Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Thương mại điện tử Úc đang phát triển không ngừng cùng những giải pháp công nghệ liên tục ra đời, do đó sự lựa chọn về nền tảng thương mại điện tử cũng ngày càng nhiều và đa dạng. Điều này vừa là thuận lợi cũng là thách thức với các doanh nghiệp bởi việc lựa chọn đúng nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử là bước đầu tiên quan trọng.
Dưới đây là 5 nền tảng thương mại điện tử hàng đầu nước Úc.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử hàng đầu nước Úc
Magento là nền tảng open-source phổ biến trên thế giới và tại Úc cũng không ngoại lệ. Theo BuiltWith, hiện đang có hơn 4000 website thương mại điện tử Úc đang được triển khai trên nền tảng Magento.
Với tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng tuỳ chỉnh các tính năng và mở rộng hệ thống tuỳ theo phạm vi kinh doanh của mình.
Hiện tại, Magento cung cấp cho doanh nghiệp hai phiên bản: Open Source (Miễn phí) và Adobe Commerce (trả phí).
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí:
Xem thêm: Top website thương mại điện tử Magento tại Úc
Shopify là nền tảng SaaS được ưa chuộng trên thế giới với hơn 4,8 triệu website đang hoạt động trên toàn cầu. Chỉ riêng tại Úc hiện có hơn 150 nghìn cửa hàng trực tuyến Shopify đang hoạt động.
Thời gian gần đây, phiên bản cao cấp hơn là ‘Plus’ thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực tại Úc. Những doanh nghiệp này có thể đã từng triển khai nền tảng thương mại điện tử khác và sau đó chuyển đổi sang Shopify Plus để tìm kiếm giải pháp vượt trội hơn.
Một số doanh nghiệp đã triển khai website với những gói Shopify tiêu chuẩn quyết định nâng cấp lên gói ‘Plus’ để tối ưu hoá vận hành.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử nâng cấp lên Shopify Plus
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí
Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp
BigCommerce là một nền tảng SaaS khác cũng đang thịnh hành trên thế giới với hơn 43 nghìn website đang hoạt động. Tại Úc, có hơn 2 nghìn website BigCommerce đang hoạt động.
Điểm nổi bật của nền tảng SaaS này chính là các tính năng được tích hợp sẵn giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô và trình độ kỹ thuật có thể nhanh chóng triển khai website thương mại điện tử. Bên cạnh các gói giải pháp tiêu chuẩn, BigCommerce còn cung cấp phiên bản ‘Enterprise’ dành cho doanh nghiệp lớn với mức giá tuỳ chỉnh.
Xem thêm: 10 website thương mại điện tử BigCommerce nổi bật nhất
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí
Bảng dưới đây liệt kê chi phí sử dụng nền tảng Shopify theo từng gói giải pháp
WooCommerce là plugin mã nguồn mở miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn.
Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.
Xem thêm: 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí: Miễn phí sử dụng. Tuy nhiên một số tích hợp với những plugin khác có thể tốn phí.
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử open-source phổ biến rộng rãi trên thế giới với hơn 900 ngàn website đang hoạt động. Tại Úc hiện có hơn 2 ngàn website OpenCart, trở thành nền tảng open-source được yêu thích tại quốc gia này sau Magento.
Nền tảng thương mại điện tử OpenCart hoạt động theo dạng mã nguồn mở dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP bởi Daniel Kerr năm 1998. OpenCart hiện cung cấp 2 phiên bản là Free (Miễn phí) và Cloud Store (Trả phí).
Xem thêm: Top website OpenCart hàng đầu
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Tính năng:
Chi phí:
Miễn phí đối với phiên bản Free. Riêng phiên bản Cloud Store, chi phí cụ thể như sau:
Trên đây là 5 nền tảng được lựa chọn nhiều nhất bởi các doanh nghiệp tại Úc nhằm xây dựng website thương mại điện tử. Tuỳ quy mô và mô hình kinh doanh cũng như nhu cầu triển khai cụ thể mà mỗi doanh nghiệp sẽ có quyết định của riêng mình.
Với hơn 10 năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp Úc như Laybyland, RodShop, Trentham Estate, Jasnor,… để xây dựng website thương mại điện tử, SECOMM hiện sở hữu đội ngũ các chuyên gia có kỹ năng kỹ thuật cao và sự am hiểu về thị trường thương mại điện tử Úc.
Nếu doanh nghiệp cần một lời khuyên rằng đâu mới là nền tảng thương mại điện tử phù hợp nhất với mình, liên hệ SECOMM ngay hôm nay!
Thị trường thương mại điện tử tại Úc phát triển không ngừng những năm gần đây. Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng ưu tiên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử vì đa dạng sản phẩm, tiện lợi và giá cả phải chăng. Dưới đây là 10 sàn thương mại điện tử Úc phổ biến và là điểm đến mua sắm yêu thích của người tiêu dùng tại đây. Xem thêm: Xây dựng sàn thương mại điện tử với Marketplacer
Cuối năm 2017, Amazon chính thức bắt đầu hoạt động của mình tại Úc bằng việc khai trương chi nhánh Amazon Australia. Tương tự như tại nhiều quốc gia khác, Amazon Úc cung cấp hàng loạt các sản phẩm bao gồm thời trang, điện tử, gia dụng, sách, đồ chơi, đồ điện tử gia dụng từ nhiều nhà bán hàng khác nhau. Không chỉ bán sản phẩm mà ông lớn này còn cung cấp dịch vụ Amazon Prime và Amazon Fresh với chính sách giao hàng nhanh và các ưu đãi độc quyền cho thành viên. Sau nhiều năm hoạt động, Amazon đã thống thị thị trường sàn thương mại điện tử Úc, mang đến nhiều lựa chọn và trải nghiệm mua sắm trực tuyến phong phú cho khách hàng tại quốc gia này.
Khác với Amazon, ông lớn eBay đã sớm có mặt tại thị trường Úc từ những năm đầu của eBay toàn cầu. Sàn thương mại điện tử cho phép cả người bán cá nhân và doanh nghiệp bán sản phẩm của mình. Tại sàn thương mại điện tử Úc này, khách hàng có thể tìm thấy mọi thứ từ thời trang, đồ điện tử, đồ gia dụng đến đồ chơi, đồ trang trí, và nhiều hơn nữa. Hiện nay, eBay cũng là ông lớn thống trị thị trường thương mại điện tử khu vực Úc và NewZealand bên cạnh Amazon nhờ mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu với nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn quanh năm.
Sàn thương mại điện tử Kmart đã bắt đầu hoạt động của mình tại Úc vào năm 1960 và đã trở thành một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ phổ biến nhất trong nước. Tổng công ty Kmart là một phần của tập đoàn Wesfarmers. Hàng hoá của sàn thương mại điện tử Úc này khá phong phú như đồ điện tử, đồ gia dụng, nội thất, mỹ phẩm và thời trang. Kmart nổi tiếng với chiến lược giá cả phải chăng, làm cho các sản phẩm và dịch vụ của họ trở nên đơn giản và tiện ích cho đa dạng đối tượng khách hàng. Bên cạnh website, Kmart còn có ứng dụng di động được tối ưu thiết kế và tính năng giúp khách hàng thuận tiện mua sắm mọi lúc mọi nơi.
Myer có lịch sử lâu dài, được thành lập vào năm 1900 bởi Sidney Myer tại Melbourne, Australia. Từ đó, Myer đã phát triển thành một trong những tên tuổi lớn trong ngành bán lẻ ở Úc. Sàn thương mại điện tử Myer được xây dựng với những công nghệ hiện đại giúp dễ dàng mở rộng tuỳ vào tình hình kinh doanh. Đồng thời, các tính năng nâng cao có thể phát triển và tuỳ chỉnh hiệu quả đem tới trải nghiệm mua sắm thú vị và tối ưu cho khách hàng. Bên cạnh danh mục sản phẩm khổng lồ, Myer còn tạo ra chương trình loyalty program mang tên Myer One, cho phép khách hàng tham gia mua sắm tích điểm và đổi quà với giá trị tương đương. Từ đó, Myer không chỉ giữ chân được khách hàng hiện tại mà còn thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng và trở thành một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu xứ Kangaroo.
Big W là một phần của tập đoàn bán lẻ lớn Wesfarmers và được thành lập vào năm 1964. Sau nhiều năm hoạt động, Big W đã trở thành một trong những chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn và phổ biến tại Úc. Ngoài việc cung cấp sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, Big W còn mang đến nhiều mặt hàng mang thương hiệu của riêng mình, giúp Big W tăng tính cạnh tranh đồng thời đem lại nhiều giá trị cho khách hàng. Bên cạnh chuỗi cửa hàng truyền thống khắp nước Úc, sàn thương mại điện tử Big W còn có website và ứng di đi động để mua sắm trực tuyến tiện lợi mọi lúc mọi nơi. Big W cũng thường xuyên tạo ra những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn, sử dụng kênh email marketing để tăng tương tác với khách hàng để thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và doanh số.
Target được biết đến là gã bán lẻ khổng lồ của Mỹ chuyên cung cấp các sản phẩm ở đa dạng lĩnh vực. Tại thị trường Úc, Target cũng được yêu thích và là điểm đến mua sắm các mặt hàng thời trang, nội thất, quà tặng, v.v. Bằng những chương trình khuyến mãi và ưu đãi hàng tháng, Target đã thành công thu hút thêm nhiều khách hàng mới đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng hiện tại.
Catch (trước đây được biết đến là Catch of the Day) là một sàn thương mại điện tử Úc, nổi tiếng với nổi tiếng với việc cung cấp các ưu đãi và giảm giá lớn cho nhiều danh mục sản phẩm. Catch còn tạo ra loyalty program mang tên Catch Club, tại đây sẽ có chương trình mua hàng tích điểm đổi quà và nhiều mặt hàng với giá độc quyền chỉ dành cho khách hàng là thành viên. Ngoài ra, Catch rất chú trọng đến dịch vụ khách hàng, thương hiệu này cung cấp nhiều kênh hỗ trợ khác nhau để khách hàng có thể tiếp cận và tìm kiếm sự hỗ trợ nhanh chóng như chat, hotline, và email.
Kogan là công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Úc, nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với giá cả cạnh tranh. Kogan được thành lập bởi Ruslan Kogan vào năm 2006 tại Melbourne, Australia. Tiền thân của sàn thương mại điện tử Úc này là một trang web chuyên bán các sản phẩm điện tử tiêu dùng, sau đó mở rộng ra nhiều danh mục khác nhau. Với những chính sách hợp lý, Kogan đã tạo nên một sân chơi công bằng cho phép cả doanh nghiệp và người bán cá nhân tham gia bán hàng và người mua có nhiều sự lựa chọn hơn.
Sàn thương mại điện tử MyDeal được thành lập vào năm 2011 tại Melbourne, Australia. Tiền thân của MyDeal là một trang website chuyên cung cấp các mã giảm giá và coupon mua sắm. MyDeal cung cấp một loạt đa dạng các sản phẩm từ thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, đồ chơi, đến nội thất và nhiều danh mục khác. Họ liên tục mở rộng danh mục để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. MyDeal thường xuyên tạo ra các ưu đãi flash sale, giảm giá đặc biệt, và các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Với sự đa dạng và giảm giá hấp dẫn, MyDeal đã thu hút nhiều người tiêu dùng tại Úc và trở thành một trong những trang web thương mại điện tử phổ biến tại đất nước này.
Trước đây, Laybyland được biết đến là website thương mại điện tử Úc chuyên bán các mặt hàng điện tử tiêu dùng. Sau thời gian phát triển Laybyland chuyển đổi mô hình kinh doanh sang sàn thương mại điện tử, cho phép nhiều nhà bán hàng cá nhân và doanh nghiệp tham gia bán sản phẩm của họ trên sàn và người mua có thể mua hàng với giá cả phải chăng và đa dạng lựa chọn. Laybyland và SECOMM là đối tác hơn 10 năm qua và đã cùng nhau phát triển nhiều dự án thương mại điện tử thành công, kể cả dự án sàn thương mại điện tử Laybyland gần đây nhất. Dự án sử dụng chủ yếu hai nền tảng là Marketplacer và Magento 2 giúp việc vận hành hiệu quả hơn và trải nghiệm người dùng khách hàng tối ưu hơn. Xem thêm: Dự án Laybyland
Trên đây là 10 sàn thương mại điện tử Úc nổi bật nhất, là điểm đến mua sắm trực tuyến lý tưởng của người tiêu dùng bản địa. Thương mại điện tử tại Úc vốn rất phát triển, trên thực tế không chỉ 10 thương hiệu kể trên mà còn rất nhiều doanh nghiệp Úc đã và đang triển khai sàn hiệu quả, thu hút nhiều khách hàng và tăng trưởng không ngừng. Nếu doanh nghiệp vẫn đang phân vân có nên triển khai sàn thương mại điện tử tại Úc hay không và nên triển khai như thế nào, hãy liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline SECOMM (+84)28 7108 9908 để được tư vấn miễn phí cùng đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Tại Úc, mua sắm trên website thương mại điện tử đã trở thành một xu hướng tiêu dùng tất yếu. Theo thời gian, yêu cầu về trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng Úc ngày càng cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm giải pháp để tối ưu trang web của mình để cung cấp trải nghiệm khách hàng độc đáo và hiệu quả.
Dưới đây là 10 thương hiệu Úc đã có sự đầu tư chỉn chu vào trải nghiệm thương mại điện tử và giành lấy sự hài lòng và tín nhiệm từ khách hàng.
JB Hi-Fi là một chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên về sản phẩm điện tử, gia dụng, và giải trí có trụ sở tại Úc. Thương hiệu này được thành lập vào năm 1974 tại thành phố Melbourne, bởi John Barbuto (JB) và vợ của ông, Judy Barbuto (hiệu JB Hi-Fi là sự kết hợp của chữ cái đầu tiên của tên ông John và tên vợ Judy).
Bên cạnh chuỗi cửa hàng offline tại Úc và NewZealand, thương hiệu Úc này còn có một website thương mại điện tử và một ứng dụng di động. Đây là hai kênh chính giúp khách hàng mua sắm trực tuyến và theo dõi các ưu đãi và khuyến mãi.
Không chỉ cung cấp hàng loạt sản phẩm điện tử tiêu dùng chất lượng, JB Hi-Fi còn chú trọng đến dịch vụ hỗ trợ khách hàng cả online và offline nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất.
Coles là một chuỗi siêu thị và cửa hàng bán lẻ hàng đầu tại Úc. Thương hiệu này được thành lập năm 1914 và kể từ đó đã chứng kiến sự mở rộng và phát triển đáng nể, trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất trong ngành bán lẻ Úc.
Coles cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua website thương mại điện tử và ứng dụng di động được tối ưu hoá trải nghiệm trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, thương hiệu Úc này cam kết giữ giá cả cạnh tranh và thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm đưa đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn.
The ICONIC là website thương mại điện tử chuyên về thời trang và giày dép của Úc. Được thành lập năm 2011, thương hiệu Úc này nhanh chóng thu hút sự chú ý và nhanh chóng trở thành địa điểm mua sắm online lý tưởng cho các tín đồ thời trang tại Úc và NewZealand.
Tại The ICONIC, khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm yêu thích của mình từ nhiều thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới như Levi’s, Addidas, Lacoste, Polo, Ralph Lauren, v.v.
Trang web của The ICONIC được tối ưu giúp khách hàng dễ dàng lướt sản phẩm, đặt hàng và theo dõi đơn hàng của mình. Không chỉ cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo, The ICONIC còn thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang và thông tin bổ ích cho khách hàng.
Cotton On được thành lập vào năm 1991 bởi Nigel Austin tại Geelong, Australia. Thương hiệu Úc này cung cấp một loạt các sản phẩm thời trang bao gồm quần áo nam, nữ, và trẻ em, giày dép, phụ kiện, đồ lót, và thậm chí cả đồ gia dụng và đồ trang trí nội thất trong một số cửa hàng.
Cotton On có mạng lưới cửa hàng rộng khắp trên toàn thế giới, với sự hiện diện không chỉ ở Australia mà còn ở nhiều quốc gia khác như Mỹ, Canada, Anh, và nhiều quốc gia Châu Á. Do đó, hệ thống website thương mại điện tử được xây dựng và phát triển với Salesforce Commerce Cloud để phù hợp với từng đối tượng khách hàng ở mỗi thị trường.
Sephora là một chuỗi cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm và sản phẩm làm đẹp hàng đầu trên thế giới. Thương hiệu này có trụ sở tại Paris, Pháp, và đã mở rộng rất nhanh chóng, có mặt ở nhiều quốc gia trên khắp Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á và Trung Đông.
Tại Úc, Sephora là một trong những điểm đến lý tưởng để mua sắm mỹ phẩm trực tuyến và tại cửa hàng. Cả website thương mại điện tử và ứng dụng di động của Sephora được xây dựng với nhiều tính năng chuyên biệt để nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Hơn nữa, chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program) được Sephora áp dụng thành công trên nhiều thị trường đã trở thành bài học kinh nghiệm cho nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử khác.
Thương hiệu thời trang quốc tế, Forever New được thành lập năm 2006 tại Úc. Thương hiệu này chủ yếu tập trung vào thiết kế và sản xuất các bộ sưu tập thời trang phụ nữ, mang đến cho khách hàng những sản phẩm với phong cách sang trọng và nữ tính.
Từ khi ra mắt, Forever New đã nhanh chóng phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh của mình không chỉ tại Úc mà còn tại nhiều quốc gia khác, bao gồm New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, và nhiều quốc gia Châu Âu.
Forever New chọn Magento Open Source để xây dựng hệ thống thương mại điện tử nhằm đáp ứng tốt việc mở rộng và tuỳ chỉnh. Thông qua Magento, thương hiệu Úc này xây dựng nhiều tính năng nâng cao và chuyên biệt bên cạnh những tính năng cốt lõi để tối ưu trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng.
Dick Smith là tên của một doanh nhân Úc nổi tiếng, Richard “Dick” Smith, người đã thành lập thương hiệu này vào năm 1968. Trong những năm đầu, Dick Smith tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm điện tử và linh kiện.
Dick Smith nhanh chóng phát triển và mở rộng danh mục sản phẩm của mình từ các sản phẩm điện tử gia dụng, máy tính, điện thoại di động, camera, đồ chơi công nghệ đến các sản phẩm khác liên quan đến công nghệ và giải trí.
Website thương mại điện tử của Dick Smith được xây dựng trên nền tảng Magento. Việc này đã giúp Dick Smith tăng cường sự hiện diện trong cả bán lẻ trực tuyến và các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Qua đó, thương hiệu Úc này đã tiếp cận một lượng lớn khách hàng tiềm năng bằng trải nghiệm mua sắm tối ưu.
Bed Bath N’ Table là thương hiệu nổi tiếng chuyên về sản phẩm nội thất, trang trí nhà cửa và đồ gia dụng tại Úc. Tại website thương mại điện tử, doanh nghiệp này cung cấp đa dạng các sản phẩm cho phòng khách, phòng tắm, bàn ăn và phòng ngủ.
Khách hàng sẽ dễ dàng tìm thấy tại đây các sản phẩm như chăn, gối, bộ chăn ga gối, đồ trang trí, đèn, nồi chảo, đồ ăn và nhiều sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, Bed Bath N` Table cung cấp đa dạng phương thức thanh toán và triển khai chương trình khách hàng thân thiết (loyalty program) để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh số bán hàng.
Trải qua nhiều năm vận hành, bằng sự chuyên nghiệp và chú trọng vào trải nghiệm khách hàng, Bed Bath N` Table đã khẳng định vị thế của mình khắp khu vực Úc và NewZealand.
Thành lập năm 1990, Glue Store là chuỗi cửa hàng thời trang của Úc, chuyên cung cấp sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng đặc biệt là những thương hiệu thịnh hành với giới trẻ. Trải qua nhiều năm, Glue Store đã nhanh chóng phát triển và trở thành địa điểm mua sắm thời trang phổ biến tại khu vực Úc và NewZealand.
Hiện tại, Glue Store hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Nike, Tommy Hilfiger, Calvin Klein, Puma và nhiều thương hiệu streetwear khác.
Ngoài chuỗi cửa hàng truyền thống, Glue Store còn cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến thông qua website thương mại điện tử được xây dựng trên nền tảng Shopify. Giao diện website được thiết kế độc đáo với nhiều tính năng nâng cao giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng, đặc biệt ở trang thanh toán.
Bên cạnh đó, Glue Store thường xuyên tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút và giữ chân khách hàng.
Website thương mại điện tử Chemist Direct vốn đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Úc những năm qua. Đây là nơi mua sắm đáng tin cậy các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc cá nhân, thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và thiết bị y tế.
Với danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng, Chemist Direct đã phát triển hệ thống thương mại điện tử của mình trên Magento để tận dụng sự linh hoạt và mở rộng dễ dàng của nền tảng này. Thông qua Magento, đội ngũ Chemist Direct dễ dàng phát triển và tuỳ chỉnh nhiều tính năng nâng cao giúp việc tìm kiếm, tra cứu, đặt hàng và thanh toán trở nên dễ dàng hơn.
Khi nói đến thanh toán, thương hiệu Úc này áp dụng Mua Trước Trả Sau với Afterpay và Zip bên cạnh các phương thức thanh toán truyền thống, cho phép khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và không phải e dè khi mua hàng.
Trên đây là 10 website thương mại điện tử hàng đầu nước Úc. Bằng cách triển khai các nền tảng vượt trội như Magento, Shopify và SFCC, những thương hiệu này đã cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu và thành công chinh phục người tiêu dùng địa phương và quốc tế.
Trong nhiều năm phát triển, SECOMM và nhiều khách hàng Úc để kết hợp để tạo ra những website thương mại điện tử đáng tự hào. Trong số đó phải kể đến dự án hợp tác với Laybyland, Jasnor, Rod Shop, v.v
Liên hệ SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline 028 7108 9908 để bắt đầu ngay hôm nay!
Quyết định nâng cấp lên Shopify Plus như là chìa khoá mở cửa cho doanh nghiệp bước vào thế giới của sự linh hoạt, nhanh, và tuỳ chỉnh vượt trội. Trên thực tế, số lượng thương hiệu thuộc các lĩnh vực và mô hình kinh doanh khác nhau sử dụng Shopify nhiều vô số kể.
Theo thống kê của BuiltWith, hiện có hơn 4 triệu website Shopify trên toàn cầu. Trong đó, nhiều thương hiệu nổi bật đã chứng kiến sự bứt phá đáng kinh ngạc về doanh số và tỷ lệ chuyển đổi khi nâng cấp website thương mại điện tử của mình từ những phiên bản Shopify tiêu chuẩn lên Shopify Plus.
Cùng khám phá 10 cửa hàng trực tuyến đã được nâng cấp từ những phiên bản tiêu chuẩn lên Shopify Plus trong bài viết dưới đây!
Huel được thành lập vào năm 2015 bởi Julian Hearn và James Collier. Đây là thương hiệu chuyên về thực phẩm thay thế hoàn chỉnh và bổ sung dinh dưỡng. Các sản phẩm của Huel bao gồm bột dinh dưỡng (Huel Powder), thực phẩm sẵn có (Huel Ready-to-Drink), thanh ăn nhẹ (Huel Bar), và cả các sản phẩm bổ sung như dầu omega-3 và bột protein.
Sau 5 năm thành lập, doanh nghiệp này phát triển rất nhanh và đã mở rộng 9 cửa hàng trực tuyến và 120 nhân viên khắp toàn cầu. Do đó, thương hiệu này tiến hành nâng cấp lên Shopify Plus để tối ưu quy trình vận hành.
Sau hơn 30 ngày triển khai, Huel chứng kiến sự thay đổi lớn. Việc thêm tài khoản nhân viên và phân chia vài trò trên 1 trong 9 cửa hàng trước đây mất hơn 30 phút để hoàn thành thì nay chỉ tốn khoảng vài phút.
Không chỉ tiết kiệm thời gian vận hành các cửa hàng hiện tại mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Huel mở rộng và quản lý hiệu quả số lượng cửa hàng và nhân viên tăng dần trong tương lai.
Negative Underwear được thành lập vào năm 2014. Thương hiệu này được sáng lập bởi hai chị em, Lauren Schwab và Marissa Vosper, nhằm mục tiêu cung cấp những sản phẩm nội y chất lượng cao, đơn giản và thoải mái cho phụ nữ. Negative Underwear đã nhanh chóng thu hút sự chú ý với thiết kế độc đáo và triết lý tập trung vào sự thoải mái và tự tin của người mặc.
Từ những ngày đầu thành lập, Negative Underwear xây dựng website thương mại điện tử với Shopify. Sau đó, với doanh số ngày càng tăng và nhu cầu mở rộng, thương hiệu nội y này quyết định nâng cấp lên Shopify Plus.
Với Shopify Plus, Negative Underwear có cái nhìn chi tiết và đồng nhất về các báo cáo tài chính và bán hàng. Đối với việc quản lý hàng tồn kho tập trung, đội ngũ này có thể hợp lý hoá các nhiệm vụ vận hành.
Bên cạnh đó, thương hiệu nội y này dễ dàng tạo các chương trình khuyến mãi vào những đợt mua sắm lớn cuối năm để mang đến trải nghiệm khách hàng tối ưu cho những ai muốn mua nhiều mặt hàng cùng lúc.
ILIA là thương hiệu mỹ phẩm sạch được người tiêu dùng yêu thích và đã đoạt nhiều giải thưởng. Thương hiệu này ra đời với mong muốn giúp người dùng bảo vệ và phục hồi làn da của mình bằng các công thức an toàn và hiệu quả cao.
Trước đây, hệ thống website thương mại điện tử của ILIA chạy trên Shopify Advanced nhưng nhanh chóng tăng trưởng và nâng cấp lên Shopify Plus để tiếp cận với khả năng tùy chỉnh linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó, thông qua Shopify Plus, ILIA triển khai Headless Commerce để mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tốt nhất mà không ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và hiệu suất của website.
Thời gian triển khai với Shopify Plus được tối ưu đến 20% và kể từ khi nâng cấp, ILIA đã chứng kế tỷ lệ thoát trang giảm 18%.
Incu được thành lập vào năm 2002 bởi hai anh em gốc Italy, Vincent và Brian Wu. Từ khi khởi đầu, Incu đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ mua sắm thời trang hàng đầu ở Sydney.
Trước đây, Incu sử dụng nền tảng thương mại điện tử của riêng mình trước khi chuyển sang gói Shopify cơ bản. Nhưng khi công ty này phát triển và kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc nhiều thương hiệu quốc tế khác nhau, Incu đòi hỏi nhiều hơn từ hệ thống backend để xử lý tốt hoạt động thương mại điện tử ngày càng phức tạp phía sau.
Từ việc cải thiện quy trình xử lý đơn hàng và quản lý hàng tồn kho đến khả năng tự động hoá cập nhật quy tắc giao hàng và tuỳ chỉnh kích cỡ dựa trên vị trí của khách hàng.
Cụ thể hơn, Incu đã tích hợp các giải pháp vượt trội của Shopify Plus như LaunchPad và Flow và triển khai tự động hoá và Script Editor để tuỳ chỉnh trải nghiệm giỏ hàng và thanh toán.
Tuần đầu tiên kể từ khi nâng cấp lên Shopify Plus, Incu tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 15%, doanh thu 26% và mức độ tương tác trung bình là 91%, trong khi đó tỷ lệ thoát trang giảm 40%.
Boxraw là thương hiệu thời trang thể thao chuyên về boxing, có trụ sở chính ở London, Anh. Thương hiệu được thành lập vào năm 2017 bởi Ben Amanna, người đã có kinh nghiệm trong ngành thể thao và boxing. Ông đã tạo ra Boxraw với mục tiêu cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho cả những người mới tập luyện và những vận động viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực boxing.
Khi mới thành lập, Amanna đã dành nhiều thời gian đọc blog của Shopify, xây dựng website với gói cơ bản và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đội ngũ tư vấn để học về thương mại điện tử và ra mắt thương hiệu của mình.
Sau khi Boxraw đã phát triển ở mức độ nhất định, năm 2019 Amanna quyết định nâng cấp website thương mại điện tử Boxraw lên phiên bản Shopify Plus để tận hưởng khả năng tuỳ chỉnh và mở rộng linh hoạt.
Đặc biệt, Boxraw còn sử dụng LaunchPad — một trong những giải pháp độc quyền dành cho doanh nghiệp Shopify Plus — để tạo các chiến dịch bán hàng tự động. Nhờ đó, đội ngũ của Boxraw được giải phóng khỏi những tác vụ lặp đi lặp lại và khách hàng có được những trải nghiệm mua sắm độc đáo với giá hời.
Năm 2016 tại London, bắt đầu từ việc Lizzie Carter loay hoay mãi vẫn không tìm mua được chiếc khăn lý tưởng để làm khô mái tóc xoăn tự nhiên của mình và cô đã chọn cách tự tạo ra nó. Thế là Only Curls ra đời và dần trở thành địa điểm mua sắm lý tưởng của những khách hàng có mái tóc xoăn.
Sản phẩm của Only Curls chủ yếu là dầu xử lý trước khi gội đầu, dầu xử lý sau khi gội đầu, gel cố định tóc, và các sản phẩm khác nhằm hỗ trợ quá trình làm tóc và chăm sóc tóc xoăn hằng ngày.
Sau một thời gian sử dụng Shopify cơ bản, Only Curls chuyển sang gói ‘Plus’ vì lúc này việc kinh doanh đã phát triển nhanh chóng. Sau khi nâng cấp, thương hiệu này tích hợp LaunchPad và một số app tại Shopify Plus Certified App như Klaviyo và Gorgias nhằm tối ưu quy trình bán hàng, marketing và chăm sóc khách hàng.
Quyết định đó đã giúp Only Curls tăng 19% tỷ lệ chuyển đổi, 10% giá trị đơn hàng trung bình và tổng số đơn hàng tháng đầu tiên tăng 154%.
Aje là một thương hiệu thời trang nổi tiếng, có trụ sở chính tại Sydney, Australia. Sau hơn một thập kỷ thành lập, thương hiệu này đã nhanh chóng trở thành một trong những tên tuổi quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang quốc tế.
Vốn nổi tiếng với hơn 18 cửa hàng trên khắp nước Úc và New Zealand được thiết kế với không gian sang trọng và thời thượng nên khi đối với website thương mại điện tử, Aje cũng muốn điều tương tự.
Do đó, thương hiệu này nâng cấp lên Shopify Plus để nhanh chóng triển khai một trang web mới với thời gian downtime tối thiểu, đồng thời hợp nhất trải nghiệm khách hàng online và offline. Chỉ trong vài tuần sau khi nâng cấp, Aje đã thấy tỷ lệ chuyển đổi của mình tăng 135% và tỷ lệ thoát trang giảm đáng kể.
Animals Matter là thương hiệu phụ kiện thú cưng sang trọng được thành lập năm 2008 và có trụ sở tại California, Hoa Kỳ. Thương hiệu này chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm cao cấp dành cho thú cưng như giường, đệm, áo choàng, vòng cổ, và nhiều sản phẩm khác.
Sản phẩm của Animals Matter được thiết kế đem lại sự thoải mái, an toàn và đậm tính thời trang cho những chú thú cưng.
Ban đầu, Animals Matter chọn Shopify để xây dựng website thương mại điện tử ở mức độ cơ bản kết hợp sử dụng Google Ads. Dần dần, doanh số bắt đầu tăng và thương hiệu này quyết định nâng cấp lên phiên bản ‘Plus’, cho phép thương hiệu này tiếp cận với những giải pháp độc quyền vượt trội.
Với định hướng theo đuổi mô hình D2C và mục tiêu bán hàng đa kênh, Animals Matter triển khai tích hợp website với nhiều kênh mạng xã hội khác nhau như Facebook, Instagram, Youtube, Pinterest. Bên cạnh đó, thông qua ‘Plus’, thương hiệu này sử dụng email marketing để duy trì tương tác và giữ chân khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Thiết lập email bỏ dở giỏ hàng, newsletter hay các chương trình khuyến mãi là những ví dụ điển hình.
Boie là một thương hiệu đồ dùng chăm sóc cá nhân có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Các sản phẩm được Boie nghiên cứu và sản xuất đều mang tính an toàn và có tuổi thọ lâu hơn những sản phẩm khác trên thị trường. Hơn nữa, sản phẩm của Boie được làm từ chất liệu chống khuẩn và có thể tái chế, giúp giảm thiểu lượng rác thải sinh ra.
Giải pháp Shopify cơ bản không thể giúp Boie phát triển website thương mại điện tử mang nhiều tính trải nghiệm. Vì thế, thương hiệu nâng cấp lên Shopify Plus, một nền tảng linh hoạt có thể giúp Boie giải quyết hai mục tiêu: chuyển đổi (đối với khách hàng bỏ dở giỏ hàng) và SEO (nhằm tăng lượng truy cập).
Một thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc cá nhân nổi bật khác là al.ive body. Thương hiệu này ra đời giữa lúc nước Úc trải qua giai đoạn đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Khi đã đạt được nhiều thành công với Shopify, al.ive body đã nâng cấp website thương mại điện tử của mình lên Shopiy Plus và nhận được nhiều sự tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ Merchant Success.
Dựa trên khả năng mở rộng của ‘Plus’, al.ive body đã xây dựng website thương mại điện tử B2B dành riêng cho khách hàng mua sỉ. Bên cạnh đó, thương hiệu sử dụng giải pháp Functions để tuỳ chỉnh logic backend Shopify để tối ưu trải nghiệm khách hàng theo nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm đơn giản quy trình thanh toán.
Kể từ khi nâng cấp lên Shopify Plus, công ty này mang về hơn 1 triệu đô la Úc doanh thu sau 4 ngày trong dịp Black Friday. Tận dụng thêm lượng khách hàng tăng lên trong mùa bán hàng, al.ive body đã tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng lên 47% kể từ khi thêm các tùy chỉnh để đơn giản hóa trải nghiệm thanh toán.
Trên đây là 10 thương hiệu đã nâng cấp website thương mại điện tử của mình từ phiên bản Shopify cơ bản lên phiên bản ‘Plus’ để tìm kiếm những giải pháp vượt trội nhằm tối ưu quy trình kinh doanh và trải nghiệm khách hàng.
Với tư cách là đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp như Vinamilk, Suzuverse, SECOMM sở hữu đội ngũ có kỹ năng kỹ thuật cao và sự am hiểu sâu rộng về Shopify Plus.
Liên hệ SECOMM hoặc gọi đến hotline (+84)28 7108 9908 để bắt đầu hành trình nâng cấp website thương mại điện tử ngay hôm nay!
Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của việc vận hành hệ thống website thương mại điện tử. Trong đó, triển khai tốt các tích hợp thương mại điện tử sẽ góp phần giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình kinh doanh và giảm bớt gánh nặng vận hành.
Dưới đây là 7 tích hợp quan trọng mà doanh nghiệp cần phải có trong website thương mại điện tử của mình.
PIM (Product Information Management – Quản lý thông tin sản phẩm) là một số trong số những tích hợp thương mại điện tử phổ biến. Hệ thống PIM được sử dụng để thu thập, tổ chức và quản lý sản phẩm cho doanh nghiệp bao gồm các thông tin như mô tả sản phẩm, hình ảnh, giá cả, thuộc tính sản phẩm, đánh giá và xếp hạng của khách hàng.
Công cụ này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý chính xác và đầy đủ thông tin sản phẩm trên các nền tảng khác nhau từ đó khách hàng sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm mong muốn. Ngoài ra, PIM cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian hơn so với việc nhập liệu thủ công từ đó giảm thiểu chi phí nhân sự.
Ví dụ: Akeneo PIM là nền tảng quản lý thông tin sản phẩm mã nguồn mở (open-source) được thiết kế để giúp doanh nghiệp quản lý thông tin về sản phẩm. Đồng thời, Akeneo có khả năng tích hợp linh hoạt với các hệ thống như ERP, CRM, POS và các nền tảng thương mại điện tử như Magento, Shopify, WooCommerce.
Hiện Akeneo đang cung cấp 3 gói giải pháp PIM chính, gồm:
OMS (Order Management System – Hệ thống quản lý đơn hàng).
Đây là tích hợp thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tập trung và xử lý đơn đặt hàng đa kênh một cách hiệu quả từ đó tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh đó, OMS sẽ thu thập và phân tích số liệu tại thời điểm bán hàng cao điểm, thấp điểm, cũng như các đơn hàng, mặt hàng bán chạy và hành vi người tiêu dùng, nhằm giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh và quản lý tồn kho hiệu quả.
Ví dụ: Fabric OMS là hệ thống quản lý đơn hàng phân tán (DOM) với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá quá trình xử lý đơn hàng bao gồm mua hàng trực tuyến tại cửa hàng (BOPIS), giao hàng đến cửa hàng (nhận hàng tại cửa hàng hoặc bổ sung hàng) và thực hiện đơn hàng tại cửa hàng (như trung tâm phân phối nhỏ).
Giải pháp quản lý đơn hàng của Fabric giúp các nhà bán lẻ tích hợp và quản lý toàn bộ quy trình đơn hàng trên một giao diện, tối ưu hóa xử lý đơn hàng, giảm thiểu thâm hụt hàng hoá và giải phóng nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh khác.
WMS (Warehouse Management System – Hệ thống quản lý kho hàng) giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát hàng hóa xuất, nhập kho, hàng tồn, vận chuyển để hỗ trợ hoạt động bán hàng và đặt hàng.
Bằng cách tự động hóa quy trình xử lý đơn hàng và tối ưu hóa bố trí hàng hóa trong kho, WMS giúp tăng tốc độ xử lý đơn hàng, giảm thiểu thời gian chuẩn bị đơn hàng và tăng khả năng đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ: Oracle Warehouse Management Cloud (WMS) là một trong những giải pháp tích hợp thương mại điện tử tối ưu cung cấp giải pháp quản lý kho dựa trên đám mây, thích hợp cho các doanh nghiệp cần quản lý kho hàng hiệu quả.
Nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tự động hoá các quy trình kho vận như nhận hàng, lưu trữ, xử lý đơn hàng và giao hàng, đặc biệt phù hợp với đại đa số quy mô doanh nghiệp.
Ngoài ra nền tảng này cũng dễ dàng tích hợp với các hệ thống ERP, CRM và các giải pháp chuỗi cung ứng khác.
POS (Point of Sale – Điểm bán hàng) là hệ thống bao gồm phần cứng và phần mềm, hoặc chỉ đơn giản là một thiết bị điểm bán hàng như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy in hóa đơn, v.v.
Nhờ vào khả năng quản lý chặt chẽ, POS giúp doanh nghiệp quản lý và xử lý các giao dịch bán hàng, tính tiền, in hóa đơn, quản lý kho hàng, quản lý khách hàng và cung cấp các thông tin quan trọng liên quan đến doanh số bán hàng.
Ví dụ: Hệ thống POS Square, được phát triển bởi Square, đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới bởi tính năng miễn phí của nó. Tuy nhiên, mỗi giao dịch được thực hiện trên POS sẽ được tính với mức là 2,6% và 10 cent cho mỗi lần chạm, nhúng hoặc vuốt thẻ.
Đối với mô hình thanh toán ‘Mua trước, trả sau,’ mức phí là 6% và 30 cent. Ngoài ra, Square cung cấp gói POS tùy chỉnh cho các doanh nghiệp có doanh thu từ 250 nghìn USD trở lên.
Xem thêm:
Hệ thống CRM (Customer Relationship Management – Quản lý quan hệ khách hàng) hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tổ chức và quản lý thông tin khách hàng bao gồm thông tin liên hệ, lịch sử mua hàng và tương tác.
Vì vậy, doanh nghiệp cũng dễ dàng khai thác được nhu cầu, sở thích của khách hàng từ đó tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
Bên cạnh đó, CRM cũng tạo điều kiện cho các phòng ban nội bộ trong doanh nghiệp dễ dàng tương tác và làm việc trên một hệ thống đồng nhất và tự động từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí.
Ví dụ: Dynamics 365 Sales là một trong những CRM do Microsoft phát triển. Với giao diện trực quan, dễ thiết lập và khả năng tùy chỉnh linh hoạt, phần mềm được thiết kế để giúp các doanh nghiệp quản lý và nâng cao hiệu quả của quy trình bán hàng.
Đặc biệt hệ thống còn cung cấp tính năng “Real-time Insight” nhằm cung cấp các ‘insight’ theo thời gian thực từ các cuộc gọi bán hàng như cảm xúc và tâm lý khách hàng giúp doanh nghiệp đưa ra đánh giá và có chiến lược cho đội ngũ bán hàng của mình.
Hiện hệ thống cung cấp 3 gói giải pháp:
Xem thêm:
Thay vì sử dụng các hệ thống phần mềm độc lập, rời rạc và không tạo được sự liên kết cho từng phòng ban thì với ERP, mọi phần mềm sẽ được tích hợp vào một hệ thống duy nhất.
Tích hợp thương mại điện tử ERP (Enterprise Resource Planning) giúp doanh nghiệp quản lý tất cả hoạt động của tổ chức nhờ vậy hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quản lý và giám sát các hoạt động từ quản lý kho, đơn hàng, kế hoạch tài chính đến tương tác khách hàng.
Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa quỹ thời gian, giảm thiểu chi phí, thúc đẩy hiệu suất kinh doanh và giảm số lượng nhân sự không cần thiết.
Ví dụ: Oracle ERP là một trong những giải pháp phổ biến hàng đầu trên thế giới bởi những tính năng vượt trội, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu suất trong việc vận hành công ty.
Hiện nay Oracle đang cung cấp 3 gói dịch vụ khác nhau để doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn theo nhu cầu của mình:
Xem thêm:
BI (Business intelligence – Kinh doanh thông minh) giúp doanh nghiệp phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như website thương mại điện tử, hệ thống POS, CRM và các nguồn dữ liệu khác nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, xu hướng mua sắm và các yếu tố ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.
Bằng cách sử dụng BI, doanh nghiệp cũng có thể dự đoán xu hướng mua sắm để lên chiến lược kinh doanh cụ thể đồng thời theo dõi hiệu suất tài chính bao gồm dự đoán doanh số bán hàng, lợi nhuận, và các chỉ số tài chính khác, giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân bổ chính xác.
Ví dụ: Tableau là công cụ Business Intelligence phù hợp cho nhiều cá nhân và tổ chức khác nhau được ứng dụng vô cùng phổ biến. Với giao diện thân thiện và không yêu cầu nhiều kiến thức kỹ thuật, Tableau cho phép người dùng dễ dàng tạo báo cáo và trực quan hóa dữ liệu.
Khả năng kết nối, tích hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau và dữ liệu đám mây sau đó chuyển đổi thành biểu đồ và đồ thị đẹp mắt, giúp người dùng dễ dàng phân tích xu hướng và hệ thống thông tin cũng là ưu điểm của hệ thống này.
Triển khai tích hợp thương mại điện tử ngay hôm nay!
Trên đây là 7 tích hợp phổ biến được doanh nghiệp ưa chuộng để xây dựng hệ thống website thương mại điện tử nhằm mục đích phục vụ các mục tiêu kinh doanh trực tuyến cho thương hiệu.
Tuỳ theo chiến lược, ngân sách ước tính và định hướng kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống phù hợp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong thế giới thương mại điện tử, SECOMM sở hữu đội ngũ các chuyên gia có tâm và có tầm để hỗ trợ doanh nghiệp xuyên suốt quá trình triển khai eCommerce integration nhằm mục tiêu tối ưu hệ thống website thương mại điện tử. Từ đó, doanh nghiệp có thể vận hành kinh doanh tốt hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào hotline của SECOMM (02871089908) để được tư vấn triển khai hệ thống cho doanh nghiệp thương mại điện tử ngay hôm nay!
Headless Commerce là một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực công nghệ, đang thay đổi cách các doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử. Trong đó, Adobe Commerce đứng đầu trong việc cung cấp giải pháp và công cụ cho việc triển khai Headless Commerce.
Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng đang sử dụng Adobe Commerce và Headless Commerce.
Samsung là tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng nổi bật nhất là điện tử tiêu dùng, với doanh thu năm 2022 là 234 tỷ USD.
Hệ thống website thương mại điện tử của Samsung được xây dựng trên nền tảng Adobe Commerce Cloud, với nền tảng công nghệ chính là Headless Commerce. Nhờ đó, Samsung đã phát triển trợ lý ảo hỗ trợ khách hàng mua sắm trực tuyến và tại cửa hàng. Tại thị trường Mỹ, khách hàng có thể sử dụng trợ lý này để xem bản demo sản phẩm, tiếp nhận hướng dẫn về cách sử dụng và đặt mua sản phẩm online. Tính năng này đã được khách hàng đánh giá cao vì có trải nghiệm mua sắm thoải mái và thuận tiện hơn.
Target Corporation là công ty bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ, bán nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, bao gồm quần áo, giày dép, đồ điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi và đồ nội thất. Theo báo cáo tài chính của Target Corporation năm 2022, doanh thu đạt 106,8 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2021.
Target nhận ra rằng thương hiệu đã bị mất doanh thu vì khách hàng bắt đầu hành trình mua hàng trên một thiết bị và kết thúc ở một thiết bị khác. Nhà bán lẻ này đã sử dụng Headless Commerce để triển khai bán hàng đa kênh nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi trên nhiều loại thiết bị, từ đó giúp khách hàng hoàn tất giao dịch mua hàng dễ dàng hơn.
Toyota là một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, với hơn 10 triệu xe được bán ra trên toàn thế giới mỗi năm. Toyota đang sản xuất một loạt các loại ô tô và phụ kiện, bao gồm xe hơi, xe tải, xe buýt và xe thể thao, động cơ, hộp số và phụ tùng ô tô.
Website của Toyota đang sử dụng Headless Commerce để vận dụng các API (Application Programming Interface) nhằm tích hợp với các hệ thống cũ và quản lý hàng tồn kho, cũng như cung cấp trải nghiệm đa kênh được cá nhân hóa.
Under Armour là công ty thời trang thể thao của Mỹ được thành lập vào năm 1996 bởi Kevin Plank. Công ty có trụ sở tại Baltimore, Maryland và chuyên sản xuất quần áo, giày dép và phụ kiện thể thao, với doanh thu hàng năm hơn 10 tỷ USD.
Under Armour hiện đang sử dụng Headless Commerce để tăng trải nghiệm tập thể dục được cá nhân hóa dựa trên vị trí, lịch sử và hoạt động mua hàng cũng như nhật ký tập luyện. Website của Under Armour được xây dựng những tính năng nổi bật như thông báo danh mục, lịch sử lưu lượng truy cập, thông tin thanh toán và quản lý nội dung bằng dữ liệu từ hệ thống quản lý đơn hàng.
Kirkland’s là một chuỗi cửa hàng đồ trang trí nhà cửa, đồ nội thất, hàng dệt, phụ kiện và quà tặng của Mỹ. Công ty có trụ sở tại Brentwood, Tennessee và vận hành 431 cửa hàng ở 35 tiểu bang cũng như website thương mại điện tử.
Kirkland đã sử dụng Headless Commerce để giải quyết vấn đề liên quan đến website như khả năng linh hoạt, tùy chỉnh thiết kế, mang lại trải nghiệm mua sắm khách hàng mượt mà (đăng nhập bằng một cú nhấp chuột và khả năng thanh toán sinh trắc học).
Coca-Cola là một thương hiệu nước ngọt có ga được thành lập vào năm 1886 và hiện là thương hiệu đồ uống bán chạy nhất thế giới với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, hơn 2 tỷ lon được bán ra mỗi ngày.
Website Coca-Cola sử dụng công nghệ Headless Commerce để vận dụng khả năng tích hợp API, cung cấp trải nghiệm đa kênh liền mạch từ đầu đến cuối cho khách hàng toàn cầu. Công nghệ này cho phép doanh nghiệp phát triển thông qua các thị trường của riêng mình và tùy chỉnh trải nghiệm, tích hợp với các nhà cung cấp và giải pháp của bên thứ ba.
Technodom là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất ở Trung Á, với tổng doanh thu hàng năm là 800 triệu USD, gã khổng lồ này có khoảng 9.000 nhân viên, hơn 60.000 sản phẩm và 4.000 danh mục.
Technodom triển khai Headless Commerce trên Magento với tốc độ tải trang dưới một giây nhờ giải pháp dựng trước của PWA. Thêm vào đó, phần backend của website còn được được tích hợp với Akeneo PIM và ESB, đây là điều cần thiết cho các doanh nghiệp để quản lý và phân phối cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả.
Helly Hansen là công ty sản xuất và bán lẻ quần áo, dụng cụ thể thao và phụ kiện ngoài trời nổi tiếng của Na Uy. Công ty được thành lập vào năm 1877 và hiện là một trong những thương hiệu thời trang, đời sống hàng đầu thế giới với doanh thu năm 2022 là 2,8 tỷ USD.
Ban đầu, website thương mại điện tử của Helly Hansen được xây dựng trên nền tảng Magento. Sau một thời gian kinh doanh, Helly Hanse quyết định chuyển sang Adobe Commerce để triển khai Headless Commerce. Nhờ đó, website của Helly Hansen đã nhanh chóng tăng lưu lượng truy cập lên 24%, lưu lượng truy cập trên thiết bị di động lên 48% và tăng tổng doanh thu lên hơn 45%.
Kaporal là một thương hiệu thời trang Pháp chuyên về quần jean, áo phông, áo sơ mi, áo khoác và phụ kiện. Thương hiệu được thành lập vào năm 2004 và hiện có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Giống như nhiều doanh nghiệp Magento lâu đời, Kaporal đã chuyển đổi nền tảng từ Magento 1 nâng cấp lên Magento 2 để tận dụng tính năng Headless Commerce từ PWA Studio, giải quyết tốc độ chậm và hiệu suất di động kém.
G-SP là thương hiệu chuyên kinh doanh phụ tùng và phụ kiện kỹ thuật số, được thành lập vào năm 2009, công ty Thụy Điển này hiện có văn phòng tại Thụy Điển, Hà Lan và Trung Quốc, với hơn 10.000 sản phẩm.
Giống như nhiều cửa hàng Magento khác, doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về hiệu suất và độ ổn định của trang web, do đó, G-SP đã chọn Headless PWA để tăng cường chuyển đổi số. Việc triển khai headless PWA đã tăng tốc độ trang web di động lên 2,7 lần, điều này đặc biệt quan trọng đối với website Magento phức tạp với nhiều plugin và danh mục như G-SP.
Trên đây là danh sách top 10 website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) và Headless Commerce trên toàn cầu.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Tự do sáng tạo và linh hoạt kỹ thuật là điều đã đưa thương mại điện tử đến giai đoạn mới với xu hướng Headless Commerce. Trong bối cảnh này, Shopify Plus trở nên nổi bật với nhiều giải pháp vượt trội đã giúp nhiều doanh nghiệp dẫn đầu xu hướng này.
Xem thêm: Thương hiệu triển khai Headless với Shopify Plus
Sự kết hợp giữa cơ sở hạ tầng của Shopify Plus và kiến trúc Headless mở ra cho doanh nhiều cách thức để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và tuỳ biến cho khách hàng của mình. Dưới đây 3 cách triển khai Headless Commerce với Shopify Plus rất đáng để tham khảo.
Shopify Storefront API là một API dựa trên GraphQL – ngôn ngữ truy vấn API, cho phép doanh nghiệp kết nối frontend của website với phần backend của Shopify và truy xuất dữ liệu, chức năng thương mại điện tử một cách dễ dàng. Vì vậy doanh nghiệp có thể sử dụng Storefront API để tạo ra các trải nghiệm khách hàng độc đáo và cá nhân hoá trên nhiều kênh kỹ thuật số khác nhau.
Tính linh hoạt cao: Storefront API cho phép doanh nghiệp tạo ra trang web độc lập. Thay vì phải tuân theo giới hạn của các theme có sẵn, doanh nghiệp có thể linh hoạt thiết kế các trang sản phẩm, trang chủ, giỏ hàng theo phong cách riêng phản ánh đúng thương hiệu của mình. Storefront API còn đảm bảo tính linh hoạt trong quá trình tích hợp với hệ thống bên thứ ba, đồng thời có thể dễ dàng điều chỉnh website để thích ứng với xu hướng thiết kế mới.
Truy cập dữ liệu toàn diện: Thông qua Storefront API, doanh nghiệp có thể truy cập vào mọi khía cạnh của cơ sở dữ liệu Shopify Plus bao gồm thông tin chi tiết về sản phẩm, đơn hàng và thông tin khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý, theo dõi, đánh giá xu hướng và tối ưu hoá dữ liệu thương mại điện tử một cách chính xác.
Hỗ trợ tốt mô hình Headless Commerce: Mô hình Headless Commerce tách biệt phần frontend và backend, tạo ra tính linh hoạt lớn trong quá trình phát triển và vận hành thương mại điện tử. Storefront API được tối ưu hoá để kết nối phần backend của Shopify Plus một cách liền mạch với với các frontend tạo trải nghiệm người dùng đồng nhất trên nhiều kênh và thiết bị khác nhau.
Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Triển khai Headless Shopify Plus bằng cách sử dụng Storefront API là quá trình phức tạp và đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về nền tảng Shopify Plus, ngôn ngữ lập trình, framework cũng như khả năng giải quyết vấn đề để có thể xử lý nhanh chóng các yêu cầu kỹ thuật. Đặc biệt, doanh nghiệp cần có sự am hiểu về cấu trúc dữ liệu của Shopify. Điều này bao gồm việc hiểu rõ cách dữ liệu về khách hàng, sản phẩm, giao dịch được tổ chức và lưu trữ như thế nào trong hệ thống.
Quản lý phức tạp: Sự linh hoạt cao của Storefront API vô tính khiến cho quá trình quản lý và duy trì hệ thống trở nên phức tạp. Mặc dù sự linh hoạt của Storefront API cho phép doanh nghiệp tuỳ chỉnh mọi khía cạnh của website thương mại điện tử, từ trang chủ đến quy trình thanh toán nhưng các thiết lập tùy chỉnh này cần được quản lý tốt. Khi có quá nhiều thiết lập tùy chỉnh thì khi doanh nghiệp cần thực hiện một số cập nhật có thể xảy ra tình trạng không tương thích giữa các thiết lập trên một hệ thống tổng thể.
Giải pháp Shopify Hydrogen + Oxygen được ra mắt năm 2021 dành riêng cho doanh nghiệp lớn triển khai Headless Commerce với Shopify Plus. Cụ thể, Hydrogen là framework dựa trên React – một framework phổ biến để xây dựng giao diện người dùng, cho phép doanh nghiệp xây dựng các storefront độc đáo và đẹp mắt.
Trong khi đó, Oxygen là một hosting toàn cầu có thể lưu nội dung tùy chỉnh. Shopify Oxygen được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng của Shopify với hơn 100 vị trí máy chủ được đặt khắp nơi trên thế giới. Doanh nghiệp không cần bận tâm về việc tìm kiếm nhà cung cấp hosting bên thứ ba hay quản lý các vấn đề kỹ thuật.
Khả năng tùy chỉnh cao: Shopify Hydrogen cho phép doanh nghiệp tự do tùy chỉnh giao diện website Headless và thực hiện một số tích hợp mở rộng cần thiết. Điều này nghĩa là các nhà bán hàng có thể sử dụng các công nghệ mới nhất để xây dựng website thương mại điện tử Headless mà không cần phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống.
Tạo trải nghiệm cá nhân hoá: Giải pháp Shopify Hydrogen có tính linh hoạt và tùy chỉnh cao nên những doanh nghiệp triển khai Headless Commerce với giải pháp này có thể dễ dàng tạo và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu theo cách cá nhân hoá.
Tích hợp đa dạng: Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm đa kênh liền mạch, Shopify cung cấp khả năng tích hợp website Headless Hydrogen với đa dạng ứng dụng bên thứ ba như Klaviyo, Gorgias, v.v và cả hệ thống Headless CMS như Contentful, Sanity, Builder.io, v.v
Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Shopify Hydrogen là giải pháp mang nặng tính kỹ thuật và không có trình xây dựng kéo – thả. Vì thế, quá trình triển khai Headless Commerce với Shopify Hydrogen sẽ đòi hỏi cao về chuyên môn kỹ thuật của doanh nghiệp.
Phụ thuộc vào API của Shopify: Giải pháp này được phát triển cho riêng API của Shopify. Điều này có nghĩa framework Hydrogen chỉ có thể được sử dụng để xây dựng giao diện website Shopify.
Tích hợp ứng dụng: Mặc dù Shopify cho phép doanh nghiệp tích hợp dễ dàng với một ứng dụng và CMS bên thứ ba, nhưng nếu doanh nghiệp muốn sử dụng một CMS hay ứng dụng bất kỳ cho cửa hàng Shopify Plus mà không tương thích với framework Hydrogen, doanh nghiệp cần tích hợp thông qua một middleware app.
Cách thứ ba để doanh nghiệp triển khai Headless Commerce với Shopify Plus là sử dụng giải pháp mới nhất của Shopify — Commerce Components. Đây là bộ tech stack theo dạng mô-đun thành phần (modular components) được Shopify phát triển dành riêng cho doanh nghiệp lớn để xây dựng website thương mại điện tử Headless.
Shopify Commerce Components cung cấp 30 thành phần bao gồm những tính năng cốt lõi trải khắp các khía cạnh kinh doanh như Giỏ hàng, Thanh toán, Dữ liệu, Giao hàng, v.v.
Doanh nghiệp có thể tích hợp các thành phần này dựa trên nhu cầu triển khai để tạo ra bộ giải pháp tuỳ chỉnh cho riêng website Headless Shopify của mình. Kể từ khi ra mắt, nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã sử dụng bộ tech stack mới này của Shopify. Trong số đó phải kể đến Mattel, JB Hifi, Glossier, Coty, Steve Madden, Spanx and Staples.
Kiến trúc mô-đun linh hoạt: Commerce Components với kiến trúc mô-đun cung cấp không giới hạn các kết nối API. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể tích hợp và sử dụng không giới hạn số lượng thành phần, đồng thời doanh nghiệp cũng có thể dễ dàng thêm xóa và tùy chỉnh các thành phần này mà không sợ làm ảnh hưởng đến hệ thống.
Tối ưu chi phí: Commerce Components có mô hình giá dựa trên số lượng thành phần được sử dụng, nghĩa là doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu thì sẽ trả phí bấy nhiêu. Ngoài ra, chi phí Commerce Components sẽ được theo trả năm, giúp doanh nghiệp dễ dự đoán chính xác mức phí mình sẽ phải trả.
Tích hợp phức tạp: Quy trình tích hợp nhiều thành phần có thể phức tạp và tốn kém nhiều thời gian. Các doanh nghiệp cần đảm bảo các thành phần hoạt động độc lập và liền mạch hiệu quả với nhau trong cùng một hệ thống.
Yêu cầu cao về việc lập kế hoạch: Để đảm bảo các thành phần hoạt động hiệu quả trên hệ thống đòi hỏi doanh nghiệp phải lập kế hoạch chi tiết các thành phần thương mại điện tử nào sẽ được tích hợp, lựa chọn nhà cung cấp, giải pháp triển khai và các giai đoạn triển khai.
Yêu cầu trình độ kỹ thuật cao: Để xây dựng và bảo trì hệ thống website Headless khi sử dụng giải pháp Commerce Components sẽ yêu cầu trình độ kỹ thuật nhất định cũng như kiến thức về tích hợp, công nghệ. Doanh nghiệp có thể đầu tư phát triển đội ngũ kỹ thuật nội bộ hoặc hợp tác với đơn vị có chuyên môn cao.
Bảo mật và tuân thủ: Mỗi nhà cung cấp cho mỗi thành phần thương mại điện tử sẽ có giao thức bảo mật và quy tắc tuân thủ riêng. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy tắc đó khi tích hợp thành phần của họ và đồng thời đảm bảo việc tuân thủ này không ảnh hưởng đến hoạt động của các thành phần còn lại và của cả hệ thống.
Chọn cách triển khai Headless Commerce với Shopify Plus phù hợp nhất!
Trên hành trình xây dựng website thương mại điện tử Headless với Shopify Plus, việc lựa chọn cách thức triển khai là một quyết định quan trọng để đảm bảo tính linh hoạt và hiệu suất của hệ thống, đồng thời cung cấp trải nghiệm khách hàng tối ưu nhất.
Nếu doanh nghiệp cần thêm sự tư vấn chi tiết cũng như khám phá cách Shopify Plus có thể hỗ trợ cho chiến lược triển khai Headless, hãy liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (+84)28 7108 9908 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ chọn đúng cách thức triển khai Headless Shopify Plus cho mô hình kinh doanh và mục tiêu của doanh nghiệp.
Salesforce Commerce Cloud là nền tảng thương mại điện tử đám mây có thể mở rộng, cho phép các thương hiệu đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng tăng của thương hiệu.
Dưới đây là danh sách 10 website hàng đầu đang sử dụng Salesforce Commerce Cloud doanh nghiệp có thể tham khảo.
Cotton:On là thương hiệu thời trang nổi tiếng của Úc, được thành lập vào năm 1991. Thương hiệu này chuyên về các sản phẩm thời trang trẻ trung, năng động, phù hợp với giới trẻ bao gồm trang phục nam, nữ, trẻ em, phụ kiện và đồ dùng du lịch.
Khi sử dụng Salesforce Commerce Cloud, Cotton:On đã nhanh chóng xây dựng website thương mại điện tử đa kênh và kích hoạt 10 trang web khác nhau trên toàn cầu chỉ trong vòng 12 tháng.
“Salesforce đã giúp chúng tôi mở rộng khả năng đa kênh của mình và đáp ứng nhu cầu cho nhiều hành trình cá nhân hơn” – Brendan Sweeney, General Manager của Cotton On Group.
Versace là thương hiệu thời trang cao cấp của Ý, được thành lập vào năm 1978 bởi Gianni Versace. Thương hiệu này chuyên về các sản phẩm thời trang cao cấp, bao gồm quần áo, giày dép, phụ kiện, nội thất và nước hoa.
Salesforce Commerce Cloud đã giúp Versace tạo ra website thương mại điện tử có trải nghiệm người dùng tối ưu, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm, mua sắm và thanh toán. Trang web được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với tệp khách hàng cao cấp của thương hiệu.
Bvlgari là thương hiệu thời trang cao cấp của Ý, đã sử dụng Salesforce Commerce Cloud để xây dựng website thương mại điện tử. Trang web này được thiết kế để mang đến tăng trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng của Bvlgari.
Bvlgari đã phát triển tính năng cá nhân hóa sản phẩm cho phép khách hàng tạo hồ sơ cá nhân của riêng mình và lưu trữ thông tin về sở thích mua sắm, lịch sử mua hàng và địa chỉ giao hàng. Tính năng này giúp Bvlgari hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ các đề xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Samsonite là công ty sản xuất vali và phụ kiện du lịch đa quốc gia của Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 1910 bởi Jesse Shwayder tại Denver, Colorado, Hoa Kỳ. Kể từ đó, Samsonite đã trở thành một trong những nhà sản xuất vali lớn nhất thế giới, với các sản phẩm được bán tại hơn 120 quốc gia.
Samsonite đã vận dụng Salesforce Commerce Cloud để nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng doanh số bán hàng trực tuyến và phân tích dữ liệu hành vi mua sắm của khách hàng.
Callaway Golf là công ty sản xuất thiết bị chơi golf của Mỹ, được thành lập vào năm 1982 bởi Ely Callaway. Công ty chuyên thiết kế, sản xuất, tiếp thị và bán thiết bị chơi golf, cụ thể hơn là gậy và bóng, cũng như các phụ kiện như túi, găng tay và mũ.
Callaway Golf đã sử dụng tính năng bộ lọc sản phẩm của Salesforce Commerce Cloud để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu. Thương hiệu này cũng đã sử dụng tính năng gợi ý sản phẩm để giúp khách hàng khám phá các sản phẩm mới.
ECCO khởi đầu là một doanh nghiệp giày dép đa quốc gia của Đan Mạch, được thành lập vào năm 1963 bởi Karl Toosbuy. Hiện nay, công ty chuyên thiết kế, sản xuất và bán giày dép, túi xách và các phụ kiện thời trang khác.
Vào đầu năm 2015, ECCO USA đã bắt đầu thử nghiệm thí điểm Endless Aisle, một tiện ích bổ sung của Salesforce B2C Commerce, cùng với những tính năng khác, giúp ngăn chặn tình trạng mất doanh số bán hàng bằng cách cho phép các cộng tác viên đặt hàng dựa trên hàng tồn kho trực tuyến.
Jimmy Choo là thương hiệu thời trang cao cấp của Anh chuyên về giày dép, túi xách, phụ kiện và nước hoa. Công ty được thành lập vào năm 1996 bởi nhà thiết kế giày thời trang cao cấp người Malaysia gốc Hoa Jimmy Choo và biên tập viên phụ kiện tạp chí Vogue người Anh Tamara Mellon.
Salesforce Commerce Cloud đã giúp Jimmy Choo nâng cao trải nghiệm người dùng, tăng doanh số bán hàng trực tuyến và phân tích dữ liệu hành vi mua sắm của khách hàng. Thương hiệu này đã thành công trong việc ứng dụng Salesforce Commerce Cloud để thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu.
Brunello Cucinelli là thương hiệu thời trang cao cấp của Ý được thành lập vào năm 1978 bởi Brunello Cucinelli. Công ty được biết đến với những chiếc áo len cashmere, bộ vest và các mặt hàng thời trang cao cấp khác.
Brunello Cucinelli đã sử dụng Salesforce Commerce Cloud để xây dựng website thương mại điện tử với các tính nẵng hỗ trợ trải nghiệm người dùng và tăng doanh số bán hàng trực tuyến.
GODIVA là thương hiệu sô cô la cao cấp của Bỉ, được thành lập vào năm 1926 bởi Pierre Draps. Công ty chuyên về sô cô la thượng hạng, được làm từ những nguyên liệu chất lượng cao nhất và được chế biến thủ công theo phương pháp truyền thống.
Salesforce Commerce Cloud đã giúp GODIVA phân tích dữ liệu hành vi mua sắm của khách hàng. Dữ liệu này được sử dụng để cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, và tối ưu hóa chiến lược marketing.
Toys”R”Us là nhà bán lẻ đồ chơi, trò chơi, thiết bị giải trí và sản phẩm giáo dục hàng đầu Châu Á. Có trụ sở chính tại Hồng Kông, công ty điều hành hơn 470 cửa hàng với hơn 10.000 thành viên trên khắp châu Á, bao gồm Brunei, Trung Quốc, Hồng Kông, Macau, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan.
Tim Halaska, Quản lý khu vực về Chiến lược kỹ thuật số tại Toys”R”Us Asia, thừa nhận rằng cửa hàng truyền thống sẽ luôn có một vị trí nhất định trong công ty. Tuy nhiên, COVID-19 và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng đã dẫn đến sự tập trung đáng kể hơn vào thương mại điện tử.
Giải pháp Salesforce Commerce Cloud đã giúp Toys”R”Us đơn giản hóa việc bán hàng trực tuyến đồng thời mang lại trải nghiệm thống nhất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trên khắp châu Á.
“Thử thách của chúng tôi bây giờ là nắm bắt được điều kỳ diệu của trải nghiệm tại cửa hàng và đưa nó lên mạng” – Tim Halaska, Quản lý khu vực về Chiến lược kỹ thuật số tại Toys”R”Us Asia.
Trên đây là top 10 website được xây dựng bởi Salesforce Commerce Cloud và đạt được nhiều thành công cả về thương hiệu lẫn doanh thu. Sự thành công này trở thành nguồn cảm hứng cho các doanh nghiệp khác tìm kiếm những giải pháp phù hợp nhất để cạnh tranh trên thị trường.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (0287108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Theo Builtwith, Salesforce Commerce Cloud là nền tảng có trên 12.000 website thương mại điện tử trên toàn cầu. Con số này luôn tăng dần đều trong những năm qua, phản ánh sự phổ biến ngày càng tăng của nền tảng này.
Dưới đây là phân tích số lượng website sử dụng Salesforce Commerce Cloud theo từng khu vực:
Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia lớn nhất với hơn 2.106 website đang sử dụng nền tảng này.
Salesforce Commerce Cloud là nền tảng thương mại điện tử dựa trên đám mây giúp các doanh nghiệp thúc đẩy bán hàng trực tuyến, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.
Nền tảng này cung cấp bộ công cụ toàn diện để quản lý mọi khía cạnh của doanh nghiệp thương mại điện tử, từ quản lý danh mục sản phẩm và thực hiện đơn hàng đến tiếp thị và dịch vụ khách hàng.
Tất cả nội dung tĩnh (JS, CSS và hình ảnh) đều được phân phối từ CDN và eCDN (Mạng phân phối nội dung nhúng). Ngoài ra, nền tảng còn có thể cấu hình CDN bên ngoài bằng khả năng của nền tảng gốc (native platform). Điều này đảm bảo sẽ không tiêu tốn tài nguyên trên nền tảng cho nội dung tĩnh. Phần còn lại của thông tin và dữ liệu sẽ được máy chủ Salesforce đảm nhiệm. Các trung tâm dữ liệu được phân bổ trên toàn cầu, đặt chúng gần hơn về mặt vật lý với người dùng cuối.
Về mặt cấu trúc, trong các trung tâm dữ liệu như vậy, Salesforce có thể giữ nhiều POD (Point of Delivery – Điểm giao hàng). POD cho phép chia sẻ và cung cấp các nguồn lực bổ sung cho các bên liên quan nếu nhu cầu về các nguồn lực đó tăng đột biến. POD bao gồm tường lửa, bộ chuyển mạch, bộ cân bằng tải, công sức tính toán và hệ thống tệp.
Salesforce Commerce Cloud có 2 phiên bản chính để xây dựng website thương mại điện tử: Salesforce B2C Commerce và Salesforce B2B Commerce.
Trong đó, mô hình B2C còn được chia ra 3 gói giải pháp, bao gồm:
Tương tự, mô hình B2B còn được chia ra 2 gói giải pháp, bao gồm:
Riêng mô hình B2B2C sẽ được tính dựa trên 1% tổng giá trị hàng hóa (GMV).
Salesforce Commerce Cloud cung cấp một loạt các tính năng mạnh mẽ để giúp doanh nghiệp phát triển doanh nghiệp thương mại điện tử, bao gồm:
Salesforce Commerce Cloud là một trong những nền tảng hiếm hoi có hỗ trợ Headless Commerce thông qua việc tích hợp với các công nghệ và khung phát triển phổ biến, chẳng hạn như React, Angular và Vue.js. Điều này cho phép doanh nghiệp phát triển các giao diện người dùng tùy chỉnh đáp ứng nhu cầu cụ thể của thương hiệu.
Xem thêm:
Vào giữa năm 2023, Salesforce đã ra mắt hai sản phẩm AI thế hệ mới bao gồm Marketing GPT và Commerce GPT tại hội nghị Connections của công ty.
Marketing GPT và Commerce GPT sẽ cung cấp năng lượng cho Marketing Cloud và Commerce Cloud của Salesforce, cho phép các doanh nghiệp loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại, tốn thời gian khỏi quy trình làm việc và cung cấp các chiến dịch cũng như trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa trên quy mô lớn.
Với Marketing GPT, các doanh nghiệp sẽ có thể tự động tạo email được cá nhân hóa, phân khúc đối tượng thông minh hơn. Và với Commerce GPT, các thương hiệu sẽ có thể mang đến trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa và ưu đãi tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng hành trình mua hàng động do GPT cung cấp.
Salesforce Commerce Cloud hỗ trợ thương mại điện tử đa kênh (Omnichannel), có nghĩa là bạn có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch trên tất cả các kênh, bao gồm website, mobile app, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, v.v) và sàn thương mại điện tử (TikTok Shop, Shopee, Lazada, Sendo, v.v).
Điều này cho phép doanh nghiệp dễ dàng bán hàng trên nhiều kênh mà không cần phải xây dựng và duy trì các giải pháp riêng biệt cho từng kênh.
Salesforce Commerce Cloud được xây dựng trên nền tảng đám mây, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động thương mại điện tử mà không phải lo lắng về việc đầu tư vào phần cứng và phần mềm.
Salesforce Commerce Cloud cũng cung cấp các tính năng và công cụ giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả lưu lượng truy cập và hiệu suất, đảm bảo trải nghiệm mua sắm liền mạch cho khách hàng.
Salesforce Commerce Cloud được sử dụng bởi nhiều nhà bán lẻ lớn và doanh nghiệp B2B trên thế giới, để tạo và quản lý trang web thương mại điện tử tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Hugo Boss là một trong những thương hiệu thời trang cao cấp hàng đầu thế giới của Đức, được thành lập vào năm 1924, với mạng lưới bán lẻ rộng khắp bao gồm các cửa hàng, đại lý và website thương mại điện tử.
Hugo Boss đã sử dụng Salesforce Commerce Cloud để xây dựng website thương mại điện tử vào năm 2021. Nền tảng này cung cấp các tính năng giúp Hugo Boss tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch, bao gồm đồng bộ hóa danh mục sản phẩm, thanh toán xuyên kênh và giao hàng và trả lại hàng. Thêm vào đó, website của Hugo Boss cũng cung cấp các tính năng cá nhân hóa, chẳng hạn như đề xuất sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm của khách hàng.
Bvlgari là thương hiệu thời trang cao cấp của Ý, đã sử dụng Salesforce Commerce Cloud để xây dựng website thương mại điện tử. Trang web này được thiết kế để mang đến tăng trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa cho khách hàng của Bvlgari.
Một tính năng cá nhân hóa nổi bật trên website thương mại điện tử mới của Bvlgari là tính năng “My Bvlgari”. Tính năng này cho phép khách hàng tạo hồ sơ cá nhân của riêng mình và lưu trữ thông tin về sở thích mua sắm, lịch sử mua hàng và địa chỉ giao hàng. Tính năng này giúp Bvlgari hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và cung cấp cho họ các đề xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp.
Ralph Lauren là một thương hiệu thời trang cao cấp của Mỹ, được thành lập vào năm 1967. Ralph Lauren chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang cao cấp dành cho nam giới, phụ nữ và trẻ em, bao gồm quần áo, giày dép, phụ kiện và nước hoa.
Salesforce Commerce Cloud giúp Ralph Lauren đồng bộ hóa danh mục sản phẩm của mình trên tất cả các kênh, bao gồm trang web, ứng dụng di động và các cửa hàng thực tế. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy sản phẩm họ muốn mua, bất kể họ đang sử dụng kênh nào.
Salesforce Commerce Cloud là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp lớn để kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (0287108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Thế giới trang sức luôn ẩn chứa vẻ đẹp huyền bí và lôi cuốn. Với sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, nhiều thương hiệu trang sức đã tận dụng cơ hội này để đưa sản phẩm gần hơn với người dùng toàn cầu và tạo dấu ấn riêng qua website thương mại điện tử của mình. Shopify là một trong những nền tảng được lựa chọn triển khai nhiều nhất để tạo ra giao diện và trải nghiệm người dùng độc đáo và sống động nhất, thu hút hàng triệu khách hàng yêu trang sức khắp thế giới.
Dưới đây là danh sách 10 website Shopify trang sức nổi bật nhất, nơi sự sáng tạo kết nối với giải pháp công nghệ để tạo nên những tác phẩm nghệ độc đáo đã chinh phục trái tim của tín đồ trang sức khắp mọi nơi.
Xem thêm: Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử?
Xuất xứ từ New York, Mỹ, ANA LUISA là thương hiệu trang sức nổi bật với tầm nhìn làm đẹp cho cuộc sống bằng những món trang sức độc đáo và sang trọng. ANA LUISA chọn lựa những nguyên liệu cao cấp, như vàng 14k, bạc 925, kim cương tái tạo và ngọc trai nuôi cấy, để tạo nên những bộ sưu tập trang sức phong phú và phù hợp với mọi phong cách và cá tính.
Bằng cách triển khai Shopify, website trang sức ANA LUSIA đã rút ngắn thời gian xây dựng và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường. Trang web mang phong cách thiết kế đơn giản và thanh lịch với tông màu trắng chủ đạo rất phù hợp với ngành phụ kiện trang sức. ANNA LUISA chú trọng phát triển các tính năng nâng cao để cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho khách hàng.
Trong số đó phải kể đến như Kiểm tra đơn hàng theo mã số và zip code; Xem nhanh sản phẩm; Đặt hàng trước và nhận thông báo khi có hàng; Gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử xem sản phẩm; Hiện số lượng sản phẩm đang xem được bán ra trong vòng 24 giờ.
PD Paola là một thương hiệu trang sức nổi tiếng của Tây Ban Nha, lấy cảm hứng từ sự pha trộn giữa thiết kế hiện đại và tinh tế với những đường nét cổ điển. PD Paola thường có các bộ sưu tập trang sức đa dạng, bao gồm những mẫu vòng cổ, nhẫn, bông tai và nhiều sản phẩm khác. Thương hiệu này cũng cam kết đảm bảo tính bền vững trong quá trình sản xuất nên các sản phẩm không chỉ đẹp mắt mà còn thân thiện với môi trường.
PD Paola đã triển khai website Shopify để cung cấp sản phẩm của mình cho lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet. Thông qua website thương mại điện tử, PD Paola xây dựng nhiều tính năng độc đáo nhằm nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến bao gồm Zoom hình ảnh sản phẩm; Gợi ý sản phẩm mua kèm, Hiển thị sản phẩm đã xem, Tuỳ chọn kích thước sản phẩm; Tuỳ chọn thanh toán với thẻ tín dụng và PayPal; Gợi ý tìm kiếm thông minh với từ khoá được tìm kiếm phổ biến, gần đây và sản phẩm phổ biến; Đặt lịch hẹn tại cửa hàng offline.
Xem thêm: Hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức toàn diện
Missoma là thương hiệu trang sức đến từ London, Anh, chuyên về các sản phẩm trang sức bằng vàng và bạc tái chế với thiết kế hiện đại, tinh tế và cá tính. Thương hiệu này có nhiều bộ sưu tập trang sức nổi bật, như Lucy Williams, Harris Reed, Savi, Zenyu, Molten và nhiều hơn nữa.
Thiết kế của website thương mại điện tử Missoma mang vẻ sang trọng và tối giản đặc trưng của ngành trang sức. Quyết định triển khai website Shopify đã mang đến khả năng tích hợp đa dạng và dễ dàng hơn với ứng dụng bên thứ ba nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm phong phú và chất lượng hơn.
Một số tính năng nổi bật của Missoma là: Tích hợp đa dạng phương thức thanh toán bao gồm Mua trước trả sau với Klarna; Tính năng đa tiền tệ tự động chuyển đổi tiền tệ dựa trên IP của người dùng; Lọc sản phẩm dựa trên chất liệu, kích cỡ; Tích hợp chương trình khách hàng thân thiết The Rewards Stack.
Được sáng lập bởi Michael Saiger vào năm 2008, Miansai là thương hiệu chuyên về trang sức nổi tiếng hàng đầu nước Mỹ. Miansai tập trung vào việc tạo ra những món trang sức nam và nữ có thiết kế đơn giản, tinh tế và độc đáo, bằng cách sử dụng những nguyên liệu thô được chọn lọc và tinh luyện bằng tay. Thương hiệu này cung cấp nhiều bộ sưu tập trang sức như vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên tai, móc khóa và nhiều phụ kiện khác.
Miansai cũng xây dựng và phát triển website Shopify trang sức nhằm cung cấp cho khách hàng những tính năng đặc thù của ngành trang sức bao gồm: Chọn size sản phẩm; Lọc và tìm kiếm sản phẩm, bộ sưu tập; Tự động chuyển đổi tiền tệ dựa trên IP người dùng; Gợi ý tìm kiếm; Tích hợp với nền tảng mạng xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram.
Astrid & Miyu, thương hiệu trang sức thời trang có trụ sở tại London từ lâu đã trở thành một trong những tên tuổi quen thuộc trong ngành công nghiệp trang sức quốc tế. Một trong những đặc điểm nổi bật của Astrid & Miyu là khả năng kết hợp linh hoạt giữa các sản phẩm trang sức. Thương hiệu này chú trọng đến việc tạo ra những thiết kế có thể lớp chồng lên nhau và kết hợp một cách sáng tạo. Điều này cho phép người dùng tạo ra những trải nghiệm trang sức riêng biệt và biểu đạt phong cách cá nhân.
Website trang sức của Astrid & Miyu được xây dựng trên nền tảng Shopify nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng với các tính năng độc đáo. Trong số đó phải kể đến Zoom sản phẩm; Tuỳ chọn màu sắc sản phẩm; Kiểm tra cửa hàng có sẵn sản phẩm; Gợi ý tìm kiếm; Tích luỹ điểm thưởng; Tuỳ chọn quà tặng; Tuỳ chọn thanh toán (Amazon Pay, Shop Pay, Google Pay); Đặt lịch hẹn tại cửa hàng bất kỳ.
QALO là một thương hiệu trang sức đặc biệt tập trung vào việc sản xuất nhẫn silicone, đặc biệt là nhẫn silicone kết hợp với một sự đa dạng về thiết kế và mục đích sử dụng. Tên gọi “QALO” có nghĩa “Quality, Athletics, Love, Outdoors” (Chất lượng, Thể thao, Tình yêu, Ngoài trời), thể hiện rằng thương hiệu chú trọng đến chất lượng, tính năng thể thao, tình yêu gia đình và sự sẵn sàng cho cuộc phiêu lưu ngoài trời.
QALO cũng triển khai website thương mại điện tử với Shopify, nền tảng được nhiều thương hiệu trang sức hàng đầu lựa chọn. Một số tính năng độc đáo của website trang sức QALO phải kể đến là Hiển thị sản phẩm theo danh mục; Hiển thị sản phẩm phổ biến; Tuỳ chọn màu sắc và kích cỡ sản phẩm; Tuỳ chọn thanh toán Buy Now Pay Later (BNPL) với Shop Pay. Bên cạnh đó, QALO cho phép kiểm tra đơn hàng, xem lại lịch sử xem sản phẩm và mua hàng trên “My Shop”.
Daisy Jewellery là một thương hiệu trang sức nổi tiếng với nguồn gốc tại Vương quốc Anh. Thương hiệu này nổi bật với các thiết kế trang sức độc đáo và thường kết hợp các yếu tố thiên nhiên, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của các loại hoa, lá cây và đá quý. Daisy Jewellery tập trung vào việc sử dụng các loại đá quý tự nhiên, bao gồm đá thạch anh hồng, ngọc trai, và đá ánh sáng của mặt trời. Các sản phẩm của họ thường được làm bằng bạc sterling 925 hoặc vàng lớp mỏng, đảm bảo chất lượng và độ bền.
Thương hiệu này đã triển khai Shopify để tăng cường sự nhận diện của mình trên Internet. Website thương mại điện tử của Daisy Jewellery đã cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm độc đáo với những tính năng vượt trội như Hiển thị hình ảnh và video sản phẩm; Tuỳ chọn kích cỡ và chất liệu sản phẩm (Vàng hoặc Bạc); Hiển thị gợi ý sản phầm ở trang sản phẩm và trang giỏ hàng; Hiển thị review sản phẩm; Tuỳ chọn thanh toán Shop Pay, PayPal, Google Pay, Klarna; Tuỳ chọn đóng gói sản phẩm; Tuỳ chọn đơn hàng quà tặng; Tự động tính phí giao hàng quốc tế.
STONE AND STRAND là thương hiệu trang sức được thành lập năm 2013 tại Mỹ. STONE AND STRAND cung cấp hàng loạt các sản phẩm trang sức bao gồm nhẫn, vòng cổ, bông tai, và nhiều mẫu trang sức khác. Tất cả các sản phẩm đều được thiết kế với sự tinh tế và chi tiết hoàn hảo, thể hiện tầm nhìn sáng tạo của thương hiệu.
Tương tự như phần lớn thương hiệu trang sức khắp mọi nơi, STONE AND STRAND đã triển khai Shopify cho website thương mại điện tử của mình. Bên cạnh danh mục sản phẩm dễ lọc và tìm kiếm thì website còn có tính năng kiểm tra đơn hàng bằng email và tích hợp nhiều phương thức thanh toán trong đó có Mua trước trả sau với Affirm.
Shashi là một thương hiệu trang sức thời trang phát triển từ năm 2009 bởi người sáng lập Shashi Singapuri. Thương hiệu này có trụ sở tại New York và nổi tiếng với các sản phẩm trang sức độc đáo, sáng tạo và phong cách. Shashi tạo ra nhiều loại trang sức, từ vòng cổ, lắc tay, dây chuyền đến bông tai và nhẫn. Những mảng màu tươi sáng và các chi tiết độc đáo là điểm nổi bật của các sản phẩm của Shashi.
Giao diện của website thương mại điện tử Shopify của Shashi mang phong cách tối giản, tập trung hiển thị các sản phẩm bán chạy nhất và mới ra mắt của mình. Bên cạnh đó, trang web cũng cung cấp các tính năng nổi bật nhằm làm phong phú trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Một số tính năng của website trang sức Shashi đó là Tuỳ chọn màu sắc và kích cỡ sản phẩm; Xem nhanh giỏ hàng; Quy đổi đơn vị tiền tệ dựa trên IP người dùng; Tuỳ chọn thanh toán Shop Pay và Amazon Pay.
V by Laura Vann là một thương hiệu trang sức nổi tiếng có trụ sở tại Anh Quốc. Thương hiệu này được sáng lập bởi Laura Vann, một nhà thiết kế trang sức tài năng. Với tầm nhìn sáng tạo và kiến thức sâu sắc về ngành trang sức, Laura Vann đã tạo ra một loạt các thiết kế trang sức độc đáo và đẹp mắt.
Website trang sức của thương hiệu này từ lâu đã được triển khai với Shopify nhằm cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu với nhiều tính năng vượt trội thông qua các tích hợp. Trong số đó phải kể đến Tuỳ chọn thanh toán Shop Pay (Shopify), Google Pay, thẻ tín dụng hoặc BNPL với Klarna; Tuỳ chọn đóng gói; Thiết kế tuỳ chỉnh trang sức và trang sức cưới.
Trên đây là tổng 10 website trang sức đã ghi dấu ấn trong lòng tín đồ trang sức khắp thế giới thông qua việc triển khai Shopify. Có thể thấy, việc sở hữu một website thương mại điện tử tối ưu không chỉ giúp doanh nghiệp trang sức nổi bất trên Internet mà còn mở ra cơ hội kinh doanh vô tận — Shopify là nền tảng phù hợp giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó nhanh nhất.
Xem thêm: Top 5 nền tảng thương mại điện tử để xây dựng website trang sức
Với đội ngũ chuyên gia tận tâm và kinh nghiệm, SECOMM có thể đồng hành với doanh nghiệp để triển khai một website Shopify trang sức thật sự xuất sắc.
Liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) của chúng tôi để bắt đầu hành trình thương mại điện tử trang sức với Shopify ngay hôm nay và không bỏ lỡ cơ hội đưa thương hiệu và sản phẩm đến với hàng triệu khách hàng tiềm năng trên toàn cầu.
Headless Commerce là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất và góp phần thay đổi cách doanh nghiệp tiếp cận với thương mại điện tử. Điều thú vị là Shopify Plus được biết đến là nền tảng đi đầu trong việc cung cấp giải pháp và công cụ vượt trội để doanh nghiệp triển khai Headless Commerce.
Bài viết dưới đây liệt kê 15 thương hiệu hàng đầu thuộc nhiều lĩnh vực đã triển khai website thương mại điện tử headless trên nền tảng Shopify Plus để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến đáng nhớ hơn bao giờ hết.
Xem thêm: 15 lý do để chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus
Babylist được thành lập năm 2011 bởi Natalie Gordon khi cô đang mang thai và gặp khó khăn để chọn những món quà cho buổi tiệc trước khi sinh (Baby Shower). Babylist là nền tảng cho phép các bậc cha mẹ tạo danh sách sản phẩm họ cần cho con của mình. Điều này giúp người tham dự buổi tiệc hoặc những người muốn mua quà biết được những gì cần nên mua.
Điều quan trọng là Babylist cần tối ưu hoá cho hai hành trình khách hàng riêng biệt:
Từ đây có thể thấy, việc mua sắm không chỉ đơn thuần được thực hiện từ danh mục sản phẩm mà còn ở sổ danh sách do các bậc cha mẹ tạo ra, nơi chứa các URL sản phẩm từ khắp nơi trên Internet. Quy trình càng phức tạp hơn khi Babylist cho phép người dùng mua hàng trực tuyến và nhận hàng tại cửa hàng.
Do đó, Babylist triển khai kiến trúc Headless kết hợp với Shopify Plus để tùy chỉnh hành trình khách hàng dễ dàng hơn cũng hơn tối ưu quy trình quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, tồn kho. Ngoài ra, Babylist còn sử dụng hệ thống Headless CMS – Contentful để phân phối nội dung đến giao diện website và mobile app.
Figs là một thương hiệu thời trang chuyên về quần áo y tế cao cấp với thiết kế tối giản. Thương hiệu này chuyên sản xuất và phân phối quần áo và phụ kiện y tế cho các nhà hộ sinh, bác sĩ, nha sĩ và những người làm trong ngành chăm sóc sức khỏe. Sản phẩm của Figs bao gồm quần áo y tế, áo khoác, nón, tất, găng tay và giày.
Với sự chú trọng vào bán hàng trực tuyến, Figs triển khai Headless Commerce bằng cách sử dụng Shopify Plus cho các tính năng của phần backend như quản lý sản phẩm, đơn hàng, thanh toán, vận chuyển và những khía cạnh quan trọng khác để vận hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, ở frontend, Figs đã sử dụng cách tiếp cận độc lập để tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo và tuỳ chỉnh.
Cụ thể hơn, Figs đã sử dụng Unbounce để tạo ra các trang landing page độc đáo và tuỳ chỉnh cho sản phẩm hoặc chương trình khuyến mãi, đồng thời Next.js để kết nối trang landing page tùy chỉnh với trang sản phẩm trên Shopify. Điều này có nghĩa khi khách hàng truy cập vào một trang landing tuỳ chỉnh nào đó, họ có thể dễ dàng tìm và mua sản phẩm cụ thể liên quan đến landing page đó.
Nhờ vậy, Figs đã cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm mượt mà và dễ dàng hơn, đưa họ đến sản phẩm họ quan tâm nhanh nhất có thể.
Allbirds là một thương hiệu giày thể thao và giày dép nổi tiếng được thành lập năm 2014 bởi Tim Brown và Joey Zwillinger. Thương hiệu này nổi tiếng với việc sản xuất giày từ các nguồn nguyên liệu bền vững và thiết kế đơn giản, đẹp mắt. Với khẩu hiệu “Chúng tôi làm giày để cảm ơn đất đai”, Allbirds đã có sự phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những tên tuổi nổi bật của ngành thời trang nói chung và giày dép nói riêng.
Nhằm mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu cho khách hàng, Allbirds đã triển khai mô hình Headless Commerce với Shopify Plus. Kiến trúc Headless cho phép thương hiệu này tuỳ chỉnh và kiểm soát phần giao diện người dùng (frontend) một cách linh hoạt và hiệu quả, trong khi Shopify Plus được sử dụng cho các tính năng quản lý dữ liệu và hoạt động thương mại điện tử ở phần backend.
Triển khai Headless Commerce đã giúp Allbirds có được giao diện được thiết kế thân thiện với người dùng và đầy cá tính cũng như cung cấp trải nghiệm mua sắm độc đáo với những tính năng vượt trội.
Có trụ sở tại San Francisco, California, Rothy’s – một thương hiệu thời trang nổi tiếng với các sản phẩm giày dép được sản xuất từ các nguồn tài nguyên tái chế, chủ yếu từ sợi nhựa đã qua sử dụng, đặc biệt là PET. Rothy’s đã trở thành biểu tượng thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng khi kết hợp yếu tố thời trang và tư duy thân thiện với môi trường.
Với mong muốn “làm những điều khác biệt”, Rothy’s tiếp cận với kiến trúc Headless nhằm dễ dàng mở rộng thêm nhiều cửa hàng ở các thị trường quốc tế khác nhau. Kiến trúc Headless cho phép thương hiệu này tự do tích hợp công nghệ yêu thích vào hệ thống thương mại điện tử Shopify Plus.
Trong khi đó, Rothy’s có thể phát triển các frontend độc lập cho từng thị trường, cho phép điều chỉnh các yếu tố như giá cả và ngôn ngữ sao cho phù hợp với đặc thù và người tiêu dùng tại mỗi thị trường. Điều này giúp Rothy’s tạo trải nghiệm mua sắm độc đáo, riêng biệt cho đối tượng khách hàng ở từng thị trường mà họ phục vụ.
Inkbox là một thương hiệu chuyên về hình xăm tạm thời có thể áp dụng trên da và trên móng một cách dễ dàng. Inkbox cho phép người dùng sử dụng hình xăm tạm thời hình xăm họ muốn mà không cần phải cam kết vĩnh viễn.
Mực của Inkbox được làm từ các thành phần tự nhiên, không gây hại cho da với công nghệ “Freehand Ink”. Thương hiệu này là một ví dụ về việc tận dụng sáng tạo và công nghệ để cung cấp một sự thay đổi tạm thời cho việc tự trang điểm và tự tạo dựng hình ảnh trên da, trên móng một cách độc đáo và thú vị.
Inkbox triển khai Headless Commerce với Shopify Plus nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm tối ưu cho khách hàng với các tính năng nổi bật như:
Kể từ khi thành lập năm 2014, Kylie Cosmetics đã được người tiêu dùng khắp Bắc Mỹ đón nhận và Kylie Jenner khi đó được nhiều tờ báo đặc biệt là Forbes ưu ái vinh danh là một thiên tài kinh doanh. Tiếp nối thành công của những món mỹ phẩm mang thương hiệu Kylie, năm 2019 Kylie Jenner đánh dấu mốc son mới khi ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da mang tên Kylie Skin.
Nắm bắt nhanh xu hướng Headless Commerce, Kylie Cosmetics đã triển khai Shopify Plus cho các chức năng cốt lõi ở phần backend như thanh toán và giao hàng. Bên cạnh đó, nền tảng này cung cấp cho thương hiệu này sự linh hoạt vượt trội để có thể tích hợp các dịch vụ bên thứ ba để thực hiện các thao tác tùy chỉnh đa dạng hơn cho phần frontend.
Điều này giúp Kylie Cosmetics cung cấp trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và hấp dẫn cho khách hàng, đồng thời hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và ổn định của Shopify Plus.
Vinamilk là thương hiệu sữa quốc dân của Việt Nam với hàng loạt sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn như sữa tươi, sữa chua, sữa đặc, kem, v.v. Năm 2023, Vinamilk đã triển khai chiến lược tái định vị nhằm củng cố vị thế của mình tại thị trường trong nước đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế.
Với chiến lược đó, Vinamilk tiến hành hợp nhất website thương mại điện tử và website thông tin doanh nghiệp để cung cấp trải nghiệm khách hàng đồng nhất và liền mạch hơn cũng như để quản lý dữ liệu hiệu quả hơn.
Vinamilk và SECOMM đã có sự phối hợp ăn ý để đi đến quyết định triển khai mô hình Headless Commerce + Headless CMS dựa trên nền tảng thương mại điện tử Shopify Plus và một hệ thống Headless CMS. Diện mạo của website Vinamilk đánh dấu sự chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại, từ tách biệt đến hợp nhất, từ bán hàng đến tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng.
ILIA là thương hiệu mỹ phẩm sạch được người tiêu dùng yêu thích và đã đoạt nhiều giải thưởng. Thương hiệu này ra đời với mong muốn giúp người dùng bảo vệ và phục hồi làn da của mình bằng các công thức an toàn và hiệu quả cao. Trước đây, hệ thống website thương mại điện tử của ILIA chạy trên Shopify Advanced nhưng nhanh chóng tăng trưởng và nâng cấp lên Shopify Plus để tiếp cận với khả năng tùy chỉnh linh hoạt hơn.
ILIA đã triển khai Headless để cung cấp hình ảnh đa dạng và ấn tượng giúp khách hàng tìm thấy chính xác loại mỹ phẩm phù hợp với làn da của mình mà không cần tạo trải nghiệm web rườm rà ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ tải trang.
Bằng cách triển khai Headless Commerce trên Shopify Plus, các nhà phát triển của ILIA được tự do để thử nghiệm nhiều loại và định dạng nội dung khác nhau. Cách tiếp cận này đã cải thiện đáng kể khả năng của frontend như tốc độ tải trang nhanh hơn và mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tối ưu hơn với tính năng “Find My Shade”.
Được thành lập vào năm 1575, Bols – thương hiệu chuyên về các món nước cocktails đã có mặt ở các quán bar, nhà hàng và máy bay trên khắp thế giới trong nhiều năm. Sau nhiều năm hoạt động, thương hiệu muốn bán hàng cho người tiêu dùng trên quy mô toàn cầu. Vì thế Bols đã xây dựng website thương mại điện tử cho cả hai mô hình B2B và B2C, đặt trọng tâm vào trải nghiệm khách hàng.
Bằng cách triển khai Headless Commerce trên nền tảng Shopify Plus, Bols có thể tùy chỉnh linh hoạt bố cục và thiết kế phần giao diện frontend, cho phép khách hàng mua cocktails, đặt chỗ sự kiện, mua vé sự kiện và đăng ký tham gia các khóa học pha chế. Đến nay, Bols đã xây dựng được cộng đồng hơn 20 nghìn người theo dõi trên Instagram và tích hợp mạng xã hội này vào website để chia sẻ công thức pha chế cocktails mới nhất.
Victoria Beckham được biết đến là tượng đài của làng thời trang thế giới, tài năng và sự cống hiến của cô được giới chuyên môn và người hâm mộ công nhận. Niềm đam mê của Victoria không chỉ dừng lại ở thời gian mà còn với lĩnh vực mỹ phẩm. Do đó, năm 2019, thương hiệu mỹ phẩm Victoria Beckham Beauty do cô làm nhà đồng sáng lập đã chính thức ra đời.
Thương hiệu này đã triển khai website thương mại điện tử với tiêu chí hiệu suất cao, tốc độ tải trang nhanh chóng và có thể vận hành mượt mà với giao diện đa ngôn ngữ, đa tiền tệ. Vì thế, Victoria Beckham Beauty đã quyết định triển khai kiến trúc Headless, tận dụng Shopify Plus Storefront API, hosting Netlify kết hợp với hệ thống quản lý nội dung (CMS) – Contentful.
Shopify Plus giúp doanh nghiệp này quản lý khách hàng, đơn hàng, tồn kho, tích hợp nhiều hình thức thanh toán để mang đến trải nghiệm đa tiền tệ. Trong khi đó, Contentful cung cấp những tính năng CMS vượt trội để quản lý dữ liệu phong phú của Victoria Beckham Beauty.
Kotn được thành lập với sứ mệnh đặt ra tiêu chuẩn cho sự sáng tạo và tiêu dùng có ý thức, thiết kế trang phục dựa trên các nguyên tắc thiết kế đảm bảo chất lượng, giá trị trung thực và có tác động tích cực đến xã hội.
Sau khi ra mắt website thương mại điện tử Headless với Shopify Plus năm 2014, thương hiệu này tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với mong muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm vượt trội, Kotn điều chỉnh cách tiếp cận của mình cho mục tiêu phát triển những năm sau đó.
Kotn đã sử dụng Shopify Storefront API để hợp nhất hai cửa hàng thành một, tích hợp với một hệ thống CMS mới và tùy chỉnh các trang sản phẩm và thanh toán. Điều này làm giảm nhu cầu về các ứng dụng tùy chỉnh và và các giải pháp liên quan, đồng thời trao quyền cho nhân viên quản lý, hàng tồn kho, doanh số và trải nghiệm khách hàng dễ dàng hơn.
Paul Valentine là thương hiệu chuyên chế tác và cung cấp những món trang sức thanh lịch, vượt thời gian. Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi thành lập năm 2015, Paul Valene chính thức trở thành thương hiệu trang sức lớn, có uy tín và hiện đã phục vụ hàng trăm khách hàng khắp thế giới.
Website Paul Valentine đã được vận hành trên Shopify Plus từ trước nhưng cách thiết lập lại khiến quy trình quản lý nội dung trên 12 cửa hàng địa phương trở nên phức tạp và kém hiệu quả. Do đó, triển khai kiến trúc Headless là phương pháp tiếp cận phù hợp nhất để giải quyết vấn đề này.
Theo đó, Paul Valentine đã xây dựng giao diện frontend tuỳ chỉnh bằng cách sử dụng Shopify Storefront API và framework Vue.js, đồng thời tích hợp hệ thống Contentful vào backend nhằm đồng nhất việc quản lý và phân phối nội dung giữa các cửa hàng. Điều này giúp đơn giản hoá hoạt động quản lý và vận hành website thương mại điện tử của đội ngũ Paul Valentine cũng như tăng tốc độ tải trang và đảm bảo trải nghiệm người dùng mượt mà và nhất quán.
Veloretti là một thương hiệu xe đạp nổi tiếng của Hà Lan, chuyên sản xuất và cung cấp các loại xe đạp và phụ kiện cao cấp. Việc ra mắt dòng xe đạp điện hiện đại đầu tiên đã thúc đẩy Veloretti tái xây dựng toàn bộ website thương mại điện tử của mình.
Trong khi các đối thủ tập trung vào công nghệ và các thông số kỹ thuật, Veloretti lại quyết định thiết kế trang web của mình mang đậm tính thời trang và phong cách sống bằng việc sử dụng bố cục và nội dung video độc đáo. Đối với các trang sản phẩm xe đạp không điện, Veloretti sử dụng theme sáng, trong khi theme tối sẽ được dùng cho các trang sản phẩm xe đạp điện, đảm bảo việc cung cấp đủ thông tin về kỹ thuật nhưng vẫn không làm mất yếu tố thời trang và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
Để làm được điều đó, Veloretti triển khai kiến trúc Headless, với Shopify Plus làm nền tảng cho phần backend, đồng thời sử dụng Shopify Storefront API để kết nối frontend và backend cũng như truy xuất dữ liệu và chức năng từ Shopify dễ dàng và linh hoạt. Ngoài ra, Veloretti sử dụng framework React để xây dựng giao diện frontend tuỳ chỉnh nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm độc đáo và đầy tính thời trang.
BonLook là thương hiệu chuyên sản xuất và bán mắt kính nổi tiếng có trụ sở tại Montreal, và 37 cửa hàng chi nhánh có mặt khắp Canada. Ngoài ra, BonLook còn có dịch vụ cắt kính theo toa, khách hàng sẽ tải lên đơn thuốc, chọn chất liệu tròng kính, khả năng chống ánh sáng xanh, chống mỏi, kích thước gọng kính và kiểu dáng.
BonLook đã xây dựng giải pháp Headless đa kênh với Shopify Plus nhằm cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch giữa các kênh từ online đến offline với nhiều tính năng độc đáo, trong đó có công nghệ AR với “Virtual Try On”. Thương hiệu này còn tận dụng các ứng dụng trong Shopify Plus Certified Apps để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, nuôi dưỡng lòng trung thành bằng các chương trình khuyến mãi và ưu đãi theo mùa để thu hút khách hàng quay trở lại mua sắm.
Grass Roots là một hợp tác xã của các gia đình nông dân quy mô nhỏ ở Hoa Kỳ chuyên sản xuất và bán các sản phẩm sạch như thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt cừu và cả nước hầm xương. Vì muốn cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu nhất, Grass Roots quyết định triển khai giải pháp Headless Commerce trên nền tảng Shopify Plus. Điều này giúp Grass Roots tiếp cận với những công nghệ web hiện đại nhất để tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo của riêng mình với các tính năng như:
Triển khai Headless với Shopify Plus ngay hôm nay!
Trên đây là những minh chứng cụ thể cho việc cung cấp trải nghiệm khách hàng độc đáo và hấp dẫn của 15 thương hiệu ở khắp các lĩnh vực khi triển khai Headless dựa trên nền tảng Shopify Plus.
Với khả năng tùy chỉnh linh hoạt và mở rộng vượt trội, Shopify Plus là một trong những nền tảng SaaS được các doanh nghiệp lớn cân nhắc lựa chọn để phát triển mô hình Headless Commerce nhờ những giải pháp tối ưu như Hydrogen + Oxygen và Commerce Components.
Trong nhiều năm qua, SECOMM trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Suzuverse để thiết lập kiến trúc Headless cho website thương mại điện tử. Chúng tôi đảm nhận việc tư vấn, lập kế hoạch và đồng hành với doanh nghiệp để xây dựng website Headless Shopify Plus trên từng giai đoạn.
Liên hệ với SECOMM hoặc gọi trực tiếp vào hotline (028 7108 9908) để bắt đầu dự án triển khai Headless với Shopify Plus ngay hôm nay!
Nền tảng thương mại điện tử Shopify Plus không chỉ được biết đến bởi tính linh hoạt và tuỳ chỉnh cao mà còn cung cấp cho doanh nghiệp khả năng tích hợp với hàng loạt các ứng dụng trong Shopify Plus Certified App, giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng, quản lý bán hàng, giao hàng,v.v Thế giới thương mại điện tử không ngừng phát triển và việc lựa chọn những ứng dụng tích hợp đúng đắn có thể là một yếu tố quyết định trong việc triển khai một website thương mại điện tử thành công.
Bài viết sau đây giới thiệu 10 Shopify Plus app mà doanh nghiệp nên xem xét để tích hợp vào website thương mại điện tử của mình. Những ứng dụng này không chỉ giúp tối ưu quy trình vận hành mà còn đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, tạo ra các chiến dịch marketing hiệu quả và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Shopify Plus là phiên bản cao cấp nhất của Shopify với khả năng tuỳ chỉnh và mở rộng vượt trội, được thiết kế để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp có quy mô lớn. Shopify Plus app là các ứng dụng hoặc dịch vụ bên thứ ba được tích hợp với hệ thống Shopify Plus để cung cấp khả năng quản lý các khía cạnh khác nhau của hoạt động thương mại điện tử như marketing, bán hàng, quản lý đơn hàng và giao hàng, phân tích và báo cáo hiệu suất.
Sử dụng các Shopify Plus app có thể mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, bao gồm
Judge.me là một ứng dụng vượt trội dành cho các doanh nghiệp sử dụng nền tảng Shopify Plus. Ứng dụng này tập trung vào việc thu thập, quản lý và hiển thị đánh giá và nhận xét sản phẩm từ phía khách hàng.
Xếp hạng: 5/5
Lượt đánh giá: 18,391
Tính năng cốt lõi:
Giá: app Judge.me có hai gói giải pháp khả dụng, bao gồm
Đây là Shopify Plus app cho phép doanh nghiệp thiết kế trải nghiệm khách hàng theo hướng cá nhân hoá. Ứng dụng này đảm bảo trang web của doanh nghiệp đưa ra các gợi ý và cung cấp những sản phảm mà khách hàng thật sự quan tâm để làm hài lòng họ và từ đó tăng doanh số bán hàng.
Xếp hạng: 4.9/5
Lượt đánh giá: 508
Tính năng cốt lõi:
Giá: Rebuy cung cấp cho người dùng Shopify Plus ba gói giải pháp, bao gồm
Trong số các Shopify Plus app cần có trong website thương mại điện tử thì Smile được nhắc đến nhiều nhất cho các ứng dụng về Loyalty program. Ứng dụng Shopify Plus này giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý chương trình khách hàng thân thiết trên các cửa hàng Shopify Plus, nhằm tăng cường sự tương tác của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và thu hút khách hàng tiềm năng.
Xếp hạng: 4.8/5
Lượt đánh giá: 5,354
Tính năng cốt lõi:
Giá: Smile cung cấp ba gói giải pháp
Một trong những Shopify Plus app phổ biến khác chính là Shogun Landing Page Builder. Đây là ứng dụng cho phép các nhà bán lẻ tạo các trang landing page đẹp mắt và hiệu quả bằng cách cung cấp một trình chỉnh sửa kéo và thả trực quan, giúp các nhà bán hàng Shopify Plus tạo ra các landing page tuỳ chỉh mà không cần bất kỳ kỹ năng lập trình nào.
Xếp hạng: 4.8/5
Lượt đánh giá: 3,216
Tính năng cốt lõi:
Giá: Shogun cung cấp cho doanh nghiệp Shopify plus 4 gói giải pháp
Referral là một ứng dụng của Shopify Plus cho phép các nhà bán hàng tạo và quản lý các chương trình giới thiệu và tiếp thị liên kết. Shopify Plus app này cung cấp hàng loạt các tính năng và tuỳ chọn để giúp doanh nghiệp khuyến khích khách hàng và các influencer giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.
Xếp hạng: 4.8/5
Lượt đánh giá: 2,049
Tính năng cốt lõi:
Giá: Referral cung cấp 2 gói giải pháp với 14 ngày dùng thử miễn phí
Ứng dụng AfterShip Returns của Shopify Plus là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp đang tìm cách nâng cao trải nghiệm trả hàng và tăng cường lòng trung thành của khách hàng. Ứng dụng cung cấp nhiều tính năng và tuỳ chọn dễ sử dụng, cho phép doanh nghiệp tự động hoá quy tình trả hàng, hoàn tiền và tối ưu chi phí tồn kho.
Xếp hạng: 4.6/5
Lượt đánh giá: 2,118
Tính năng cốt lõi:
Giá: AfterShip có 3 gói giải pháp cho doanh nghiệp Shopify Plus
Recharge Subscription là một ứng dụng phổ biến của Shopify Plus cho phép doanh nghiệp xây dựng hành trình mua sắm liền mạch nhằm tối đa hoá doanh thu và tạo ra những khách hàng trung thành lâu dài. Với các tính năng vượt trội của Recharge, doanh nghiệp có thể tạo các gói đăng ký sản phẩm hoặc dịch vụ một cách dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả.
Xếp hạng: 4.5/5
Lượt đánh giá: 1,488
Tính năng cốt lõi:
Giá: Recharge cho phép doanh nghiệp dùng thử 30 ngày miễn phí
Gorgias là ứng dụng dành cho các doanh nghiệp Shopify Plus, tập trung vào quản lý dịch vụ khách hàng và hỗ trợ trực tuyến. Được tích hợp sâu vào cửa hàng Shopify Plus, Gorgias cung cấp hàng loạt tính năng giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình hỗ trợ và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Xếp hạng: 4.4/5
Lượt đánh giá: 632
Tính năng cốt lõi:
Giá: Gorgias cho phép doanh nghiệp dùng thử 7 ngày miễn phí với 4 gói giải pháp
Trong số các Shopify Plus app thì Klaviyo nổi bật là ứng dụng chuyên về email & SMS marketing tự động. Ứng dụng này giúp doanh nghiệp xây dựng và quản lý chiến dịch email hoặc SMS tự động dựa trên dữ liệu khách hàng nhằm tối ưu các tương tác với khách hàng.
Xếp hạng: 3.9/5
Lượt đánh giá: 1,758
Tính năng cốt lõi:
Giá: Klaviyo cung cấp cho doanh nghiệp 3 gói giải pháp
ShipStation là ứng dụng quản lý quy trình vận chuyển và giao hàng phổ biến, được tích hợp vào kho ứng dụng của Shopify Plus. Ứng dụng này giúp các doanh nghiệp quản lý quy trình giao hàng và vận chuyển một cách hiệu quả, tối ưu hoá việc in tem vận đơn và thúc đẩy thời gian giao hàng.
Xếp hạng: 3.6/5
Lượt đánh giá: 674
Tính năng cốt lõi:
Giá: ShipStation cung cấp cho doanh nghiệp 30 ngày dùng thử miễn phí
Trên đây là 10 Shopify Plus app nổi bật nhất trong kho ứng dụng Shopify Plus Certified App. Các ứng dụng được giới thiệu trong bài viết đều nhằm mục đích giúp doanh nghiệp tối ưu hoá trải nghiệm mua sắm, quản lý bán hàng tốt hơn cũng như tạo ra các chiến dịch marketing hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả đều phù hợp với mọi doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần nghiên cứu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định cài đặt và tích hợp những Shopify Plus app này.
Liên hệ hoặc gọi trực tiếp đến hotline của SECOMM (028 7108 9908) để được tư vấn lựa chọn các ứng dụng phù hợp cho website thương mại điện tử Shopify Plus của doanh nghiệp.
Magento và Adobe Commerce được xem là nền tảng thương mại điện tử phổ biến, được sử dụng bởi hàng trăm nghìn doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Cả hai nền tảng đều có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, do sự gia tăng của thương mại điện tử và nhu cầu của các doanh nghiệp về các giải pháp thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt.
Magento là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được sử dụng bởi hơn 300.000 website thương mại điện tử trước khi được Adobe chính thức mua lại vào năm 2018. Đến nay, Magento luôn được biết đến với hiệu năng, khả năng sử dụng, khả năng mở rộng và khả năng bảo mật (đặc biệt là phiên bản Magento 2.0).
Kể từ khi thành lập, Magento đã được cung cấp cho doanh nghiệp với hai phiên bản:
Hiện tại, có 2 phiên bản chính: Magento Open Source và Adobe Commerce.
Trong đó Adobe Commerce còn được chia thành 2 phiên bản khác nhau là On-Premise (gọi tắt là Adobe Commerce) và On-Cloud (gọi tắt là Adobe Commerce Cloud).
Magento Open Source là nền tảng thương mại điện tử miễn phí với mã nguồn mở, nhưng nền tảng này yêu cầu người dùng phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để cài đặt, xây dựng và quản lý website.
Nền tảng này cũng khá tốn thời gian và tiền bạc để triển khai các chức năng từ cơ bản cho đến nâng cao:
Ngoài ra, Magento được phép truy cập vào các tiện ích mở rộng thông qua Adobe Commerce Marketplace để tích hợp những plugins cần thiết cho hệ thống website. Thêm vào đó, Magento còn có cộng đồng các nhà phát triển trên toàn cầu, đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái Magento Open Source ngày một lớn mạnh.
Tùy vào độ phức tạp của hệ thống, chi phí để triển khai website Magento có thể giao động khoảng $50,000 cho năm đầu tiên.
Đây là dịch vụ trả phí tại chỗ (paid on-premises) của Adobe nên nền tảng này sẽ bao gồm tất cả các tính năng cao cấp nhất của Magento Open Source và hơn thế nữa.
Sau khi về chung một nhà với Adobe, Magento Commerce được đổi tên thành Adobe Commerce và được xem là một phần của Adobe Experience Cloud – tập hợp các giải pháp được thiết kế giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt và mang lại trải nghiệm nâng cao cho khách hàng dựa trên thông tin chi tiết và dữ liệu.
Chính vì vậy nên Adobe Commerce thường được tích hợp với Adobe Experience Manager, Adobe Analytics và Adobe Target. Thông qua Adobe Commerce, doanh nghiệp có quyền truy cập vào các dịch vụ kinh doanh thông minh do Adobe cung cấp, cũng như khả năng máy học và cá nhân hóa do Adobe Sensei cung cấp.
Điều này làm cho Adobe trở thành nền tảng thương mại điện tử hoàn hảo cho các doanh nghiệp có nhu cầu phức tạp và mong muốn tận dụng các khả năng hàng đầu để mang lại trải nghiệm vượt trội cho khách hàng trên đa thiết bị và đa kênh.
Tuy nhiên, do hệ thống chức năng website thương mại điện tử trên Adobe Commerce tương đối phức tạp nên sẽ đòi hỏi doanh nghiệp tự chủ về cơ sở hạ tầng cũng phức tạp không kém.
Sơ đồ sau đây minh họa kiến trúc tham chiếu để triển khai Adobe Commerce trên cơ sở hạ tầng AWS. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây khác như Azure, Google Cloud và Alibaba Cloud cũng có chung thiết kế cơ sở hạ tầng và các dịch vụ.
Với tất cả các lý do trên, Adobe Commerce sẽ có chi phí triển khai tương đối cao, khoảng $130.000/dự án cho năm đầu tiên, tùy vào độ phức tạp của hệ thống website.
Trái ngược với phiên bản tự chủ về hosting như Adobe Commerce thì Adobe Commerce Cloud là phiên bản bao gồm dịch vụ đám mây. Cụ thể, nền tảng này bao gồm tất cả các tính năng của Adobe Commerce cùng với cơ sở lưu trữ, cơ sở hạ tầng Adobe Cloud nâng cao bao gồm tích hợp GIT (phần mềm quản lý mã nguồn phân tán) và các môi trường cụ thể để phát triển, dàn dựng và xây dựng hệ thống website. Điều này có nghĩa là các nhà phát triển sử dụng nền tảng này có thể viết mã, thử nghiệm và triển khai trên các môi trường phù hợp, mang lại hiệu suất mượt mà.
Giống như Adobe Commerce, Adobe Commerce Cloud cũng phù hợp với các doanh nghiệp lớn có yêu cầu đặc biệt vì phiên bản này có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu chuyên biệt, với khả năng linh hoạt, mở rộng thông qua các tính năng quản trị sẵn có.
Tuy nhiên, chi phí để doanh nghiệp triển khai Adobe Commerce Cloud sẽ cao hơn so với Adobe Commerce, khoảng $150.000/dự án cho năm đầu tiên, tùy vào độ phức tạp của hệ thống website.
Xem thêm: Chi phí xây dựng website Adobe Commerce (Magento) 2023
Mặc dù Adobe Commerce và Magento đều có chung nền tảng công nghệ cốt lõi nhưng về mặt chức năng sẽ có sự phân cấp theo từng loại.
Magento sẽ bao gồm một số tính năng cốt lõi nhưng với các tính năng bổ sung, doanh nghiệp có thể tự phát triển hoặc tích hợp thông qua các tiện ích mở rộng.
Trong khi đó, Adobe Commerce sẽ bao gồm các tính năng của Magento Open Source cộng với một số tính năng do nhà phát triển bổ sung vào.
Tương tự, Adobe Commerce Cloud cũng sẽ bao gồm các tính năng của Adobe Commerce cộng với một số tính năng nâng cao, chuyên biệt hơn phục vụ cho các bài toán đặc thù cho từng doanh nghiệp.
So sánh tính năng giữa Adobe Commerce và Adobe Commerce Cloud
Ngoài tính năng ra, Magento và Adobe Commerce (nói chung cả 2 phiên bản) cũng có một số điểm khác biệt khác.
Magento và Adobe Commerce đều là những nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ, có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai nền tảng này.
Việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử sao cho phù hợp với thương hiệu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách cụ thể của mỗi doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa, lớn, mới tham gia thị trường và chỉ cần các tính năng cơ bản và nâng cao thì Magento Open Source là một lựa chọn tốt.
Nhưng nếu doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn và phức tạp cần nhiều tính năng và khả năng mở rộng thì Adobe Commerce là một lựa chọn tốt hơn.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Xem thêm:
Trong số các nền tảng thương mại điện tử được các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn để phát triển website thương mại điện tử, 2 cái tên Adobe Commerce và WooCommerce luôn được đặt lên bàn cân để so sánh.
Cả hai đều phù hợp để các doanh nghiệp vừa và lớn để xây dựng website nhờ khả năng tuỳ chỉnh linh hoạt và mở rộng cao. Tuy nhiên, giữa Adobe Commerce vs WooCommerce tồn tại nhiều sự khác biệt đáng lưu ý.
Adobe Commerce, trước đây được biết đến với tên Magento Commerce, là một giải pháp thương mại điện tử mã nguồn mở chuyên dành cho các doanh nghiệp có quy mô từ trung bình đến lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang trải qua sự tăng trưởng nhanh chóng và có nhu cầu cao về tùy chỉnh và mở rộng.
Hiện nay, Adobe Commerce có 2 tùy chọn phiên bản khác nhau:
Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento)
WooCommerce là plugin thương mại điện tử mã nguồn mở phát triển cho nền tảng WordPress, một hệ thống quản lý nội dung (CMS – Content Management System) phổ biến dùng để tạo và quản lý trang web.
Chính vì vậy, WooCommerce được nhiều doanh nghiệp đang sử dụng WordPress ưa chuộng để phát triển website thương mại điện tử.
Xem thêm: Top 20 website thương mại điện tử sử dụng WooCommerce
Adobe Commerce và WooCommerce là hai nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhưng mỗi nền tảng sẽ phục vụ cho từng tệp doanh nghiệp khác nhau vì sự khác biệt giữa chi phí triển khai, hệ thống chức năng, khả năng mở rộng và bảo mật.
Chi phí triển khai của Adobe Commerce sẽ phụ thuộc vào phần lớn phiên bản mà doanh nghiệp lựa chọn.
Có thể thấy, chi phí triển khai website thương mại điện tử trên Adobe Commerce là tương đối cao, bắt đầu từ $15,000/dự án đối với phiên bản Magento và $130,000/dự án với phiên bản Adobe Commerce cho năm đầu tiên.
Trong khi đó, chi phí sử dụng WooCommerce là hoàn toàn miễn phí với chi phí xây dựng website cũng tương đối “mềm” hơn so với Adobe Commerce.
Dưới đây là một số ước tính chi phí triển khai website thương mại điện tử trên WooCommerce:
Lưu ý: Đây chỉ là ước tính chi phí. Chi phí thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như nhu cầu, nhà cung cấp dịch vụ và các tính năng tùy chọn.
Adobe Commerce và WooCommerce đều là hai nền tảng thương mại điện tử sở hữu hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ A – Z. Cả hai đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các nhu cầu chức năng khác nhau của doanh nghiệp.
Ngoài hệ thống chức năng cơ bản, doanh nghiệp còn cần chú ý đến những chức năng nâng cao mà hệ thống có thể đáp ứng.
Có thể thấy, hệ thống chức năng của Adobe Commerce sẽ có phần hoàn thiện hơn so với WooCommerce kể cả cơ bản cho đến nâng cao.
Chính vì vậy nên doanh nghiệp có quy mô từ vừa hoặc doanh nghiệp lớn mới bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thì WooCommerce là một lựa chọn phù hợp. Nếu thương hiệu là doanh nghiệp lớn có nhu cầu xây dựng cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến với quy mô lớn, phức tạp, Adobe Commerce sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.
Xem thêm: 10 Chức năng tăng doanh thu website thương mại điện tử
Adobe Commerce là nền tảng dựa trên mã nguồn mở, đặc biệt là phiên bản Magento Open Source, nghĩa là các nhà phát triển có thể truy cập vào mã nguồn, giúp việc tuỳ chỉnh trở nên dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo các tính năng và tích hợp tùy chỉnh để đáp ứng các nhu cầu cụ thể.
Tương tự, WooCommerce cũng cung cấp khả năng tùy chỉnh cao với nhiều themes, plugin, apps có sẵn. Tuy nhiên, vì là plugin của WordPress nên khả năng này của WooCommerce không bằng Adobe Commerce.
Cả hai nền tảng đều có khả năng mở rộng cao để có thể xử lý lưu lượng truy cập và số lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, khả năng mở rộng của Adobe Commerce cao hơn so với WooCommerce, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có danh mục sản phẩm lớn, phức tạp hoặc nhu cầu quản lý tồn kho lớn.
Nhìn chung, Adobe Commerce cung cấp khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao hơn so với WooCommerce nhưng quá trình xây dựng website với Adobe Commerce phức tạp hơn, đòi hỏi các nhà phát triển phải có bề dày kinh nghiệm và chuyên môn về kỹ thuật.
Adobe Commerce và WooCommerce đều cung cấp các tính năng và công cụ bảo mật để bảo vệ dữ liệu khách hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa hai nền tảng này về khả năng bảo mật.
Adobe Commerce cung cấp một loạt các tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:
WooCommerce cũng cung cấp một số tính năng và công cụ bảo mật, bao gồm:
Tương tự như các yếu tố trên, Adobe Commerce được được đánh giá có tính bảo mật cao hơn so với WooCommerce.
Có thể thấy, Adobe Commerce được đánh giá cao hơn WooCommerce ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, trong khi WooCommerce được biết đến là nền tảng dễ sử dụng, thân thiện với người dùng giúp các doanh nghiệp không có thế mạnh về kỹ thuật vẫn có thể nhanh chóng triển khai, Adobe Commerce lại cần đội ngũ chuyên nghiệp để xây dựng và quản lý hệ thống có độ tùy chỉnh, mở rộng và phức tạp cao.
Nhìn chung, WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp từ vừa và lớn đang sử dụng WordPress muốn bắt đầu triển khai thương mại điện tử và cần các giải pháp tùy chỉnh, mở rộng cơ bản. Thế nhưng, Adobe Commerce mang đến sự linh hoạt cũng như khả năng tùy chỉnh và mở rộng hơn nên sẽ phù hợp với các tập đoàn có yêu cầu phức tạp về mặt hệ thống.
Trên thực tế, những nền tảng càng linh hoạt và có thể tùy chỉnh, mở rộng cao thì quá trình triển khai càng phức tạp và tốn nhiều chi phí. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc về quy mô và nhu cầu phát triển để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình xây dựng website thương mại điện tử!
Xem thêm: Shopify Plus vs Adobe Commerce: Khác biệt đáng chú ý
Adobe Commerce là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được thiết kế dành riêng cho các doanh nghiệp có quy mô từ vừa đến rất lớn với mức tăng trưởng cao cùng nhu cầu tuỳ chỉnh và mở rộng lớn.
Adobe Commerce có hai phiên bản, bao gồm:
Theo báo cáo của W3Techs và Adobe Commerce, tính đến tháng 7 năm 2023, có tổng cộng hơn 367.000 trang web thương mại điện tử đang sử dụng Magento và Adobe Commerce. Trong đó, Magento chiếm khoảng 5% thị phần thương mại điện tử toàn cầu, và Adobe Commerce chiếm khoảng 3% thị phần thương mại điện tử toàn cầu.
Xem thêm: Adobe Commerce là gì? Tại sao nên sử dụng Adobe Commerce
Dưới đây là danh sách 10 thương hiệu nổi tiếng quốc tế và 10 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam đang sử dụng Adobe Commerce.
HP là công ty CNTT đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Palo Alto, California, chuyên phát triển máy tính cá nhân, máy in và vật tư liên quan, cũng như các giải pháp in 3D.
HP đã triển khai website Magento Open Source 1 (trước đây gọi là Magento Commerce) đầu tiên tại Thái Lan và Indonesia vào năm 2013. Khi khai trương cửa hàng ở Trung Quốc, họ quyết định chuyển sang phiên bản Adobe Commerce để hỗ trợ khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm trên toàn cầu.
Với Adobe Commerce, HP có thể tối ưu hóa hơn nữa trải nghiệm mua sắm và triển khai các tính năng mới nhanh hơn, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu thương mại của mình.
ASUS là tên viết tắt của Asus Software Unit Systems, là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở chính tại Đài Loan, chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử và phần cứng máy tính. ASUS được thành lập vào năm 1989 và hiện là một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới.
ASUS muốn có một nền tảng duy nhất cho thương mại điện tử B2B và B2C nên doanh nghiệp đã chọn Adobe Commerce vì tính linh hoạt trong việc tích hợp, tùy chỉnh cao, đồng thời hợp lý hóa các quy trình hỗ trợ.
Hydro Flask là một nhãn hiệu bình giữ nhiệt và chai nước được thành lập vào năm 2009 tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Thương hiệu này nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng cao, giữ nhiệt tốt và đẹp mắt.
Hydro Flask đã sử dụng Magento Open Source để xây dựng và phát triển trang web thương mại điện tử vì khả năng cung cấp các tính năng và chức năng cần thiết.
Filson là công ty sản xuất đồ dùng ngoài trời có trụ sở tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Công ty được thành lập vào năm 1897 bởi Charles Filson, một người thợ may và thợ sửa giày. Filson chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, bền bỉ, được thiết kế cho các hoạt động ngoài trời như cắm trại, câu cá, đi bộ đường dài, v.v.
Vào năm 2022, Filson đã sử dụng Magento 2 để xây dựng website thương mại điện tử. Với kiến trúc microservices (dịch vụ vi mô) của Magento 2, cho phép Filson dễ dàng tùy chỉnh và mở rộng trang web thương mại điện tử của mình khi cần thiết.
Alshaya là một trong những nhà điều hành nhượng quyền thương hiệu lớn trên thế giới như American Eagle Outfitters, H&M, Debenhams, Victoria’s Secret, Bath & Body Works, The Body Shop, Boots và M.A.C, v.v tại khu vực UAE (United Arab Emirates – Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất). Sau khi thói quen mua sắm của người dân bắt đầu thay đổi, Alshaya đã dần chuyển sang phát triển lĩnh vực thương mại điện tử và quyết định lựa chọn Adobe Commerce để xây dựng website vào năm 2017.
“Thật may mắn, khi dịch Covid-19 xảy ra, chúng tôi đã xây dựng nền tảng kỹ thuật số để nhanh chóng ra mắt các trang web mới. Và bởi vì chúng tôi đã xây dựng cách tiếp cận trên kiến trúc tham chiếu toàn cầu (global reference architecture) của Adobe Commerce nên chúng tôi có thể tận dụng cấu hình gốc thay vì xây dựng trang web mới từ ban đầu. Với sự phức tạp về CNTT được loại bỏ khỏi dự án, chúng tôi có thể triển khai các trang web mới chỉ trong vài tuần.” – Marc van der Heijden, Giám đốc Công nghệ, Alshaya Group.
Catbird là thương hiệu trang sức cao cấp được thành lập vào năm 2004 tại thành phố New York, Hoa Kỳ. Thương hiệu này được biết đến với những thiết kế tinh tế và đậm chất nghệ thuật. Các sản phẩm của Catbird được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm vàng, bạc, đá quý, v.v.
Catbird đã sử dụng Adobe Commerce để xây dựng các chức năng tùy chỉnh cho ngành thương mại điện tử trang sức, bao gồm thông báo còn hàng, hết hàng và thông báo trước thời điểm giao hàng nhằm giúp đảm bảo khách hàng có thể xem đầy đủ hàng tồn kho. Theo Ali Ahmed, Người sáng lập của Imagination Media cho biết: “Giống như Catbird, Adobe Commerce là nền tảng thực sự mạnh mẽ, ấn tượng và sáng tạo, cho phép chúng tôi xây dựng và tạo ra bất cứ thứ gì chúng tôi muốn nhờ vào mã nguồn mở và có thể mở rộng”.
DKNY là viết tắt của Donna Karan New York, là một thương hiệu thời trang và may mặc cao cấp được thành lập bởi nhà thiết kế Donna Karan vào năm 1989. DKNY được biết đến với các sản phẩm thời trang trẻ trung, hiện đại và mang tính ứng dụng cao.
DKNY đã tận dụng Magento để xây dựng website thương mại điện tử thời trang vào năm 2023. Nhờ vào các ưu điểm của mã nguồn mở, DKNY ưu tiên cá nhân hóa giao diện người dùng, thể hiện phong cách thương hiệu riêng biệt và cung cấp các tính năng tiên tiến như tìm kiếm sản phẩm thông minh, xem trước sản phẩm và khả năng tùy chỉnh sản phẩm.
Volkswagen Classic Parts là một phần của Volkswagen Group, chịu trách nhiệm cung cấp phụ tùng thay thế chính hãng cho dòng xe Volkswagen cổ điển. Volkswagen Classic Parts có trụ sở chính tại Wolfsburg, Đức và hoạt động tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Website thương mại điện tử dành cho phụ tùng của Volkswagen này có khoảng 60.000 phụ kiện, đáp ứng mọi nhu cầu cần thiết để mang lại niềm vui cho người hâm mộ mới và cũ của Volkswagen.
Ban đầu, Volkswagen đã sử dụng Magento Commerce 1 trong nhiều năm và nhận được nhiều lợi ích to lớn từ nền tảng mã nguồn mở này. Gần đây, Volkswagen Classic Parts đã quyết định nâng cấp lên Adobe Commerce và sử dụng Adobe Experience Manager để tiếp tục phát triển thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử.
Laybyland là doanh nghiệp bán lẻ “Mua trước – trả sau” cho các sản phẩm điện tử tiêu dùng được thành lập bởi Stuart Duff vào năm 2012 tại Úc. Sau 2 năm hoạt động, Laybyland nhận thấy hệ thống CMS hiện tại bằng Drupal không đủ đáp ứng các yêu cầu vận hành, kiểm soát lượng dữ liệu đang lớn dần.
Vì vậy, Laybyland đã lựa chọn SECOMM để chuyển đổi website sang nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ như Magento Open Source. Hơn 10 năm hoạt động, nhờ vào chiến lược kinh doanh độc đáo – quy trình thanh toán Lay-by độc quyền cho phép khách hàng tùy chỉnh thời gian và số lần trả góp khi mua sắm trực tuyến – và hệ thống thương mại điện tử chuyên nghiệp được SECOMM kiểm soát chặt chẽ, Laybyland đã mở rộng hệ thống bán lẻ “Mua trước – trả sau” sang 2 thị trường lớn khác là Mỹ và New Zealand.
“Chính chuyên môn cao về kỹ thuật của đội ngũ SECOMM đã giúp công ty chúng tôi vượt qua những thách thức trong quá trình phát triển và triển khai một website thương mại điện tử hoạt động chính xác như những gì chúng tôi kỳ vọng” – Stuart Duff, Giám Đốc Điều Hành của Laybyland.
Covento là doanh nghiệp trẻ thuộc ngành năng lượng tái tạo, đã có mặt trên 5 quốc gia: Đan Mạch, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp. Tại Covento, người dùng có thể tìm thấy các phụ tùng/linh kiện thay thế cần cho mô hình tuabin từ các nhà sản xuất và nhà cung cấp.
Jill Ashley Brandt – CEO tại Covento có kế hoạch tận dụng những cải tiến liên tục của Adobe Commerce để giúp Covento trở nên dễ sử dụng hơn cho người mua và nhà cung cấp tại thị trường Hoa Kỳ, phục vụ mục tiêu mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.
Di Động Việt là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị điện tử và là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghệ thế giới như Apple, Samsung, Apple, OPPO, Sony, ASUS, v.v.
Thông qua việc sử dụng Magento Open Source, Di Động Việt đã xây dựng thành công website thương mại điện tử chất lượng cao với các tính năng như quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, và nhiều tính năng mở rộng khác để tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện cho khách hàng.
CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn tại Việt Nam cùng với Galaxy, Lotte Cinema và BHD Star Cineplex và CineStar.
CGV đã xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng Magento Enterprise (phiên bản tính phí của Magento, hiện được biết với tên Adobe Commerce) nhằm đáp ứng các nhu cầu về tính năng phù hợp với các doanh nghiệp lớn như CGV.
Ra đời từ năm 2009, Kids Plaza cũng là ông lớn trong cuộc đua thương mại điện tử ngành Mẹ & Bé. Kids Plaza đã triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng Magento để quản lý hiệu quả danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng. Thương hiệu này thường xuyên chạy các chương trình khuyến mãi mua sắm tặng quà, flash sales, mua 5 tặng 1 và tích luỹ điểm thưởng để đổi quả khủng.
Chính điều này đã góp phần làm tăng lưu lượng truy cập của trang web lên đáng kể vào mỗi dịp diễn ra ưu đãi nên triển khai với Magento có thể giúp tăng khả năng tùy chỉnh và mở rộng để xử lý lượng truy cập tăng đột ngột. Trung bình mỗi tháng, website thu về khoảng 1 triệu lượt truy cập.
Hoang Phuc International (Hoàng Phúc) là nhà bán lẻ thời trang cao cấp của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple được thành lập vào năm 1989. Sau 3 thập kỷ phát triển kinh doanh truyền thống, thương hiệu này đã quyết định chuyển mình nhằm tham gia thị trường thương mại điện tử.
Để phát triển website thương mại điện tử thành công như hiện tại, Hoàng Phúc đã sử dụng và chuyển đổi rất nhiều nền tảng, đến nay doanh nghiệp này đang sử dụng nền tảng Magento – một nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử.
Bạch Long là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam.
Tương tự như các doanh nghiệp bán lẻ điện tử tiêu dùng khác như CellphoneS, Di Động Việt, Bạch Long Mobile cũng lựa chọn nền tảng Magento để xây dựng website. Chính vì vậy, website của thương hiệu này đã có những cải thiện đáng kể về tính năng, khả năng tùy biến và hiệu suất giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng trưởng và mặt doanh thu và lợi nhuận.
On Off là thương hiệu đồ lót được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người.
On Off đã chọn phiên bản Magento Open Source, phiên bản miễn phí của Magento để xây dựng website thương mại điện tử nhằm đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt của công ty về tính năng, khả năng tùy biến và mở rộng của hệ thống.
EROPI là thương hiệu trang sức nổi bật khác của Việt Nam chuyên phân phối các loại vàng, bạc, nữ trang, đá quý, ngọc trai, trang sức cưới và trang sức phong thuỷ. Sau nhiều năm hoạt động, công ty không chỉ mở rộng chuỗi cửa hàng trên toàn quốc mà còn phát triển kênh bán hàng online để đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Kênh online mà EROPI chú trọng nhất chính là website thương mại điện tử được đầu tư xây dựng trên nền tảng Magento Open Source với khả năng tuỳ chỉnh vượt trội giúp EROPI xây dựng những tính năng nâng cao và khả năng mở rộng linh hoạt đảm bảo mục tiêu phát triển dài hạn của doanh nghiệp này.
Thoạt đầu, công ty được thành lập vào năm 2006 với tên Siêu Thị Nội Thất Uma và vừa chính thức được đổi tên thành Siêu Thị Nội Thất và Trang Trí Baya vào năm 2019.
Dù đã đổi tên nhưng thương hiệu vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi và mang đến cho khách hàng những món đồ nội thất chất lượng cùng lối thiết kế đơn giản, tinh tế, hợp thời với màu sắc trung tính và mỗi món đồ đều mang vẻ đẹp riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trang web của Baya thu về gần 100,000 lượt truy cập mỗi tháng nhờ vào sự đầu tư đúng đắn trong việc xây dựng website thương mại điện tử nội thất với nền tảng mã nguồn mở Magento với giao diện đẹp mắt, lôi cuốn, thân thiện với người dùng.
Rohto là thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập vào năm 1899, chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc mắt, da, môi, tóc, mỹ phẩm, dược phẩm, v.v.
Website thương mại điện tử của Rohto Vietnam được xây dựng trên phiên bản Magento Enterprise. Thông qua Magento, website được thiết kế với giao diện đẹp mắt và thân thiện với người dùng, tích hợp các tính năng và dịch vụ hỗ trợ khách hàng mua sắm dễ dàng và thuận tiện hơn.
Annam Gourmet ra đời từ niềm đam mê lớn về ẩm thực châu Âu của hai nhà sáng lập tập đoàn Annam Group. Trong hơn 20 năm hoạt động kinh doanh, chuỗi cửa hàng Annam Gourmet đã và đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với các dòng sản phẩm nhập khẩu chất lượng như thực phẩm cao cấp, rượu vang, đồ uống và mỹ phẩm.
Dù Annam Gourmet đã sở hữu một website trực tuyến từ trước nhưng chủ yếu chỉ được sử dụng để phát triển thương hiệu, hiệu quả thương mại điện tử vẫn chưa được chú trọng. Vì vậy, để đảm bảo website được xây dựng đầy đủ và vận hành ổn định, Annam Gourmet đã lựa chọn SECOMM và đối tác chiến lược Synova để phát triển website thương mại điện tử trên nền tảng Magento Open Source 2.
Trên đây là danh sách top 20 website thương mại điện tử đang sử dụng nền tảng thương mại điện tử Adobe Commerce (Magento) tại thị trường quốc tế và Việt Nam.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Changi Airport Group (Singapore), Trentham Estate (Úc) và The Warehouse (Việt Nam), SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Liên hệ SECOMM ngay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí lộ trình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng Adobe Commerce (Magento)!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline