị bằng các công cụ hỗ trợ như Omni-channel Marketing, Auto Mail…

– Quản lý Khách hàng: Quản lý và thu thập thông tin khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

– Quản lý Tồn kho: Đáp ứng hàng hóa liên tục cho chuỗi cung ứng với các công cụ quản trị hàng tồn kho và điều hướng vận chuyển hàng hóa.

– Báo cáo & Phân tích: Khai thác dữ liệu và đo lường hiệu năng trên Google Analytics, Facebook Pixels, Google Tag Manager.

Vận hành và chăm sóc website thương mại điện tử: 

Nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, vận hành hệ thống liền mạch từ online đến offline, website cần được bảo trì, chăm sóc và cập nhật liên tục.

– Bảo trì hệ thống: Kiểm soát, theo dõi mọi tài nguyên trên hệ thống để tối ưu hiệu suất

– Hosting: Hệ thống Web App, quản trị máy chủ và giám sát 24/7

– Cloud: Tăng cường khả năng truy cập và lưu trữ dữ liệu trên toàn hệ thống website

Tăng trưởng website thương mại điện tử:

Triển khai các hoạt động tăng trưởng hoạt động bán hàng trên website để thúc doanh số bán hàng trực tuyến.

– Omni-channel: Thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý data trên website thương mại điện tử, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo…) và sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada…)

– Ecommerce Marketing: Phân tích và lập kế hoạch Marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo (Content Marketing, Social Marketing, Email Marketing, SEM….)

– SEO: Phân tích và tối ưu cấu trúc website, nghiên cứu từ khóa chuyên để xây dựng chiến SEO dài hạn

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao giúp doanh nghiệp có thời gian thích nghi với sự thay đổi của thị trường, đồng thời có được cái nhìn tổng quan về các vấn đề đang diễn ra trong hệ thống website. Tuy nhiên, hành trình này lại cần phải chuyển đổi nền tảng nhiều lần, làm lãng phí thời gian và chi phí triển khai ban đầu, đồng thời tạo áp lực lên đội ngũ nhân sự vì phải thích nghi liên tục với các nền tảng khác nhau.

Ngoài hành trình kể trên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử trên các nền tảng chuyên sâu ngay từ ban đầu rồi sau đó nâng cấp theo thời gian để tối ưu chi phí và thời gian trong dài hạn.

Tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà các nhà quản lý sẽ có những lựa chọn khác nhau để xây dựng hành trình phát triển website thương mại điện tử phù hợp.

2
7,357
0
1
14/10/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!