HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRANG SỨC
Theo Grand View Research, thị trường thương mại điện tử trang sức toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 117,8 tỷ USD vào năm 2027, với tốc độ CAGR là 12,2% từ năm 2022 đến năm 2027. Theo Research and Markets, Mỹ là thị trường thương mại điện tử trang sức lớn nhất thế giới với doanh thu dự kiến đạt 45,6 tỷ USD vào năm 2027. Các khu vực khác cũng đang phát triển nhanh chóng bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á.
Một số thương hiệu trang sức đã triển khai thương mại điện tử thành công từ sớm và gặt hái được những thành công không ngờ như Cartier, Tiffany & Co., PNJ, ANA LUISA, Missoma, v.v. Đặc điểm chung của các thương hiệu này nằm ở hệ thống website thương mại điện tử toàn diện, phục vụ nhu cầu mua sắm các trang sức và đá quý của khách hàng.
Xem thêm:
- Cơ hội nào cho ngành trang sức trong thương mại điện tử?
- 10 website thương mại điện tử trang sức Việt Nam và Thế Giới
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, SECOMM đã phát thảo hành trình xây dựng website trang sức thường thấy tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Giai đoạn 1: Xây dựng website thương mại điện tử trang sức cơ bản
Xác định mục tiêu
Đầu tiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực trang sức cần phải xác định rõ mục tiêu và xác định mức độ ưu tiên của từng mục tiêu này khi đặt ra kế hoạch phát triển website thương mại điện tử.
Trong tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp có thể quan tâm đến việc xây dựng và củng cố thương hiệu trên thị trường Internet, tìm cách khai thác tiềm năng của các khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh từ online đến offline.
Đối với những mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể ưu tiên việc theo dõi và phân tích hành vi của khách hàng trên trang web, đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị trực tuyến để cải thiện doanh số bán hàng.
Khi xây dựng mục tiêu, thời gian cũng là yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp có thể chọn triển khai nhanh để thâm nhập vào thị trường thương mại điện tử hoặc thậm chí chọn cách triển khai từ từ để có thời gian kiểm tra, đánh giá và thích nghi với thị trường lớn và cạnh tranh này.
Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử
Hiện nay, có 2 loại nền tảng phổ biến hỗ trợ xây dựng website thương mại điện tử là SaaS (Software as a service) và mã nguồn mở (Open source).
Xem thêm:
- Shopify là gì? Ưu nhược điểm khi triển khai nền tảng Shopify 2023
- BigCommerce 2023: chi phí, Tính năng, Ưu nhược điểm
- Magento là gì? Ưu điểm và nhược điểm nổi bật của Magento
- WooCommerce là gì? Ưu nhược điểm của WooCommerce 2022
- OpenCart là gì? Ưu nhược điểm khi sử dụng OpenCart
Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử sẽ lựa chọn các nền tảng SaaS để tiết kiệm thời gian và chi phí trong giai đoạn xây dựng website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang các nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn nền tảng mã nguồn mở ngay từ ban đầu để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản, rồi sau đó nâng cấp hệ thống website theo thời gian trên chính nền tảng này để tránh việc phải chuyển đổi nền tảng ở các giai đoạn sau.
Thiết kế giao diện website
Khi thiết kế giao diện, doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản như chuẩn UI/UX, thể hiện được nét đặc trưng của thương hiệu, đồng bộ hình thức trình bày sản phẩm, cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng, v.v.
Hiện nay, có 3 cách để thiết kế giao diện bao gồm:
- Sử dụng theme sẵn có: Tối ưu hóa chi phí thiết kế giao diện nhưng lại khiến doanh nghiệp gặp hạn chế về mặt định vị thương hiệu vì dễ trùng lặp theme với các website khác.
- Tùy chỉnh theme theo nhu cầu: Vừa tiết kiệm chi phí vừa thêm một số yếu tố nhận diện thương hiệu như màu sắc, font, layout, etc. Nhưng để có thể tùy chỉnh theme hiệu quả, cần đội ngũ có chuyên môn và kinh nghiệm.
- Thiết kế theme riêng: Doanh nghiệp sẽ có website được “đo ni đóng giày” cho thương hiệu của mình. Tuy nhiên, việc này sẽ cần đầu tư nhiều hơn về chi phí thiết kế cũng như thời gian.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường lựa chọn các theme sẵn có để tiết kiệm chi phí nhất nhưng vẫn có một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hơn sẽ chọn 2 cách còn lại để định vị thương hiệu tốt hơn.
Xây dựng tính năng cho website
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể ưu tiên phát triển các chức năng cơ bản để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất khi vận hành website trang sức.
Một số chức năng cơ bản cần có trong website thương mại điện tử trang sức như:
- Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng sản phẩm, danh mục, giá, số lượng tồn kho, hình ảnh/video nhằm vận hành và tối ưu kinh doanh.
- Quản lý Cửa hàng: Quản lý số lượng sản phẩm tồn kho, kiểm soát hoạt động kinh doanh và nhân sự của mỗi chi nhánh.
- Giỏ hàng & Checkout: Quản lý giỏ hàng, thông tin khi checkout của khách hàng.
- Quản lý Khách hàng: Quản lý thông tin khách hàng để cải thiện hiệu quả Marketing, trải nghiệm mua hàng, tăng trải nghiệm khách hàng.
- Quản lý Marketing: Tối ưu SEO và triển khai các chương trình Marketing với các công cụ hỗ trợ để thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
- Quản lý Bán hàng: Thiết lập và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển.
- Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu mọi yếu tố về nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
- Quản lý Hệ thống: Phân quyền quản trị viên có thể điều hành, xem xét các phương pháp tốt nhất về bảo mật, bảo trì và chăm sóc hệ thống website.
- Phân tích & Báo cáo: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống thương mại điện tử và lên kế hoạch cho các chiến lược trong tương lai.
Hoàn thành các thủ tục pháp lý
Sau khi đã hoàn thành các tính năng, kiểm thử và golive website thành công, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục pháp lý về kinh doanh thương mại điện tử.
Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng dịch vụ công Bộ Công Thương.
Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Giai đoạn 2. Xây dựng website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu
Tái xác định mục tiêu
Khi doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển và thị trường đang trải qua sự biến đổi lớn, việc điều chỉnh mục tiêu là điều cần thiết. Điều này đặc biệt quan trọng khi ban lãnh đạo cần xem xét lại chiến lược kinh doanh và đưa ra quyết định về việc đầu tư vào website thương mại điện tử, bao gồm cả khía cạnh thời gian và kinh phí.
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung vào việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hệ thống kinh doanh trực tuyến trang sức.
Đối với các mục tiêu dài hạn, doanh nghiệp có thể xem xét việc mở rộng sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường, xây dựng chương trình khách hàng thân thiết và thúc đẩy thói quen mua sắm trang sức và đá của khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Những mục tiêu này đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững và sự thịnh vượng của doanh nghiệp trong tương lai.
Về phần mục tiêu ngắn hạn, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc thu hút thêm khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và hỗ trợ chiến lược tiếp thị thương mại điện tử. Các công cụ như Influencer Marketing có thể được ưu tiên để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và tạo cơ hội kinh doanh ngay lập tức.
Nhìn chung, việc thiết lập mục tiêu cụ thể và điều chỉnh chúng dựa trên tình hình thị trường và phát triển của doanh nghiệp là một phần quan trọng của việc quản lý và thành công trong thương mại điện tử trang sức.
Lựa chọn nền tảng để chuyển đổi
Khi các nền tảng SaaS cơ bản không còn đủ sức để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng hệ thống website, doanh nghiệp sẽ phải chuyển đổi sang các nền tảng chuyên nghiệp hơn như Adobe Commerce, Shopify Plus, BigCommerce Enterprise để phát triển website thương mại điện tử trang sức chuyên sâu.
Xem thêm:
- So sánh Shopify Plus vs BigCommerce Enterprise 2023
- Top 5 nền tảng thương mại điện tử xây dựng website trang sức
Dĩ nhiên, khi chuyển đổi nền tảng thì doanh nghiệp sẽ đương đầu với các vấn đề như chi phí chuyển đổi, thời gian đào tạo nhân sự trên nền tảng mới và thất thoát dữ liệu trong quá trình chuyển đổi nền tảng.
Lựa chọn nguồn lực phát triển
Để xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp và phức tạp, doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn lực phù hợp để triển khai dự án. Thông thường, có hai lựa chọn chính: xây dựng một đội ngũ nội bộ (in-house) hoặc hợp tác với đối tác phát triển chuyên nghiệp. Dù lựa chọn nào, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực đã chọn là rất quan trọng.
Khi quyết định xây dựng đội ngũ in-house, doanh nghiệp cần tuyển dụng và đào tạo nhân sự IT và thương mại điện tử có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn trên nền tảng đã lựa chọn. Việc này có thể đòi hỏi thời gian và nguồn lực tài chính đáng kể để xây dựng nguồn nhân sự phù hợp. Tuy nhiên, điều này giúp doanh nghiệp có sự kiểm soát tốt hơn về nguồn lực và có khả năng thực hiện điều chỉnh, phát triển hệ thống website theo đúng yêu cầu.
Một lựa chọn khác là hợp tác với đơn vị phát triển chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác có kinh nghiệm sâu rộng về thương mại điện tử, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình làm việc rõ ràng và khả năng xử lý dự án phức tạp. Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn sẽ giúp doanh nghiệp học hỏi và tích luỹ thêm kinh nghiệm, đồng thời giúp phát triển trang web thương mại điện tử phù hợp với đặc thù của ngành trang sức.
Như vậy, lựa chọn giữa xây dựng nguồn lực nội bộ và hợp tác với đối tác phát triển phụ thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Tái thiết kế giao diện website
Trong quá trình chuyển đổi nền tảng, doanh nghiệp có thể quyết định giữ nguyên giao diện của trang web hiện tại nếu thương hiệu tin rằng nó vẫn phù hợp với chiến lược và nền tảng mới. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thường chọn tái thiết kế giao diện để đảm bảo rằng website thương mại điện tử của thương hiệu phản ánh đúng chiến lược kinh doanh và nền tảng mới.
Tương tự như giai đoạn trước, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn khi thiết kế giao diện website thương mại điện tử: sử dụng theme sẵn có trên thị trường, tùy chỉnh theme và thiết kế riêng.
Trong ngành trang sức, việc tùy chỉnh hoặc thiết kế giao diện riêng thường được ưu tiên để thể hiện sự độc đáo và đẳng cấp của sản phẩm. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên dựa trên chiến lược và nguồn lực của doanh nghiệp.
Chuyển đổi nền tảng và dữ liệu
Sau khi lựa chọn nền tảng chuyển đổi phù hợp, việc tái thiết kế hệ thống và chuyển đổi nền tảng là vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi chuyên môn rất cao của các kiến trúc sư giải pháp (Solution Architect) để có thể thiết kế nên hệ thống có thể giải quyết được các bài toán mà doanh nghiệp đang gặp phải cũng như định hướng cho hệ thống có thể song hành cùng hành trình phát triển kinh doanh và mô hình của doanh nghiệp trong lâu dài.
Bên cạnh đó việc chuyển đổi dữ liệu cũng cần được thực hiện thận trọng để hạn chế vấn đề thất thoát hoặc sai sót dữ liệu của doanh nghiệp. Thông thường, việc chuyển đổi dữ liệu được thực hiện tự động hóa hết mức có thể để tránh các lỗi có thể xảy ra.
Quá trình chuyển đổi nền tảng bao gồm các bước:
- Phân tích hiện trạng: Đánh giá chi tiết về hệ thống hiện tại gồm cơ sở dữ liệu, thiết kế giao diện, tích hợp và các tùy chọn tùy chỉnh đã thực hiện.
- Mô hình hóa: Lập mô hình dữ liệu chi tiết, xác định hệ thống nguồn, hệ thống đích, định dạng dữ liệu và cấu trúc dữ liệu nhằm hình dung rõ về cách dữ liệu sẽ di chuyển, từ đó đưa ra kế hoạch chuyển đổi phù hợp nhất.
- Lên kế hoạch chuyển đổi: Xây dựng kế hoạch chi tiết về quá trình chuyển đổi, bao gồm thời gian, nguồn lực và người tham gia.
- Tích hợp và chuyển dữ liệu: Trích xuất dữ liệu từ hệ thống cũ và ghi nhận vào hệ thống mới gồm thông tin về sản phẩm, đơn hàng, khách hàng, và dữ liệu khác. Các cách thức chuyển đổi thường dùng bao gồm: Nhập xuất file dữ liệu, chuyển đổi thủ công và chuyển đổi tự động.
- Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Tiến hành kiểm tra toàn diện để xác định và sửa lỗi nhằm đảm bảo rằng việc chuyển đổi được thực hiện theo đúng kế hoạch, hệ thống hoạt động mượt mà và an toàn, dữ liệu đã được chuyển đổ̉i đầy đủ và chính xác.
Nâng cấp hệ thống chức năng
Ngoài các chức năng cơ bản, ở giai đoạn này doanh nghiệp nên tập trung xây dựng hệ thống chức năng phức tạp hơn bao gồm các chức nâng cao và đặc thù cho ngành trang sức.
- Thử ảo: Tích hợp các công cụ thực tế tăng cường (AR) hoặc thực tế ảo (VR) để cho phép khách hàng hình dung đồ trang sức sẽ trông như thế nào khi đeo.
- Danh sách yêu thích: Cho phép khách hàng lưu các mặt hàng yêu thích để tham khảo trong tương lai, khuyến khích truy cập lại và chuyển đổi.
- Đề xuất sản phẩm: Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để triển khai các công cụ đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi và sở thích của khách hàng.
- Chương trình khách hàng thân thiết: Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết để tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên bằng các khoản giảm giá, ưu đãi độc quyền cho các bộ sưu tập mới.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần liên tục và cập nhật để phát triển các chức năng phù hợp người dùng và theo kịp thị trường.
Vận hành & Bảo trì hệ thống
Hoạt động vận hành hệ thống thương mại điện tử là một quy trình liên tục mà doanh nghiệp phải tiến hành để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động một cách ổn định và hiệu quả.
Quá trình này bao gồm các nhiệm vụ quan trọng sau đây:
- Quản lý tài nguyên: Điều này bao gồm việc theo dõi và quản lý tài nguyên cơ bản như phần cứng máy chủ, phần mềm ứng dụng, dữ liệu và nguồn nhân lực IT. Việc này đảm bảo rằng hệ thống được cung cấp đủ tài nguyên để hoạt động một cách suôn sẻ.
- Quản lý quy trình: Đây là việc đảm bảo rằng tất cả các quy trình vận hành hệ thống được thực hiện một cách hiệu quả. Quy trình này có thể bao gồm quy trình phát triển mới, triển khai, vận hành hàng ngày và bảo trì định kỳ.
- Quản lý sự cố: Đối với bất kỳ hệ thống nào, sự cố có thể xảy ra. Quá trình quản lý sự cố bao gồm việc xác định nguyên nhân của sự cố, khắc phục nó một cách nhanh chóng và hiệu quả, và thiết lập các biện pháp phòng ngừa để tránh tái xảy ra sự cố tương tự trong tương lai.
- Quản lý thay đổi: Khi có thay đổi trong hệ thống, quản lý thay đổi đảm bảo rằng tác động của những thay đổi này được đánh giá kỹ lưỡng. Việc triển khai thay đổi phải được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh gây ra sự cố không mong muốn.
Ngoài ra, việc chăm sóc, bảo trì, cập nhật và nâng cấp liên tục hệ thống website là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng bền vững và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi trong thị trường thương mại điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực sản phẩm trang sức và đá quý.
Triển khai chiến lược tăng trưởng
Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiệp nên chuyển sự tập trung sang các chiến lược eCommerce Marketing hoặc Omnichannel để đẩy mạnh kinh doanh các sản phẩm trang sức.
Triển khai Omnichannel bao gồm các bước thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý liền mạch thông qua kênh website, kênh mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok Shop) và sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada, Sendo) để tối ưu trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo của eCommerce Marketing như Content Marketing, SEO/SEM, Email Marketing, Affiliate Marketing để tăng trưởng doanh số nhanh chóng.
Nhìn chung, hành trình xây dựng website thương mại điện tử trang sức cho thị trường Việt Nam không hề dễ dàng. Hành trình này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều thời gian, ngân sách để nghiên cứu chiến lược thương mại điện tử phù hợp nhất cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Hiểu được các khó khăn và thử thách của các doanh nghiệp sẽ gặp khi xây dựng website thương mại điện tử trang sức, SECOMM sẵn sàng tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết cho doanh nghiệp.
Liên hệ SECOMM ngay hôm nay hoặc gọi trực tiếp vào số hotline (028 7108 9908) để được tư vấn miễn phí và cụ thể.
Bình luận (0)