Tag: xây dựng website

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
6 bước xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp
6 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGHIỆP
Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần từ offline sang online, đặc biệt là thế hệ trẻ – nhân tố quan trọng tác động đến nền kinh tế mới. Xây dựng website thương mại điện tử (TMĐT) là điều tiên quyết để kinh doanh thương mại điện tử thành công trong nền kinh tế số hiện nay.  Vậy các doanh nghiệp nên làm gì xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp?

Xác định mục tiêu website TMĐT

*** Mục đích:

Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu của website và mức độ ưu tiên của các mục tiêu để lên kế hoạch phát triển website phù hợp theo từng giai đoạn:

– Tăng doanh thu: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng. 

– Định vị thương hiệu: Xây dựng thương hiệu nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường TMĐT.

– Hỗ trợ Marketing cho doanh nghiệp: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Facebook Pixel để phân tích hành vi khách hàng, xây dựng chiến lược Ecommerce Marketing thích hợp. Từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng chuyển đổi.

– Tăng trải nghiệm người dùng và tương tác: Hỗ trợ dịch vụ thanh toán và hậu cần nhằm tăng tương tác và hỗ trợ, tư vấn khách hàng nhanh hơn.

*** Yêu cầu:

Website TMĐT cần có cấu hình mạnh mẽ và giao diện chuyên nghiệp và hệ thống chức năng đa dạng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Khi thiết kế website, các doanh nghiệp cần chú ý đến:

– Hiệu suất website TMĐT cần đảm bảo về tốc độ tải trang, dung lượng lưu trữ lớn và khả năng tương thích mọi thiết bị.

– Giao diện được xem là bộ mặt của thương hiệu khi khách hàng ghé thăm website, để giao diện tạo được ấn tượng tốt và giữ chân họ ở lại website cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản:

  • Giao diện chuyên nghiệp, truyền tải được hình ảnh thương hiệu.
  • Thiết kế cấu trúc khoa học, tương thích với hành vi của khách hàng

Ví dụ: Cấu trúc một số trang phổ biến của website TMĐT để hoạt động hiệu quả:

– Trang chủ: Banner chương trình và danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ

– Trang danh mục sản phẩm: Mô tả chung về danh mục và các sản phẩm có trong danh mục

– Trang chi tiết sản phẩm: Mô tả thuộc tính sản phẩm, hình ảnh/video, giá, khuyến mãi, thông tin hàng tồn kho, đánh giá của khách hàng, gợi ý sản phẩm tương tự

– Trang đăng ký tài khoản: Yêu cầu các thông tin cơ bản (Họ tên, Email, SĐT, Giới tính)

– Trang quản lý tài khoản: Thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu, tình trạng đơn hàng

– Trang giỏ hàng: Hình đại diện, tên sản phẩm, số lượng, giá, mã khuyến mãi

– Trang thanh toán: Thông tin đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, xuất hóa đơn

– Trang liên hệ: Hotline, email, chi nhánh của doanh nghiệp, form liên hệ

Để website TMĐT có thể tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, website cần tích hợp các tính năng hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, phù hợp với hành vi mua sắm của họ.

Ví dụ: Một số tính năng phổ biến: 

– Quản lý Danh mục sản phẩm: Không giới hạn số lượng sản phẩm, điều hướng danh mục đa lớp, bộ lọc tùy chỉnh và tiện ích mở rộng hỗ trợ tăng chỉ số SEO…

– Quản lý Bán hàng: Kiểm soát đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, nhân viên phụ trách…

– Quản lý Khách hàng: Cập nhật thông tin khách hàng, đăng ký/đăng nhập qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook/Google…

– Quản lý Marketing: Cài đặt các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Tag Manager, Google AdWords…

– Quản lý Nội dung: Tích hợp công cụ SEO, tùy chỉnh bố cục menu, nội dung CMS…

– Quản lý Tồn kho: Sử dụng công cụ quản trị để xử lý các đơn hàng, quản lý tồn kho và hệ thống phân phối.

– Báo cáo và Phân tích hoạt động bán hàng để phân tích hiệu quả insight khách hàng, dự báo kết quả kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh.

*** Xác định thời gian và ngân sách triển khai: Tùy thuộc mục tiêu và mức độ phức tạp của website TMĐT để xác định thời gian và ngân sách. Để xác định được thời gian và ngân sách sát với thực tế, doanh nghiệp nên nhận tư vấn từ các đơn vị chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm.

Lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử

Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm, DN cần cân nhắc lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp với chiến lược kinh doanh TMĐT. Một số nền tảng phổ biến: 

*** Magento: 

– Ưu điểm: Nền tảng mã nguồn mở chuyên biệt cho TMĐT, đa tính năng, tùy biến cao

– Khuyết điểm: Chi phí xây dựng cao và cần chuyên môn, kinh nghiệm khi triển khai

Phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp đầu tư dài hạn, tiết kiệm ngân sách trong tương lai.

*** Shopify: 

– Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhiều giao diện và tiện ích sẵn có, hỗ trợ 24/7

– Khuyết điểm: Chi phí cao (ongoing cost cao) cùng với tốc độ website thường ko ổn định, phù hợp xây dựng các website TMĐT đơn giản, ít custom.

*** OpenCart: 

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng cho doanh nghiệp và nhiều templates

– Khuyết điểm: Giới hạn nhiều chức năng, bảo mật kém, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho các thương hiệu mới tham gia TMĐT và còn hạn chế ngân sách. 

*** BigCommerce:

– Ưu điểm: Hỗ trợ tính năng thanh toán và tích hợp các công cụ Marketing đa dạng

– Khuyết điểm: Giới hạn về mức doanh thu hàng năm. Gói tiêu chuẩn: $29,95/tháng, giới hạn doanh thu: $50.000/năm, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và doanh thu tương đối ít.

*** WooCommerce:

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, có nhiều templates

– Khuyết điểm: Không thể chỉnh sửa để website có phong cách riêng, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.

Lựa chọn đơn vị thiết kế website thương mại điện tử

Khi xây dựng website TMĐT, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị theo các tiêu chí: 

– Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT: Số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng (loại dự án, mức độ phức tạp,..) của các dự án đã hoàn thành.

– Đội ngũ chuyên nghiệp: Nhân viên tư vấn giải pháp, nhân viên IT, nhân viên CSKH.

– Quy trình rõ ràng từ phân tích kinh doanh, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì.

– Hệ thống sẵn có

– Xử lý và hỗ trợ nhanh chóng

– Cam kết bảo hành và bảo trì

– Dịch vụ nâng cấp, bảo trì cho website TMĐT

Một số đơn vị thiết kế website TMĐT ở Việt Nam: 

– Magento: Secomm, SmartOSC, MoniGroup, Co-well Asia,…

– Shopify: Webico, Meowcart, Duyalex…

– BigCommerce: Itexpress, Websolution…

Mua tên miền & Hosting

Tiêu chí chọn tên miền: Ngắn gọn, dễ nhớ

Tiêu chí chọn đơn vị hosting:

– Xem xét cấu hình: Disk Space (dung lượng), Bandwidth (băng thông), Parked Domain, CPU, dung lượng RAM, tài khoản FTP, tài khoản MySQL, IP riêng…

– Dịch vụ hỗ trợ:  Back-up data, livechat hỗ trợ 24/7, gửi ticket để xử lý vấn đề phát sinh…

Phát triển website thương mại điện tử

Phối hợp với đơn vị phát triển để quá trình phát triển website diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên tiến độ dự án theo giải pháp đã duyệt. Đồng thời, cập nhật các thay đổi và phối hợp với đơn vị hợp tác. Khi thực hiện UAT (User Acceptance Test – Kiểm thử chấp nhận người dùng), doanh nghiệp nên kiểm thử theo checklist để đảm bảo quá trình phát triển website diễn ra như mong đợi.

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng cần làm việc với các đơn vị thanh toán và vận chuyển để cung cấp dịch vụ cho website TMĐT. Khi ký kết hợp đồng với các đơn vị thanh toán, cần lưu ý đến tính bảo mật, sự tương thích giữa nền tảng website và nền tảng hỗ trợ thanh toán và các chi phí dịch vụ. Một số đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và ví điện tử như Momo, ZaloPay. Khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp nên cân nhắc đến chất lượng dịch vụ, nhân viên vận chuyển, đóng gói và bảo quản hàng hóa để không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một số đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

Hoàn thành thủ tục pháp lý:

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (http://online.gov.vn/).

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/ thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Để triển khai thương mại điện tử thành công, chiến lược kinh doanh và một hệ thống checklist hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi chính thức khởi tạo, phát triển và tối ưu kinh doanh. Bên cạnh đó, tùy vào hiện trạng của từng doanh nghiệp mà các bước thực hiện cần được áp dụng và thay đổi linh hoạt cho phù hợp.

67
40,896
0
23
03/11/2021
Magento - Nền tảng xây dựng Website Thương mại điện tử
MAGENTO- NỀN TẢNG “TRÙM CUỐI” TRONG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khi triển khai website thương mại điện tử (TMĐT), Magento là lựa chọn hàng đầu về nền tảng mà các doanh nghiệp đều hướng đến, từ các ông lớn toàn cầu như Nike, ASUS, HP, Burger King cho đến các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Canifa, CellphoneS, Trung Nguyên, CGV Vietnam. 

Với các ưu điểm vượt trội từ việc sở hữu hệ sinh thái đa dạng, khả năng tùy biến linh hoạt cho đến tính bảo mật tuyệt đối, Magento đang được đánh giá là “trùm cuối” trong các nền tảng xây dựng website thương mại điện tử hiện nay.Vậy Magento có những điểm vượt trội như thế nào?

Đầy đủ các chức năng TMĐT từ cơ bản đến nâng cao:

Magento sở hữu đầy đủ các tính năng cho một website thương mại điện tử hoàn thiện:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát mọi dữ liệu, chức năng về sản phẩm, danh mục, thuộc tính, hệ thống giá, tồn kho, hình ảnh và video.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu nội dung cho các trang CMS (Content Management System), lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Bán hàng: Kiểm soát và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển. 
  • Quản lý Marketing: Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chương trình chiêu thị bằng các công cụ hỗ trợ sẵn có.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý và thu thập thông tin khách hàng để tăng trải nghiệm người dùng.
  • Quản lý Tồn kho: Đáp ứng hàng hóa liên tục cho chuỗi cung ứng với các công cụ quản trị hàng tồn kho và điều hướng vận chuyển hàng hóa.
  • Báo cáo: Khai thác dữ liệu thông qua tính năng báo cáo trên hệ thống nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Phân tích: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống qua các công cụ tích hợp sẵn như Google Analytics, Facebook Pixels, Google Tag Manager.

Ngoài các tính năng cơ bản của một website TMĐT hoàn chỉnh, Magento còn sở hữu hệ thống tiện ích mở rộng đa dạng với nhiều chức năng nâng cao về themes, sản phẩm, Marketing, các giải pháp tối ưu thanh toán, vận chuyển,… để đáp ứng mọi nhu cầu vận hành và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp.

Khi xây dựng website TMĐT, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và liên kết các dịch vụ bên thứ 3 để vận hành TMĐT hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Thanh toán: Hỗ trợ tất cả các hình thức thanh toán từ COD, thanh toán thẻ, ví điện tử cho đến cổng thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa trải nghiệm thanh toán cho khách hàng.
  • Vận chuyển: Dễ dàng tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển và ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến để tối ưu quy trình giao nhận cho khách hàng.
  • Phần mềm quản lý, vận hành: Hỗ trợ tích hợp các phần mềm back-office như ERP, CRM, POS… để vận hành nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
  • Công cụ phân tích BI (Business Intelligence): Hỗ trợ tích hợp các công cụ phân tích kinh doanh như Power BI, Tableau, Looker… để cải thiện chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Omnichannel: Đồng nhất mọi kênh bán hàng trên cùng một hệ thống Magento để xử lý và kiểm soát dữ liệu, quy trình kinh doanh liền mạch từ offline sang online.

Ngoài ra, Magento còn sở hữu cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật toàn cầu bao gồm nhiều chuyên gia giàu và nhà phát triển chuyên nghiệp giúp đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp.

Khả năng tùy biến và độ mở rộng cao:

Nền tảng TMĐT Magento sở hữu mọi ưu điểm của một phần mềm mã nguồn mở với khả năng tùy biến linh hoạt giúp vận hành website TMĐT hiệu quả hơn.

  • Độ tùy biến: Việc Sở hữu và kiểm soát toàn bộ mã nguồn giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các phần mã trong hệ thống, có thể xây dựng các giải pháp cải tiến sáng tạo và hoàn thiện hơn theo từng đặc thù kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
  • Độ mở rộng: Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website/cửa hàng thành nhiều website/cửa hàng khác nhau trên cùng một hệ thống. Bên cạnh đó, Magento hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ và tiền tệ, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia.

Bảo mật cao:

Khả năng bảo mật cao cũng chính là một ưu điểm vượt trội của Magento so với các nền tảng TMĐT khác, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn từ hệ thống dữ liệu và các quy trình giao dịch trên hệ thống. Một số điểm vượt trội của tính năng bảo mật của Magento:

  • Khả năng kiểm soát hệ thống định kỳ và đề xuất các giải pháp bảo mật, cải thiện hiệu suất website.
  • Tăng cường khả năng bảo mật cho quản trị viên
  • Bảo mật nâng cao cho tài khoản người dùng
  • Khả năng ngăn chặn bot và mã độc trái phép

Với các lợi thế sở hữu đầy đủ các chức năng TMĐT từ cơ bản đến nâng cao, khả năng tùy biến và bảo mật cao, Magento là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi triển khai hệ thống TMĐT. Tuy nhiên, các vấn đề về chi phí, thời gian và yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể triển khai hệ thống TMĐT bằng Magento.

2
2,644
0
1
25/10/2021


    Sign Up for newsletter!

    Subscribe to get the latest eBook!