Có vẻ như chúng tôi không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm. Có lẽ tìm kiếm có thể giúp đỡ.
Sign Up for newsletter!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline
Song song với kênh bán hàng truyền thống, thương mại điện tử hiện đang trở thành kênh bán hàng mới, triển vọng đối với doanh nghiệp nội thất. Thế nhưng, để doanh nghiệp trụ vững và tạo ra tăng trưởng đột phát từ kênh thương mại điện tử không phải là điều dễ dàng.
Bởi thế, nhiều doanh nghiệp nội thất đã và đang bắt tay vào xây dựng trang web kinh doanh nội thất online và đạt được thành công ngoài mong đợi như Siêu Thị Nội Thất và Trang Trí Baya, Nhà Xinh, Cozy hay Nội Thất Hòa Phát.
Lý giải cho thành công của những website này đó là việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử đúng đắn và phù hợp ngay từ đầu. Vậy những nền tảng nào sẽ phù hợp với ngành nội thất?
Tiêu chí đầu tiên mà doanh nghiệp đặt ra khi thiết kế website thương mại điện tử là giao diện chuẩn UI/UX thân thiện với người dùng yêu thích các sản phẩm nội thất và mua sắm nội thất online nhằm nâng cao khả năng tương tác với khách hàng.
Tương tự như các website thương mại điện tử của các ngành hàng khác như thời trang, thiết bị điện tử, etc, yêu cầu đối với các trang web ở lĩnh vực nội thất cũng phải có hình ảnh, video chất lượng cao và đẹp mắt.
Điều này giúp doanh nghiệp truyền tải thông tin sản phẩm tới khách hàng dễ dàng hơn, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi ở banner với giao diện trực quan và bố cục hài hoà sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chú ý đến các vấn đề khác như tương thích trên đa thiết bị, sắp xếp các nút kêu gọi hành động, thiết kế layout thể hiện được sự đa dạng mẫu mã của sản phẩm từ thanh điều hướng (navigation) đến chi tiết từng trang.
Nhằm đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp nội thất cần một hệ thống chức năng từ cơ bản đến nâng cao nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mua sắm của khách hàng và tối đa hóa trải nghiệm người dùng, bao gồm:
Nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho khách hàng, các doanh nghiệp nội thất thường sẽ tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, dịch vụ vận chuyển cũng như các phần mềm quản lý và công cụ phân tích kinh doanh để tối ưu hóa hệ thống kinh doanh thương mại điện tử.
Một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay doanh nghiệp có thể tích hợp trên website nhằm đa dạng phương thức thanh toán giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn như: Thanh toán thẻ; Ví điện tử; Cổng thanh toán; COD (Cash on delivery – Dịch vụ Phát hàng thu tiền hộ).
Về việc tích hợp các phần mềm quản lý, vận hành back-office, doanh nghiệp có thể xem xét một số phần mềm như ERP (SAP, Salesforce, Oracle),v.v.
Sau cùng, tích hợp công cụ BI như Tableau, Looker, v.v sẽ giúp phân tích chiến lược kinh doanh hiệu quả trong dài hạn.
Các doanh nghiệp khi mới bắt đầu triển khai thương mại điện tử sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng của website trong tương lai vì những nền tảng có hỗ trợ chức năng này thường rất hiếm. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào nền tảng có hỗ trợ chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn với các đối thủ trên thị trường.
Điều này giúp doanh nghiệp nội thất có thể điều chỉnh và phát triển chức năng mới, mở rộng hệ thống website lên đa ngôn ngữ – đa tiền tệ – đa cửa hàng/website nhằm phục vụ các mục tiêu mở rộng kinh doanh trong tương lai.
Haravan được ra đời vào năm 2014, là nền tảng triển khai thương mại điện tử rất phổ biến và được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam với đa dạng các giải pháp cho doanh nghiệp và nhà bán hàng cá nhân.
Ưu điểm:
.Nhược điểm:
=> Đánh giá 2/4
Haravan phù hợp với các doanh nghiệp nội thất startup hoặc SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) có hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.
Shopify là nền tảng SaaS phổ biến trên thế giới cung cấp đa dạng các giải pháp để doanh nghiệp thuộc mọi quy mô xây dựng thành công website thương mại điện tử
Ưu điểm:
Nhược điểm:
=> Đánh giá 2/4
Shopify được đánh giá phù hợp với các doanh nghiệp nội thất startup hoặc SMEs có hoạt động toàn cầu.
ZielCommerce là nền tảng thương mại điện tử với các giải pháp được xây dựng sẵn (ready-made solutions) và chuyên biệt dành cho ngành nội thất
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đánh giá: 3/4
ZielCommerce sẽ là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp nội thất B2B, B2C để triển khai website thương mại điện tử hoặc xây dựng ứng dụng di động (mobile apps). Tuy nhiên, nền tảng này chưa thật sự phổ biến tại thị trường Việt Nam nhưng được các nhà bán lẻ nội thất nước ngoài đặc biệt ưu ái như Frampo, Zeyka, v.v
WooCommerce là một plugin miễn phí của WordPress cho phép doanh nghiệp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử chuyên nghiệp với đầy đủ tính năng và khả năng tuỳ chỉnh dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản.
Ưu điểm;
Nhược điểm:
=> Đánh giá 3/4
WooCommerce sẽ phù hợp với các doanh nghiệp nội thất đã sử dụng quen thuộc nền tảng WordPress và mong muốn phát triển hệ thống thương mại điện tử.
Magento là nền tảng thương mại mã nguồn mở phổ biến trong lĩnh vực thương mại điện tử, với gần 200.000 website đang sử dụng. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source (miễn phí), và Magento Commerce (trả phí).
Ưu điểm;
Nhược điểm:
=> Đánh giá: 4/4
Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh nội thất từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SMEs, tập đoàn lớn. Nhưng vì chi phí để triển khai Magento thường tương đối lớn nên Magento được các tập đoàn có quy mô lớn ưa chuộng hơn.
Lựa chọn nền tảng phù hợp là bước đầu vô cùng quan trọng khi xây website thương mại điện tử nội thất. Việc lựa chọn đúng nền tảng thương mại điện tử sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm ngân sách, thời gian xây dựng website vừa gia tăng lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.
Ngược lại, khi lựa chọn sai nền tảng sẽ khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian, ngân sách triển khai và chuyển đổi nền tảng nhiều lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét các mục tiêu, vấn đề trong mô hình hiện tại để có thể lựa chọn nền tảng phù hợp nhất.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.
Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Bước qua những năm tháng của đại dịch, doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ nét về hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm online đang dần mở rộng từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men sang các nhóm ngành hàng khác như thời trang, rượu và nội thất.
Ngoài ra, Ý thức của người tiêu dùng về một lối sống lành mạnh, tiện nghi và hiện đại cũng tăng cao đáng kể đã đưa đến cơ hội cho ngành nội thất chuyển dịch lên kênh trực tuyến và là đòn bẩy để thương mại điện tử nội thất Việt Nam tạo ra tăng trưởng đột phá.
Nhận thấy tiềm năng to lớn của lĩnh vực này, các doanh nghiệp ngành nội thất của Việt Nam đã và đang bắt tay vào xây dựng hệ thống website thương mại điện tử, vốn được xem là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của xu hướng kinh doanh hiện đại.
Thoạt đầu, công ty được thành lập vào năm 2006 với tên Siêu Thị Nội Thất Uma và vừa chính thức được đổi tên thành Siêu Thị Nội Thất và Trang Trí Baya vào năm 2019.
Dù đã đổi tên nhưng thương hiệu vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi và mang đến cho khách hàng những món đồ nội thất chất lượng cùng lối thiết kế đơn giản, tinh tế, hợp thời với màu sắc trung tính và mỗi món đồ đều mang vẻ đẹp riêng.
Tính đến thời điểm hiện tại, trang web của Baya thu về hơn 100,000 lượt truy cập mỗi tháng nhờ vào sự đầu tư đúng đắn trong việc xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với nền tảng mã nguồn mở Magento với giao diện đẹp mắt, lôi cuốn, thân thiện với người dùng.
Đồng thời, thương hiệu nội thất này còn liên tục nâng cấp hệ thống để mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.
Không những thế, doanh nghiệp cho thấy sự nhạy bén với xu thế của thị trường khi cho triển khai xây dựng app có tên My Baya với phương thức thanh toán QR và đặt làm một trong những danh mục chính của website thương mại điện tử nhằm thu hút sự chú ý của người dùng những lúc truy cập vào webiste.
Nội Thất Hoà Phát là một trong những thương hiệu sản xuất và cung cấp nội thất hàng đầu Việt Nam với gần 30 năm có mặt trên thị trường, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Sản phẩm của Hoà Phát hướng đến phong cách hiện đại, sang trọng và tinh tế đến từng chi tiết.
Bên cạnh chiếc lược kinh doanh được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với những thay đổi của thị trường, công ty khai thác triệt để tiềm năng của thương mại điện tử bằng việc xây dựng website chuyên nghiệp, chỉn chu trên nền tảng BigCommerce.
Từ đó, doanh nghiệp gia tăng độ phủ sóng và nhận diện hiệu trên Internet và chạm đến nhiều khách hàng hơn nhờ các cách thức marketing hiệu quả.
Thương hiệu nội thất Moho được ra đời vào tháng 3/2020 và là một phần của Savimex – doanh nghiệp với hơn 35 kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu nội thất.
Đến nay, Moho tiếp tục cung cấp cho khách hàng những sản phẩm nội thất với giá cả hợp lý, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Website thương mại điện tử của Moho được xây dựng thành công trên nền tảng Haravan với hơn 50,000 lượt truy cập mỗi tháng và được người tiêu dùng đánh giá cao về trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
COZY là thương hiệu nội thất nổi tiếng có mặt trên thị trường từ năm 1995 với các thiết kế đẳng cấp mang đậm phong cách Ý. Tất cả sản phẩm được phân phối bởi COZY đều phải trải qua các công đoạn kiểm tra chất lượng.
Với hơn 25 năm hình thành và phát triển, COZY là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong việc nhập khẩu đồ nội thất từ các thương hiệu cao cấp từ Châu Âu.
Bên cạnh hệ thống showroom trải khắp các quận của TP.HCM, COZY còn đầu tư xây dựng website thương mại điện tử với nền tảng Shopify nhằm mở rộng kênh bán hàng, tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet. Giao diện website được thiết kế đẹp mắt, tinh tế, sang trọng và nhờ đó mả trang web đạt được truy cập mỗi tháng rất ấn tượng – hơn 45,000.
Phong cách thiết kế nội thất tối giản, gần gũi là hướng đi mà Nhà Xinh chọn cho mỗi sản phẩm công ty cung cấp. Điều này thể hiện rõ qua giao diện website thương mại điện tử của Nhà Xinh qua thiết kế khá đơn giản, thân thiện với người dùng trên nền tảng WooCommerce.
Bên cạnh đó, website của Nhà Xinh còn ứng dụng công nghệ 360 độ giúp khách hàng trải nghiệm các sản phẩm nội thất của công ty từ xa một cách chân thực mọi ngóc ngách của căn phòng và mọi góc độ của sản phẩm với thông tin và bảng giá chi tiết cho từng món đồ. Sự tỉ mi, chỉn chu trong từng chi tiết đã giúp website thương mại điện tử tạo ra hơn 40,000 lượng truy cập mỗi tháng.
Mua sắm trực tuyến nói chung và mua sắm nội thất trực tuyến nói riêng giúp khách hàng tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí đi lại. Tuy vậy, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự an toàn bảo mật thông tin trong quá trình mua sắm va thanh toán, đặc biệt là chất lượng sản phẩm.
Các website thương mại điện tử nội thất được đánh giá trong bài blog này là những địa chỉ uy tín có mặt lâu năm trên thị trường, đã phục vụ và làm hài lòng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của khách hàng.
Những thương hiệu này cho thấy sự nỗ lực phát triển hạ tầng công nghệ nhằm tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng tại website và hơn hết là một hệ thống cung ứng hàng hoá được đầu tư bài bản và chuyên nghiệp giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi đến tay người mua.
Sự chuyên nghiệp, linh hoạt và thức thời là yếu tố giúp các thương hiệu ngành nội thất Việt Nam đạt được những thành công trên thị trường khi triển khai website thương mại điện tử riêng với đầy đủ tính năng cần thiết.
Tuy nhiên, để kinh doanh thương mại điện tử nội thất thành công, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cùng xu hướng thị trường đang thay đổi không ngừng.
Đặc biệt, việc là phác thảo chiến lược kinh doanh bài bản, đúng đắn để có những bước đi hiệu quả nhất cho cả chặng đường ngắn hạn và dài hạn. Công việc khó nhằn đó đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực để thực thi.
Thế nên nhiều thương hiệu nội thất chọn phương án đơn giản hơn để giải quyết vấn đề đó là tìm kiếm sự hỗ trợ từ đơn vị có chuyên môn cao, đáng tin cậy để đồng hành.
Với bề dày kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử thành công cho nhiều khách hàng tại nhiều quốc gia trong những năm vừa qua, SECOMM chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn với các giải pháp triển khai thương mại điện tử toàn diện, chuyên nghiệp, bài bản.
Liên hệ với SECOMM ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Đối với doanh nghiệp mới bắt đầu gia nhập thị trường, cụm từ “kinh doanh thương mại điện tử” là một khái niệm thường được nhận biết bởi các sàn thương mại điện tử. Hầu hết các nhà quản trị thường không rõ phải bắt đầu từ đâu, bao gồm những hệ thống nào, lựa chọn nền tảng thương mại điện tử nào để xây dựng cũng như những bước sau đó.
Vậy nên, trong bài viết này, SECOMM sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin cơ bản đến nâng cao để bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam.
Theo NĐ 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử: “Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.”
Nói một cách đơn giản, kinh doanh thương mại điện tử là hoạt động mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến.
B2C (Business To Customer) là giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Ví dụ: Thế Giới Di Động là mô hình bán lẻ số 1 Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử cho các thiết bị như điện thoại, laptop, máy tính bảng và phụ kiện.
– Website: https://www.thegioididong.com/
– Lưu lượng truy cập: 62.23M/tháng
– Xếp hạng website: #19 (Việt Nam), #758 (Toàn cầu)
B2B (Business To Business) là giao dịch thương mại giữa 2 doanh nghiệp.
Ví dụ: TELIO là sàn thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, hỗ trợ kết nối các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, truyền thống với các thương hiệu bằng cách tổng hợp nhu cầu, cung cấp nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn.
– Website: https://www.telio.vn/
– Lưu lượng truy cập: 5N/tháng
– Xếp hạng website: #112,909 (Việt Nam), #6,105,937 (Toàn cầu)
B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C).
Ví dụ: Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C, đảm nhận vai trò trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai B2B2C vì cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hỗ trợ quá trình mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
– Website: https://shopee.vn/
– Lưu lượng truy cập: 105.5M/tháng
– Xếp hạng website: #6 (Việt Nam), #295 (Toàn cầu)
C2C (Consumer To Consumer) là hình thức kinh doanh giữa 2 cá nhân không phải là doanh nghiệp.
Ví dụ: Chợ Tốt là website thương mại điện tử hỗ trợ người bán và người mua giao dịch nhà cửa, xe ô tô, tuyển dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, vật nuôi, và cả dịch vụ gia đình.
– Website: https://www.chotot.com/
– Lưu lượng truy cập: 13.19M/tháng
– Xếp hạng website: #54 (Việt Nam), #2,980 (Toàn cầu)
D2C (Direct to Customer) là hình thức cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa.
Ví dụ: Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Chỉ sau 2 năm hoạt động, thương hiệu này đã có cuộc gọi vốn thần tốc 500.000 USD trên Sharktank.
– Website: https://www.coolmate.me/
– Lưu lượng truy cập: 1.204M/tháng
– Xếp hạng website: #861 (Việt Nam), #46,051 (Toàn cầu)
Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh, bước đầu tiên các nhà quản trị nên làm chính là nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt được tình hình chung của thị trường, chi tiết về các đối thủ cạnh tranh, xu hướng và hành vi của người tiêu dùng. Một số nguồn miễn phí và chính thống mà doanh nghiệp có thể tham khảo là Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam của IDEA, Báo cáo e-Conomy SEA của Google & Temasek, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam của Vecom, etc.
Sau khi đã nghiên cứu thị trường, điều tiếp theo doanh nghiệp cần lưu ý chính là xác định các mục tiêu, chẳng hạn: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng, định vị thương hiệu trên thị trường thương mại điện tử, hỗ trợ các chiến dịch Marketing, tăng trải nghiệm người dùng và tương tác, etc.
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng nên lên dự trù ngân sách và thời gian triển khai cho từng giai đoạn của kinh doanh thương mại điện tử. Tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược mà mỗi doanh nghiệp sẽ lập ra ngân sách và thời gian để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả nhất.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần lựa chọn nền tảng thương mại điện tử để xây dựng nên hệ thống sao cho phù hợp với quy mô, chiến lược của thương hiệu.
Các thành phần của hệ thống thương mại điện tử thường bao gồm website và ứng dụng website thương mại điện tử.
Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm riêng, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp. Hiện nay, có 2 loại nền tảng chính là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open Source).
Với nền tảng mã nguồn mở:
Với nền tảng SaaS:
Sau khi đã lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp, doanh nghiệp có 2 lựa chọn về nguồn lực để xây dựng website: Tự xây dựng đội ngũ in-house hoặc sử dụng dịch vụ từ các nhà phát triển.
Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.
Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử, đội ngũ giàu kinh nghiệm, quy trình rõ ràng, khả năng xử lý và hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp..
Trên thị trường thương mại điện tử có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, với phương thức thanh toán phổ biến nhất hiện nay là COD. Tuy nhiên, nhờ xu hướng thanh toán “không tiền mặt” được hình thành giữa đại dịch Covid-19, các hình thức thanh toán điện tử đang dần chiếm ưu thế hơn.
Một số hình thức thanh toán được các doanh nghiệp thương mại điện tử lựa chọn như:
Thông thường một quy trình fulfillment ( gồm những khâu sau: Nhập khẩu hàng hóa hoặc tự sản xuất → Vận chuyển đến kho/trung tâm phân phối → Lưu kho → Xử lý hàng hóa khi có yêu cầu (Xuất hàng, in bill, đóng gói, dán nhãn) → Giao hàng → Xử lý yêu cầu sau bán hàng (Trả hàng, hoàn hàng, đổi hàng).
Chính vì vậy, một hệ thống thương mại điện tử toàn diện cần xây dựng hoặc tích hợp các chức năng như eLogistics, blockchain, QR code, etc để tự động hóa quy trình vận đơn, theo dõi đơn hàng, từ đó nâng cấp chất lượng vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
Hệ thống CRM (Quản lý quan hệ khách hàng – Customer Relationship Management) là một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Việc xây dựng, cải thiện liên tục hệ thống CRM, tổng đài chăm sóc đa kênh sẽ giúp việc xử lý khiếu nại, hoàn/trả hàng diễn ra nhanh chóng hơn. Đồng thời, hệ thống CRM còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu thêm về nhu cầu khách hàng, từ đó xây dựng tương tác giữa thương hiệu và khách hàng.
Bảo trì 24/7, cập nhật và nâng cấp hệ thống thương mại điện tử liên tục giúp doanh nghiệp xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh, tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi không ngừng của thị trường.
Đồng thời, liên tục giảm sát và duy trì hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm phòng tránh những rủi ro từ hacker, thất thoát dữ liệu, etc.
Một trong những chiến lược trọng yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay chính là bán hàng đa kênh (Omnichannel). Bằng cách theo “dấu chân” của khách hàng từ sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram, Zalo), cho đến website và app thương mại điện tử. Chiến lược này sẽ giúp tập trung hóa dữ liệu khách hàng, tiếp cận hành vi mua sắm đa dạng của khách hàng và tối ưu trải nghiệm cá nhân hóa trên hệ thống thương mại điện tử.
Ngoài ra, các chiến dịch Ecommerce Marketing cũng đang ngày một phát triển trên thị trường, chẳng hạn như Affiliate marketing, Shoppertainment, SEO, Email Marketing, etc. Chiến lược này giúp tối ưu khả năng hiển thị của thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng online.
Xây dựng chức năng báo cáo nhằm khai thác hiệu quả các dữ liệu, bao gồm các báo cáo về Bán hàng, Marketing, Khách hàng, Tồn kho và Hiệu suất vận hành nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tích hợp các công cụ phân tích như Google Analytics, Facebook Pixels, Microsoft Power BI, etc để hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống để đưa ra các báo cáo chi tiết cho kết quả kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Nhìn chung, việc kinh doanh thương mại điện tử dựa trên 8 bước trên là một hoạt động không mấy dễ dàng cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Và để bắt kịp đường đua thương mại điện tử sẽ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác như tiềm lực tài chính, đội ngũ nhân sự, tình hình kinh tế chung, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng, etc. Vậy nên các nhà quản lý cần thận trọng khi đưa ra các quyết định trọng yếu để mang về hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thương mại điện tử phức tạp như Annam Gourmet, Laybyland, Jasnor, SECOMM thấu hiểu những trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tìm hiểu và triển khai kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả.
Liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Thương mại điện tử rượu (Winery eCommerce) được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai trong bối cảnh đại dịch Covid-19 – khoảng thời gian được ví như một “cơn ác mộng” đối với nhiều lĩnh vực kinh tế, nhưng dường như lại là “vận may” của ngành thương mại điện tử.
Theo báo cáo của Rabobank, doanh số của thương mại điện tử rượu năm 2021 đạt 6 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, tỷ lệ đặt mua rượu trực tuyến được ghi nhận tăng đáng kể so với các năm trước khi có đại dịch, theo Forbes.
Nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này, nhiều doanh nghiệp rượu tại Việt Nam đã và đang bắt tay vào xây dựng website thương mại điện tử để nhanh chóng tạo dựng vị thế trên thị trường.
Nam An Market – là chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm tốt cho sức khỏe, được đầu tư bởi Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Nam An năm 2012. Website thương mại điện tử của Nam An được xây dựng thành công trên nền tảng Haravan với hơn 100,000 lượt truy cập mỗi tháng.
Bên cạnh trái cây, rau củ, thịt cá thì thức uống có cồn, đặc biệt là các loại rượu là mặt hàng bán chạy và được vô cùng ưu chuộng trên website của Nam An.
Ngoài ra, trải nghiệm mua sắm trực tuyến được doanh nghiệp đặc biệt chú trọng về tính an toàn, tiện lợi, nhanh chóng với giá cả hợp lý và nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Thương hiệu Winemart được thành lập vào năm 2015 với mục tiêu đem lại cho người tiêu dùng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất. Hiện nay Winemart kinh doanh chính ở 2 lĩnh vực:
Website thương mại điện tử của Winemart đạt hơn 60 nghìn lượt truy cập mỗi tháng và được đánh giá là một trong những đơn vị cung cấp rượu trực tuyến uy tín bậc nhất của Việt Nam.
Siêu thị rượu ngoại không chỉ là một website thương mại điện tử cung cấp các sản phẩm rượu ngoại nhập khẩu, mà còn hệ thống các kiến thức về văn hóa, lịch sử và cách thức lựa chọn, bảo quản, thưởng thức các dòng rượu khác nhau trên thế giới để những người say mê hoặc muốn tìm hiểu về văn hóa rượu có thể cùng chia sẻ, nâng cao sự hiểu biết.
Siêu thị rượu ngoại hiện sở hữu hệ thống website thương mại điện tử riêng với hơn 50,000 lượt truy cập mỗi tháng và được người tiêu dùng đánh giá rất cao cả về chất lượng sản phẩm và trải nghiệm mua sắm trực tuyến.
Cao Minh được ra đời và phát triển bởi CEO Thanh Dung – một người phụ nữ yêu rượu vang và đam mê tìm hiểu về văn hoá rượu vang.
Trải qua nhiều năm tìm hiểu và không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng dịch vụ, Cao Minh hội tụ đầy đủ những yếu tố để trở thành địa chỉ cung cấp rượu vang hàng đầu tại Việt Nam.
Website của Rượu Vang Cao Minh được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP với đầy đủ tính năng cần thiết và giao diện trực quan. Đến nay, Rượu Vang Cao Minh là một trong những cái tên quen thuộc với những khách hàng ưu tiên việc mua sắm rượu trực tuyến.
Kho Rượu (Tên đầy đủ là Công ty TNHH Kho Rượu) là đơn vị nhập khẩu và phân phối rượu vang, rượu ngoại hàng đầu Việt Nam, với hơn 3000 sản phẩm rượu vang, rượu mạnh, bia, rượu sake Nhật Bản và phụ kiện cao cấp chính hãng.
Kho Rượu theo đuổi mô hình kinh doanh thương mại điện tử bằng cách đầu tư xây dựng website với nền tảng WooCommerce. Qua đó, công ty dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng cả online và offline.
Khi thương mại điện tử đang là xu hướng mới của thời đại và được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ đại dịch Covid-19. Để đuổi kịp xu hướng đó, doanh nghiệp Rượu Tốt bắt tay xây dựng website thương mại điện tử với WooCommerce, giúp tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu và tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng trên Internet.
Rượu Nhập khẩu là website thương mại điện tử về rượu của công ty TNHH HẦM RƯỢU Việt Nam – một trong những doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam về nhập khẩu và phân phối rượu vang.
Rượu Nhập khẩu sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để phát triển website thương mại điện tử. Giao diện trực quan, dễ sử dụng cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, công ty từng bước đạt được sự tín nhiệm từ khách hàng cho các dòng sản phẩm rượu vang ngoại nhập từ bình dân đến cao cấp.
Sành Vang là thương hiệu phân phối rượu vang thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Thương Mại và Đầu Tư Sài Gòn Hoàng Kim được thành lập năm 2015. Đến nay, Sành Vang đã mở rộng hệ thống chi nhánh đến nhiều tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM, Biên Hòa (Đồng Nai), Buôn Ma Thuột.
Không chỉ vậy, website thương mại điện tử của Sành Vang có lượt truy cập khá cao, hơn 25,000 mỗi tháng và thương hiệu nhận được nhiều đánh giá tốt của khách hàng bởi chất lượng rượu, giá cả cạnh tranh, nguồn hàng luôn sẵn và đa đạng.
Được thành lập vào năm 2007, Công ty TNHH hầm rượu Việt Nam là một trong những công ty rượu vang lớn nhất tại Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm rượu vang, bia, whisky, thực phẩm, nước khoáng, trà, gốm sứ cao cấp. Tương tự như Kho Rượu hay Sành Vang, Winecellar cũng sử dụng nền tảng WooCommerce để triển khai thương mại điện tử.
The Warehouse được biết đến với tư cách là nhà phân phối rượu và rượu mạnh tại thị trường Việt Nam, cũng là một trong những thương hiệu bán lẻ của Tập đoàn Ân Nam.
Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mã nguồn mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.
Nhìn chung, các thương hiệu rượu Việt Nam đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng.
Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử rượu đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.
Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp rượu cần tìm được đơn vị hỗ trợ hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.
Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Xây dựng website thương mại điện tử là một bước tiến quan trọng giúp doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu và gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet, từ đó tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Tuy nhiên, Việc phát triển website doanh nghiệp là một quá trình phức tạp với nhiều khía cạnh, đặc biệt với các website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần phải xem xét từ trải nghiệm người dùng đến hiệu suất hoạt động và nhiều yếu tố khác của trang web. Dưới đây là tổng hợp những yếu tố quan trọng của một website thương mại điện tử mà doanh nghiệp và các nhà phát triển website cần xem xét trước khi bắt đầu triển khai.
Theo nghiên cứu của Think with Google, nếu một trang web mất tới 5 giây để tải, xác suất người dùng truy cập thoát ra tăng đến 90%. Đó là lý do để doanh nghiệp cần chú trọng đến tối ưu hóa và đảm bảo website thương mại điện tử luôn trong tình trạng hoạt động tốt.
Bên cạnh đó, tối ưu hoá SEO sao cho website có xếp hạng cao nhất có thể trên các công cụ tìm kiếm với các kỹ thuật và chiến lược cụ thể cũng cần được doanh nghiệp chú ý khi muốn tối đa hoá doanh thu trên website thương mại điện tử.. Một trong số đó là chiến lược chèn từ khóa vào nội dung được thêm vào website thương mại điện tử cũng như thông tin mô tả, tiêu đề và hình ảnh. Nhiều doanh nghiệp quên rằng khách hàng có thể tìm thấy trang web thông qua tìm kiếm hình ảnh khi thêm mô tả “alt text” vào hình ảnh.
Đây cũng là một thiếu sót không nhỏ dẫn tới thất thoát lượng lớn khách hàng tiềm năng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên xem xét nguồn lực nhân sự có chuyên môn về SEO vào giai đoạn đầu khi triển khai website thương mại điện tử. Bởi các nhân viên SEO có thể khởi chạy website với các thẻ meta cần thiết (Meta Tags), tổ chức cấu trúc trang (Page Structure) và các liên kết nội bộ (Internal Links), tạo chiến lược nội dung, đề xuất thiết kế chức năng thân thiện với đa thiết bị, cải thiện tốc độ tải trang và nhiều khía cạnh quan trọng khác.
Một chiến lược Marketing tốt có thể tạo ra một khởi đầu thuận lợi cho những đơn đặt hàng đầu tiên trên cả offline lẫn online, đặc biệt là trong thương mại điện tử. Việc phát triển chiến lược Marketing từ sớm giúp doanh nghiệp xác định những tính năng cần thiết phải bổ sung trong quá trình phát triển các hệ thống thương mại điện tử.
Ví dụ: Khi muốn thêm các tùy chọn chia sẻ chiến dịch khuyến mãi lên mạng xã hội hoặc thông báo đẩy (Push Notification) trên mobile app từ website thương mại điện tử, sẽ hiệu quả hơn nếu việc này nằm trong chiến lược Marketing và được lên kế hoạch thực hiện trong quá trình phát triển website thương mại điện tử hơn là đề xuất phát triển sau khi website đã được khởi chạy.
Theo World Bank, 2/3 người trưởng thành trên toàn thế giới sử dụng thanh toán kỹ thuật số, tăng từ 35% vào năm 2014 lên 57% vào năm 2021. Mặc dù người dùng có xu hướng mua hàng trên ứng dụng di động (Mobile Apps) nhiều hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể tạo ra chuyển đổi tốt hơn nếu giao điện thương mại điện tử dễ dàng thích ứng với web di động (Mobile Web).
Ví dụ: Walmart Canada đã thành công tăng tỷ lệ chuyển đổi website lên 20% sau khi phát hành một thiết kế đáp ứng (Responsive Design) tối ưu hơn và cải thiện 98% tăng trưởng các đơn đặt hàng trên các thiết bị di động.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng khách hàng khắp nơi trên thế giới truy cập và mua sắm trên website thương mại điện tử mà không gặp sự cố khi sử dụng bất kỳ trình duyệt sẵn có nào.
Theo đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện kiểm thử trên nhiều trình duyệt (Cross-Browser Testing) như Google Chrome, Internet Explorer, Firefox, Opera, Safari, v.v nhằm tìm ra và khắc phục lỗi nếu có, từ đó đảm bảo khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt trên trang web của doanh nghiệp bằng mọi trình duyệt, mọi thiết bị, ở mọi nơi. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên thứ ba có chuyên môn hoặc tự thực hiện kiểm tra với một vài công cụ trợ giúp sẵn có.
Thuật ngữ Omnichannel ngày càng trở nên phổ biến trong thời đại số hóa và trở thành một chiến lược kết nối chính giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mọi doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược bán hàng đa kênh (Omnichannel) để kết nối với khách hàng, tăng lưu lượng truy cập, thúc đẩy doanh số bán hàng và tồn tại trước những thay đổi của thời đại.
Theo đó, triển khai Omnichannel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh thương mại điện tử. Đồng thời, Omnichannel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.
Khi thực hiện Omnichannel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omnichannel (ETP Group, NEF, GoSELL) hoặc chọn một hệ thống làm trung tâm dữ liệu cho toàn bộ hệ thống như ecommerce system (Magento), ERP (Odoo, SAP).
Quy trình triển khai Omnichannel:
– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…
– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omnichannel hiệu quả
– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng
– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omnichannel
Phần lớn doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử đều yêu cầu khách hàng tạo tài khoản trên trang web để tiến hành mua hàng, vì điều này giúp doanh nghiệp lưu trữ lịch sử mua hàng, địa chỉ nhận hàng của khách để tạo thuận lợi cho việc phân tích nhân khẩu học, đánh giá hành vi mua hàng, phân tích doanh số và khuyến khích mua hàng lần sau thông qua các chiến dịch Marketing.
Riêng những khách hàng thường xuyên sẽ sẵn lòng làm việc này để nhận các lợi ích từ việc có tài khoản tại website như lưu thông tin cho lần mua hàng tiếp theo diễn ra nhanh chóng hay nhận thông báo về các đợt khuyến mãi lớn sắp tới.
Tuy nhiên, không phải vị khách nào cũng muốn đăng ký tài khoản để mua sản phẩm, doanh nghiệp cũng cần cung cấp các tùy chọn dành cho những khách hàng chỉ muốn mua hàng ngay mà không đăng ký tài khoản.
Chẳng hạn như yêu cầu khách hàng đăng nhập với tài khoản mạng xã hội hay một biểu mẫu thanh toán nhỏ với tên, email, số điện thoại, địa chỉ, v.v với cả hai cách này, hệ thống website thương mại điện tử sẽ tự động tạo tài khoản và gửi thông tin đăng nhập qua email của khách.
Ngay cả với các trang web không bán bất cứ thứ gì, người dùng vẫn thường xuyên sử dụng thanh tìm kiếm, đặc biệt với các doanh nghiệp sở hữu website thương mại điện tử, thanh tìm kiếm phải cung cấp chức năng tìm kiếm nâng cao.
Ví dụ: tính năng tìm kiếm bằng hình ảnh giúp người dùng tải lên ảnh của một mặt hàng ưa thích và để công cụ tìm kiếm của website thương mại điện tử trả về các sản phẩm giống, gần giống hoặc tương tự sản phẩm mà khách hàng đang tìm kiếm.
Lướt qua hết các danh mục sản phẩm của website là cần thiết nếu người dùng không biết tìm kiếm gì và cần một vài gợi ý. Vì vậy, chức năng danh mục sản phẩm đa lớp là vô cùng hữu ích trong các trường hợp này. Trường hợp khác, khách hàng có sẵn mục tiêu tìm kiếm thì một thanh tìm kiếm với các chức năng hỗ trợ nâng cao cũng sẽ giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm họ cần chỉ với vài cú nhấp chuột.
Mua sắm online và thanh toán online ngày càng trở nên phổ biến, vì thế việc cung cấp các tùy chọn thanh toán phù hợp khi triển khai website thương mại điện tử là rất quan trọng. Theo Payment Methods Report 2019, chi phí giao hàng (55%) và quy trình thanh toán phức tạp (26%) là những lý do khiến nhiều người mua từ bỏ giỏ hàng.
Vì vậy, tùy vào sản phẩm và thị trường doanh nghiệp đang hướng tới, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với đối tượng khách hàng, sản phẩm và khu vực. Theo Hostgator, các phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Bắc Mỹ là PayPal, Amazon Pay, Google Pay, Apple Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v. Riêng thị trường Việt Nam, phổ biến nhất sẽ là MoMo, Zalo Pay, Shopee Pay, thẻ Visa hoặc MasterCard v.v.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên lưu ý về chi phí giao hàng vì đây được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến khách hàng từ bỏ quá trình mua hàng. Doanh nghiệp có thể linh hoạt triển khai các ưu đãi miễn phí vận chuyển vào những dịp khuyến mãi đặc biệt hoặc trong trường hợp khách hàng buộc phải trả phí vận chuyển, hệ thống nên đưa ra thông tin chi tiết về điều này nhằm tránh hiểu lầm vô tình tạo ra trải nghiệm khách hàng không tốt.
Hệ thống quản lý nội dung (CMS) giúp lưu trữ và quản lý tất cả nội dung bằng văn bản, hình ảnh và cả tài liệu ở cùng một nơi. Doanh nghiệp có thể chỉnh sửa hoặc thêm thông tin mới và các thay đổi sẽ tự động được cập nhật trên website thương mại điện tử. CMS cũng có thể hỗ trợ nhân viên phản ứng kịp thời với thông tin phản hồi của khách hàng.
Phần lớn người mua sắm trên Internet là thế hệ Millennials, Gen Y và Gen Z. Các thế hệ này coi trọng tính cá nhân hóa chẳng hạn như những gợi ý, đề xuất hoặc giải pháp cá nhân từ đội ngũ hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử đang cố gắng đáp ứng điều này, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp người mua giải quyết các vấn đề trong quá trình mua hàng, thanh toán, giao hàng, trả hàng, khiếu nại v.v.
Ngoài ra sẽ thật tốt khi doanh nghiệp thêm phần liên hệ vào website thương mại điện tử với số hotline hoặc email có thể dễ dàng nhấp vào, hoặc liên kết với ứng dụng FacebooK Messenger, Zalo, Chat trực tiếp cho đơn hàng, Chat hỗ trợ chung dành cho những người yêu thích hình thức trao đổi này.
Với một website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm lưu trữ lượng lớn dữ liệu về người dùng và thông tin sản phẩm trên chính trang web đó, thế nên, an toàn và bảo mật là yếu tố quan trọng nhất đối với website thương mại điện tử. Bất kỳ sự sơ suất nào có thể đưa doanh nghiệp đến rủi ro mất vĩnh viễn các dữ liệu quan trọng và thông tin khách hàng có thể bị đánh cắp và bán đi.
Khi website thương mại điện tử bị cho là không an toàn và bảo mật kém chẳng hạn như không có chứng chỉ SSL và giao thức HTTPS, Google và cả những công cụ tìm kiếm khác sẽ gắn cờ trang web ấy.
Điều này được xem là những cảnh báo hoặc khuyến nghị cho người dùng Internet phải cảnh giác tránh truy cập vào các website không có hai thành phần trên và hậu quả là doanh nghiệp sẽ dễ thất thoát rất nhiều đơn hàng tiềm năng, gây gián đoạn quá trình triển khai Marketing và ảnh hướng đến uy tín của thương hiệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần hoàn thành thủ tục đăng ký website thương mại điện tử với Bộ Công Thương tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử để chứng minh độ minh bạch của website theo đúng Nghị định 52/2013 NĐ-CP của chính phủ.
Trên đây là 10 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình triển khai thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, để tạo ra một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng và hoạt động tốt để thu hút khách hàng là điều không dễ.
Ngay cả khi doanh nghiệp sử dụng WordPress, Woocommerce, Shopify hay nền tảng Magento Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Khi thương mại điện tử đang trở thành xu hướng mới của thời đại và ngày càng nhiều thương hiệu tham gia vào thị trường này, việc lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp để xây dựng website thương mại điện tử thành công trở nên vô cùng quan trọng. Trong khi Shopify dẫn đầu trong các nền tảng SaaS, Magento là sự lựa chọn hàng đầu trong các nền tảng mã nguồn mở thì plugin WooCommerce lại dành được sự ưu ái đặc biệt của nhiều thương hiệu bởi nhiều tính năng vượt trội và dễ sử dụng.
WooCommerce là một plugin miễn phí của WordPress cho phép thương hiệu thiết lập website thương mại điện tử bằng cách thêm chức năng thương mại điện tử vào trang web WordPress có sẵn. Plugin WooCommerce sẽ giúp chuyển đổi website WordPress thông thường trở thành một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng cần thiết và dễ dàng tùy chỉnh chỉ với vài cú nhấp chuột.
Thoạt tiên, WooCommerce được phát triển và ra mắt bởi hai nhà lập trình Mike Jolley và James Koster sau khi làm việc trên một bản sao của plugin thương mại điện tử JigoShop tại công ty Woothemes vào năm 2011 và nhanh chóng trở nên phổ biến. Plugin này đạt 1 triệu lượt tải về trong vòng 2 năm sau khi phát hành và vượt 4 triệu lượt tải về vào năm 2014.
Đến năm 2015, Automattic, công ty mẹ của WordPress mua lại cả Woothemes và WooCommerce, thương vụ đã giúp WooCommerce vượt mốc 7 triệu lượt tải về trong vòng 1 năm. Sự kết hợp hoàn hảo đó đã thúc đẩy plugin này phát triển ngày càng mạnh mẽ với hơn 22% trong số 1 triệu website chạy trên nền tảng WordPress sử dụng plugin này và 28% của tất cả các cửa hàng trực tuyến toàn cầu.
Vì WooCommerce là một trong những nền tảng mã nguồn mở, một câu hỏi tức thì được đặt ra đó là công ty này tạo ra doanh thu và điều hành hoạt động kinh doanh như thế nào khi cung cấp một plugin hoàn toàn miễn phí cho người dùng?
Doanh thu của WooCommerce chủ yếu từ việc cung cấp các tiện ích mở rộng hữu ích. Theo Matt Mullenweg – người đồng sáng lập của WordPress, doanh thu của các plugin này đạt hơn 30 tỷ USD vào năm 2021 trong khi mức doanh thu năm 2020 đã vượt qua con số 20 tỷ USD. Ngoài ra, Tổng khối lượng hàng hóa (GMV) của các cửa hàng WooCommerce ước tính đạt khoảng 11,8 tỷ USD vào năm 2019.
Đến nay số lượng người dùng WooCommerce tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của WP Swing, đến tháng 7 năm 2022 có 8.7% website đang sử dụng WooCommerce tương đương hơn 5,106,506 websites, plugin WooCommerce được tải về trên WordPress.org ước tính ít nhất 30,000 lượt mỗi ngày. Trong số các website thương mại điện tử trên Internet hiện nay, có 12.96% websites đang sử dụng WooCommerce. Theo Statista, WooCommerce là nền tảng thương mại điện tử dẫn đầu trên toàn cầu năm 2022, chiếm 36.68% thị phần.
Mặc dù WooCommerce là một plugin thương mại điện tử phổ biến và thân thiện với người dùng nhất hiện nay, các doanh nghiệp vẫn nên tìm hiểu rõ ưu điểm và nhược điểm của nền tảng trước khi bắt đầu triển khai.
Giá cả là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp lựa chọn nền tảng khi triển khai thương mại điện tử. Những nền tảng phổ biến trên thị trường hiện nay có mức giá từ miễn phí đến vài nghìn USD một năm, điều này càng giúp WooCommerce trở nên nổi bật và được doanh nghiệp ưu ái lựa chọn vì plugin này cho phép tải và cài đặt hoàn toàn miễn phí.
Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng các tính năng của WooCommerce mà không phải cam kết bằng các hợp đồng hỗ trợ đắt tiền hoặc giấy phép sử dụng phần mềm.
WooCommerce là một plugin mã nguồn mở được xây dựng trên CMS WordPress vì vậy người dùng có toàn quyền kiểm soát và dễ dàng tùy chỉnh website thương mại điện tử theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp.
Ngoài việc nền tảng này phù hợp với đa dạng loại hình doanh nghiệp phục vụ cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau thì WooCommerce còn cung cấp khả năng mở rộng về lâu dài, giúp doanh nghiệp thuộc mọi quy mô linh hoạt hơn trong việc triển khai thương mại điện tử.
Việc tích hợp liền mạch giữa WooCommerce và WordPress mang đến nhiều lợi ích cho plugin này vì sự sẵn có của cộng đồng WordPress rộng lớn trong nhiều năm nay. WooCommerce có thể sử dụng hệ sinh thái khổng lồ của nền tảng từ plugins, themes, bản chỉ dẫn và nhiều giá trị khác mà không tồn tại bất kỳ nơi nào khác.
Ví dụ: Yoast SEO từ lâu đã trở thành một plugin cực kỳ phổ biến với rất nhiều bản dịch quốc tế, dễ sử dụng và hỗ trợ tốt tính năng SEO nâng cao. Kể từ khi WooCommerce tích hợp với WordPress, Yoast SEO cũng tích hợp với WooCommerce.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp có sẵn một trang web trên nền tảng WordPress và có nhu cầu biến nó trở thành website thương mại điện tử, WooCommerce sẽ làm điều đó trở nên dễ dàng và liền mạch mà người dùng không cần bắt đầu lại từ đầu với một nền tảng hoàn toàn mới.
Content Marketing là chìa khóa giúp website thương mại điện tử hoạt động hiệu quả cao. Nếu các doanh nghiệp đang tìm kiếm một nền tảng thương mại điện tử dựa trên hệ thống quản lý nội dung phổ biến nhất trên thế giới (CMS), WooCommerce có thể đáp ứng tốt mong đợi đó.
Khi plugin WooCommerce được tích hợp vào WordPress, nhiều tùy chọn quản lý nội dung như Blog, Landing Pages, mô tả sản phẩm, Email Marketing và các SEO plugins (Yoast WooCommerce SEO) sẽ giúp các nhà bán hàng tối ưu hóa nội dung cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng.
Tích hợp phân tích là một ưu điểm khác của WooCommerce vì khi doanh nghiệp càng hiểu biết nhiều về khách hàng và cách họ tương tác với website thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh để đáp ứng những mong đợi của khách hàng.
Ví dụ: Nhà bán hàng có thể sử dụng dữ liệu bán hàng để tìm hiểu về khách hàng từ đó thiết lập chân dung khách hàng (Customer Persona) nhằm tăng doanh số bán hàng trong tương lai.
Ngoài ra, WooCommerce còn cung cấp bộ phân tích WooCommerce mở rộng được hiển thị trong một giao diện rõ ràng và trực quan. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng tích hợp WooCommerce với các dịch vụ phân tích bên ngoài như Google Analytics, Google Tag Manager,…
Khi sử dụng WooCommerce, người dùng sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc giữ website thương mại điện tử được duy trì, khả dụng và hoạt động bình thường. Thực tế, có một vài sự hỗ trợ từ công ty cung cấp dịch vụ hosting và cộng đồng WooCommerce, nhưng lại không cung cấp phương tiện để người dùng chỉ cần thực hiện một cuộc gọi là sẽ được hỗ trợ về mặt kỹ thuật.
Các plugins sẽ thông báo cho người dùng các bản cập nhật bảo mật, nhưng chính người dùng phải tự cài đặt và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Thực tế, các công ty cung cấp dịch vụ hosting sẽ hỗ trợ việc này, nhưng người dùng cần biết một chút kiến thức kỹ thuật để tiến trình hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan được thuận lợi nhằm tránh ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của website thương mại điện tử.
Nhược điểm này đến trực tiếp từ việc doanh nghiệp được toàn quyền tối đa kiểm soát mã nguồn, dữ liệu trên hệ thống website thương mại điện tử. Toàn quyền tối đa đi kèm với trách nhiệm tối đa. Mặc dù doanh nghiệp vẫn nhận được sự hỗ trợ cho các vấn đề phát sinh với WooCommerce, nhưng khi so với các nền tảng thương mại điện tử khác như Shopify, BigCommerce, Magento,… thì WooCommerce còn nhiều thiếu sót cho quy trình hỗ trợ bảo trì kỹ thuật.
Với sự gia tăng không ngừng của việc truy cập trái phép (Website Hacking) thì tốc độ và và độ bảo mật của một trang web quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với các nền tảng SaaS như Shopify hay BigCommerce, tốc độ và bảo mật thật sự là một điểm mạnh.
Khi đó, website thương mại điện tử của doanh nghiệp nằm trong cơ sở hạ tầng của các nền tảng này và đội ngũ chuyên viên kỹ thuật sẽ liên tục theo dõi và khắc phục các sự cố phát sinh nhằm duy trì website được vận hành thuận lợi.
Tương tự như tình huống bảo trì kỹ thuật, WooCommerce về cơ bản để người dùng chịu trách nhiệm về tốc độ và bảo mật website dù có nhiều tùy chọn hỗ trợ từ bên thứ 3.
Dù tốc độ và bảo mật không phải vấn đề đối với một số doanh nghiệp mới triển khai website thương mại điện tử, thế nhưng, xét về tổng thể đây vẫn là một nhược điểm lớn của plugin này khi doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho nhiều vấn đề từ khâu bảo trì kỹ thuật cho đến tốc độ và bảo mật website, đặc biệt nếu trang web thương mại điện tử đang trên đà phát triển nhanh chóng từ hàng trăm đến hàng nghìn lượt truy cập.
Vì WooCommerce là một plugin của WordPress nên sẽ hoạt động dựa trên các chức năng của WordPress. Trong khi đó, các chức năng của WordPress không được xây dựng dành riêng cho thương mại điện tử mà được các nhà phát triển xây dựng dựa trên tính linh hoạt của mã nguồn mở. Điều này đồng nghĩa cách thức hoạt động của WooCommerce sẽ bị phá vỡ khi người dùng vượt qua ngưỡng truy vấn (query) nhất định.
Ví dụ, khi có nhiều giỏ hàng được thêm vào hoặc thanh toán xảy ra cùng một lúc, hay có quá nhiều người dùng truy cập vào trang web cùng một thời điểm sẽ dẫn đến quá tải và khiến việc vận hành website thương mại điện tử gặp khó khăn vì lúc này hệ thống của WordPress và plugin WooCommerce không còn hoạt động một cách tương thích.
Nếu quy mô website thương mại điện tử của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ, đang phát triển thì đây không phải điều đáng lo ngại, các vấn đề phát sinh vẫn có thể được xử lý dễ dàng. Thế nhưng, khi quy mô trang web của doanh nghiệp mở rộng và phát triển nhanh chóng, đây là một bất lợi về cả hiệu suất và chi phí mà doanh nghiệp cần phải lưu tâm và xem xét trước khi bắt đầu.
Có thể thấy, Woocommerce là một plugin được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn khi triển khai website thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vượt trội, WooCommerce vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng và so sánh thêm với các nền tảng khác trước khi bắt đầu.
Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Mặc dù chịu tác động mạnh từ Covid-19, thời trang vẫn phục hồi ngoạn mục với tiềm năng tăng lên 1 nghìn tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2025 (Theo Statista) nhờ vào thương mại điện tử.
Tại Việt Nam, ngành thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, theo báo cáo IDEA 2022 cứ 100 người dùng mua hàng thời trang thì có tới 69 người dùng sử dụng kênh thương mại điện tử.
Với tiềm năng to lớn của thị trường thương này, việc thiết kế website thương mại điện tử là điều kiện tiên quyết để thành công, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nền tảng xây dựng website thương mại điện tử chuyên biệt cho lĩnh vực thời trang ngày càng cao.
Sau đây là một số nền tảng hỗ trợ website thương mại điện tử thời trang như Big Cartel, Haravan, Shopify, Woocommerce, Magento mà doanh nghiệp có thể tham khảo.
UI/UX là tiêu chí mà doanh nghiệp thường đặt ra đầu tiên trước khi thiết kế website thương mại điện tử nhằm tạo được giao diện thân thiện với nhóm người dùng yêu thích lĩnh vực thời trang và khai thác tối đa khả năng tương tác với khách hàng.
Chẳng hạn như website thương mại điện tử thời trang thường yêu cầu đầu tư vào hình ảnh/video để có chất lượng cao hơn, bắt mắt hơn. Từ đó, giúp doanh nghiệp mô tả sản phẩm dễ dàng hơn, đặc biệt là các chương trình khuyến mãi trên banner, góp phần lớn cho việc kích cầu mua sắm từ phía khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chú ý đến các vấn đề khác như tương thích trên đa thiết bị, sắp xếp các nút kêu gọi hành động, thiết kế layout thể hiện được sự đa dạng mẫu mã của sản phẩm từ thanh điều hướng (navigation) đến chi tiết từng trang.
Để kinh doanh thương mại điện tử hiệu quả, doanh nghiệp cần một hệ thống chức năng toàn diện từ cơ bản đến nâng cao để phục vụ nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử của doanh nghiệp thời trang, bao gồm:
Thêm vào đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng thêm một số chức năng đặc thù để giải quyết được “bài toán riêng” của lĩnh vực thời trang, chẳng hạn như:
Nhằm mang lại trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho khách hàng, các doanh nghiệp thời trang thường sẽ tích hợp đa dạng phương thức thanh toán, dịch vụ vận chuyển cũng như các phần mềm quản lý và công cụ phân tích kinh doanh để tối ưu hóa hệ thống kinh doanh thương mại điện tử.
Một số phương thức thanh toán phổ biến hiện nay cần phải tích hợp trên website như:
Tích hợp các nhà cung cấp vận chuyển như Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm, Viettel Post, etc và các ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến.
Về việc tích hợp các phần mềm quản lý, vận hành back-office, doanh nghiệp có thể xem xét một số phần mềm như SAP, Salesforce, Ocracle, etc.
Sau cùng, tích hợp công cụ BI như Tableau, Looker, etc sẽ giúp phân tích chiến lược kinh doanh hiệu quả trong dài hạn.
Thông thường, các doanh nghiệp lúc bắt đầu kinh doanh thời trang sẽ không chú trọng đến khả năng mở rộng website thương mại điện tử trong tương lai vì những nền tảng có hỗ trợ chức năng này thường rất hiếm. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, việc đầu tư vào nền tảng có hỗ trợ chức năng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có lời thế cạnh tranh hơn với các đối thủ trên thị trường.
Khả năng này giúp doanh nghiệp thời trang có thể chỉnh sửa và phát triển chức năng mới nhằm phục vụ các mục tiêu kinh doanh trong tương lai.
Ngoài ra, khả năng này còn giúp doanh nghiệp thời trang dễ dàng chuyển đổi ngôn ngữ, tiền tệ và mở rộng từ một website lên nhiều website để định vị thương hiệu trên toàn cầu.
Haravan là nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến ở thị trường Việt Nam với đa dạng giải pháp cho doanh nghiệp và cá nhân. Một số website đang sử dụng Haravan có thể kể đến như Juno, Biti’s, Maison, etc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
→ Đánh giá: 2/4
Haravan phù hợp với các doanh nghiệp thời trang startup hoặc SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) có hoạt động chủ yếu tại Việt Nam.
Haravan được đánh giá có chi phí triển khai website thương mại điện tử tương đối hợp lý, đa dạng cho nhiều doanh nghiệp:
Tuy nhiên, doanh nghiệp nên suy xét khi sử dụng Haravan trong dài hạn vì chi phí giấy phép sử dụng và các tiện ích mở rộng sẽ ngày càng tăng theo thời gian sử dụng.
Thời gian thiết kế website thương mại điện tử thời trang nhanh, tối thiểu là 30 phút để sở website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng cần thiết trong kinh doanh trực tuyến. Tuy nhiên, để có được website toàn diện hơn doanh nghiệp sẽ phải đầu tư nhiều thời gian để phát triển hệ thống.
Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS được ưa chuộng trên toàn cầu vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp. Các website đang sử dụng Shopify như Leonardo, Crocs, Seeson, etc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
→ Đánh giá: 2/4
Shopify được đánh giá phù hợp với các doanh nghiệp thời trang startup hoặc SMEs có hoạt động toàn cầu.
Chi phí để khởi động kinh doanh thương mại điện tử trên Shopify tương đối hợp lý trong thời gian đầu, với đa dạng lựa chọn:
Tuy nhiên, về lâu dài thì chi phí sử dụng Shopify sẽ trở nên ngày càng cao do các khoản phải chi trả cho tiện ích mở rộng ngày càng nhiều, phí sử dụng thường niên và % trên mỗi giao dịch trên hệ thống.
Thời gian xây dựng website thương mại điện tử khá nhanh, trung bình từ 1 – 7 ngày hoặc hơn, tùy vào độ phức tạp vào hệ thống.
Big Cartel là nền tảng giúp xây dựng website thương mại điện tử chuyên biệt cho ngành thời trang hoặc các sản phẩm nghệ thuật như đồ gốm, tranh, ảnh. Một số website đang sử dụng Big Cartel như Atakontu, Indikidual, etc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
→ Đánh giá: 2.5/4
Big Cartel sẽ phù hợp với các doanh nghiệp startup, SMEs hoặc mới tham gia vào thương mại điện tư, cần giải quyết “bài toán” phức tạp của thương mại điện tử thời trang.
Chi phí triển khai website tương đối thấp với không nhiều lựa chọn gói giải pháp như Haravan hay Shopify:
Thời gian xây dựng website thương mại điện tử thời trang trên Big Cartel khá nhanh, trong vòng 1 – 2 tuần hoặc hơn, tùy vào độ phức tạp của hệ thống.
WooCommerce là nền tảng mã nguồn mở, dưới dạng một plug-in của WordPress được giới thiệu vào năm 2011 và cho phép doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn miễn phí. Những website đang sử dụng WooCommerce phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như Hải Triều, Orchard, etc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
→ Đánh giá: 3/4
WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp thời trang đã quen sử dụng WordPress từ trước và đang có nhu cầu phát triển thêm hệ thống thương mại điện tử.
Vì là nền tảng mã nguồn mở nên doanh nghiệp thời trang sẽ được miễn phí chi phí sử dụng dịch vụ, tuy nhiên, doanh nghiệp cần trả phí phát triển khi sử dụng nền tảng như:
Thời gian để thiết kế website thương mại điện tử sẽ không nhanh như 3 nền tảng trước đó vì phải xây dựng tất cả từ ban đầu, ít nhất từ 1 – 3 tháng.
Magento là nền tảng thương mại mã nguồn mở với 2 phiên bản là Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí). Một số website đang sử dụng Magento như Canifa, Hoang Phuc International, OnOff, etc.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
→ Đánh giá: 4/4
Magento phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh thời trang từ B2B, B2C đến B2B2C, đa dạng quy mô doanh nghiệp như startup, SMEs, tập đoàn lớn. Nhưng vì chi phí để triển khai Magento thường tương đối lớn nên Magento được các tập đoàn có quy mô lớn ưa chuộng hơn.
Tương tự như WooCommerce, Magento Open Source cũng là nền tảng mã nguồn mở nên được miễn phí chi phí sử dụng, nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải xem xét các chi phí sau:
Đối với Magento Commerce, doanh nghiệp sẽ được làm việc trực tiếp với đội ngũ phát triển triển của Magento nên sẽ phải chịu phí từ giấy phép sử dụng, chưa kể đến một số chi phí khác như:
Thông thường một dự án Magento hoàn chỉnh cần thời gian triển khai từ 3 – 6 tháng, có khi lên đến 1 năm. Nguyên nhân nằm ở hệ thống chức năng phức tạp và sự khan hiếm nhân sự có chuyên môn về Magento.
Nhìn chung, Haravan và Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp startup hoặc SMEs với đa dạng gói giải pháp có chi phí hợp lý với từng nhu cầu kinh doanh khi triển khai thương mại điện tử thời trang trong thời gian nhanh chóng.
Trong khi đó, Big Cartel cũng phù hợp với startup hoặc SMEs với chi phí phải chăng trong thời gian nhanh chóng nhưng sẽ có được tính năng chuyên biệt để giải quyết được các đặc thù cho ngành thời trang.
Với WooCommerce, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng WordPress có thể nâng cấp website thương mại điện tử thời trang bằng nền tảng này nhưng cần lưu ý đến vấn đề tính năng đặc thù trong tương lai.
Riêng Magento sở hữu gần như toàn bộ ưu điểm vượt trội, từ giao diện website, hệ thống chức năng cho đến khả năng tích hợp và mở rộng, nên Magento phù hợp với đa dạng loại hình và mô hình doanh nghiệp hơn. Tuy nhiên, thời gian và chi phí triển khai vẫn còn là điều khiến nhiều doanh nghiệp suy xét khi lựa chọn Magento.
Với kinh nghiệm thiết kế website thương mại điện tử phức tạp như An Nam Gourmet, Laybyland, Jasnor, etc SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải khi lựa chọn nền tảng phù hợp để bắt đầu hành trình thương mại điện tử.
Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Ngày nay, đối với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô, website thương mại điện tử đóng vai trò thiết yếu trong việc tiếp cận và mua bán sản phẩm cho lượng lớn khách hàng tiềm năng trên Internet.
Vì lẽ đó, việc lựa chọn nền tảng phù hợp để xây dựng website thương mại điện tử rất quan trọng. Một nền tảng thương mại điện tử tốt sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng cung cấp trải nghiệm đa kênh, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, cung cấp đa dạng dịch vụ, sản phẩm, v.v nhằm tăng chuyển đổi, thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.
Một số nền tảng thường được đề cập cho việc xây dựng website thương mại điện tử như: Magento, Woocommerce, Bigcommerce, v.v. Chắc chắn, mỗi doanh nghiệp sẽ có những cân nhắc riêng, thế nhưng một nền tảng luôn xuất hiện như một sự lựa chọn hàng đầu đó là Shopify. Mặc dù Shopify được đánh giá cao, doanh nghiệp vẫn nên cân nhắc các ưu – nhược điểm của Shopify trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Hiểu được điều đó, SECOMM đã chuẩn bị bài đánh giá này, giúp doanh nghiệp hiểu rõ Shopify là gì, cách thức hoạt động của Shopify, chi phí triển khai và đặc biệt là ưu điểm và hạn chế khi sử dụng nền tảng này để xây dựng một website thương mại điện tử toàn diện.
Shopify là nền tảng SaaS (Software as a Service) phổ biến cung cấp các giải pháp cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử đầy đủ các tính năng như quản lý tồn kho, giao nhận, xử lý thanh toán, v.v. Hơn thế, Shopify còn cung cấp rất nhiều tiện ích bổ sung và công cụ hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô để nâng tầm website thương mại điện tử.
Trước khi vươn mình trở thành một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất toàn cầu như hiện nay, Shopify khởi đầu là một cửa hàng online chuyên bán ván trượt tuyết có tên Snowdevil vào năm 2004. Sau đó, công ty có bước chuyển mình đột phá thành một nền tảng thương mại điện tử lấy tên Jaded Pixel.
Đến năm 2006, công ty Shopify chính thức được thành lập tại Ottawa bởi các nhà lập trình viên trẻ tuổi là Tobias Lutke, Daniel Weinand và Scott Lake. Từ đó, Shopify từng bước khẳng định vị thế là một nền tảng thương mại điện tử đáng tin cậy và tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm gần đây khi phần lớn các công ty đều gặp nhiều khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Đến nay số lượng người dùng Shopify tăng lên đáng kể. Theo StoreLeads, hiện đang có khoảng 2 triệu website đang sử dụng nền tảng Shopify để xây dựng và phát triển kinh doanh trực tuyến. Ở quý 2 năm 2022, số lượng cửa hàng mở mới đạt 150,928 tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tại thị trường Việt Nam, có khoảng 2,000 website sử dụng nền tảng Shopify đang hoạt động, tăng 9.8% ở quý 2 năm 2022 so với cùng kỳ.
Tổng doanh thu quý 2 năm 2022 đạt 1.3 tỉ USD tăng 16% so với cùng kỳ năm 2021, tương ứng tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm trong ba năm liên tiếp là 53%. Lợi nhuận gộp quý 2 năm 2022 tăng 6% đạt 655.6 triệu USD so với 620.9 triệu USD của quý 2 năm 2021 (Theo báo cáo của Shopify).
Mặc dù Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử phổ biến và thân thiện với người dùng nhất hiện nay, các doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ đây có phải là những gì doanh nghiệp cần để mở rộng việc kinh doanh không, các ưu nhược điểm của nền tảng, đặc biệt là vấn đề chi phí.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu xây dựng website thương mại điện tử bằng cách sử dụng bản dùng thử 14 ngày miễn phí, không cần để lại thông tin thẻ tín dụng. Khi hết thời hạn dùng thử, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các gói giải pháp với các tính năng phù hợp và ưu đãi hấp dẫn.
Gói | Giá | Chức năng chính | Chức năng đặc thù | Đối tượng sử dụng |
Starter |
| Tạo đường link thông tin sản phẩm và chia sẻ lên mạng xã hội hay tin nhắn. | Các nhà bán hàng qua mạng xã hội hay ứng dụng nhắn tin mà không cần website | |
Lite |
| – Nút mua hàng Shopify. – Lập hóa đơn. | Các doanh nghiệp bán hàng trên website hiện có hoặc bán hàng trên mạng xã hội | |
Basic |
| – Trình chỉnh sửa website tùy chỉnh. – Website hosting và chứng chỉ TLS miễn phí. – Không giới hạn số lượng sản phẩm thêm vào. – Báo cáo phân tích – Địa phương hóa: chuyển đổi tiền tệ, dịch website, tên miền khu vực. – Trình quản lý hàng tồn kho. – Shopify POS. – Shopify Email. -Shopify Payment. -Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 | – 2 tài khoản nhân viên – 4 vị trí kiểm kê – Báo cáo cơ bản | Các doanh nghiệp vừa tham gia hoặc có ý định tham gia thị trường thương mại điện tử và đang tìm kiếm giải pháp xây dựng website chuyên nghiệp |
Shopify |
| – 5 tài khoản nhân viên – 5 vị trí kiểm kê – Báo cáo tiêu chuẩn | Các doanh nghiệp thương mại điện tử đang trên đà phát triển | |
Advanced |
| -15 tài khoản nhân viên -8 vị trí kiểm kê -Báo cáo nâng cao -Các công cụ tự động hóa | Các doanh nghiệp có quy mô lớn bán hàng trên phạm vi quốc tế | |
Plus | Từ $2000/tháng nhưng doanh nghiệp có thể thương lượng giá với Shopify | -9 websites có thể thiết lập -Tối đa 100 giao diện -Chương trình độc quyền của Shopify: Chương trình thương gia thành công (Merchant Success Program), Học viên Shopify Plus, Chương trình đối tác Shopify Plus, cộng đồng Shopify Plus trên Facebook | Các doanh nghiệp lớn phải vận hành và quản lý nhiều websites |
Bảng liệt kề giá, chức năng của các gói giải pháp Shopify
Chi phí là một trong những yếu tố doanh nghiệp cân nhắc rất nhiều trước khi lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử và đây cũng là yếu tố giúp Shopify trở nên nổi bật và được yêu thích đặc biệt.
Đầu tiên, Shopify là nền tảng SaaS nên chi phí để bắt thường khá rẻ. Dù doanh nghiệp phải trả phí hàng tháng, phí giao dịch, phí giao diện và tiện ích mở rộng thì Shopify vẫn rẻ hơn nhiều so với nền tảng mã nguồn mở (Open-Source Platform) như Magento, WooCommerce, v.v.
Phát triển nền tảng mã nguồn mở đòi hỏi sự hỗ trợ từ các chuyên gia có kinh nghiệm về lập trình, thời gian triển khai lâu trong khi nền tảng SaaS thì ngược lại. Đó là lý do tại sao chi phí để bắt đầu với nền tảng SaaS cụ thể là Shopify sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả chi phí và thời gian.
Một điểm nổi bật khác về chi phí đó là các nền tảng SaaS nói chung và Shopify nói riêng cho phép người dùng trả phí sử dụng nền tảng liên tục hàng tháng thay vì phải trả chi phí trong một lần. Điều này giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro đầu tư một số tiền quá lớn vào nền tảng Shopify nhưng chưa chắc đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp trong quá trình triển khai.
Ngoài ra, nền tảng Shopify phù hợp với các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô trên thị trường. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay vừa tham gia thương mại điện tử, có thể tham khảo các gói Starter, Lite và Basic. Riêng các doanh nghiệp quy mô lớn, cần những tính năng nâng cao để vận hành website thương mại điện tử hiệu quả, các gói Shopify, Advanced, và Plus sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc.
Cách duy nhất để thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thị trường và nhanh chóng tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp triển khai website thương mại điện tử càng sớm càng tốt nhằm tránh bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua chuyển đổi số.
Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng website thương mại điện tử là lựa chọn nền tảng phù hợp. Trong đó, mục tiêu hàng đầu phải cân nhắc khi lựa chọn nền tảng thương mại điện tử đó là sự dễ dàng trong việc thiết lập. Nếu một nền tảng khiến người dùng mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện, hay khiến người dùng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài, thì nền tảng đó không dễ sử dụng.
Shopify cung cấp một giao diện trực quan, dễ sử dụng với người dùng không có nhiều kiến thức lập trình. Ngoài ra, Vì Shopify là nền tảng thương mại điện tử SaaS với hệ thống được thiết kế sẵn và cung cấp hosting, giao diện, tính năng và bảo trì hạ tầng công nghệ nên doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website chỉ với các thao tác kéo và thả mà không cần bận tâm về vấn đề kỹ thuật.
Các bước đơn giản để bắt đầu triển khai website thương mại điện tử với Shopify:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để người dùng lựa chọn Shopify. Khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng website thương mại điện tử là điều không tránh khỏi, thế nên Shopify đã lập ra một đội ngũ đáng tin cậy để hỗ trợ người dùng.
Do vậy, nếu doanh nghiệp cần giúp đỡ, sự hỗ trợ luôn sẵn sàng 24/7. Doanh nghiệp có thể liên hệ với Shopify qua email, chat, và hotline trên toàn cầu. Ngoài ra, thông qua Trung Tâm Hỗ Trợ Shopify, người dùng có thể truy cập vào các diễn đàn cộng đồng và các tài liệu hữu ích cho quá trình triển khai website thương mại điện tử trên nền tảng này.
Nền tảng Shopify chạy trên các máy chủ tuân thủ PCI (Peripheral Component Interconnect), cho phép người bán chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng.
Mã hóa Lớp cổng bảo mật (SSL) được bật trên tất cả các website Shopify để bảo mật dữ liệu của khách truy cập, trong khi hệ thống sao lưu cho phép doanh nghiệp lưu trữ và lưu dữ liệu thường xuyên bằng cách xuất dữ liệu đó sang tệp CSV.
Do đó, việc thêm giải pháp sao lưu nâng cao hơn từ Cửa hàng Shopify như ứng dụng Rewind được nền tảng này khuyến khích vì đó được xem là biện pháp cứu cánh nếu người dùng xóa nhầm nội dung chẳng hạn như sản phẩm, hình ảnh hoặc video minh họa. Để giữ cho website thương mại điện tử được bảo mật, doanh nghiệp chỉ cần sao lưu dữ liệu thường xuyên và cài đặt mật khẩu quản trị đủ mạnh.
Giao diện chính là diện mạo của website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Giao diện website càng đẹp mắt thì cơ hội giữ chân nhiều khách hàng càng cao thu hút nhiều khách hàng truy cập hơn từ đó tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.
Shopify hiểu được tầm quan trọng của giao diện website nên đã cung cấp rất nhiều giao diện có sẵn bao gồm miễn phí và trả phí, phù hợp với nhiều loại hình kinh doanh và lĩnh vực khác nhau giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn.
Các giao diện Shopify miễn phí rất phù hợp cho các công ty khởi nghiệp hay các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs). Với rất nhiều tính năng như thiết kế đáp ứng (Responsive Web Design), bộ lọc sản phẩm, mẫu hiển thị màu sản phẩm, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh website thương mại điện tử theo nhu cầu và đặt trưng thương hiệu.
Tuy nhiên, giao diện miễn phí cũng có nhiều nhược điểm như số lượng giao diện ít, thiết kế hạn chế, không cung cấp các tính năng nâng cao và đặc thù khiến việc tùy chỉnh website gặp nhiều trở ngại.
Cơ bản các giao diện miễn phí rất tuyệt vời cho bước đầu xây dựng website thương mại điện tử. Thế nhưng, với các doanh nghiệp quy mô lớn, hay các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, các giao diện cao cấp còn gọi là giao diện trả phí sẽ phù hợp hơn với mức chi phí trung bình khoảng $140-$180/giao diện.
Với các giao diện trả phí này, Shopify cung cấp các tính năng tích nâng cao như hỗ trợ trò chuyện trực tiếp, cửa sổ bật lên bản tin, các tính năng up-sell, tăng tốc độ tải trang, v.v. Từ đó, doanh nghiệp có thể sở hữu hệ thống website thương mại điện tử tự động và mượt mà hơn.
Chi phí sử dụng Shopify, bên cạnh những điểm cộng đáng chú ý, nền tảng này có một điểm trừ nhỏ nhưng đủ khiến một số doanh nghiệp ngần ngại bắt đầu.
Bên cạnh phí sử dụng nền tảng doanh nghiệp phải chi trả hàng tháng, các chi phí khác như giao diện, ứng dụng, tiện ích mở rộng, các tính năng marketing, sales, SEO, v.v doanh nghiệp đều phải trả liên tục mỗi tháng mà không được sở hữu lâu dài.
Ví dụ, để sử dụng ứng dụng Free Shing & Hello Bar cung cấp quà tặng miễn phí, giao hàng miễn phí hay các dạng khuyến mãi khác, người dùng sẽ mua với giá $8.95/tháng, đồng nghĩa liên tục hàng tháng ngoài các chi phí khác, doanh nghiệp sẽ trả thêm $8.95 cho ứng dụng này đến khi doanh nghiệp ngừng sử dụng ứng dụng này.
Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn phải quản lý và vận hành nhiều website cùng lúc, điều này sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền khi có những chi phí nhỏ phát sinh mỗi tháng
Trong khi đó, các nền tảng mã nguồn mở yêu cầu người dùng trả hết chi phí sử dụng, chi phí về tính năng trong một lần. Tuy các tính năng không có sẵn và mất nhiều thời gian để lập trình, nhưng doanh nghiệp được sở hữu các tính năng đó lâu dài cho website thương mại điện tử, từ đó việc quản lý dòng tiền thuận tiện hơn, hiệu quả hơn.
Content Marketing (Tiếp thị nội dung) là công cụ tuyệt vời để tiếp thị website thương mại điện tử. Shopify cho phép người dùng viết blog và tối ưu hóa SEO, nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập miễn phí, nâng cao khả năng định vị thương hiệu.
Tuy nhiên, tính năng viết blog này trên Shopify không thân thiện với người dùng như WordPress. Một số khía cạnh mà Shopify có thể cải thiện liên quan đến blog và tính năng viết nội dung bao gồm:
Đây sẽ là một rào cản cho doanh nghiệp khi sử dụng Shopify để quảng bá website thương mại điện tử bằng cách tối ưu SEO, nếu nội dung là yếu tố cốt lõi của chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Một hạn chế khác của Shopify đó là giao diện của nền tảng được tùy chỉnh bằng cách sử dụng thiết lập Shopify Liquid. Trong khi đó, nhiều nhà phát triển website đã quá quen thuộc với ngôn ngữ lập trình PHP để tùy biến giao diện và mẫu cho website, đây là một kỹ thuật phổ biến được sử dụng bởi WordPress.
Vì vậy, với những người dùng không có nhiều kinh nghiệm về lập trình sẽ gặp không ít khó khăn khi sử dụng công cụ của Shopify để tùy chỉnh giao diện website thương mại điện tử.
Tuy vậy, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô vẫn có thể sử dụng những tính năng hữu ích khác của Shopify như Shopify Themes, Shopify App Store, Shopify Blog, đội ngũ hỗ trợ 24/7, v.v để việc thiết lập website thương mại điện tử hiệu quả, nhanh chóng và đơn giản nhất.
Toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp được lưu trữ trên server của Shopify nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn website sẽ thuộc về Shopify không phải doanh nghiệp. Tương tự các nền tảng SaaS khác như BigCommerce, Squarespace, Wix… Shopify có tính năng Khóa (Lock-in), đồng nghĩa khi chuyển đổi website từ nền tảng này sang nền tảng khác, doanh nghiệp sẽ không còn được sử dụng mã nguồn website cũ và phải xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới.
Tương tự như mã nguồn, dữ liệu của doanh nghiệp cũng được lưu trữ trên server của Shopify nên việc sở hữu và kiểm soát dữ liệu bị hạn chế khá nhiều. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp khó kết nối dữ liệu giữa các bộ phận, phòng ban, cá nhân hóa người dùng, v.v. Đặc biệt khi chuyển đổi nền tảng thì việc thất thoát hoặc sai lệch số liệu thường khó tránh khỏi.
Shopify sẽ không hỗ trợ trong trường hợp doanh nghiệp ngừng sử dụng nền tảng với bất kỳ lý do gì. Tài sản duy nhất doanh nghiệp có thể giữ và mang đi đó là bản báo cáo CSV chứa thông tin website.
Thế nên, trước khi khởi tạo website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify, doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ những lợi ích và cả những bất cập khi ngừng sử dụng để quyết định có nên sử dụng nền tảng này lâu dài hay không.
Có thể thấy, Shopify là một trong những nền tảng thương mại điện tử được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn khi triển khai website thương mại điện tử. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế nhất định, vì vậy doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng và so sánh thêm với các nền tảng khác trước khi bắt đầu.
Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai thương mại điện tử trên nhiều quốc gia, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí với các giải pháp thương mại điện tử chuyên nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện được thành lập vào năm 2014. Đến nay, chúng tôi đã hoàn thành hơn 250+ hệ thống thương mại điện tử dựa trên nhiều nền tảng hàng đầu trên toàn cầu như Magento, Shopify, WooCommerce, BigCommerce, etc.
Chính sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự trong những năm vừa qua, SECOMM đã được Clutch công nhận là top những công ty phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam trong năm 2022 (Theo “Clutch 2022 B2B Leaders”).
Sơ lược về Clutch, đây là nền tảng đánh giá và xếp hạng các doanh nghiệp B2B có uy tín trên toàn cầu. Không chỉ đóng vai trò kết nối, cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau mà nền tảng này còn hỗ trợ nghiên cứu thị trường thông qua các đánh giá trực tiếp từ khách hàng bằng Linkedin, Hotline.
Sau đây là một số đánh giá mà SECOMM đã nhận được từ các khách hàng:
“The professionalism of the company is second to none! They are extremely responsive, and their communication is concise and informative.”
— Rick Thurlow, Senior Business Manager, Jasnor (Australia)
“I think the best thing about working with SECOMM is how quickly they can respond to a change you would like them to implement or to fix an error that you identify.
Even when it came to us changing things on this project that weren’t in the original scope, they would talk that change through with us to identify the best way of handling it, and then implement that change in a timely manner.”
— Stuart Duff, Founder & CEO, Laybyland Pty., Ltd
SECOMM cảm ơn các đối tác đã dành thời gian viết những phản hồi tích cực, mang tính khái quát về thành tựu của chúng tôi.
Hy vọng, với các dịch vụ chất lượng của SECOMM đã, đang và sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng trong hệ thống thương mại điện tử cũng như bắt kịp sự thay đổi không ngừng của thị trường.
Nếu có thắc mắc về hành trình phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp, liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận sự hỗ trợ và tư vấn miễn phí!
Thương mại điện tử thời trang là lĩnh vực được nhận định có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua với giá trị thị trường toàn cầu năm 2021 đạt 759.5 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 1 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Điển hình, tốc độ tăng trưởng cho ba phân khúc thời trang chính vào năm 2023 lần lượt là Quần áo (+12,7%), Giày dép (+11,6%), Túi xách và phụ kiện (+8,5%). Thêm vào đó, thời trang là một trong bốn “tứ trụ” của thị trường thương mại điện tử Việt Nam với 43% tỷ lệ mua sắm trực tuyến, chỉ xếp sau ngành thực phẩm. Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2021, 47% người Việt Nam tham gia khảo sát đồng ý rằng thương mại điện tử thời trang đã trở thành thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Mặc dù nhiều cơ hội là thế nhưng ngành thương mại điện tử thời trang cũng còn nhiều thách thức phải đương đầu như “thị trường đỏ” với nhiều đối thủ cạnh tranh, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi liên tục bắt buộc các thương hiệu phải đa dạng mẫu mã, bán hàng đa kênh để tạo thêm nhiều điểm chạm đến khách hàng, etc.
Chính vì vậy, để triển khai thương mại điện tử thời trang hiệu quả, các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy xét nhiều yếu tố, đặc biệt nhất là yếu tố nền tảng để xây dựng website. Trong những cái tên phổ biến như Shopify, BigCommerce, WooCommerce thì Magento được biết đến là một nền tảng được nhiều “ông lớn” lựa chọn để phát triển thương mại điện tử như Canifa, Hoang Phuc International, OnOff, etc. Vậy tại sao Magento lại là cái tên được các doanh nghiệp này lựa chọn?
Đặc trưng tiêu biểu của ngành thời trang chính là tệp khách hàng khó tính, có gu thẩm mỹ cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thời trang phải chú trọng vào việc thiết kế giao diện website thương mại điện tử thời trang, đặc biệt là trang chủ (Homepage) cần chuyên nghiệp và bắt mắt.
Điểm yếu của việc mua sắm thời trang online là các sản phẩm không được “nhìn tận mắt, sờ tận tay”. Do đó, hình ảnh/video càng rõ nét và sinh động thì càng mang đến cho khách hàng cảm giác chân thật và tin tưởng hơn.
Đối với giao diện người dùng (User Interface – UI), tính trực quan tác động đến khả năng tương tác trên website giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp, giúp trả lời cho câu hỏi: “Người dùng liệu đã được điều hướng rõ ràng từ trang này đến trang khác một cách thuận tiện hay chưa?”
Một nguyên tắc khác của thiết kế giao diện website chính là trải nghiệm người dùng (User Experience – UX), từ sự nhất quán trong các vị trí nút bấm (Call to action – CTA) hay hệ thống menu, tất cả cần được “lưu thông” thuận tiện nhất để mang đến trải nghiệm đồng bộ nhất cho mọi người dùng trên website.
Hoạt động kinh doanh thời trang online trên website cần nhiều chức năng để giải quyết các đặc thù của ngành.
Đặc thù của ngành thời trang là bán hàng đa kênh với nhiều điểm chạm với khách hàng. Ví dụ: Trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo), trên các kênh mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Zalo, Instagram), website và app thương mại điện tử. Chính vì vậy, các nhà quản trị cần triển khai chiến lược Omni-channel khi triển khai thương mại điện tử cho ngành thời trang.
Thông thường, ngành thời trang sẽ có rất nhiều danh mục sản phẩm, bộ sưu tập, từ sản phẩm quần áo, giày dép, cho đến túi xách và phụ kiện nên nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm của người tiêu dùng trên website và app thương mại điện tử rất cao. Từ đó, doanh nghiệp nên xây dựng menu đa lớp và chức năng tìm kiếm sản phẩm nâng cao theo từ khóa hoặc bộ lọc để phục vụ nhu cầu tìm kiếm và điều hướng khách hàng.
Ngoài ra, thời trang là ngành hàng có sức cạnh tranh vô cùng “khốc liệt” nên các chiến lược truyền thông càng hiệu quả thì việc triển khai thương mại điện tử thời trang của thương hiệu càng thu được nhiều đơn hàng hơn, một số chiến lược truyền thông chuyên biệt cho ngành thời trang trên website và app có thể kể đến như Loyalty Program, Livestream, Shoppertainment, Affiliate Marketing, etc.
Các mặt hàng quần áo, túi xách, giày dép và phụ kiện thời trang thường là các sản phẩm thuộc phân khúc low-involvement (ít cân nhắc) nên việc xây dựng chức năng giỏ hàng nhanh sẽ giúp đẩy nhanh quá trình mua hàng của người tiêu dùng, từ đó tăng cao doanh số bán hàng online cho doanh nghiệp.
Ngành thời trang thường có rất nhiều phân khúc khách hàng, từ mới, cũ đến VIP, doanh nghiệp nên xây dựng chức năng giúp phân loại khách hàng để chăm sóc và cá nhân hóa trải nghiệm cho mỗi loại khách hàng. Từ đó, dần dần doanh nghiệp sẽ khai thác được insight (sự thật ngầm hiểu) của từng loại khách hàng và đưa ra giải pháp kinh doanh tốt hơn trong tương lai.
Sau cùng, hệ thống thương mại điện tử ngành thời trang thường phải có khả năng có xử lý được lưu lượng truy cập lớn và số lượng đơn hàng khổng lồ hàng tháng, đặc biệt trong các “mùa sales”.
Để triển khai thương mại điện tử thời trang hiệu quả, doanh nghiệp cần một nền tảng xây dựng website có khả năng tích hợp cao, từ Omni-channel, hệ thống quản trị, thanh toán, vận chuyển cho đến phân tích và báo cáo.
Bởi vì đặc thù của ngành thời trang chính là cần độ phủ sóng cao trên toàn bộ các kênh bán hàng để tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Chính vì vậy nên việc triển khai Omni-channel là điều cần thiết cho các doanh nghiệp khi triển khai thương mại điện tử thời trang. Tuy nhiên, khi thực hiện Omni-channel, doanh nghiệp cần một hệ thống có khả năng tích hợp cao trên toàn bộ các kênh bán hàng để đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu từ front-end đến back-end.
Đồng thời, các doanh nghiệp thời trang thường sử dụng nhiều hệ thống quản trị từ bên thứ 3 như POS, CRM, ERP, BI nên doanh nghiệp cần tìm một nền tảng thương mại điện tử có thể thống nhất và quản lý tất cả dữ liệu trên 1 “màn hình” duy nhất.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đa dạng phương thức thanh toán và vận chuyển để khách hàng có thêm sự lựa chọn khi mua sắm sản phẩm thời trang.
Sau cùng, doanh nghiệp phải liên kết các công cụ phân tích và báo cáo lại với nhau để đưa ra số liệu thời gian thực với bảng báo cáo trực quan nhất. Từ đó, xây dựng cơ sở dữ liệu để đưa ra các định hướng hiệu quả hơn trong tương lai.
Với các doanh nghiệp thời trang sẽ có nhiều quy mô khác nhau, từ startup, SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ), mới tham gia thị trường cho đến các tập đoàn lớn. Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp thời trang sẽ có mô hình hoạt động khác nhau như B2C, B2C, B2B2C, etc. Tất cả các quy mô và mô hình hoạt động sẽ có một yêu cầu riêng biệt cho từng giai đoạn phát triển của thương hiệu, chính vì vậy nên doanh nghiệp cần một nền tảng xây dựng website có thể đồng hành xuyên suốt hành trình, hạn chế tình trạng chuyển đổi nền tảng làm hao phí thời gian và chi phí khi triển khai thương mại điện tử thời trang nhiều lần của doanh nghiệp.
Nhìn chung, doanh nghiệp cần một nền tảng toàn vẹn để triển khai thương mại điện tử thời trang hiệu quả trong thời gian dài, từ thiết kế website, xây dựng hệ thống chức năng, khả năng tích hợp và mở rộng.
Khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử thời trang trên nền tảng Magento, doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn từ sử dụng theme sẵn có, tùy chỉnh theme theo nhu cầu cho đến thiết kế bộ giao diện riêng.
Với việc sử dụng theme sẵn có, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giao diện chuyên biệt cho Magento trong ngành thời trang trên thị trường, cộng đồng nhà phát triển hoặc đơn vị đang hợp tác. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp giao diện với các website khác.
Với việc tùy chỉnh theme theo nhu cầu, doanh nghiệp vừa có thể tiết kiệm chi phí vừa có thể thêm vào một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font chữ, layout, etc. Nhưng để có thể thiết lập và tùy chỉnh giao diện với hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đội ngũ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm về Magento.
Với việc thiết kế giao diện riêng, doanh nghiệp sẽ có được website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu thời trang của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí phát triển cũng như một đội ngũ chuyên nghiệp hơn.
Hiện nay, đa số doanh nghiệp thời trang khi đã lựa chọn Magento để xây dựng website thương mại điện tử thì thường lựa chọn phương án tùy chỉnh dựa trên theme hoặc thiết kế giao diện riêng để hỗ trợ kinh doanh thương mại điện tử tập trung và chuyên sâu hơn.
Nền tảng Magento sở hữu đầy đủ các tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao để phát triển website thương mại điện tử toàn diện. Đồng thời, Magento còn hỗ trợ xây dựng các chức năng đặc thù nhằm giải quyết các bài toán chuyên biệt của ngành thời trang.
Chức năng cơ bản hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hệ thống website thương mại điện tử hiệu quả và liền mạch, bao gồm:
Chức năng nâng cao giúp tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng, chẳng hạn như:
Chức năng đặc thù là các chức năng giúp doanh nghiệp xử lý các vấn đề của ngành thời trang, ví dụ:
Nhìn chung, Magento có đủ khả năng xây dựng bất kỳ hệ thống chức năng phức tạp nào, tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có những tính năng được xây dựng trước và sau.
Magento nổi tiếng là một nền tảng thương mại điện tử có khả năng tích hợp cao với nhiều bên thứ 3, từ các phần mềm quản trị và bán hàng đa kênh, công cụ phân tích và báo cáo cho đến hệ thống thanh toán và vận chuyển.
Nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển quy mô kinh doanh, Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website thành nhiều website khác nhau trên cùng một hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể truy cập và quản trị mọi dữ liệu của nhiều thương hiệu cùng lúc chỉ với một hệ thống Magento trung tâm.
Với các hỗ trợ có sẵn về chuyển đổi ngôn ngữ từ Magento, doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống thương mại điện tử thời trang với nội dung và ngôn ngữ phù hợp với các đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, hệ thống Magento cũng cho phép doanh nghiệp chuyển đổi dễ dàng các đơn vị tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia.
Từ đó, Magento có thể song hành cùng doanh nghiệp từ lúc bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử thời trang cho đến lúc tăng trưởng, giúp mở rộng quy mô, chức năng một cách dễ dàng mà không cần chuyển đổi bất kỳ một nền tảng thương mại điện tử nào khác.
Nhìn chung, Magento gần như là nền tảng thương mại điện tử đáp ứng tối đa mọi nhu cầu của mọi mô hình và quy mô của các doanh nghiệp thời trang, từ thiết kế giao diện website, xây dựng hệ thống chức năng cho đến khả năng tích hợp và mở rộng linh hoạt của hệ thống. Tuy nhiên, việc triển khai thương mại điện tử thời trang với Magento còn nhiều khó khăn mà các doanh nghiệp phải đương đầu như chi phí triển khai cao, thời gian xây dựng lâu và cần đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao.
Thấu hiểu được các vấn đề trên của doanh nghiệp, SECOMM cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí các giải pháp về công nghệ và nguồn lực cho từng doanh nghiệp thời trang. Liên hệ ngay để biết thêm chi tiết!
Thương mại điện tử thời trang (Fashion Ecommerce) đang ngày càng trở nên lớn mạnh, đặc biệt là thị trường có dân số trẻ như Việt Nam – nơi có nhu cầu về thời trang và phong cách sống rất đa dạng.
Hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp ngành thời trang đã bắt tay vào việc xây dựng website thương mại điện tử riêng để nhanh tay chiếm lĩnh “mảnh đất” màu mỡ này.
Coolmate là startup thời trang dành cho nam giới được thành lập vào năm 2019. Với chiến lược Thương mại điện tử D2C là trung tâm để phát triển doanh nghiệp, chỉ sau 2 năm triển khai, Coolmate đã có cuộc gọi vốn thành công trên Sharktank với “gió đông” Nguyễn Hòa Bình cho 500.000 USD. Đến năm 2021, doanh số của Coolmate đạt 139 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với năm 2020, đặt kỳ vọng doanh thu 2022 ở mức 440 tỷ.
Được thành lập từ năm 1991, Hải Triều đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trên thị trường đồng hồ. Với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ đồng hồ hàng đầu tại Việt Nam, Hải Triều đã kết hợp chiến lược thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh để thích nghi với sự thay đổi của thị trường và người tiêu dùng.
Đến nay, website thương mại điện tử của Hải Triều đã có hơn 1 triệu lượt truy cập hàng tháng và là gương mặt luôn đứng đầu bảng xếp hạng trong lĩnh vực thương mại điện tử thời trang của Việt Nam (Theo iPrice).
PNJ có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận, được thành lập vào năm 1988. Từ lâu, PNJ đã đầu tư xây dựng website thương mại điện tử để thực hiện chiến lược bán hàng đa kênh (Omni-channel). Nhờ triển khai thương mại điện tử từ sớm mà PNJ đã vượt qua năm 2021 đầy biến động với doanh thu thuần đạt hơn 19,547 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2020.
Được thành lập từ năm 2005, Juno là một thương hiệu được biết đến với dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách cho nữ. Nhìn thấy tiềm năng to lớn của thị trường thương mại điện tử, Juno đã đầu tư vào công nghệ từ sớm để kinh doanh online hiệu quả hơn. Website thương mại điện tử riêng của Juno đang là website có lượt truy cập cao nhất trong dòng sản phẩm thời trang giày và túi xách ở Việt Nam.
Hiện nay, Juno đã mở rộng thêm phân khúc sang mảng quần áo và phụ kiện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách hàng.
Canifa là thương hiệu thời trang dành cho gia đình được thành lập kể từ năm 1997, trực thuộc CTCP Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương – một nhà bán lẻ thời trang lớn tại Việt Nam. Với tầm vóc đã đạt được ở lĩnh vực thời trang truyền thống, Canifa đã sớm phát triển cả kinh doanh thương mại điện tử từ năm 2012.
Từ định hướng kinh doanh thương mại điện tử dài hạn và bền vững, thương hiệu này đã lựa chọn đầu tư phát triển website thương mại điện tử riêng trên nền tảng mở Magento và liên tục nâng cấp hệ thống này nhằm mang lại trải nghiệm thương mại điện tử tối ưu cho khách hàng.
Hoang Phuc International (Hoàng Phúc) là nhà bán lẻ thời trang cao cấp của Kappa, Ecko Unltd, Superga, Replay, Staple được thành lập vào năm 1989. Sau 3 thập kỷ phát triển kinh doanh truyền thống, thương hiệu này đã quyết định chuyển mình nhằm tham gia thị trường thương mại điện tử.
Để phát triển website thương mại điện tử thành công như hiện tại, Hoàng Phúc đã sử dụng và chuyển đổi rất nhiều nền tảng, đến nay doanh nghiệp này đang sử dụng nền tảng Magento – một nền tảng mã nguồn mở chuyên sâu về thương mại điện tử.
Ngoài việc liên tục nâng tầm website thương mại điện tử riêng để kinh doanh thời trang online, doanh nghiệp này còn kết hợp chiến lược KOL và Livestream để đẩy nhanh quá trình thâm nhập thị trường.
Bitis khởi nghiệp từ một cơ sở sản xuất nhỏ vào năm 1982, như một “bước chân không mỏi”, thương hiệu đã vươn mình trở thành hãng giày, dép hàng đầu trong thị trường.
Tuy nhiên, về sau doanh nghiệp này dường như bị bỏ lại phía sau khi hành vi người dùng dần thay đổi và nhiều “tay chơi” mới tham gia thị trường. Sau thời gian dài “tụt hậu”, CEO mới của Biti’s là Vưu Lệ Quyên – con gái lớn của ông Vưu Khải Thành đã quyết định thay đổi hướng đi, tập trung đầu tư vào chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để tăng tốc và bắt kịp thị trường.
Nhờ hướng đi mới này, Bitis’s đã cuộc trở mình ngoạn mục, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu quốc tế như Nike, Adidas, etc sau thời gian dài ngắc ngoải vì mất đi thị phần.
Ra đời vào năm 2004, Orchard là nơi cung cấp hơn 200 nhãn hiệu nước hoa cao cấp trên thế giới. Với định hướng trở thành thương hiệu bán lẻ nước hoa số 1 tại Việt Nam, Orchard đã triển khai thương mại điện tử từ sớm nhằm khai thác “mỏ vàng” của thị trường này. Đến nay, website thương mại điện tử của Orchard là cái tên đầu tiên cho các khách hàng yêu thích việc mua sắm nước hoa trực tuyến.
ONOFF được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người. Từ khi về chung “một nhà” với Canifa vào năm 2016, ONOFF cũng chủ trương theo đuổi chiến lược thương mại điện tử bằng cách đầu tư phát triển website Magento như Canifa.
Nhờ đó, thương hiệu đang từng bước đồng bộ trên các kênh online – offline với tỷ lệ khách hàng trung thành luôn được duy trì ở mức 80%, giúp ONOFF thêm vững tin mục tiêu trở thành thương hiệu đồ lót hàng đầu Việt Nam và mở ra cơ hội chinh phục thị trường ASEAN trong 3 năm tới.
Rabity là thương hiệu thời trang dành cho trẻ em được thành lập từ năm 2000. Hiện nay, Rabity là đối tác duy nhất của Disney & Marvel được sử dụng bản quyền hình ảnh cho dòng thời trang trẻ em từ 0 – 14 tuổi.
Đến nay, Rabity tự hào là đơn vị tiên phong triển khai thương mại điện tử đầu tiên cho lĩnh vực thời trang trẻ em ở Việt Nam, hiện Rabity đang có mặt ở tất cả các sàn thương mại điện tử và sở hữu một hệ thống website thương mại điện tử riêng.
Nhìn chung, các thương hiệu thời trang đang gặt hái nhiều thành tựu trên thị trường sau khi xây dựng thành công website thương mại điện tử riêng. Tuy nhiên, việc kinh doanh thương mại điện tử thời trang đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất không chỉ trong ngắn hạn mà ở cả dài hạn.
Tất nhiên để hiện thực hóa công việc không dễ dàng ấy, doanh nghiệp thời trang cần tìm được đơn vị “chân ái” hoặc xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) có chuyên môn cao đồng hành.
Theo Statista, quy mô của thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2021 đạt 13 tỷ USD, dự kiến có thể đạt ngưỡng 39 tỷ USD vào năm 2025 và đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Đi cùng với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử chính là sự đột phá ngoạn mục của ngành thương mại điện tử bách hóa (Ecommerce Grocery hay eGrocery). Với 53% người tiêu dùng thừa nhận rằng mua sắm hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần thói quen của họ.
Để kịp thời nắm bắt được các tiềm năng to lớn của thị trường eGrocery, các doanh nghiệp ngành bách hóa cần nhanh chóng xây dựng website thương mại điện tử nhằm tạo dựng “sân chơi riêng” cho thương hiệu, phát triển hoạt động kinh doanh bách hóa online và hỗ trợ doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số.
Với hơn 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website thương mại điện tử bách hóa toàn diện cho thị trường Việt Nam.
Việc đầu tiên các doanh nghiệp bách hóa cần làm chính là xác định được các mục tiêu và mức độ ưu tiên của các mục tiêu đó để lên kế hoạch phát triển website thương mại điện tử phù hợp cho từng giai đoạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như định vị thương hiệu, khai thác khách hàng tiềm năng, kiểm tra khả năng kinh doanh trực tuyến của sản phẩm.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các hoạt động tăng trưởng doanh thu, theo dõi, phân tích hành vi khách hàng, đánh giá hiệu quả các chiến dịch, etc. Ngoài ra, yếu tố trải nghiệm người dùng cũng rất quan trọng, bao gồm các dịch vụ như thanh toán, hậu cần, chăm sóc khách hàng trực tuyến, etc nhằm tăng tương tác, hỗ trợ, tư vấn khách hàng và xử lý vấn đề nhanh hơn.
Về thời gian, ở giai đoạn này doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai nhanh để thâm nhập thị trường eGrocery hoặc từ từ thích nghi với thị trường.
Về ngân sách, điều này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và tiềm lực tài chính của mỗi doanh nghiệp khi triển khai website thương mại điện tử bách hóa.
Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).
Một số nền tảng thương mại điện tử SaaS phổ biến như Haravan, Shopify và Bigcommerce.
Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở được sử dụng nhiều ở thị trường Việt Nam như WooCommerce, OpenCart và Magento.
Chính vì sự khác biệt lớn giữa ưu – nhược điểm của nền tảng Saa và mã nguồn mở mà các doanh nghiệp có xu hướng lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử cơ bản. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian để hạn chế việc chuyển đổi nền tảng của giai đoạn sau.
Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, ngành eGrocery và đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, etc để mang lại trải nghiệm “mượt mà” nhất trên website cho khách hàng.
Có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm: sử dụng theme có sẵn, tùy chỉnh dựa trên theme và thiết kế riêng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành hệ thống thương mại điện tử bách hóa.
Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử bách hóa như:
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Khi doanh nghiệp phát triển và thị trường có nhiều thay đổi lớn, các mục tiêu sẽ cần thay đổi cho phù hợp. Đồng thời, đây là giai đoạn để ban lãnh đạo tái xác định các mục tiêu về chiến lược kinh doanh, thời gian và chi phí để đầu tư vào hệ thống website thương mại điện tử bách hóa. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào các mục tiêu về mở rộng hệ thống kinh doanh bách hóa online trong ngắn hạn và dài hạn.
Về mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét các mục tiêu như mở rộng phân khúc thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết, hình thành thói quen mua sắm sản phẩm bách hóa online cho người tiêu dùng, etc.
Về mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên các mục tiêu về khai thác thêm khách hàng tiềm năng mới, tăng trưởng doanh thu, hỗ trợ chiến lược Ecommerce Marketing, etc.
Khi các nền tảng SaaS không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website kinh doanh bách hóa online, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở như Magento, WooCommerce và OpenCart để phát triển website thương mại điện tử bách hóa chuyên sâu.
Các tiêu chí lựa chọn nền tảng ở giai đoạn này bao gồm:
Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng từ SaaS sang mã nguồn mở thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề khác như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mở và thất thoát hoặc sai lầm dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng, etc.
Để doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử trên nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để phát triển website. Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tìm kiếm đối tác phát triển. Dù là nguồn lực nào thì đều yêu cầu đảm bảo kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn.
Đối với việc xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT, thương mại điện tử có chuyên môn và kinh nghiệm trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này sẽ cần nhiều thời gian và ngân sách để xây dựng đội ngũ phù hợp, nhưng sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát nguồn lực tốt hơn, chủ động chỉnh sửa hoặc phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu đặt ra.
Đối với việc hợp tác với đơn vị phát triển, doanh nghiệp nên lựa chọn tìm kiếm đơn vị phát triển theo các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về thương mại điện tử (số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng dự án, mức độ phức tạp của các dự án đã hoàn thành), đội ngũ chuyên nghiệp (chuyên viên tư vấn giải pháp, nhân sự IT, chăm sóc khách hàng), quy trình rõ ràng (phân tích, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì), khả năng xử lý và hỗ trợ nhanh chóng, cam kết bảo hành và bảo trì. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cũng như phát triển website phù hợp với tình hình chung của ngành eGrocery, nhưng doanh nghiệp sẽ cần phối hợp nhịp nhàng với đối tác đã lựa chọn để làm việc hiệu quả.
Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể giữ nguyên, không cần thay đổi giao diện website hiện tại. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sẽ tái xây dựng giao diện website để phù hợp với chiến lược mới, nền tảng mới.
Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử bách hóa: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn việc tùy chỉnh theme hoặc thiết kế riêng để thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu và ngành eGrocery.
Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc chuyển đổi nền tảng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.
Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới. Sau khi chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ để đảm bảo các dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.
Ngoài các chức năng cơ bản, doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành eGrocery.
Các chức năng nâng cao giúp tăng trải nghiệm người tiêu dùng, thúc đẩy quá trình mua sắm diễn ra nhanh hơn như theo dõi đơn hàng, khôi phục giỏ hàng bị bỏ rơi, gợi ý sản phẩm tương tự, tìm kiếm sản phẩm nâng cao, danh mục sản phẩm đa lớp, etc.
Các chức năng đặc thù giúp giải quyết triệt để những khó khăn khi triển khai thương mại điện tử bách hóa chuyên sâu, đáp ứng tối đa nhu cầu của phân khúc khách hàng và doanh nghiệp như giao hàng nhanh, lựa chọn thời điểm giao hàng, etc.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.
Khi đưa hệ thống website thương mại điện tử bách hóa vào kiểm thử, doanh nghiệp cần rà soát và kiểm tra toàn bộ trang web, chức năng trong một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo tốc độ xử lý đơn hàng, tính ổn định của website, etc. Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần lập tức liên hệ đội ngũ in-house hoặc đơn vị phát triển để điều chỉnh, cải thiện website cho phù hợp trước khi chính thức go-live (đi vào hoạt động).
Sau khi hệ thống website thương mại điện tử bách hóa đã đi vào ổn định, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược Ecommerce Marketing (SEO, SEM, Email Marketing, Content Marketing, Social Marketing, etc) hoặc triển khai Omni-channel để phát triển kinh doanh bách hóa online.
Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống website liên tục để tăng trưởng doanh số bền vững, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường thương mại điện tử nói chung và thị trường bách hóa nói riêng.
Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử bách hóa cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử bách hóa, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp. Liên hệ ngay!
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi xu hướng mua sắm từ các cửa hàng truyền thống sang các kênh trực tuyến. Cũng vì đại dịch, nhu cầu sử dụng các sản phẩm công nghệ điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng tăng cao.
Điều này đã giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao trong thời gian vừa qua. Chính “bước đệm” triển khai thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp phát triển – cơ hội mang lại trải nghiệm mua hàng nhanh chóng, liền mạch cho khách hàng; mở rộng kênh bán hàng, nâng cao doanh thu và nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.
Trong đó, việc sở hữu một website thương mại điện tử gần như là điều kiện không thể thiếu để bắt đầu kinh doanh trực tuyến thành công. Website thương mại điện tử có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp:
– Xem thêm top 10 website doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam
Lợi ích nhiều là thế nhưng làm thế nào để thiết kế website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả?
Dưới đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử bán lẻ điện thoại di động với 2 giai đoạn chính: (1) xây dựng website thương mại điện tử cơ bản và (2) chuyển đổi sang xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu.
Việc đầu tiên khi xây dựng website thương mại điện tử là doanh nghiệp cần xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án.
Mục tiêu dài hạn: đóng vai trò định hướng, tạo khuôn khổ chung cho kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Mục tiêu dài hạn có thể bao gồm các tiêu chí phát triển bền vững về nhận thức thương hiệu, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, tổng doanh thu,…
Mục tiêu ngắn hạn: giúp định hình các chiến lược với các nhiệm vụ cụ thể, kết quả chi tiết tương ứng với các mốc thời gian nhất định. Mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm xây dựng thương hiệu, tăng doanh thu kinh doanh TMĐT, tăng năng lực cạnh tranh, chất lượng/độ đa dạng của sản phẩm, chất lượng dịch vụ,…
Sau khi đã hoàn thiện “bản vẽ ý tưởng” về website thương mại điện tử của doanh nghiệp, hãy bắt đầu dự án kinh doanh bằng việc mua một hosting và tên miền phù hợp với sản phẩm – dịch vụ mà doanh nghiệp hiện đang dự định kinh doanh.
Khi đã xác định chiến lược kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn nền tảng áp dụng xây dựng website thương mại điện tử. Hiện nay, hai dạng nền tảng thương mại điện tử phổ biến nhất là nền tảng dạng dịch vụ (SaaS) và nền tảng mã nguồn mở.
Với nền tảng dạng dịch vụ (SaaS), doanh nghiệp có thể lựa chọn các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản, không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển.
Tuy nhiên, với nền tảng SaaS doanh nghiệp sẽ không sở hữu mã nguồn và dữ liệu, chỉ sử dụng có tính năng có sẵn của nền tảng, khả năng linh hoạt và mở rộng hệ thống thấp, chi phí sử dụng tăng theo thời gian. Một số nền tảng dạng dịch vụ phổ biến tại Việt Nam hiện nay: Haravan, Shopify, Sapo, etc.
Với nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có được sự tự do thiết kế giao diện theo yêu cầu, khả năng linh hoạt cao, nền tảng có đầy đủ tính năng và tiện ích bổ sung, hỗ trợ cho việc phát triển bền vững, doanh nghiệp sở hữu tất cả mã nguồn và dữ liệu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải cần có đội ngũ chuyên môn hoặc đối tác phát triển nhiều kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp, đầu tư thời gian và chi phí phát triển. Một số nền tảng mã nguồn mở phổ biến như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu việc thiết kế giao diện cho wesbite trên nền tảng đã chọn với việc sử dụng các templates, theme có sẵn trên hệ thống hoặc tinh chỉnh, thiết kế riêng giao diện phù hợp với hình ảnh thương hiệu và thị hiếu đặc thù của ngành bán lẻ điện thoại di động.
Ở giai đoạn này, doanh nghiệp làm việc với đội ngũ IT nội bộ hoặc đơn vị triển khai để thiết lập các tính năng thương mại điện tử cơ bản, đảm bảo quy trình bán hàng được thực hiện trơn tru trên hệ thống.
Trên các nền tảng dạng SaaS hay nền tảng mã nguồn mở đã kể trên luôn hỗ trợ các tính năng cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn các chức năng phù hợp rồi thiết lập vào website. Một số tính năng cơ bản thường gặp:
Tiêu chí bắt buộc để website thương mại điện tử của doanh nghiệp được hoạt động chính thức là hoàn thiện các giấy tờ theo quy định pháp luật.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang website thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.
Doanh nghiệp có thể tự hoàn thiện công tác đăng ký, hoặc có thể thuê những công ty luật cung cấp dịch vụ liên quan.
Link hướng dẫn chi tiết: https://bit.ly/3zOpp5z
Thông thường một website cơ bản sẽ chỉ có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầu và sẽ gặp khó khăn khi mô hình kinh doanh ngày càng phát triển. Doanh nghiệp sẽ dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm cho cả khách hàng và doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống chuyên sâu sẽ yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị nhiều hơn cho các yếu tố như thời gian, chi phí so với lúc ban đầu.
Cũng như việc phát triển hệ thống thương mại điện tử cơ bản, việc đầu tiên khi muốn phát triển website thương mại điện tử chuyên sâu là doanh nghiệp cần tái xác định được các yếu tố như mục tiêu, chi phí và thời gian cho việc phát triển dự án cũng như chuẩn bị tìm hiểu các tính năng đặc thù và nâng cao trong ngành. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch phát triển chi tiết và chính xác phù hợp với mô hình kinh doanh.
Để phát triển hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp nên lựa chọn xây dựng với nền tảng mã nguồn mở như Magento, WooCommerce, OpenCart, etc. Các nền tảng mã nguồn mở có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu mở rộng hệ thống và phát triển bền vững cùng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngoài nhược điểm chi phí phát triển cao và thời gian xây dựng dài thì doanh nghiệp còn cần có một đội ngũ IT chuyên môn giàu kinh nghiệm khi sử dụng các nền tảng này.
Các tiêu chí lựa chọn nền tảng ở giai đoạn này:
Khả năng mở rộng cao để có thể thích ứng và song hành cùng doanh nghiệp với mọi mô hình kinh doanh, từ đó giúp tiết kiệm ngân sách về mặt lâu dài mà vẫn xây dựng được một hệ thống bền vững, hiệu quả, phù hợp với doanh nghiệp.
Khả năng mở rộng cao đáp ứng mọi nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai như mở rộng nhiều website, đa quốc gia, đa tiền tệ, đa kênh, etc. Không chỉ dừng ở đó, các nền tảng có khả năng mở rộng cao còn đảm bảo vận hành hệ thống ổn định bất kể lưu lượng truy cập và giao dịch gia tăng theo thời gian.
Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ nội bộ hoặc lựa chọn đối tác phát triển cùng song hành, tất cả đều cần một lượng nhân sự có kinh nghiệm chuyên môn dày dặn cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp
Nếu sử dụng đội ngũ nội bộ để thực hiện điều này thì doanh nghiệp có thể kiểm soát, chủ động sắp xếp thời gian, quản lý các công việc tiến triển hàng ngày. Tiếp theo đó, doanh nghiệp hoàn toàn quản lý được các dữ liệu và hiểu rõ các giá trị về sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phát triển đội ngũ nội bộ có nhiều nhược điểm như số lượng nhân sự sẽ có hạn tùy theo kích cỡ công ty của doanh nghiệp, giới hạn ý tưởng phát triển cũng như hạn chế ý tưởng từ các chuyên gia bên ngoài.
Nếu doanh nghiệp hợp tác với các nhà phát triển hệ thống thương mại điện tử sẽ có thể giúp doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng một cách tối ưu. Lợi thế cho việc này là doanh nghiệp không cần quá lo lắng về việc chuyển đổi, tất cả sẽ được nhà phát triển ngoài hỗ trợ, với kết quả tốt nhất và sớm nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không có được sự kiểm soát 100% quá trình phát triển, cũng như việc phối hợp làm việc có thể bị hạn chế.
Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể giữ nguyên, không thay đổi giao diện website khi chuyển đổi nền tảng. Tuy nhiên, khi đã nâng cấp hệ thống tính năng của website, các doanh nghiệp thường chủ động thiết kế lại giao diện nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và hỗ trợ định vị thương hiệu tốt hơn.
Doanh nghiệp có thể thiết kế giao diện bằng cách tinh chỉnh theo các themes đã lựa chọn khi ưu tiên phương án tiết kiệm thời gian và ngân sách. “May đo” riêng giao diện theo “kích thước” thường được các doanh nghiệp có đầu tư về thời gian và ngân sách cao hơn lựa chọn, bởi ngoài việc chỉn chu đến từng chi tiết thì phương án này còn đáp ứng tối đa các nhu cầu khác của doanh nghiệp về giao diện.
Việc chuyển đổi nền tảng là bước quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải tiến hành khi muốn xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Thông thường, việc chuyển đổi sẽ được thực hiện theo cách tự động hóa hết mức có thể để tránh các trường hợp lỗi có thể xảy ra.
Doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch chuyển đổi đầy đủ bao gồm các tính năng, dữ liệu và các kịch bản để đảm bảo việc chuyển đổi diễn ra đúng kế hoạch và hiệu quả. Quá trình chuyển đổi sẽ bắt đầu nếu không có bất cứ trục trặc trong quá trình kiểm duyệt thông tin.
Quá trình chuyển đổi nền tảng sẽ bao gồm các bước trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới.
Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp cần kiểm tra nhằm đảm bảo các thành phần, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác theo kế hoạch.
Khi xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu, doanh nghiệp sẽ cần phát triển thêm các tính năng nâng cao và đặc thù có thể hỗ trợ cho việc mở rộng mô hình kinh doanh, tăng tính cạnh tranh, bắt kịp với sự thay đổi trên thị trường, cũng như tăng doanh thu và đem lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng.
Một số tính năng nâng cao và đặc thù dành cho ngành bán lẻ điện tử và điện thoại di động có thể kể đến như: Trả góp (Buy Now Pay Later), Giảm giá trong khung thời gian cố định (Flash Sale), tìm kiếm sản phẩm nâng cao, etc.
Doanh nghiệp cần liên tục cập nhật và tìm hiểu về các tính năng cần thiết cho việc phát triển hệ thống, bằng cách thông qua các ứng dụng Internet, đội ngũ phát triển nội bộ, hoặc là từ các chuyên gia tại các đơn vị phát triển ngoài.
Sau khi đã có được kế hoạch phát triển, doanh nghiệp cần trao đổi, làm việc với các chuyên gia thiết kế các tính năng phù hợp để tạo ra mô hình hệ thống cần sử dụng. Tiếp theo là việc phát triển và lập trình các tính năng dựa trên kế hoạch đã được phê duyệt từ doanh nghiệp với các nhà phát triển. Việc cuối cùng trước khi triển khai là quá trình kiểm thử theo tài liệu đặc tả yêu cầu, thực hiện kiểm thử và cập nhật kết quả vào kịch bản kiểm thử, log lỗi trên các tool quản lý lỗi.
Sau khi doanh nghiệp phát triển website thương mại điện tử, website cần được bảo trì, chăm sóc và cập nhật liên tục nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, vận hành hệ thống liền mạch từ online đến offline,
Việc nghiên cứu để tối ưu và phát triển website sao cho người dùng cảm thấy hài lòng, thoải mái khi thực hiện mua sắm trên website thương mại điện tử là việc mà doanh nghiệp luôn cần sự chú ý thường xuyên.
Tóm lại, có thể nói rằng, một website thương mại điện tử chuyên sâu là một trong những yếu tố quan trọng trong bối cảnh hiện nay, giúp doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động không chỉ duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện tại mà còn bứt phá kinh doanh tương lai.
Tuy nhiên để xây dựng được website thương mại điện tử chuyên sâu là cả một quá trình mà doanh nghiệp cần kỹ lưỡng ở từng bước. Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp xây dựng website thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp bán lẻ điện thoại di động!
Thương mại điện tử đã và đang trở thành xu hướng tất yếu để kinh doanh thành công ở thị trường Việt Nam. Theo báo cáo từ SYNC Southeast Asia của Facebook và công ty tư vấn Bain & Company, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử đạt 56 tỷ USD, gấp 4.5 lần năm 2021, đứng thứ hai trong khu vực.
Để nắm bắt được những lợi thế từ thị trường màu mỡ này, doanh nghiệp cần một hệ thống website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng từ cơ bản cho đến nâng cao. Thế nên, việc lên kế hoạch từng bước xây dựng hệ thống chức năng là điều cần thiết nhất để hạn chế tình trạng “cái cần không có” và “cái có không cần” cho doanh nghiệp.
Sau đây là một số chức năng chuyên dụng cần có cho hệ thống website thương mại điện tử dành cho bất kỳ doanh nghiệp nào!
Hình ảnh, video là chất liệu để khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm high involvement (suy xét nhiều) như trang sức, đồng hồ, đá quý, etc.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể chèn thêm các chức năng như View 360 độ, AR (Augmented Reality – Thực tế tăng cường) hoặc VR (Virtual Reality – Thực tế ảo) để để hỗ trợ khách hàng xem toàn diện hình ảnh và có cái nhìn thực tế nhất về chất lượng sản phẩm trên website thương mại điện tử.
Trong thời đại “tốt gỗ đi kèm với tốt nước sơn” như ngày nay, việc đầu tư vào chất lượng hình ảnh hay video sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp để lại ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng, cũng như thể hiện được sự chuyên nghiệp của thương hiệu. Từ đó, doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng trên website lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang và thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến.
Một trong các chức năng cần có khác trong hệ thống thương mại điện tử ngày nay là khả năng lọc, tìm kiếm sản phẩm nâng cao như live search hoặc ElasticSearch của Magento.
Chức năng này đóng vai trò điều hướng khách hàng đến ngay trang thông tin chi tiết sản phẩm đang có nhu cầu mua sắm. Từ đó, doanh nghiệp có thể tăng trải nghiệm khách hàng và rút ngắn hành trình mua hàng.
Đôi khi, khách hàng có thể quan tâm đến sản phẩm nào đó nhưng sẽ quyết định mua nó sau hoặc khách hàng có thể tìm thấy một sản phẩm thú vị và muốn kiểm tra thông tin chi tiết về sản phẩm trước khi ra quyết định mua. Lúc này, danh sách yêu thích sẽ cho phép khách hàng lưu trữ các sản phẩm này để họ có thể dễ dàng tìm thấy chúng sau khi đã đưa ra quyết định mua hàng.
Mặc dù các chương trình khuyến mãi đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trên thị trường thương mại điện tử, nhưng chức năng này chưa bao giờ lỗi thời với các doanh nghiệp. Theo Google có tới 75% khách hàng xem quảng cáo trước khi đặt mua và 84% khách hàng sử dụng thông tin từ quảng cáo để nghiên cứu thông tin về sản phẩm.
Việc thường xuyên hiển thị các chương trình khuyến mãi/ưu đãi như flash sale, D-Day, lễ tết, etc sẽ kích thích nhu cầu “săn sale” của khách hàng, tăng lượng truy cập lớn vào website và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Sau khi đã khai thác và phân tích dữ liệu thu thập được từ khách hàng, hệ thống website thương mại điện tử chuyên sâu có khả năng đưa ra một số gợi ý sản phẩm tương tự, sản phẩm liên quan nhằm tăng số lượng và giá trị đơn hàng, từ đó tăng trưởng doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp.
Up-selling (bán hàng gia tăng) là kỹ thuật nhằm bán được phiên bản đắt hơn của một sản phẩm mà khách hàng đã có hoặc đang có ý định mua bằng cách thêm các tính năng hoặc phụ kiện mới vào sản phẩm đó.
Trong khi đó, Cross-selling (bán chéo) là kỹ thuật nhằm bán các sản phẩm đi kèm, những sản phẩm có thể có liên quan với sản phẩm mà khách hàng đã mua hoặc đang có ý định mua. Ngoài các đề xuất sp tương tự, sản phẩm liên quan ở trang chủ, trang danh mục sản phẩm, trang sản phẩm chi tiết, trang tìm kiếm Up-selling và Cross-selling còn được thiết kế xuất hiện ở trang thanh toán để thôi thúc khách hàng “xuống tiền” thêm.
Chức năng đặt hành nhanh là một chức năng cần thiết của website thương mại điện tử. Để quá trình mua sắm ngày một diễn ra nhanh chóng thì việc đặt hàng từng bước thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần thiết kế chức năng “đặt hàng nhanh”, giúp khách hàng đưa sản phẩm vào trang thanh toán – checkout ngay lập tức. Điều này sẽ là lợi thế rất lớn để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ “chốt đơn” của khách hàng, từ đó tạo sự bùng nổ doanh số bán hàng online.
Thông thường, việc thanh toán – checkout mặc định trong website thương mại điện tử là một quy trình từng bước, nghĩa là chỉ khi khách hàng hoàn thành bước đầu tiên thì bước thứ hai sẽ được thực hiện tự động ngay sau đó cho tới khi kết thúc quá trình.
Theo báo cáo từ Adobe, 88% khách hàng sẽ từ bỏ việc mua hàng chỉ vì bước thanh toán – checkout diễn ra quá mất thời gian và rối rắm. Và để hạn chế quy trình thanh toán rườm rà này, chức năng One Step Checkout đã được ra đời. Chức năng này giúp cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng chỉ trong một bước, giúp bán hàng nhanh hơn và tạo ra chu trình thanh toán “mượt mà” hơn.
Đa dạng phương thức thanh toán, từ thanh toán thẻ (thẻ nội địa, VISA, Mastercard), ví điện tử (MOMO, Zalopay), cổng thanh toán (OnePay, VNPay, PayPal, Stripe) cho đến COD (Cash on delivery) sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên cập nhật những xu hướng thanh toán mới trong thị trường thương mại điện tử như ví riêng của doanh nghiệp, mua trước trả sau (Buy Now – Pay Later), etc để vừa xây dựng Loyalty Program (chương trình khách hàng thân thiết) vừa tăng thêm sự lựa chọn khi thanh toán cho khách hàng.
Tuy nhiên để đa dạng phương thức thanh toán, doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở như Magento, WooCommerce, OpenCart để có khả năng tích hợp cao, đảm bảo độ tương thích giữa các phần mềm thanh toán và website của doanh nghiệp.
Theo báo cáo từ Customer Gauge, 92% khách hàng sẽ đọc các đánh giá sản phẩm từ người dùng khác trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Chính vì thế nên chức năng đánh giá sản phẩm luôn được các doanh nghiệp ưu tiên đưa vào hệ thống chức năng ngay từ ban đầu để tăng độ uy tín của thương hiệu.
Một website có nhiều bình luận tích cực từ những người dùng trước đó sẽ gây được sự chú ý và niềm tin ở những khách hàng tiềm năng mới, tạo tiền đề tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, những đánh giá chưa tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết được phần nhược điểm của sản phẩm, từ đó tạo động lực để cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho sau này.
Ngoài giao diện đẹp mắt, chuẩn UI/UX thì khả năng tương thích trên đa thiết bị như desktop, smartphone và tablet là chức năng bắt buộc cần phải có trên giao diện website thương mại điện tử. Đây không những là yếu tố gây ảnh hưởng đến trải nghiệm Omnichannel (đa kênh) của khách hàng mà còn là tiêu chí ảnh hưởng đến SEO và thứ hạng từ Google.
Ngoài ra, còn rất nhiều tính năng khác cũng cần được xem xét để đưa vào hệ thống chức năng cho website thương mại điện tử của doanh nghiệp. Việc này sẽ tùy thuộc vào chiến lược và mô hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cũng như nền tảng thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng.
Với các nền tảng SaaS, doanh nghiệp sẽ không có nhiều lựa chọn chức năng vì đây vốn là hệ thống được xây dựng sẵn, doanh nghiệp khó có thể tác động đến mã nguồn và dễ gây nên sự bất ổn nếu tự động chỉnh sửa hoặc thêm – bớt chức năng. Riêng các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp có thể tự do lựa chọn các chức năng xây dựng trong từng giai đoạn phát triển của thương hiệu, cũng như khả năng tích hợp với các tiện ích bên thứ 3 cũng dễ dàng hơn các nền tảng SaaS.
Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia như Việt Nam, Úc, Mỹ, New Zealand, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình xây dựng chức năng và triển khai thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Hãy liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Thương mại điện tử Bách hóa (E-Grocery hay Grocery Ecommerce) là xu hướng các doanh nghiệp bách hóa triển khai thương mại điện tử nhằm cho phép người tiêu dùng đặt hàng thông qua trực tuyến.
Ngành hàng này được xem là ngành “mũi nhọn” cho thị trường thương mại điện tử, đặc biệt ở Việt Nam.
Theo báo cáo từ iPrice, khi người dân bắt đầu ở nhà phòng chống dịch Covid-19, các website chuyên kinh doanh bách hóa tăng trưởng nhanh 45% lưu lượng truy cập so với trước đó. Sau khi giãn cách xã hội được nới lỏng, xu hướng này duy trì mức ổn định khi tăng 10% ở giai đoạn cuối năm. Bách hóa trực tuyến là ngành hàng duy nhất duy trì sự tăng trưởng vững chắc xuyên suốt từ đầu đại dịch đến nay với nhu cầu tìm kiếm vẫn đang gia tăng liên tục.
SECOMM đã tổng hợp các số liệu và mô hình kinh doanh để đưa ra top 5 website thương mại điện tử bách hóa thành công ở thị trường Việt Nam.
Tiềm năng của thị trường eGrocery tại Việt Nam là một điều không thể chối cãi trong tương lai, với mức tăng trường 200% hằng năm (theo Statista).Có thể nói việc kinh doanh thương mại điện tử bách hóa vừa có nhiều cơ hội vừa gặp nhiều thử thách, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải suy tính chiến thuật kỹ càng để có các bước đi hiệu quả nhất.
Tất nhiên công việc ấy không hề dễ dàng, tìm được đơn vị đồng hành cũng khó mà xây dựng đội ngũ inhouse (nội bộ) cũng không hề dễ dàng, doanh nghiệp phải trả rất nhiều chi phí cơ hội và thời gian để tự mình đến được “vạch đích”.
Với kinh nghiệm triển khai thành công hệ thống thương mại điện tử bách hóa phức tạp như An Nam Gourmet, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp bách hóa đang gặp phải. Hãy liên hệ ngay SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!
Subscribe to get the latest eBook!
Hotline