FULL-SERVICE ECOMMERCE SOLUTION

All steps with a single partner


BẮT ĐẦU NGAY!

SECOMM là nhà cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện, chuyên biệt có thể hoạt động hiệu quả trong bất cứ hệ thống phức tạp nào. Luôn đề cao các giá trị về sự sáng tạo, sự chủ động và tinh thần trách nhiệm, chúng tôi sẽ đồng hành cùng tiến trình số hóa thị trường của doanh nghiệp và phát triển bền vững về dài hạn.

DỊCH VỤ

Tư Vấn Giải Pháp Thương Mại Điện Tử

Kích hoạt kinh doanh thương mại điện tử với lộ trình chuẩn xác

Xem chi tiết

Phát Triển Hệ Thống Thương Mại Điện Tử

Xây dựng hệ thống thương mại điện tử với hiệu quả cao

Xem chi tiết

Chăm Sóc Hệ Thống Thương Mại Điện Tử

Vận hành hệ thống thương mại điện tử với hiệu suất tối đa

Xem chi tiết

Tăng Trưởng Thương Mại Điện Tử

Tăng trưởng thương mại điện tử toàn diện và bền vững

Xem chi tiết

Phát Triển Hệ Thống Theo Yêu Cầu

Phát triển hệ thống chuyên biệt từ nhiều nền tảng công nghệ đa dạng theo yêu cầu

Xem chi tiết

Bảo Trì Hệ Thống Theo Yêu Cầu

Duy trì hệ thống chất lượng hàng đầu với hiệu suất tối ưu và bảo mật tuyệt đối

Xem chi tiết

Triển Khai ERP Với Odoo

Triển khai ERP Odoo giúp doanh nghiệp kiểm soát và vận hành kinh doanh hiệu quả

Xem chi tiết

Đội Ngũ Thuê Ngoài

Cung cấp đội ngũ am hiểu công nghệ và giàu kinh nghiệm để phát triển dự án, hoàn thiện sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp

Xem chi tiết

Nền Tảng Công Nghệ

SECOMM có bề dày kinh nghiệm về các nền tảng thương mại điện tử hàng đầu như Magento, BigCommerce và WooCommerce. Không chỉ sở hữu kinh nghiệm sử dụng nền tảng từ thực chiến, chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn, định hướng các giải pháp phát triển với nền tảng và hạ tầng hệ thống phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

Xem tất cả
Xem giải pháp CoseMart
secomm
secomm
secomm
secomm
secomm

 

 

Khách hàng

TIN TỨC MỚI NHẤT

Top eCommerce trend
KHÁM PHÁ XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B TRONG NĂM 2024
09/04/2024
163
2
0
1

Với thị trường thương mại điện tử B2B hiện nay, tệp khách hàng chính đang dần thay đổi sang Gen Y và Gen Z với 64% tổng thị trường theo như báo cáo từ Forrester. Hơn nữa, Gartner lưu ý rằng 44% Gen Y thích tự trải nghiệm mua sắm hơn là giao tiếp với người bán hàng. Cho nên, xu hướng hiện tại đang yêu cầu các nhà bán hàng phải ứng dụng công nghệ nhiều hơn vào mô hình kinh doanh, cũng như nắm rõ hơn về hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Việc theo kịp với những thay đổi này là vô cùng cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn tụt lại trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay. Vì thế, hãy cùng Secomm điểm qua 8 xu hướng thương mại điện tử B2B sẽ ảnh hưởng đến phần lớn các doanh nghiệp trong năm 2024 này.

1. Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Khách Hàng Với AI

Cá Nhân Hóa Trải Nghiệm Với AI

AI đang làm thay đổi cách thức mua sắm trực tuyến. Với sự hỗ trợ của chatbot, khách hàng giờ đây có thể được tư vấn và gợi ý sản phẩm một cách cá nhân hóa. Trên thực tế, đã có nhiều nhà bán lẻ áp dụng hiệu quả AI và đạt được kết quả tốt về mặt doanh số. Lấy ví dụ với Shopify Magic, với bộ công cụ AI của mình, nó không chỉ hỗ trợ việc sáng tạo nội dung mà còn cung cấp các câu trả lời được cá nhân hóa và đúng trọng tâm để nhà bán hàng có thể nhanh chóng phản hồi khách hàng.

Ở thời điểm hiện tại, chatbot đã không còn xa lạ, khi có tới hơn 1.4 tỷ người trên thế giới đang sử dụng. Dự tính rằng đến năm 2027, có đến 80% các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ sẽ ứng dụng AI vào các mô hình kinh doanh để cải thiện hiệu quả công việc.

Không chỉ ở lĩnh vực bán lẻ, AI còn có tiềm năng tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế đa ngành trên toàn cầu. Theo ước tính của PwC, AI có thể góp phần tạo ra 15.7 nghìn tỷ đô la vào GDP toàn cầu vào năm 2030.

2. Nâng Cao Hiệu Quả Với Tự Động HóaNâng Cao Hiệu Quả Với Tự Động Hóa

Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang ngày càng hướng đến tự động hóa để gia tăng hiệu quả hoạt động mà không cần mở rộng quy mô nhân sự. Theo Markets and Markets, ngành công nghiệp tự động hóa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5,2 tỷ USD vào năm 2022 lên 9,5 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12,8%. Bên cạnh đó, 57% các công ty dự định sử dụng tự động hóa để tăng năng suất cho nhân viên của họ.

Nắm bắt xu hướng này, Shopify Flow ra đời như một công cụ tự động hóa thông minh giúp đơn giản hóa quy trình làm việc của doanh nghiệp. Nó không chỉ giúp tiết kiệm thời gian bằng cách tự động hóa các tác vụ lặp lại mà còn tăng hiệu suất làm việc, đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động nhờ việc hỗ trợ các quy trình phức tạp.

3. Bắt Nhịp B2B Omnichannel

Omnichannel

Dưới áp lực của nền kinh tế do ảnh hưởng từ COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang mô hình đa kênh (omnichannel) để tối ưu hoá chi phí khi vừa phải duy trì cửa hàng truyền thống vừa phải mở rộng hệ thống thương mại điện tử.

Theo thống kê, các công ty có chiến lược đa kênh mạnh mẽ giữ chân được 89% khách hàng. Ngoài ra, với 59% người tiêu dùng thích tự mua sắm trực tuyến hơn là nhờ nhân viên tư vấn, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ bán hàng tốt hơn vào việc hỗ trợ khách thay vì chỉ chăm chăm chốt đơn. Sephora là một ví dụ điển hình khi họ đã thành công kết hợp hài hòa trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng để phục vụ khách hàng tốt hơn, từ đó nắm giữ vị trí đầu ngành.

Khi đã xây dựng được nền tảng đa kênh vững chắc, bước tiếp theo doanh nghiệp nên đảm bảo tất cả các điểm chạm kỹ thuật số được sắp xếp hợp lý, cung cấp một lộ trình thống nhất và hiệu quả xuyên suốt hành trình khách hàng.

Tối Ưu Điểm Chạm Kỹ Thuật Số

Trong thương mại điện tử B2B, sự hài hòa giữa các điểm chạm kỹ thuật số là yếu tố cần thiết để mang lại trải nghiệm khách hàng vượt trội và thúc đẩy doanh số. Việc tích hợp tất cả các kênh kỹ thuật số, chẳng hạn như hệ thống thanh toán, cửa hàng trực tuyến và hỗ trợ khách hàng, là rất quan trọng bởi nó sẽ đồng bộ chân dung khách hàng đa kênh, từ đó giúp đơn giản hóa việc quản lý.

Việc tối ưu hoá các điểm chạm không chỉ đơn thuần là kết nối các hệ thống lại với nhau, mà còn giúp đảm bảo dòng chảy dữ liệu luôn được liền mạch, từ đó doanh nghiệp sẽ cá nhân hoá các trải nghiệm của khách hàng tốt hơn, nhất quán hơn, và rồi sẽ thúc đẩy sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu.

4. B2B Subscription eCommerce

B2B Subscription eCommerce

 

Mô hình subscription eCommere (thương mại điện tử dựa trên đăng ký) đang dần trở thành một công cụ hiệu quả cho các doanh nghiệp B2B trong việc xây dựng niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. Dự kiến, thị trường B2B subscription eCommerce toàn cầu sẽ đạt 478 tỷ USD vào năm 2025. Mô hình này không chỉ mang lại doanh thu ổn định mà còn củng cố mối quan hệ với khách hàng tốt hơn các giao dịch mua bán một lần.

Ngày nay, khi hành vi mua sắm của người tiêu dùng dần chuyển sang các hoạt động trực tuyến, mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng các nhu cầu kinh doanh đa dạng, từ vật tư sản phẩm đến dịch vụ phần mềm. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô hình đăng ký sẽ giúp doanh nghiệp củng cố mối quan hệ với khách hàng, tập trung tốt hơn vào các khách hàng cũ thay vì dành ra một khoản chi tiêu lớn hơn cho việc tìm kiếm khách mới. Bạn có thể xem thêm thông tin về subscription eCommerce tại đây.

5. Kiến Trúc Headless B2BKiến trúc Headless B2B

Headless eCommerce là một kiến trúc thương mại điện tử mà trong đó giao diện người dùng (front-end) và hệ thống back-end hoạt động riêng biệt nhưng giao tiếp với nhau thông qua API. Thiết lập này cho phép back-end kết nối với bất kỳ front-end nào, và điều này mang lại một lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp đang áp dụng các chiếc lược bán hàng đa kênh.

Với năm 2024 này, headless eCommerce sẽ ngày càng phát triển hơn so với năm qua khi mà nó sẽ mang lại cho các doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh nhờ tính linh hoạt cao hơn, tích hợp tốt hơn với các hệ thống khác, dễ dàng mở rộng quy mô và giúp giảm tải lượng công việc của đội ngũ kỹ thuật. Thị trường Headless eCommerce đang bùng nổ, dự kiến sẽ đạt 32,1 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20,5%. Hãy tham khảo thêm thông tin về Headless B2B tại đây.

6. Thương Mại Di Động

Thương Mại Di Động

Ngày nay, khách hàng dần có xu hướng mua hàng trực tuyến thông qua điện thoại nhiều hơn là đến tận nơi hay là mua qua máy tính, bởi lẽ, so với các thiết bị khác, mua sắm qua điện thoại giúp họ có một trải nghiệm liền mạch và thuận tiện hơn, đặc biệt là ở khâu thanh toán khi mà các hệ thống thanh toán trực tuyến như MoMo hay Zalo Pay đang dần trở nên quen thuộc. Vì thế, doanh nghiệp cần tập trung cải thiện giao diện website trên điện thoại và nếu được thì nên đầu tư xây dựng ứng dụng chuyên biệt để dễ dàng tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng cũng như tăng ưu thế cạnh tranh.

Để làm được điều này, khi thiết kế các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp cần lưu ý rằng chúng không chỉ tương thích với thiết bị di động mà cần phải thật sự tối ưu về mặt UX/UI. Điều này liên quan đến việc thiết kế giao diện hỗ trợ điều hướng bằng ngón cái, đẩy nhanh quy trình thanh toán và rút ngắn thời gian tải trang. Bằng cách tập trung vào các khía cạnh này, các trang thương mại điện tử có thể trở thành điểm đến mua sắm ưa thích, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng trực tuyến. Luôn nhớ rằng, trong thương mại di động, sự dễ dàng và tốc độ của hành trình mua sắm tỷ lệ thuận với khả năng hoàn thành đơn hàng.

7. Sự Cải Tiến Trong Thanh Toán B2B

Ngành thương mại điện tử B2B đang thay đổi nhanh chóng với sự xuất hiện của tự động hóa và các hình thức giao dịch trực tuyến đang thay thế các phương thức truyền thống, giúp giảm đáng kể chi phí vận hành và tài nguyên nhân sự.

Một nghiên cứu của Markets and Markets nhấn mạnh rằng việc áp dụng hệ thống thanh toán tự động có thể giảm 50% chi phí vận hành cho bộ phận thu hồi công nợ và cắt giảm 85% các tác vụ thủ công. Sự phát triển này không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cả khách hàng. Giờ đây, khách hàng có thể chủ động thanh toán trực tuyến mà không cần phải thông qua doanh nghiệp, từ đó nâng cao trải nghiệm thanh toán tổng thể.

Thanh Toán Bằng Di Động

Sự bùng nổ của điện thoại di động đã cách mạng hóa cả hành vi mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng. Khi điện thoại thông minh trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình của người mua sắm, việc cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán, bao gồm ví điện tử như Apple Pay hoặc Samsung Pay, đã trở nên thiết yếu. Năm 2024 sẽ đánh dấu một bước ngoặt, khi mà doanh nghiệp không đa dạng hoá các phương thức thanh toán trực tuyến thì sẽ gặp khó khăn trong việc giữ chân khách hàng.

Mua Trước Trả Sau

Mua trước trả sau (BNPL) đang nổi lên như một xu hướng mang tính chiến lược, mà các doanh nghiệp lớn như Shopee hay Lazada đang áp dụng và thử nghiệm nó trong hệ thống thanh toán. Không sớm thì muộn, mô hình mua trước trả sau sẽ phát huy tiềm năng trong việc định hình là bức tranh tổng thể của hệ thống thanh toán trực tuyến.

Ở Mỹ, mô hình mua trước trả sau gần đây đã chiếm được thiện cảm của hơn một phần ba người tiêu dùng, đồng thời cũng đang thu hút sự chú ý ở Châu Âu và Châu Phi. Sự gia tăng này gắn liền với những thay đổi trong cách mọi người quản lý chi tiêu, đặc biệt là giới trẻ. Gen Z sắp tới sẽ là nhóm khách hàng dẫn đầu trong xu hướng này khi phần lớn thế hệ này đang trở thành lực lượng lao động chính ở nhiều doanh nghiệp. Dự đoán rằng việc lựa chọn mua trước trả sau trong Gen Z sẽ tăng từ 36,8% vào năm 2021 lên 47,4% vào năm 2025. Nếu bạn chưa rõ về khái niệm mua trước trả sau, hãy tham khảo qua bài viết này.

8. AR Trong Thương Mại Điện Tử B2B

AR đang cách mạng hóa thương mại điện tử B2B, biến những không gian đơn giản thành các phòng trưng bày trực tuyến có thể tương tác. Với AR, các doanh nghiệp có thể tạo ra các mô hình sản phẩm 3D để khách hàng khám phá chi tiết, mang đến trải nghiệm hấp dẫn vượt xa những gì ảnh tĩnh có thể cung cấp.

Thị trường AR đang bùng nổ, với dự báo sẽ tăng vọt từ 96,4 triệu USD vào năm 2023 lên 181,5 triệu USD vào năm 2028, với 13,48% tỷ lệ tăng trưởng hàng năm. AR đã được áp dụng hiệu quả trong sách dành cho trẻ em và các khu vui chơi, tuy nhiên, nó sẽ trở thành một tính năng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trong thị trường thương mại điện tử B2B, giống như chiến dịch của Oreo trong dịp Tết 2020.

Oreo AR Campaign

 

Lời Kết!

Thương mại điện tử B2B sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ và sẽ dần vượt xa các cửa hàng truyền thống về tính hiệu quả. Sự bùng nổ này được thúc đẩy bởi những tiến bộ kỹ thuật số và sự thay đổi kinh tế sau đại dịch. Đây không chỉ là một sự thay đổi; đó là kỷ nguyên kinh doanh trực tuyến mới, nơi những đổi mới công nghệ mang lại lợi ích cho cả người mua và doanh nghiệp.

Những xu hướng này là vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ai tham gia thị trường kỹ thuật số. Nếu bạn đang gặp khó khăn, Secomm với một thập kỷ kinh nghiệm trong các giải pháp thương mại điện tử B2B sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Liên hệ SECOMM hoặc gọi vào hotline (+84) 28 7108 9908 ngay hôm nay để cùng triển khai các giải pháp thương mại điện tử mới nhất.

Xem tiếp
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ SUBSCRIPTION ECOMMERCE
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ SUBSCRIPTION ECOMMERCE
05/04/2024
192
2
0
1

Subscription eCommerce hay thương mại điện tử dựa trên đăng ký, nghe như một khái niệm mới với nhiều doanh nghiệp, tuy nhiên, mô hình này rất quen thuộc nếu ta hiểu nó theo một cách đơn giản. Ví dụ như bạn đang kinh doanh nhà hàng hải sản và hàng ngày, bạn phải liên hệ với bên cung cấp để đảm bảo nguồn hàng được đầy đủ.

Bằng việc nhận hàng một cách định kỳ, có thể theo tháng hoặc tuần, mô hình này chính là subscription ecommerce. Với mô hình này, người dùng thường sẽ nhận được một số lợi ích nhất định như giảm giá, khuyến mãi hoặc đơn giản là được mua hàng với giá sỉ dành cho đại lý từ phía nhà cung cấp.

Bạn đã phần nào mường tượng được mô hình này vận hành như thế nào? Hãy cùng Secomm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh này.

Subscription eCommerce Là Gì?

Subscription eCommerce hay còn gọi là thương mại điện tử đăng ký, là mô hình kinh doanh mà khách hàng trả phí định kỳ để nhận sản phẩm, dịch vụ hoặc quyền truy cập vào một nền tảng. Mô hình này ngày càng phổ biến với nhiều ưu điểm cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Ba loại hình phổ biến của subscription eCommerce:

  • Đăng ký nhận sản phẩm/dịch vụ định kỳ

Với loại hình này, khách hàng sẽ cần trả phí định kỳ (tháng, quý, năm) để nhận sản phẩm hoặc dịch vụ được giao đến tận nhà một cách đều đặn. Một số ví dụ điển hình như thẻ tập gym theo tháng, giao sữa tươi hàng ngày, v.v. Với loại hình này, khách hàng sẽ được tận hưởng sự tiện lợi của việc không cần phải ra tận cửa hàng thường xuyên. Hơn thế, về phía doanh nghiệp, họ sẽ có thể dễ dàng quản lý tài nguyên cũng như hoạch định các dự án tốt hơn.

  • Chương trình hội viên

Ở loại hình này, khách hàng sẽ trả phí để trở thành hội viện của nhãn hàng, từ đó, họ sẽ nhận được các ưu đãi độc quyền như voucher, thông tin khuyến mãi, quà tặng, v.v. Một vài ví dụ điển hình như: “Hội Cam” của Guardian Vietnam với quyền lợi tích điểm đổi quà, giảm giá cho thành viên, hay chương trình “SkyJoy” của Vietjet Air với ưu tiên đặt vé, tích điểm đổi vé máy bay, v.v. Với loại hình này, doanh nghiệp có thể thu được một lượng dữ liệu quý giá từ thông tin các hội viên, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ để mà có thể kích cầu mua sắm từ khách hàng.

  • Phần mềm dạng dịch vụ (SaaS)

Đây là loại hình mà khách hàng trả phí theo tháng/năm để sử dụng phần mềm được cung cấp qua internet, và họ không cần phải cài đặt hay bảo trì. Ví dụ như phần mềm thiết kế trực tuyến Canva hay bộ ứng dụng văn phòng Microsoft 365. Với SaaS, doanh nghiệp có thể tiết kiệm kha khá chi phí khi không cần đầu tư quá nhiều vào phần mềm, hơn thế, khách hàng có thể sử dụng trực tuyến thông qua các trình duyệt web mà không cần tải về. Bạn có thể tìm thêm các thông tin về SaaS tại đây.

Thị trường subscription eCommerce dường như đã và đang tăng trưởng rất ổn định trong những năm gần đây với quy mô thị trường toàn cầu đạt 193.6 tỷ USD vào năm 2023. Hơn nữa, con số này được dự báo sẽ đạt mức 5,014.4 tỷ USD vào năm 2032, với mức tăng trưởng là 43.56% trong 9 năm (2024 – 2032).

Subscription eCommerce đã và đang giữ một tiềm năng phát triển rất mạnh mẽ và ổn định. Tuy nhiên, làm sao để một nhà bán hàng mới có thể tận dụng tối đa tiềm năng của loại hình thương mại điện tử này vẫn luôn là một chủ đề khá thú vị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ vấn đề này thông qua những lợi ích cũng như những hạn chế của subscription eCommerce nào.

Lợi Ích Của Subscription Ecommerce Đối Với Doanh Nghiệp

Lợi Ích Của Subscription Ecommerce Đối Với Doanh Nghiệp

Mô hình thương mại điện tử này không chỉ đơn thuần là một xu hướng, mà nó còn là một phương pháp chiến lược hiệu quả trong thời đại số này để mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc có thể dự đoán được doanh thu định kỳ, cho đến việc củng cố mối quan hệ toàn diện với khách hàng.

Dự Đoán Được Dòng Doanh Thu Định Kỳ

Khác với các giao dịch một lần, mô hình subscription eCommerce cho phép doanh nghiệp có thể dự đoán được dòng doanh thu của họ trong một giai đoạn nhất định. Với việc này, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng các kế hoạch sắp tới dựa vào dự toán ngân sách hiện tại từ nguồn doanh thu từ các khách đang sử dụng dịch vụ, và nếu có vấn đề liên quan đến việc chênh lệch ngân sách, sự điều chỉnh có thể xảy ra ở mức tối thiểu nhất.

Tăng Cường Mối Quan Hệ với Khách Hàng 

Không chỉ đơn thuần là việc giao dịch, subscription eCommerce còn là nền tảng để các doanh nghiệp có thể củng cố mối quan hệ của họ với khách hàng cho một mục tiêu dài hạn. Theo một thống kê từ Zuora, 93% người dùng đăng ký các dịch vụ cho rằng các công ty nên tăng cường đầu tư vào nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Với mô hình subscription eCommerce, điều này là hoàn toàn có thể khi mà các nhà bán hàng có thể tận dụng tối đa nguồn dữ liệu mà họ có sẵn về khách hàng để từ đó hoạch định ra một chiến lược kinh doanh tốt hơn, gia tăng tỷ lệ khách hàng quay lại cũng như tạo dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.

Sử Dụng Insight Hiệu Quả

Việc thấu hiểu khách hàng không chỉ dừng lại ở những tương tác thông thường, mà nó còn là việc kỹ càng phân tích hành vi và sở thích của họ theo thời gian. Thông qua việc áp dụng mô hình đăng ký, các nhà bán hàng sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về hành vi tiêu dùng của khách hàng, thói quen cũng như sở thích mua sắm của họ. Và với những dữ liệu quý báu thu được trong suốt quá trình này, các nhà bán hàng có thể dễ dàng tùy chỉnh sản phẩm và dịch vụ của mình, cũng như các chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả nhất cho nhóm khách hàng mục tiêu. Không những thế, việc thu thập các thông tin thiết yếu qua mô hình đăng ký này góp phần không nhỏ vào việc giảm thiểu chi phí cho quá trình nghiên cứu thị trường.

Sử Dụng Hiệu Quả Ngân Sách Tiếp Thị

Các doanh nghiệp cần lưu ý sử dụng một cách hiệu quả nguồn dữ liệu quý giá từ mô hình subscription eCommerce để có thể tối ưu một cách triệt để ngân sách cho các chiến dịch tiếp thị. Thông thường, việc nghiên cứu thị trường để có thể xây dựng một chân dung khách hàng hoàn chỉnh là vô cùng khó và tốn kha khá chi phí. Tuy nhiên, nếu có thể sử dụng được những dữ liệu từ người đăng ký, doanh nghiệp có thể cắt giảm một phần của ngân sách tiếp thị, giúp cho việc chi tiêu hiệu quả hơn về lâu dài. Không những thế, bằng việc thu thập một lượng lớn dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp sẽ có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về tệp khách hàng chủ đạo, từ đó có thể đem yếu tố cá nhân hoá vào các chiến dịch, tăng tính hiệu quả cho các hoạt động của chiến dịch.

Tối Đa Hoá Cơ Hội Bán Hàng

Những khách hàng đã đăng ký dịch vụ thường có xu hướng tiếp tục gia hạn, thậm chí là sử dụng thêm các sản phẩm từ phía công ty nếu họ thấy hài lòng giá trị mà công ty mang lại. Mô hình đăng ký không chỉ là cầu nối để doanh nghiệp tạo dựng uy tín, mà còn là chất xúc tác thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm đi kèm. Ví dụ điển hình là các trung tâm thể hình, không chỉ cung cấp gói tập luyện, họ còn có thể giới thiệu các sản phẩm phụ trợ như dụng cụ tập luyện hay thực phẩm bổ sung với những ưu đãi đặc biệt dành cho những khách hàng đã đăng ký.

Xây Dựng Mô Hình Subscription Ecommerce Hiệu Quả

Việc hiểu rõ mục đích của mô hình subscription eCommerce là rất quan trọng trong việc định hình một chiến dịch thành công, dù mục tiêu của bạn là tăng doanh thu, tăng lợi nhuận hay mở rộng kinh doanh. Bởi lẽ, chính mục tiêu này sẽ là kim chỉ nam cho quá trình xây dựng chân dung khách hàng cũng như lựa chọn chiến lược giá cả phù hợp cho chiến dịch của doanh nghiệp.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn tăng biên lợi nhuận trong quý sắp tới cho một chiến dịch đặc biệt, hãy xem xét điều chỉnh các lợi ích trong các gói đăng ký để thu hút một lượng lớn khách hàng trong thời gian diễn ra. Để thực hiện điều này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần chú ý đến những điều sau đây.

Đơn giản hóa Quy trình Đăng ký 

Sự dễ dàng trong quy trình đăng ký chiếm một vị trí then chốt trong ngành thương mại điện tử, khi mà quá trình đăng ký càng đơn giản và thân thiện với người dùng thì tỉ lệ chuyển đổi càng cao. Không chỉ thế, việc sử dụng một quy trình đăng ký đơn giản trong mô hình subscription eCommerce còn giúp cho khách hàng có nhiều thiện cảm hơn với doanh nghiệp, thúc đẩy họ hoàn tất việc đăng ký.

Ngoài ra, việc làm nổi bật các dịch vụ đăng ký cũng như khiến chúng dễ dàng truy cập cũng là một điều vô cùng quan trọng. Ví dụ, hãy xem xét “Hội Cam” của Guardian: chương trình hội viên này chỉ được đề cập qua loa thông qua một câu trong mỗi bài đăng trên mạng xã hội, thay vì được nhấn mạnh trong một bài đăng riêng biệt. Tương tự, trên trang web của họ, hướng dẫn để trở thành hội viên được đặt trong một tab nhỏ, không có bất kỳ banner nổi bật nào để chỉ ra sự hiện diện của nó.

Guardian chưa thực sự làm tốt trong việc đơn giản hoá quy trình đăng ký hội viên.

Và thậm chí, ngay cả trong các cửa hàng vật lý, chương trình hội viên cũng ít khi được chủ động giới thiệu bởi các nhân viên. Với những yếu tố như trên, trừ khi khách hàng thực sự có nhu cầu mạnh mẽ với việc đăng ký thành viên, nếu không, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc vì phải đầu tư công sức vào việc tìm kiếm thông tin hướng dẫn.

Thắt Chặt Mối Quan Hệ Với Khách Hàng

Trong mô hình subscription eCommerce, việc xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ với khách hàng là rất quan trọng. Điều này liên quan đến việc cảm nhận của khách hàng về giá trị mà doanh nghiệp của bạn đang cố gắng cung cấp. Trong trường hợp họ cảm thấy rằng giá trị họ nhận được không xứng với chi phí họ bỏ ra, hay phía công ty không quan tâm đến trải nghiệm của họ thì việc họ cân nhắc các đơn vị khác là điều chắc chắn. Vì vậy, việc củng cố những mối quan hệ với khách hàng theo thời gian là rất quan trọng. Hãy lưu ý rằng, khi đội ngũ kỹ thuật viên có thể hỗ trợ một cách xuất sắc, mặc định, khách hàng sẽ tin tưởng vào thương hiệu hơn, và thậm chí, họ có thể quyết định gia hạn đăng ký của mình.

Ngoài ra, việc phát triển chi tiết một chân dung khách hàng là vô cùng hữu ích, bởi lẽ, khi đã nắm được những quan tâm cũng như hành vi tiêu dùng của họ, công ty có thể tinh chỉnh dịch vụ của mình sao cho phù hợp nhất với những giá trị họ đang mong chờ.

Cân Bằng Lợi Nhuận và Sự Hài Lòng

Chiến lược giá cả nên phản ánh đúng với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, với mục tiêu kinh doanh và chân dung khách hàng. Nếu bạn không chắc chắn về sở thích của khách hàng, việc bắt đầu với một gói cơ bản bao gồm các dịch vụ thiết yếu là lời khuyên hợp lý.

Cách tiếp cận này vừa cho phép bạn triển khai dịch vụ của mình mà vừa có thể giữ được sự linh hoạt trong việc điều chỉnh các gói nâng cao. Khi bạn đã thu thập được đủ phản hồi và nhu cầu của khách hàng, bạn có thể điều chỉnh các gói dịch vụ của mình để phù hợp với các nhóm khách hàng khác nhau.

Những Thách Thức Của Mô Hình Subscription Ecommerce

Khi triển khai mô hình subscription eCommerce, việc nhận diện và chuẩn bị sẵn sàng cho các thách thức là điều không thể thiếu để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.

Duy Trì Tương Tác Với Khách Hàng

Một mô hình đăng ký thành công phụ thuộc vào việc duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Hãy tạo ra sự khác biệt bằng cách cá nhân hóa dịch vụ, cung cấp nội dung độc quyền và các chương trình ưu đãi cho khách hàng cũ, giúp họ cảm nhận được giá trị mà doanh nghiệp bạn đem đến. Đồng thời, đừng quên làm nổi bật những ưu điểm vượt trội của dịch vụ để giảm thiểu nguy cơ cạnh tranh khi khách hàng chuyển sang các bên đối thủ.

Với những khách hàng mới, đừng phức tạp hóa các quy trình đăng ký cũng như tương tác một cách hời hợt, hãy cho họ thấy được những giá trị mà họ sẽ nhận được ngay từ những phút giây đầu tiên của quy trình đăng ký.

Quản Lý Kho Hàng Hiệu Quả 

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, việc cân bằng giữa cung và cầu là vô cùng thiết yếu. Hãy theo dõi sát sao xu hướng tiêu dùng và điều chỉnh lượng hàng tồn một cách linh hoạt. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải luôn chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch dự phòng cho những biến động của chuỗi cung ứng để đảm bảo sự ổn định trong việc phân phối sản phẩm.

Mở Rộng Cơ Sở Hạ Tầng 

Khi số lượng người đăng ký tăng lên, hệ thống hạ tầng của bạn cũng cần phải được nâng cấp để theo kịp tốc độ tăng trưởng. Việc các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư hợp lý vào công nghệ và hệ thống dữ liệu từ sớm sẽ giúp họ đảm bảo được sự ổn định khi vận hành dù cho lượng khách hàng có tăng đột ngột hay các vấn đề khác về mặt kỹ thuật. Hãy nhớ rằng, trải nghiệm người dùng luôn phải được chú trọng, đừng để khách hàng cảm thấy khó chịu khi sử dụng các dịch vụ mà bạn cung cấp, đặc biệt là với các dịch vụ số như Canva.

Tự động hóa đang là xu hướng của tương lai, chúng đang dần thay thế các quy trình thủ công bằng những hoạt động hiệu quả và mượt mà hơn. Hãy áp dụng trí tuệ nhân tạo vào các công việc hàng ngày, giải phóng sức lực cho đội ngũ của bạn để họ có thể tập trung vào những dự án chiến lược, hay đơn giản là tập trung tốt hơn vào chuyên môn của họ.

Case Study Từ Amazon

Amazon Prime là một ví dụ điển hình về việc áp dụng mô hình subscription eCommerce, điều này đã giúp họ nhận được một loạt lợi ích vượt trội. Với mô hình này ở Amazon Prime, người đăng ký được hưởng các đặc quyền như giao hàng miễn phí trong hai ngày, thư viện nội dung phát trực tuyến phong phú, và các ưu đãi mua sắm độc quyền. Với dịch vụ này, Amazon không chỉ muốn đem lại cho khách hàng việc hoàn thành đơn hàng một cách nhanh chóng, họ còn nhấn mạnh về các giá trị liên tục và sự tiện lợi không ngừng mà khách hàng có thể nhận được.

Amazon Prime case study

Điểm nổi bật của Amazon Prime nằm ở việc kết hợp nhiều dịch vụ thành một gói đăng ký duy nhất, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và nuôi dưỡng niềm tin của họ với thương hiệu. Việc gói gọn chiến lược này là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng, khẳng định vị thế của Amazon là một trong những doanh nghiệp đi đầu của ngành thương mại điện tử.

Triển khai Subscription eCommerce ngay hôm nay!

Thương mại điện tử theo mô hình đăng ký (Subscription eCommerce) đang dần trở thành xu hướng khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể khai thác được hết giá trị mà mô hình này mang lại một cách hiệu quả. Thông qua bài viết trên, chúng tôi muốn cung cấp những thông tin hữu ích về subscription eCommerce và hy vọng rằng, doanh nghiệp sẽ có thể áp dụng nó một cách hiệu quả nhất. Đã sẵn sàng bắt đầu hành trình này và đang tìm kiếm một người cố vấn đáng tin cậy, Secomm sẵn sàng là đối tác lý tưởng đồng hành cùng doanh nghiệp. Liên hệ SECOMM hoặc gọi vào hotline (+84)28 7108 9908 ngay hôm nay để cùng nhau triển khai Subscription eCommerce hiệu quả và bền vững.

Xem tiếp
Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
TOP 10 LÝ DO ĐỂ TRIỂN KHAI B2B COMMERCE VỚI MAGENTO
28/03/2024
219
2
0
1

Trong hơn một thập kỷ qua, Magento đã khẳng định vị thế của mình là một trong những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trên thị trường. Với sức mạnh của mình, Magento không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp B2C mà còn là một lựa chọn phổ biến đối với các doanh nghiệp B2B.

Bằng cách kết hợp sức mạnh của Magento với yêu cầu đặc biệt của B2B Commerce, các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi ích mạnh mẽ mà nền tảng này mang lại. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy cùng tìm ra 10 lý do tại sao Magento là lựa chọn lý tưởng cho việc triển khai B2B Commerce.

B2B Commerce là gì?

Thương mại điện tử B2B hay B2B Commerce, viết tắt của Business-to-Business Commerce, đề cập đến quá trình mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa các doanh nghiệp, thay vì giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng (B2C). Trong môi trường B2B, các giao dịch thường diễn ra với quy mô lớn, bao gồm các đơn đặt hàng lớn, hợp đồng dài hạn và quan hệ đối tác chiến lược.

Môi trường B2B Commerce có những đặc điểm và yêu cầu riêng biệt so với B2C Commerce. Tại đó, các doanh nghiệp thường đặt ra các yêu cầu phức tạp hơn về quản lý sản phẩm, quản lý đơn đặt hàng, quản lý khách hàng và tính tương thích với các hệ thống quản lý doanh nghiệp (ERP), quản lý quan hệ khách hàng (CRM), và các hệ thống khác.

Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh này thường yêu cầu các tính năng như xác nhận đơn hàng, quy trình thanh toán phức tạp, tính năng đặt hàng theo lô và giá bán sỉ. Đối với các doanh nghiệp B2B, việc chọn một nền tảng thương mại điện tử phù hợp là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu suất kinh doanh và tạo ra trải nghiệm người dùng tốt nhất cho các đối tác và khách hàng của họ.

Magento là gì?

Magento là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ và linh hoạt, được phát triển bởi Magento Inc., một công ty con của Adobe. Ra mắt năm 2008, Magento nhanh chóng trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn xây dựng và vận hành các cửa hàng trực tuyến chuyên nghiệp.

Với Magento, doanh nghiệp có thể tạo ra website thương mại điện tử tuỳ chỉnh. Nền tảng này cung cấp một loạt các tính năng quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, tích hợp thanh toán, quản lý khách hàng và nhiều tính năng khác, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và vận hành cửa hàng trực tuyến của mình một cách hiệu quả.

Magento được xây dựng dựa trên mã nguồn mở, điều này có nghĩa là doanh nghiệp có thể truy cập và tùy chỉnh mã nguồn của nền tảng dựa trên yêu cầu kỹ thuật cụ thể.

Top 10 lý do để chọn Magento cho B2B Commerce

Lý do 1: Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Khả năng mở rộng và tuỳ chỉnh

Mang đặc trưng của nền tảng mã nguồn mở, Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh một cách dễ dàng và hiệu quả. Điều này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp phát triển và cần tăng cường khả năng chịu tải của hệ thống.

Bên cạnh đó, Magento cung cấp khả năng tuỳ chỉnh cao, giúp các doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cụ thể của họ một cách linh hoạt. Việc này cũng đồng nghĩa trải nghiệm mua sắm sẽ được tuỳ chỉnh để trở nên độc đáo và phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Lý do 2: Nền tảng B2B toàn diện

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Nền tảng B2B toàn diện

Ngoài cung cấp sẵn các bộ tính năng mạnh mẽ, Khả năng mở rộng vượt trội của Magento cho phép doanh nghiệp tích hợp liền mạch và nhanh chóng với nhiều ứng dụng và hệ thống bên thứ ba, từ đó tạo nên một hệ thống thương mại điện tử B2B toàn diện và tự động hoá. Một số hệ thống tích hợp có thể kể đến là

  • Hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP
  • Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng CRM
  • Hệ thống quản lý thông tin sản phẩm PIM
  • Hệ thống quản lý bán hàng POS
  • v.v

Lý do 3: Quản lý đơn hàng 

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Quản lý đơn hàng

Magento cung cấp các tính năng quản lý đơn hàng đa dạng, từ việc tạo, chỉnh sửa, đến theo dõi và xử lý đơn hàng một cách hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và điều hành các đơn hàng của họ một cách chính xác và nhất quán.

Bên cạnh đó, Magento còn cung cấp các công cụ và tính năng cho phép doanh nghiệp B2B theo dõi và phân tích hiệu suất của các đơn hàng. Từ việc tạo báo cáo tổng quan đến theo dõi lịch sử đơn hàng và xu hướng mua hàng, doanh nghiệp triển khai B2B Commerce có thể hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của họ và đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp.

Lý do 4: Phương thức thanh toán và vận chuyển B2B

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Đa dạng phương thức vận chuyển và thanh toán

Triển khai B2B Commerce với Magento cho phép doanh nghiệp cung cấp nhiều phương thức thanh toán hơn cho khách hàng. Từ thanh toán trực tuyến qua cổng thanh toán điện tử đến thanh toán trực tiếp khi nhận hàng (COD).

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thông qua Magento để tích hợp nhiều cổng thanh toán khác nhau như PayPal, Stripe, Authorize.Net, và nhiều hơn nữa. Việc này đảm bảo tính bảo mật và tiện lợi trong quá trình thanh toán cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

Lý do 5: Phân tích và phân khúc khách hàng

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Phân tích khách hàng

Magento B2B cung cấp các tính năng và công cụ cho phép các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược phân khúc hóa khách hàng một cách hiệu quả. Trong đó nổi bật nhất là tính năng Advanced Reporting, cung cấp một dashboard để theo dõi và phân tích dữ liệu bán hàng.

Với tính năng này, doanh nghiệp có thể phân khúc khách hàng và tuỳ chỉnh trải nghiệm dựa trên hành vi lướt web, lịch sử mua hàng và nhiều tiêu chí khác.

Lý do 6:  Tuỳ chỉnh vai trò và quyền của người dùng

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Tuỳ chỉnh vai trò người dùng

Việc tuỳ chỉnh vai trò và quyền của người dùng là một phần quan trọng để tối ưu quy trình mua hàng B2B. Với tính năng này, khách hàng B2B có thể tạo nhiều tài khoản với các chi tiết liên hệ khác nhau để mua hàng, đặt hàng, báo giá, đàm phán và thanh toán. Ngoài ra, Magento B2B cho phép nhà bán hàng tạo và chỉ định tài khoản admin để chăm sóc một số khách hàng nhất định.

Lý do 7: Quản lý báo giá và danh mục chia sẻ

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Quản lý báo giá

Triển khai B2B Commerce, Magento hỗ trợ doanh nghiệp quản lý báo giá thông qua danh mục chia sẻ là một cách hiệu quả để cung cấp thông tin sản phẩm và giá cả cho các đối tác và khách hàng B2B. Các danh mục này có thể được tạo dựa trên các tiêu chí như loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, hoặc các tiêu chí khác phù hợp với nhu cầu kinh doanh.

Trong mỗi danh mục chia sẻ, người quản trị có thể xác định giá cả và các điều kiện đặc biệt cho từng sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Điều này giúp tạo ra các báo giá được tùy chỉnh và phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng khách hàng.

Lý do 8: Quản lý tồn kho nâng cao

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Quản lý tồn kho

Quản lý tồn kho được xem là bài toán khó của nhiều doanh nghiệp. Magento cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tính năng nâng cao để có thể hiệu quả quản lý và kiểm soát lượng hàng tồn kho của mình. Các tính năng này cho phép người quản trị theo dõi số lượng hàng tồn kho và dự báo nhu cầu hàng tồn kho trong tương lai.

Bên cạnh đó, Magento B2B còn giúp quản lý các loại hàng tồn kho đặc biệt như hàng hỏng, hàng tồn kho đặc biệt, hoặc hàng tồn kho theo lô.

Lý do 9: Bảo mật nâng cao

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Bảo mật nâng cao

Bảo mật là vấn đề quan trọng khi xây dựng và phát triển cửa hàng trực tuyến nói chung. Magento cung cấp nhiều tính năng nâng cao hỗ trợ doanh nghiệp B2B bảo mật hệ thống thương mại điện tử của mình. Trong số đó phải kể đến PCI Compliance, 2FA, WAF, DDoS, ngăn chặn các cuộc tấn công CSRF và XSS.

Lý do 10: Hỗ trợ kỹ thuật

Top 10 Lý Do Để Triển Khai B2B Commerce với Magento
Hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và vận hành một cửa hàng trực tuyến hiệu quả. Magento cung cấp các phương tiện và dịch vụ hỗ trợ để giúp người dùng giải quyết các vấn đề kỹ thuật và tối ưu hóa hiệu suất của website thương mại điện tử.

Điều này sẽ bao gồm hỗ trợ qua điện thoại, email hoặc trực tuyến từ các chuyên gia Magento. Ngoài ra, Magento có một cộng đồng lớn và sôi động của các nhà phát triển, chuyên gia và người dùng cuối. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm và đặt câu hỏi trên diễn đàn Magento để nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng.

Xây dựng website thương mại điện tử B2B với Magento ngay hôm nay!

Trong bối cảnh thị trường B2B ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, việc sử dụng một nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Với những tính năng độc đáo và sự linh hoạt vượt trội, Magento đã chứng tỏ mình là một lựa chọn hàng đầu cho việc xây dựng và triển khai các cửa hàng thương mại điện tử B2B.

Cần tư vấn kế hoạch triển khai? Liên hệ SECOMM hoặc gọi (+84)28 7108 9908 ngay bây giờ!

Xem tiếp
6 Bước Chi Tiết Để Nâng Cấp Lên Shopify Plus Hiệu Quả
6 BƯỚC CHI TIẾT ĐỂ NÂNG CẤP LÊN SHOPIFY PLUS HIỆU QUẢ
28/03/2024
418
2
0
1

Nâng cấp lên Shopify Plus là quyết định chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử đang phát triển. Trên hành trình của mình, nhiều doanh nghiệp đã phải đối mặt với các thách thức và cơ hội mà việc nâng cấp này mang lại.

Từ việc tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh trên toàn cầu, nâng cấp lên Shopify Plus không chỉ đơn thuần là một bước đi kỹ thuật mà còn là một cơ hội để biến hoạt động thương mại điện tử trở thành bàn đạp để doanh nghiệp bứt phá trên thị trường.

Trong bài viết, hãy cùng khám phá các bước để để nâng cấp lên Shopify Plus và những lưu ý quan trọng.

Shopify Plus là gì?

Đây là phiên bản cao cấp của nền tảng Shopify, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn và phát triển nhanh. Với Shopify Plus, các doanh nghiệp có thể trải nghiệm một loạt các tính năng và dịch vụ mạnh mẽ, giúp tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Một trong những điểm đáng chú ý của Shopify Plus là khả năng linh hoạt và dễ dàng tùy chỉnh. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các tính năng như quản lý đa cửa hàng, tích hợp hệ thống ERP và CRM, tạo ra trang web đa ngôn ngữ và đa kênh, cũng như điều chỉnh giao diện và tính năng theo nhu cầu cụ thể của họ.

Đặc biệt, Shopify Plus cung cấp cơ sở hạ tầng an toàn và dễ dàng mở rộng cho doanh nghiệp với khả năng xử lý lượng truy cập lớn và các giao dịch trực tuyến một cách mạnh mẽ. Với Plus, doanh nghiệp có thể chắc chắn trang web sẽ hoạt động ổn định và mượt mà, kể cả trong những mùa mua sắm cao điểm.

Tại sao nên nâng cấp lên Shopify Plus?

Thực hiện nâng cấp từ những phiên bản nền tảng tiêu chuẩn của Shopify lên phiên bản Plus được xem là bước tiến đánh dấu sự chuyển mình quan trọng của doanh nghiệp thương mại điện tử. Dưới đây là 8 lợi ích và cũng là 8 lý do chính thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi:

6 Bước Chi Tiết Để Nâng Cấp Lên Shopify Plus Hiệu Quả
Tại sao cần nâng cấp lên Shopify Plus?

Tăng khả năng tùy chỉnh và mở rộng

Shopify Plus cung cấp hàng loạt tính năng và công cụ mạnh mẽ để tùy chỉnh và mở rộng website thương mại điện tử linh hoạt và dễ dàng hơn. Từ tuỳ chỉnh trang thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng đến tùy chỉnh hiển thị sản phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng một số giải pháp độc quyền để tùy chỉnh trải nghiệm mua sắm và tự động hoá quy trình bán hàng như LaunchPad, Shopify Scripts, Shopify Functions.

Tăng băng thông và tài khoản nhân viên

Các doanh nghiệp với lượng truy cập lớn sẽ cần một lượng lớn băng thông để duy trì website ổn định. Shopify Plus cho phép doanh nghiệp tiếp cận băng thông không giới hạn và 200TB lưu trữ và không giới hạn tài khoản staff nhằm đảm bảo việc xử lý số lượng giao dịch lớn được hiệu quả.

Tối ưu chi phí giao dịch

Thực hiện nâng cấp lên Shopify Plus có thể giúp tối ưu chi phí giao dịch. Nếu doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments, mức giao dịch sẽ thấp nhất trong tất cả gói dịch vụ của Shopify Plus nhưng sẽ tuỳ chỉnh dựa trên khu vực địa lý. Ngược lại, nhà bán hàng Plus sẽ phải trả 0.2% trên mỗi giao dịch cho chi phí bảo mật và tuân thủ.

Triển khai Headless Commerce

Riêng phiên bản Plus, doanh nghiệp được cung cấp công cụ và giải pháp để xây dựng website thương mại điện tử Headless. Thông qua giải pháp Hydrogen + Oxygen, doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của kiến trúc Headless để tạo ra trải nghiệm khách hàng tùy chỉnh và linh hoạt hơn.

Mở rộng mô hình B2B Commerce

Shopify Plus cung cấp các tính năng và công cụ cho phép các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh B2B của họ. Trong bản cập nhật gần đây Shopify Editions Winter ‘24, nền tảng này ra mắt hàng loạt tính năng mới để tối ưu hoạt động thương mại điện tử B2B Commerce.

Từ Headless B2B, quản lý đơn hàng nâng cao đến tích hợp hệ thống thanh toán và tính năng đặc biệt cho khách hàng B2B, Shopify Plus giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình kinh doanh và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Mở rộng bán hàng ở thị trường quốc tế

Với tính năng đa ngôn ngữ và đa kênh của Shopify Plus, các doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh của họ sang các thị trường quốc tế một cách hiệu quả. Shopify Plus cung cấp các công cụ và tính năng để tùy chỉnh trang web theo nhu cầu của từng thị trường, từ việc xử lý tiền tệ đến việc quản lý đơn hàng và vận chuyển.

Tiếp cận hệ thống POS Pro

Riêng các nhà bán hàng Shopify Plus thì có thể sử dụng gói giải pháp POS Pro độc quyền miễn phí. Với những tính năng nâng cao hơn, POS Pro cho phép tích hợp hoạt động bán hàng đa kênh vào website một cách dễ dàng, cho phép truy cập không giới hạn tài khoản nhân viên và cung cấp báo cáo bán lẻ chuyên nghiệp.

Điều này giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tối ưu hóa động bán hàng offline và online của doanh nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên sâu

Nâng cấp lên Shopify Plus, doanh nghiệp có thể kỳ vọng vào dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên sâu hơn, đặc biệt là tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật bởi đội ngũ chuyên gia. Thông qua hotline, email và live chat, doanh nghiệp có thể tiếp cận với đội ngũ hỗ trợ 24/7.

Bên cạnh đó, để giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về nền tảng này, Shopify cung cấp chương trình học tập miễn phí mang tên Shopify Plus Academy. Tại đó, doanh nghiệp được tiếp cận với những hướng dẫn chi tiết cách thiết lập cửa hàng, tùy chỉnh giao diện cửa hàng và nhiều hơn thế nữa.

Khi nào cần nâng cấp lên Shopify Plus?

Các doanh nghiệp đang triển khai một trong các gói shopify tiêu chuẩn thì có thể cân nhắc chuyển sang Shopify Plus nếu thuộc những trường hợp sau đây:

  • Doanh thu mỗi tháng trên $800,000 và có hơn 100 giao dịch mỗi phút. Lúc này doanh nghiệp cần một hệ thống mạnh mẽ hơn để xử lý lượng truy cập lớn mà không làm giảm trải nghiệm người dùng, cũng như để quản lý và tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh. 
  • Có nhu cầu bán hàng ở thị trường nước ngoài và cần tính linh hoạt trong việc quản lý đa ngôn ngữ, đa tiền tệ và quản lý hàng hóa theo vùng.
  • Muốn tận dụng lợi ích của kiến trúc Headless Commerce để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và tùy chỉnh sâu hơn giao diện người dùng và hạ tầng kỹ thuật.

4 điều cần chuẩn bị trước khi thực hiện nâng cấp nền tảng

Trước khi quyết định nâng cấp lên Shopify Plus, có bốnđiều quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo quá trình nâng cấp diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả:

6 Bước Chi Tiết Để Nâng Cấp Lên Shopify Plus Hiệu Quả
Cần chuẩn bị gì trước khi nâng cấp lên Shopify Plus

Đánh giá nhu cầu kinh doanh

Trước hết, doanh nghiệp cần xem xét mục tiêu kinh doanh và nhu cầu cụ thể của mình. Điều này bao gồm việc đánh giá sự phát triển hiện tại và dự định tương lai của doanh nghiệp, cũng như những tính năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Chuẩn bị dữ liệu và cơ sở hạ tầng

Kế đến, doanh nghiệp cần chuẩn bị dữ liệu và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quá trình chuyển đổi. Điều này có thể bao gồm việc sao lưu dữ liệu hiện tại, kiểm tra tính tương thích của các ứng dụng và tính năng hiện tại với Shopify Plus, cũng như đảm bảo rằng hạ tầng kỹ thuật đủ mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mới.

Xác định tính năng và công cụ cần thiết

Cuối cùng, doanh nghiệp cần xác định các tính năng và dịch vụ cụ thể mong muốn từ Shopify Plus. Điều này có thể bao gồm việc xem xét các tính năng của Shopify Plus như quản lý đa cửa hàng, tích hợp hệ thống ERP và CRM, hỗ trợ ngôn ngữ và tiền tệ đa quốc gia, cũng như các tính năng đặc biệt như triển khai Headless Commerce và tiếp cận hệ thống POS Pro.

Thiết lập cửa hàng Shopify Plus

Việc thiết lập cửa hàng Plus sẽ có khác biệt so với khi triển khai những gói dịch vụ tiêu chuẩn trước đó. Phí sử dụng Plus bắt đầu từ $2,300/tháng và mức giá này không cố định mà được tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể của từng trường hợp cụ thể. Do đó, doanh nghiệp cần thiết liên hệ với đội ngũ Shopify Plus để được tư vấn.

Trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác với một nhà phát triển Shopify Plus, đơn vị này sẽ làm việc với phía nền tảng để báo mức giá cụ thể.

6 bước để nâng cấp lên Shopify Plus hiệu quả

Dưới đây là 6 bước cụ thể cho toàn bộ quy trình nâng cấp hệ thống website thương mại điện tử từ phiên bản thấp hơn lên Shopify Plus:

6 Bước Chi Tiết Để Nâng Cấp Lên Shopify Plus Hiệu Quả
Quy trình 6 bước để nâng cấp lên Shopify Plus

Bước 1: Hợp tác với nhà phát triển Shopify Plus chuyên nghiệp

Bước đầu tiên cũng là quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần một đội ngũ đồng hành có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về Shopify Plus để tối ưu quá trình nâng cấp và vận hành về sau, đặc biệt là vấn đề chi phí.

Để chọn được đối tác phát triển Shopify Plus phù hợp doanh nghiệp cần xem xét các dự án Shopify Plus họ từng thực hiện, xem xét họ tìm ra vấn đề và giải quyết bài toán của từng dự án và những đánh giá từ khách hàng trước về các dự án đó như thế nào.

Bước 2: Đánh giá và lập kế hoạch chuyển đổi

Bước tiếp theo cũng quan trọng không kém vì bước này quyết định hiệu quả của việc chuyển đổi và hoạt động kinh doanh sau này. Doanh nghiệp và đối tác phát triển cần làm rõ mục tiêu kinh doanh, xác định tính năng cần thiết, dữ liệu cần chuyển đổi và lên lịch trình triển khai cụ thể dựa trên mục tiêu kinh doanh.

Doanh nghiệp cần đảm bảo sao lưu và cập nhật dữ liệu một cách an toàn để tránh mất mát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi.

Bước 3: Thực hiện nâng cấp

Sau khi đã đánh giá và lên kế hoạch, tiến hành triển khai nâng cấp lên Shopify Plus. Đối tác phát triển sẽ đảm nhiệm việc thiết lập và cấu hình các tính năng mới, chuyển đổi dữ liệu từ nền tảng cũ sang nền tảng mới, và kiểm tra tính tương thích để đảm bảo trang web hoạt động một cách mượt mà.

Bước 4: Kiểm thử và điều chỉnh

Sau khi triển khai, hãy tiến hành kiểm tra và điều chỉnh website Shopify Plus để đảm bảo rằng mọi tính năng và chức năng hoạt động đúng cách. Đội ngũ QA/QC của đối tác phát triển sẽ kết hợp với doanh nghiệp để kiểm tra chất lượng của trải nghiệm trang web như người dùng cuối thật sự và sẽ chỉnh sửa lại nếu phát sinh lỗi.

Bước 5: Golive

Ngay khi việc kiểm thử hoàn tất, đã đến lúc ra mắt website thương mại điện tử mới ra thị trường, triển khai các chiến dịch quảng bá để nhận về những lượt truy cập và đơn hàng đầu tiên.

Bước 6: Đào tạo nhân viên

Cuối cùng, cần đảm bảo nhân viên được đào tạo để biết về việc sử dụng và quản lý website mới trên nền tảng Shopify Plus. Doanh nghiệp cần cung cấp hướng dẫn chi tiết về các tính năng mới và cách sử dụng chúng để tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh. Bên cạnh đó, vì Plus không giới hạn tài khoản nhân viên nên việc phân bổ nhân sự cũng cần hợp lý và có kế hoạch.

Lời kết 

Trong khi việc nâng cấp lên Shopify Plus có thể là một quy trình phức tạp, nhưng nó mang lại nhiều lợi ích lớn để phát triển hoạt động kinh doanh. Từ tính linh hoạt và tùy chỉnh cao đến khả năng mở rộng quy mô và cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên sâu, Shopify Plus là lựa chọn hoàn hảo để tăng trưởng.

Thông qua nhiều lưu ý và 6 bước triển khai có hệ thống, quá trình nâng cấp lúc trở nên dễ hình dung hơn. Tuy nhiên, để tăng tính hiệu quả và duy trì trang web mới hoạt động ổn định, doanh nghiệp cần một đối tác phát triển chuyên nghiệp để đồng hành. 

Liên hệ SECOMM hoặc gọi ngay đến (+84)28 7108 9908 để lên kế hoạch triển khai!

Xem tiếp
Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
THUÊ NGOÀI IT TẠI ÚC: TOP 10 CÔNG TY NỔI BẬT NHẤT
27/03/2024
397
2
0
1

Ngành thuê ngoài IT tại Úc đang trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh chóng và hấp dẫn nhất trong thị trường công nghệ thông tin.

Với sự gia tăng về độ phức tạp và đa dạng của các dự án công nghệ, các doanh nghiệp Úc ngày càng nghiêm túc trong việc tìm kiếm các đối tác thuê ngoài có chuyên môn cao để giải quyết các thách thức kỹ thuật và phát triển sản phẩm.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu top 10 công ty IT Úc và điều gì đã làm cho các công ty đó nổi bật trong lĩnh vực này cũng như những tiêu chí quan trọng để chọn được một đối tác thuê ngoài IT tiềm năng.

Sự phát triển của ngành dịch vụ thuê ngoài IT tại Úc

Những năm gần đây, ngành thuê ngoài IT tại Úc đang trải qua giai đoạn phát triển đáng nể, phản ánh sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin trong nền kinh tế của quốc gia này. Statista dự báo doanh thu thị trường outsourcing IT Úc năm 2024 sẽ cán mốc $14.49 tỷ với CARG từ 2024 đến 2028 là 10.99%. Điều này cho thấy triển vọng và tiềm năng mở rộng là rất lớn. 

Một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành này là sự tập trung vào chất lượng và hiệu suất. Các công ty IT Úc đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển nhân lực và cơ sở hạ tầng để đảm bảo rằng họ có thể cung cấp các dịch vụ với hiệu suất cao và đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật ngày càng phức tạp của khách hàng.

Bên cạnh đó, sự đổi mới công nghệ cũng góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng ấn tượng này. Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, học máy, và blockchain đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các công ty thuê ngoài IT để cung cấp các giải pháp đột phá và hiệu quả cho khách hàng của họ.

Yếu tố quan trọng khi chọn công ty thuê ngoài IT tại Úc

Khi quyết định chọn đối tác để sử dụng dịch vụ thuê ngoài IT tại Úc, doanh nghiệp cần xem xét nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đảm bảo đối tác có thể cung cấp dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của mình. 

Dưới đây là bốn tiêu chí cốt lõi để chọn đúng công ty thuê ngoài IT tại Úc.

Kinh nghiệm và chuyên môn

Doanh nghiệp cần đảm bảo công ty IT Úc có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp quan tâm. Ví dụ như phát triển ứng dụng mua sắm trên hệ điều hành iOS sử dụng ngôn ngữ Kotlin. Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của công ty thuê ngoài IT về một công nghệ và ngành công nghiệp cụ thể sẽ quyết định họ có phải đối tác tiềm năng hay không.

Chất lượng dịch vụ

Đây là yếu tố quan trọng tiếp theo cần xem xét. Doanh nghiệp cần kiểm tra xem công ty thuê ngoài IT có tiêu chuẩn chất lượng cao không và họ có kinh nghiệm tốt trong việc cung cấp các giải pháp và dịch vụ cho các khách hàng tương tự hay không. Bằng cách xem qua portfolio và tham gia tư vấn trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hơn.

Đánh giá từ khách hàng trước

Social Proof khá hữu ích trong trường hợp này. Doanh nghiệp có thể các đánh giá, phản hồi, và tham khảo ý kiến của khách hàng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Chi phí và hiệu quả

Cuối cùng, doanh nghiệp cần cân nhắc vấn đề mức giá công ty thuê ngoài IT đưa ra cũng như chi phí tổng thể cho dự án hợp tác. Đảm bảo rằng mức giá họ đưa ra có phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp và họ có thể cung cấp giải pháp tối ưu để giải quyết yêu cầu của dự án.

Top 10 công ty thuê ngoài IT tại Úc

Những công ty được liệt kê dưới đây đều là tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực thuê ngoài IT với kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng. Các đơn vị này cung cấp dịch vụ và giải pháp chất lượng nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong môi trường kinh doanh phức tạp.

SECOMM

Với hơn 10 năm hoạt động, SECOMM trở thành công ty chuyên cung cấp giải pháp thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam và Úc. Những năm gần đây, công ty này mở rộng cung cấp dịch vụ thuê ngoài IT nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong các dự án thương mại điện tử nói chung và dự án công nghệ thông tin nói riêng.

SECOMM cam kết cung cấp cho doanh nghiệp đội ngũ chuyên viên lành nghề và có khả năng cập nhật nhanh chóng với những tiến bộ công nghệ của thời đại.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
SECOMM

Seasia Infotech

Seasia Infotech là công ty phát triển phần mềm hàng đầu tại Úc, cung cấp các giải pháp phần mềm tùy chỉnh và phát triển ứng dụng di động. Công ty này cũng có dịch vụ thuê ngoài IT bao gồm cả việc phát triển một nhóm IT chuyên trách cho một dự án cụ thể.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
Seasia Infotech

OpenXcell

OpenXcell là một trong những công ty dẫn đầu lĩnh vực phát triển ứng dụng di động và phần mềm tại Úc, với sự chuyên nghiệp và kỹ năng vượt trội. Nhân sự và đội ngũ IT của OpenXcell cung cấp cũng đảm bảo về kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt cho dự án.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
OpenXcell

Offshore Business Processing

Offshore Business Processing là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ thuê ngoài IT, bao gồm xử lý dữ liệu, kỹ thuật số hóa và quản lý tài nguyên nhân sự. Qua nhiều năm có mặt trên thị trường, công ty đã trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp hàng đầu nước Úc.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
Offshore Business Processing

KMS Solutions

KMS Solutions là cái tên khá phổ biến trong ngành thuê ngoài IT tại Úc. Công ty này cung cấp một loạt các dịch vụ công nghệ thông tin, từ phát triển phần mềm đến quản lý hạ tầng IT.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
KMS Solutions

Ontik Technology

Ontik Technology là công ty tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin và phần mềm tùy chỉnh cho các doanh nghiệp Úc. Với xu hướng thuê ngoài IT trở nên ngày càng phổ biến tại Úc và các nước Châu Á, Ontik Technology mở rộng cung cấp dịch vụ này với đội ngũ chuyên viên chất lượng cao.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
Ontik Technology

AIS Technolabs

Bên cạnh cung cấp đội ngũ thuê ngoài IT chuyên nghiệp, AIS Technolabs còn mang đến cho doanh nghiệp Úc các giải pháp phần mềm, ứng dụng di động và dịch vụ phát triển web tùy chỉnh.

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
AIS Technolabs

pwrteams

pwrteams sở hữu đội ngũ IT kỹ năng cao ở nhiều khía cạnh như xây dựng app, phần mềm, website, triển khai ứng dụng SaaS, QA và Testing. Với mức giá hợp lý, pwrteams đã giúp các doanh nghiệp Úc hơn 200 nhóm IT chuyên nghiệp trong nhiều năm qua. 

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
pwrteams

Intogreat Solutions

Intogreat Solutions là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn IT và gia công phần mềm nổi tiếng của Úc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm giải pháp về thuê ngoài IT chuyên nghiệp tại Intogreat Solutions. 

Thuê Ngoài IT Tại Úc: Top 10 Công Ty Nổi Bật Nhất
Intogreat Solutions

All IT Services

Giống như tên thương hiệu, công ty này cung cấp dịch vụ thuê ngoài cho tất cả dịch vụ liên quan đến công nghệ thông tin. All IT Services đã đưa ra mức giá hợp lý và tùy chỉnh dựa trên quy mô dự án và nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.

Lời kết

Trong một thị trường công nghệ thông tin ngày càng phát triển và cạnh tranh như Úc, việc chọn đúng đối tác thuê ngoài IT là chìa khóa quan trọng để đạt được thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Từ các công ty chuyên về phát triển phần mềm đến các nhà cung cấp dịch vụ bảo mật và quản lý hạ tầng IT, danh sách trên đã cung cấp một tập hợp đa dạng của các đối tác uy tín và đáng tin cậy.

Cần tư vấn và xây dựng đội ngũ IT chuyên nghiệp? Liên hệ SECOMM hoặc gọi (+84)28 7108 9908 ngay bây giờ!

Xem tiếp
Top 10 Nhà Phát triển Magento Hàng Đầu Nước Úc
TOP 10 NHÀ PHÁT TRIỂN MAGENTO HÀNG ĐẦU NƯỚC ÚC
21/03/2024
485
4
0
1

Những năm qua, sự xuất hiện của hàng loạt nhà phát triển Magento đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử Úc.

Mang trong mình uy tín và kinh nghiệm, những đối tác phát triển này không chỉ là những chuyên gia về Magento mà còn là những người đồng hành đáng tin cậy, đảm bảo cho các doanh nghiệp sự thành công và phát triển bền vững trên môi trường trực tuyến ngày nay. 

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 nhà phát triển Magento hàng đầu xứ sở Kangaroo, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và lựa chọn đối tác phù hợp nhất cho dự án của mình.

Xem thêm: Top 10 website thương mại điện tử Magento tại Úc

Magento là gì?

Magento (nay thuộc sở hữu của Adobe Commerce) là hệ thống mã nguồn mở (open-source) cho phép doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử tuỳ chỉnh. Với sự linh hoạt cao, Magento cung cấp hàng loạt tính năng mạnh mẽ giúp việc xây dựng và quản lý trang web trở nên hiệu quả hơn.

Từ việc tạo ra giao diện đẹp mắt và dễ sử dụng đến việc quản lý sản phẩm, đơn hàng và khách hàng, Magento cung cấp một cơ sở hạ tầng toàn diện để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến.

Tại sao cần hợp tác với nhà phát triển Magento?

Việc hợp tác với nhà phát triển Magento có thể mang đến nhiều lợi ích cho việc triển khai dự án thương mại điện tử của doanh nghiệp. Dưới đây là bốn lý do quan trọng nên cân nhắc để hợp tác với một đối tác chuyên về nền tảng Magento.

Chuyên môn và kinh nghiệm

Các nhà phát triển Magento thường sở hữu đội ngũ chuyên gia am hiểu sâu sắc về nền tảng này. Phần lớn các công ty này đều sẽ tham gia chương trình Adobe Commerce Partners, tại đó họ được chính nền tảng này hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tài nguyên học tập, nhận hoa hồng và được dán nhãn nhận diện.

Hơn nữa, những nhà phát triển này phải chứng minh họ đủ tiêu chuẩn để trở thành đối tác chính thức của Magento. Do đó, việc hợp tác với họ sẽ giúp doanh nghiệp ra mắt website thương mại điện tử nhanh chóng, đồng thời sử dụng các tính năng và tích hợp để tối ưu hiệu suất kinh doanh.

Tối ưu hiệu suất 

Việc tối ưu hóa hiệu suất của trang web Magento là rất quan trọng để đảm bảo trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Những nhà phát triển Magento chuyên nghiệp có thể tối ưu hóa mã nguồn, cải thiện tốc độ tải trang, và tối ưu hóa trang thanh toán, giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.

Tối ưu chi phí và thời gian

Hợp tác với đơn vị phát triển Magento có thể giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tự mình xây dựng và quản lý trang web thương mại điện tử. Đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp có thời gian hạn chế và cần golive website thương mại điện tử sớm nhất có thể thì việc hợp tác càng trở nên đáng xem xét.

Những nhà phát triển này đã có sẵn các công cụ, quy trình và kinh nghiệm để triển khai dự án một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Tích hợp và mở rộng

Đặc trưng mã nguồn mở của Magento cho phép các nhà phát triển giúp doanh nghiệp tích hợp ứng dụng bên thứ ba và mở rộng chức năng của website dựa trên nhu cầu cụ thể. Bên cạnh đó, họ cũng có thể cung cấp các giải pháp tùy chỉnh và phát triển mở rộng, giúp hoạt động thương mại điện tử luôn phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Top 10 Nhà Phát triển Magento Hàng Đầu Nước Úc
Lý do để hợp tác với nhà phát triển Magento

5 Tiêu chí để chọn nhà phát triển Magento tại Úc

Khi quyết định hợp tác với nhà phát triển Magento, việc chọn đúng đối tác là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự thành công cho dự án thương mại điện tử. Dưới đây là năm tiêu chí cốt lõi giúp doanh nghiệp chọn được đối tác phù hợp.

Kinh nghiệm và chuyên môn về Magento

Đây là điều bắt buộc đối với bất kỳ nhà phát triển Magento nào để có thể triển khai dự án thương mại điện tử dựa trên Magento – một nền tảng mã nguồn với khả năng tùy chỉnh và mở rộng vượt trội. Doanh nghiệp cần đảm bảo nhà phát triển được chọn có kiến thức và kỹ năng triển khai nền tảng Magento.

Họ cần thiết phải sở hữu đội ngũ các chuyên gia đủ khả năng để xây dựng, tùy chỉnh và tối ưu website thương mại điện tử dựa trên những yêu cầu cụ thể.

Sự am hiểu thị trường thương mại điện tử Úc

Để có thể tận dụng hiệu quả khả năng tùy chỉnh và mở rộng của Magento để xây dựng website thương mại điện tử với trải nghiệm mua sắm phù hợp với nhu cầu người Úc không phải dễ dàng. Việc này không chỉ đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật, chuyên môn về nền tảng Magento mà còn phải nắm vững cách thị trường thương mại điện tử Úc vận hành.

Do đó, các nhà phát triển cần phải am hiểu về đối tượng mục tiêu, hành vi mua sắm, quy định pháp lý và các yếu tố liên quan đến văn hoá kinh doanh đặc trưng tại đất nước này.

Các dự án Magento đã triển khai

Đánh giá các dự án đã từng triển khai của nhà phát triển Magento là một cách hiệu quả để đo lường năng lực và kinh nghiệm của họ. Bằng cách xem xét các dự án trước đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng của họ trong việc giải quyết các bài toán cụ thể và các giải pháp được đề xuất cho mỗi trường hợp có linh hoạt và cập nhật với xu hướng phát triển của thị trường hay không.

Đánh giá từ khách hàng trước đó

Đánh giá và nhận định của các khách hàng trước về những lần hợp tác sẽ hữu ích cho doanh nghiệp trong quá trình ra quyết định. Doanh nghiệp có thể tìm và kiểm tra các đánh giá từ nhiều nguồn và nhiều khách hàng khác nhau nhằm mang tính khách quan và minh bạch.

\Việc này là cần thiết để đảm bảo nhà phát triển Magento có kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để hoàn thành dự án thương mại điện tử theo yêu cầu đặt ra.

Dịch vụ hỗ trợ và bảo trì sau khi triển khai

Sau khi hoàn tất xây dựng và ra mắt website Magento, các vấn đề về kỹ thuật cũng cần được quan tâm và hỗ trợ. Doanh nghiệp cần chọn nhà phát triển Magento có cam kết hỗ trợ nhanh chóng và bảo trì liên tục sau khi dự án hoàn thành.

Việc này đảm bảo trang web luôn hoạt động ổn định, các lỗi kỹ thuật phát sinh được xử lý nhanh chóng, cũng như giữ cho website luôn được bảo mật và cập nhật phiên bản mới nhất của nền tảng này.

Top 10 Nhà Phát triển Magento Hàng Đầu Nước Úc
Chọn đúng nhà phát triển Magento

10 nhà phát triển Magento hàng đầu nước Úc

Dưới đây là danh sách 10 nhà phát triển Magento hàng đầu tại Úc, được công nhận với kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực phát triển trang web thương mại điện tử trên nền tảng Magento

SECOMM

SECOMM là một trong những đối tác phát triển Magento hàng đầu tại Úc. Trải qua hơn 10 năm hoạt động, SECOMM sở hữu đội ngũ giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thị trường thương mại điện tử Úc. Đội ngũ SECOMM đã hợp tác và triển khai thành công hàng loạt dự án Magento với các khách hàng lớn tại xứ sở Kangaroo như Laybyland, Trentham Estate, The Rod Shop, Seconds Deals.

Bằng cách tận dụng thế mạnh của Magento, SECOMM giúp khách hàng của mình tùy chỉnh, mở rộng nhiều chức năng theo đặc thù và tích hợp với các công cụ và ứng dụng bên thứ ba để tối ưu vận hành và mang đến trải nghiệm khách hàng độc đáo hơn.

Top 10 Nhà Phát triển Magento Hàng Đầu Nước Úc
SECOMM

WEBDESK SOLUTION

Công ty này nổi tiếng với đa dạng dịch vụ liên quan đến thương mại điện tử trong đó có những giải pháp để xây dựng cửa hàng trực tuyến với nền tảng Magento. WEBDESK SOLUTION cam kết cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp trong và sau khi triển khai.

Wiser Brand 

Wiser Brand chuyên xây dựng và phát triển website thương mại điện tử hướng đến khách hàng tại Úc và New Zealand. Công ty này có nhiều chứng nhận danh giá liên quan đến Magento và sở hữu đội ngũ chuyên gia đông đảo và nhiều kinh nghiệm.

Aron Web Solutions

Aron Web Solutions phát triển và mở rộng hoạt động nhanh chóng đến các thị trường lớn như Anh, Mỹ và Ấn Độ. Aron cung cấp đa dạng giải pháp thương mại điện tử liên quan đến Magento trong đó bao gồm thiết kế và xây dựng website Magento đến ứng dụng mua sắm di động.

Webential

Sau nhiều năm hoạt động, Webential chính thức trở thành nhà phát triển Magento nổi bật nhất nước Úc. Bên cạnh Magento, Webential còn cung cấp nhiều giải pháp linh hoạt, đảm bảo rằng mọi dự án được triển khai một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Magneto IT Solutions

Magneto IT Solutions là nhà phát triển Magento với kinh nghiệm đa dạng trong các ngành công nghiệp. Họ cung cấp các giải pháp tùy chỉnh và chuyên nghiệp để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.

Acidgreen

Tại Úc, Acid Green được biết đến là nhà phát triển website thương mại điện tử hàng đầu về cả Magento và Shopify Plus. Kinh nghiệm và kiến thức của đội ngũ Acidgreen về hai dạng nền tảng open-source và SaaS đủ giúp công ty giữ vững chỗ đứng trên thị trường.

Intuji

Intuji cung cấp giải pháp thương mại điện tử cho các thương hiệu bán lẻ và B2B tại Úc. Thế mạnh của Intuji không chỉ nằm ở Magento mà nhà phát triển này còn tận dụng nhiều nền tảng và công nghệ khác nhau để xây dựng website thương mại điện tử tuỳ chỉnh theo từng mô hình kinh doanh.

Enterprise Monkey

Công ty này tập trung cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Úc từ xây dựng cửa hàng trực tuyến đến ứng dụng mua sắm di động. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Enterprise Monkey có thể giúp doanh nghiệp phát triển trải nghiệm mua sắm tùy chỉnh sử dụng các công nghệ AR/VR và AI.

Aussie Website

Aussie Website đã khẳng định vị thế của nhà phát triển Magento uy tín hàng đầu thành phố Melbourne nói riêng và cả nước Úc nói chung. Họ cam kết cung cấp giải pháp linh hoạt và sáng tạo giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động thương mại điện tử của mình.

Lời kết

Sự xuất hiện của nhiều nhà phát triển Magento Úc đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng và phát triển website thương hiệu điện tử. Bằng cách chọn đối tác dựa trên một số tiêu chí đánh giá nhất định, doanh nghiệp có thể đảm bảo dự án được triển khai dễ dàng hơn, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.

Cần thêm lời khuyên để ra quyết định? Liên hệ SECOMM hoặc gọi (+84)28 7108 9908 ngay để được tư vấn miễn phí!

Xem tiếp
Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
TOP 10 NHÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ HÀNG ĐẦU TẠI ÚC
20/03/2024
383
3
0
1

Thị trường thương mại điện tử Úc vốn sôi động và đầy hứa hẹn nên việc hợp tác với một nhà phát triển thương mại điện tử đáng tin cậy chính là chìa khóa quan trọng để tăng cường sự hiện diện trực tuyến. Với lượng lớn nhà phát triển đang cố gắng gây ấn tượng bằng những giải pháp vượt trội của mình thì việc chọn đúng đối tác lúc bấy giờ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

Trong bài viết này, hãy cùng khám phá 10 nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu nước Úc và các yếu tố để đánh giá một đối tác phát triển tiềm năng.  

Xem thêm: Top 10 website thương mại điện tử hàng đầu nước Úc

4 Tiêu chí để chọn nhà phát triển thương mại điện tử phù hợp

Sau đây là 4 yếu tố then chốt để chọn lựa một đối tác phát triển thương mại điện tử đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Từ sự hiểu biết sâu sắc về thị trường đến khả năng áp dụng công nghệ mới, các tiêu chí này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược và đạt được sự thành công trong môi trường thương mại điện tử ngày nay.

Sự am hiểu về thị trường thương mại điện tử Úc

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để xem xét khi chọn nhà phát triển thương mại điện tử là mức độ hiểu biết của họ về thị trường thương mại điện tử Úc. Các nhà phát triển hàng đầu sẽ có kiến thức sâu sắc về các xu hướng, đối thủ, khách hàng mục tiêu và hành vi mua sắm.

Sự am hiểu này là chìa khóa để thiết kế và xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, từ việc tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm cho đến triển khai các giải pháp tùy chỉnh hỗ trợ quá trình ra quyết định cho các chiến lược tiếp thị tiếp theo.

Nền tảng và công nghệ được sử dụng

Doanh nghiệp cần xem xét đến nền tảng và công nghệ thế mạnh của nhà phát triển để đảm bảo rằng họ phù hợp và có thể đáp ứng các mục tiêu trong dự án thương mại điện tử sắp tới của doanh nghiệp. Nhiều nhà phát triển chỉ tập trung với duy nhất một dạng công nghệ và nền tảng nhất định; số khác thì có kinh nghiệm với đa dạng công nghệ và nền tảng thương mại điện tử hơn.

Với xu hướng thương mại điện tử Úc tính đến thời điểm hiện tại, đa số các nhà phát triển đều cung cấp dịch vụ của họ dựa trên các nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerceOroCommerce.

Xem thêm:
Các nhà phát triển Magento tại Úc
Các nhà phát triển Shopify Plus tại Úc

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Tiêu chí để chọn nhà phát triển thương mại điển

Các dự án đã triển khai

Đánh giá các dự án đã từng triển khai của nhà phát triển thương mại điện tử là một cách hiệu quả để đo lường năng lực và kinh nghiệm của họ.

Bằng cách xem xét các dự án trước đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng của họ trong việc giải quyết các bài toán cụ thể và các giải pháp được đề xuất cho mỗi trường hợp có linh hoạt và cập nhật với xu hướng phát triển của thị trường hay không.

Phản hồi từ các khách hàng trước

Khách hàng trước đây là nguồn thông tin quý báu để đánh giá chất lượng và đáng tin cậy của một nhà phát triển thương mại điện tử. Các phản hồi đó sẽ cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn chân thực về kinh nghiệm làm việc của họ, chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, cũng như khả năng hỗ trợ sau khi triển khai.

Điều này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định có căn cứ và hiệu quả khi chọn lựa nhà phát triển thương mại điện tử.

Top 10 nhà phát triển thương mại điện tử hàng đầu tại Úc

Dưới đây là danh sách 10 công ty dẫn đầu trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử tại Úc, từ những tên tuổi tiên phong trong sáng tạo đến những nhà phát triển có uy tín và kinh nghiệm lâu năm. Những nhà phát triển này đã xây dựng và triển khai hàng trăm dự án thương mại điện tử thành công, mang lại giá trị thực cho các doanh nghiệp và khách hàng của họ.

SECOMM

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
SECOMM

Sau hơn 10 năm hoạt động, SECOMM trở thành đối tác phát triển thương mại điện tử đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp Úc như Laybyland, The Rod Shop, Seconds Deals, Trentham Estate. Bằng việc cung cấp các giải pháp sáng tạo và tùy chỉnh, SECOMM không chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản mà còn đi xa hơn, tạo ra những trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và thu hút. 

Thế mạnh của SECOMM nằm ở Magento, Shopify Plus và Headless Commerce. Sự hiểu biết sâu sắc về thị trường và kỹ năng chuyên môn vững vàng đã giúp đội ngũ này nắm bắt nhanh chóng mục tiêu của mỗi dự án và vạch kế hoạch chi tiết để hoàn thành với chất lượng và thời gian đảm bảo.

WEBDESK SOLUTION

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
WEBDESK SOLUTIONS

WEBDESK SOLUTION được biết đến là một fullstack eCommerce developer hàng đầu nước Úc. Họ sử dụng các nền tảng như Magento, Shopify, PretaShop, Shift4Shop để mang đến các giải pháp tuỳ chỉnh để đáp ứng nhu cầu triển khai thương mại điện tử của doanh nghiệp.

Emote Digital

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Emote Digital

Công ty này đã xây dựng được danh tiếng tại thị trường Úc với tư cách là một nhà thiết kế và phát triển website thương mại điện tử. Họ sử dụng các nền tảng Drupal, Sitecore, WordPress, BigCommerce, Shopify và Magento để tạo ra trải nghiệm mua sắm độc đáo và tương tác khách hàng chân thực. 

Aron Web Solutions

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Aron Web Solutions

Aron Web Solutions nổi tiếng với việc cung cấp các giải pháp thương mại điện tử tùy chỉnh và chuyên nghiệp, giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh trực tuyến của họ. Hiện tại, Aron đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường Anh, Mỹ và Ấn Độ.

Inserito

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Inserito

Inserito hướng mục tiêu phát triển các giải pháp thương mại điện tử dành cho những doanh nghiệp lớn dựa trên các nền tảng Magento, Shopify, NetSuite và BigCommerce. Họ cam kết cung cấp các giải pháp hiệu quả và bền vững cho doanh nghiệp. 

Magneto IT Solutions

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Magneto IT Solutions

Magneto IT Solutions là nhà phát triển thương mại điện tử với kinh nghiệm đa dạng trong các ngành công nghiệp. Họ cung cấp các giải pháp tùy chỉnh và chuyên nghiệp để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của doanh nghiệp.

Webential

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Webential

Tại Úc, Webential được biết đến là đơn vị chuyên thiết kế và xây dựng website thương mại điện tử đồng thời cung cấp dịch vụ liên quan đến Digital Marketing. Công ty sở hữu đội ngũ có chuyên môn cao để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng và triển khai chiến dịch marketing hiệu quả. 

Enterprise Monkey

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Enterprise Monkey

Công ty này tập trung cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Úc từ xây dựng cửa hàng trực tuyến đến ứng dụng mua sắm di động. Với bề dày kinh nghiệm của mình, Enterprise Monkey có thể giúp doanh nghiệp phát triển trải nghiệm mua sắm tuỳ chỉnh sử dụng các công nghệ AR/VR và AI.

Aussie Website

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Aussie Website

Aussie Website đã khẳng định vị thế của nhà phát triển thương mại điện tử uy tín hàng đầu thành phố Melbourne nói riêng và cả nước Úc nói chung. Họ cam kết cung cấp giải pháp linh hoạt và sáng tạo giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động thương mại điện tử của mình.

Spring Web Solutions

Top 10 Nhà Phát Triển Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Úc
Spring Web Solutions

Spring Web Solutions nổi tiếng với việc cung cấp các giải pháp thương mại điện tử linh hoạt và hiệu quả, giúp các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trên môi trường trực tuyến. Các công nghệ mà Spring Web Solutions sử dụng là Drupal, PretaShop, WordPress, Shopify và Magento.

Lời kết

Trên đây là 10 nhà phát triển thương mại điện tử uy tín và đáng tin cậy và tại Úc, cũng như các tiêu chí quan trọng để lựa chọn một đối tác phát triển phù hợp. Từ sự hiểu biết sâu sắc về thị trường đến khả năng sáng tạo và kỹ thuật, mỗi công ty đều mang lại những đặc điểm và lợi ích riêng biệt cho khách hàng của họ.

Cần thêm lời khuyên? Liên hệ SECOMM hoặc gọi (+84)28 7108 9908 ngay để được tư vấn miễn phí!

Xem tiếp
So Sánh Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud
SO SÁNH SHOPIFY PLUS VÀ SALESFORCE COMMERCE CLOUD
18/03/2024
368
2
0
1

Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud là hai nền tảng hàng đầu được các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới lựa chọn để xây dựng website thương mại điện tử. Mỗi nền tảng đều có ưu điểm riêng, từ tính linh hoạt và dễ sử dụng của Shopify Plus đến bộ giải pháp toàn diện của Salesforce Commerce Cloud. 

Trước khi quyết định chọn lựa giữa hai nền tảng này, việc hiểu rõ sự khác biệt và điểm mạnh của mỗi loại hệ thống là điều quan trọng. Hãy cùng khám phá và so sánh chi tiết các khả năng của Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud để đưa ra quyết định phù hợp nhất. 

Xem thêm: Shopify Plus và Advanced: Đâu là lựa chọn tốt hơn?

Shopify Plus là gì?

Shopify Plus là phiên bản cao cấp của nền tảng thương mại điện tử, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn.

Được ra mắt năm 2014, Shopify Plus nhanh chóng trở lựa chọn hàng đầu cho những doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến của mình một cách hiệu quả và linh hoạt. Shopify Plus không có mức giá cố định mà sẽ được tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu triển khai cụ thể.

So Sánh Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud
Shopify Plus

Ưu điểm của Shopify Plus

  • Giao diện dễ sử dụng: Giao diện người dùng thân thiện của Shopify Plus giúp doanh nghiệp nhanh chóng thiết lập được cửa hàng trực tuyến chỉ với vài thao tác đơn giản.
  • Khả năng tùy chỉnh và mở rộng cao: Doanh nghiệp có thể tuỳ chỉnh nhiều khía cạnh của website thương mại điện tử, tích hợp ứng dụng và mở rộng băng thông để xử lý lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, để thực hiện tùy chỉnh hiệu quả sẽ đòi hỏi cao về kỹ năng kỹ thuật. 
  • Hỗ trợ triển khai Headless Commerce: Plus cung cấp nhiều công cụ và tính năng cho phép doanh nghiệp triển khai Headless Commerce hiệu quả. Thông qua giải pháp Hydrogen, doanh nghiệp có thể xây dựng website thương mại điện tử Headless tuỳ chỉnh để mang đến trải nghiệm khách hàng độc đáo. 
  • Shopify B2B: Với bộ giải pháp độc quyền, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống thương mại điện tử B2B nhanh chóng với trải nghiệm khách hàng đơn giản tương tự như hệ thống B2B. 
  • Shopify POS: Công cụ Shopify POS Pro được tích hợp sẵn cho phép nhà bán hàng Plus tạo ra trải nghiệm mua sắm đa kênh liền mạch, từ online đến offline. 
  • Bán hàng quốc tế: Công cụ Shopify Market Pro được tích hợp sẵn cho phép nhà bán hàng Plus mở rộng hoạt động sang thị trường toàn cầu và tìm kiếm cơ hội mới.
So Sánh Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud
Thế mạnh của Shopify Plus

Salesforce Commerce Cloud là gì?

Salesforce Commerce Cloud (trước đây được biết đến với tên Demandware) là nền tảng thương mại điện tử đám mây mạnh mẽ được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của Salesforce, một trong những công ty phần mềm CRM lớn nhất thế giới. 

SFCC cung cấp một hệ thống toàn diện cho việc vận hành cửa hàng trực tuyến, từ việc xây dựng và triển khai các trang web bán hàng đến quản lý đơn hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Với khả năng tích hợp mạnh mẽ và các công cụ phân tích thông minh, SFCC giúp các doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm trực tuyến độc đáo và tăng cường tương tác với khách hàng.

So Sánh Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud
Salesforce Commerce Cloud

Ưu điểm của Salesforce Commerce Cloud

  • Hỗ trợ triển khai Headless Commerce: SFCC cho phép doanh nghiệp tích hợp liền mạch với bộ tech stack yêu thích để phát triển giao diện website tùy chỉnh để tối ưu trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
  • Xây dựng trải nghiệm cá nhân hoá với AI: Marketing GPT và Commerce GPT của SFCC cho phép doanh nghiệp loại bỏ các tác vụ lặp đi lặp lại, tốn thời gian khỏi quy trình làm việc và cung cấp các chiến dịch cũng như trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa trên quy mô lớn.
  • Hỗ trợ triển khai Omnichannel Commerce: Với SFCC, doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển và duy trì nhiều kênh bán hàng hiệu quả và đồng nhất. 
  • Khả năng mở rộng cao: SFCC hoạt động trên nền tảng đám mây cho phép doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động thương mại điện tử mà không phải lo lắng về việc đầu tư vào phần cứng và phần mềm.
So Sánh Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud
Thế mạnh của SFCC

Shopify Plus vs Salesforce Commerce Cloud: So sánh chi tiết

Chi phí sử dụng

  • Shopify Plus

Giá của gói Plus bắt đầu ở mức $2300/tháng nhưng không cố định mà sẽ tuỳ chỉnh dựa trên nhu cầu cụ thể. Đối với các nhà bán hàng đạt mức doanh thu từ $800.000/tháng thì chi phí sử dụng gói Plus sẽ tăng dần từ đó dựa trên GMV (0,25% GMV trong những tháng có doanh thu vượt quá 800.000 USD).

Các nhà bán hàng thường sẽ phải chi thêm $1K – $5K/tháng cho việc tích hợp các ứng dụng của bên thứ ba.

  • Salesforce Commerce Cloud

Không có số liệu chính xác cho SFCC vì chi phí được tính dựa theo nhu cầu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, với doanh nghiệp có doanh thu khoảng 20 triệu USD có thể phải trả khoảng 200.000 – 600.000 USD/năm. Những doanh nghiệp quy mô lớn hơn với doanh thu cao hơn thì phí nền tảng hàng năm có thể lên tới hàng triệu USD.

Khách hàng mục tiêu

  • Shopify Plus: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô lớn với yêu cầu tuỳ chỉnh phức tạp, nhưng đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoặc đang mở rộng nhanh chóng.
  • Salesforce Commerce Cloud: Được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp lớn với nhu cầu phức tạp, đặc biệt là những doanh nghiệp đã sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác của Salesforce và muốn tích hợp chức năng thương mại điện tử vào hệ thống hiện có.

Khả năng tùy chỉnh

  • Shopify Plus:

+ Cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh giao diện website độc đáo thông qua giải pháp Hydrogen

+ Các tích hợp bên thứ ba cần thiết có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống

+ Cho phép sử dụng các công nghệ mới nhất để nâng cấp trải nghiệm khách hàng như AI, VR/AR

  • Salesforce Commerce Cloud:

+ Mang đến sự linh hoạt cao khi thực hiện các tùy chỉnh phức tạp

+ Cần sự am hiểu về SFCC và kỹ năng kỹ thuật nhất định

Khả năng mở rộng

  • Shopify Plus:

+ Dễ dàng mở rộng hệ thống theo tình hình kinh doanh mà không ảnh hưởng đến hiệu suất và tốc độ trang web.

+ Nền tảng cung cấp lộ trình rõ ràng với hơn 100 bản cập nhật sản phẩm được phát hành hai lần mỗi năm

+ Shopify Plus luôn cải tiến và phát triển các giải pháp để giúp các doanh nghiệp luôn ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử.

  • Salesforce Commerce Cloud:

+ Cho phép mở rộng tích hợp với các hệ thống khác của Salesforce nhưng khá hạn chế để có thể tích hợp liền mạch với các ứng dụng và phần mềm bên thứ ba.

+ Cung cấp lộ trình cập nhật rõ ràng tương tự Shopify nhưng tốc độ phát triển lại không bằng.

Tính năng và chức năng

Cả hai nền tảng đều được trang bị nhiều tính năng phong phú, chỉ khác ở trọng tâm và cách tiếp cận:

  • Shopify Plus

Trọng tâm của Plus là tính linh hoạt và dễ sử dụng, cung cấp cho nhà bán hàng giao diện trực quan hơn SFCC. Nền tảng này nổi tiếng với khả năng tích hợp liền mạch với nhiều tùy chọn thanh toán, công cụ marketing và các kênh bán hàng khác nhau. Sự linh hoạt này đã giúp Plus trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận với phần đông doanh nghiệp thương mại điện tử. 

Bên cạnh đó, Shopify Plus cung cấp cho doanh nghiệp bộ giải pháp độc quyền và chuyên biệt để xử lý tốt những khía cạnh khác nhau của thương mại điện tử như Shopify POS, Shopify Market, Shopify Hydrogen, Shopify Checkouts, B2B on Shopify, v.v

  • Salesforce Commerce Cloud

SFCC thì lại nhấn mạnh vào các chức năng thuộc cấp doanh nghiệp như công cụ quản lý bán hàng tích hợp, tìm kiếm nâng cao, quản lý đơn hàng nâng cao, tạo chương trình khuyến mãi nâng cao.

Bên cạnh đó, nền tảng này còn vượt trội về khả năng hỗ trợ bán hàng quốc tế, tính năng phân khúc khách hàng và cá nhân hoá nâng cao cũng như dashboard và báo cáo theo thời gian thực. Tất cả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động thương mại điện tử và thúc đẩy tăng trưởng.

Khi nào nên chọn Shopify Plus?

Shopify Plus sẽ là lựa chọn lý tưởng của các doanh nghiệp trong những trường hợp sau:

  • Quy mô lớn và đang phát triển nhanh chóng

Plus được tạo ra dành riêng cho các nhà bán hàng lớn và có nhu cầu cao về mở rộng hoạt động kinh doanh. Với hàng loạt giải pháp độc quyền được phát triển và cập nhật liên tục, nền tảng thương mại điện tử linh hoạt này có thể đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng, cho phép mở rộng và tùy chỉnh dễ dàng.

  • Giới hạn về ngân sách và thời gian

Với mức phí sử dụng thấp hơn so với Salesforce Commerce Cloud và khả năng triển khai nhanh chóng, Shopify Plus là lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp có ngân sách vừa phải hoặc cần triển khai dự án trong thời gian ngắn.

  • Ưu tiên tính linh hoạt và dễ sử dụng

Plus được biết đến với giao diện thân thiện và tính linh hoạt cao, cung cấp trình kéo – thả đảm bảo người dùng ở mọi trình độ kỹ thuật đều có thể khám phá và thiết lập website thương mại điện tử dễ dàng và hiệu quả hơn.

  • Cần tích hợp nhanh chóng với bên thứ ba

Cơ sở hạ tầng của Shopify Plus cung cấp hệ thống tích hợp liền mạch với các ứng dụng và công cụ bên thứ ba. Nếu doanh nghiệp cần tích hợp nhanh chóng với các ứng dụng CRM, marketing hoặc các kênh bán hàng trực tuyến khác, đây là một ưu điểm lớn.

  • Tập trung vào trải nghiệm khách hàng

Nếu trải nghiệm khách hàng là ưu tiên hàng đầu của bạn, Shopify Plus cung cấp nhiều công cụ và tính năng giúp tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và tương tác với khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả.

Khi nào nên chọn Salesforce Commerce Cloud?

SFCC là tổ hợp những giải pháp mà một hệ thống thương mại điện tử cần để phát triển nhanh chóng. Nếu có những đặc điểm sau đây thì SFCC có thể là lựa chọn phù hợp hơn:

  • Đã sử dụng sản phẩm và dịch vụ khác của SFCC

Nếu doanh nghiệp đã sử dụng các sản phẩm và dịch vụ khác của Salesforce như Salesforce CRM, Marketing Cloud, hoặc Service Cloud, việc chọn Salesforce Commerce Cloud sẽ giúp tối ưu hóa quy trình làm việc và tích hợp dữ liệu khách hàng trên toàn bộ hệ thống.

  • Cần tích hợp sâu và tuỳ chỉnh phức tạp

SFCC thường là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn với nhu cầu triển khai cao đòi hỏi tính linh hoạt cao trong quản lý cửa hàng trực tuyến. Nền tảng thương mại điện tử này cung cấp các công cụ và tính năng mạnh mẽ để tùy chỉnh giao diện, quản lý danh mục sản phẩm phức tạp và tích hợp với các quy trình kinh doanh riêng biệt.

  • Ưu tiên tính bảo mật và đáng tin cậy

Với việc được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của Salesforce, một trong những nhà cung cấp dịch vụ công nghệ đám mây lớn nhất thế giới, SFCC mang lại mức độ bảo mật và tin cậy cao, phù hợp cho các doanh nghiệp quan trọng với dữ liệu và thông tin khách hàng.

  • Muốn tận dụng các tính năng phân tích thông minh

SFCC cung cấp các công cụ phân tích thông minh giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi mua sắm của khách hàng và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh. Điều này giúp tăng cường trải nghiệm mua sắm và tăng doanh số bán hàng.

Lời Kết

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường thương mại điện tử ngày nay, việc chọn lựa một nền tảng phù hợp là quyết định quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quát về hai lựa chọn hàng đầu là Shopify Plus và Salesforce Commerce Cloud.

Khi đến lúc đưa ra quyết định, cần xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, từ quy mô và mục tiêu đến ngân sách và yêu cầu kỹ thuật để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Cần hỗ trợ trong quá trình quyết định? Liên hệ SECOMM hoặc gọi (028) 7108 9908 ngay bây giờ!

Xem tiếp

CHÚNG TÔI Ở ĐÂY ĐỂ LẮNG NGHE!

Chia sẻ ngay ý tưởng thương mại điện tử của doanh nghiệp để nhận được Bộ giải pháp toàn diện từ SECOMM!

Kết nối với các chuyên gia tư vấn để nhận bộ giải pháp phù hợp cho dự án thương mại điện tử của doanh nghiệp.

    Đăng ký theo dõi bản tin, cập nhật mới nhất từ SECOMM!