Tag: shopify là gì

Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Ưu điểm của Shopify
SHOPIFY LÀ GÌ? ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI TRIỂN KHAI NỀN TẢNG SHOPIFY 2023

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, việc xây dựng và phát triển website thương mại điện tử trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong số những nền tảng SaaS phổ biến hiện nay, Shopify là cái tên không thể không kể đến. Shopify không đơn thuần là nền tảng thương mại điện tử SaaS mà còn là một giải pháp vượt trội giúp hàng ngàn doanh nghiệp trên khắp thế giới biến ý tưởng kinh doanh trực tuyến trở thành hiện thực. 

Vậy Shopify là gì? Tại sao nền tảng này lại là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp thương mại điện tử từ nhỏ đến rất lớn? Cùng tìm hiểu và khám phá sức mạnh của Shopify trong bài viết này. 

Shopify là gì?

Shopify là nền tảng thương mại điện tử phổ biến cho phép doanh nghiệp xây dựng, phát triển và quản lý cửa hàng trực tuyến của mình. Nền tảng cung cấp giao diện trực quan nên những người dùng không nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật cũng có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng. 

Shopify hoạt động như thế nào?

Shopify hoạt động như một phần mềm dịch vụ (Software as a service hay SaaS) nên doanh nghiệp sẽ trả phí hàng tháng để sử dụng cũng như phải tuân thủ các quy định của nền tảng này. Tuy nhiên, Shopify sẽ quản lý hosting và chịu trách nhiệm cho các vấn đề liên quan đến kỹ thuật để đảm bảo website thương mại điện tử của doanh nghiệp an toàn và hoạt động hiệu quả. 

Mức giá của Shopify

  • Gói giải pháp
Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Mức giá của Shopify
Gói giải pháp Shopify

Từ trước đến nay doanh nghiệp biết đến Shopify với 5 gói giải pháp chính là Starter, Basic, Shopify, Advanced và Shopify Plus. Gần đây, Shopify ra mắt giải pháp vượt trội mới mang tên Commerce Components. Với giải pháp này, doanh nghiệp sẽ sử dụng Shopify như một mô-đun, chỉ trả phí cho các tính năng cần dùng. Tuy nhiên, hiện tại giải pháp mới này chỉ khả dụng tại thị trường Mỹ. 

  • Phí giao dịch

Đối với các gói Basic, Shopify, Advanced, Shopify Plus, phí giao dịch sẽ được miễn khi doanh nghiệp sử dụng Shopify Payments. Tuy nhiên, trên thực tế Shopify Payments không hỗ trợ cho mọi quốc gia. Hiện tại, Shopify Payments chỉ hỗ trợ các quốc gia trong danh sách này. Ngược lại, phí giao dịch sẽ áp dụng lần lượt là 2%, 1%, 0.5% và 0.15%. Đối với gói Starter dù có hay không sử dụng Shopify Payments thì phí giao dịch vẫn được áp dụng và khá cao với 5%. 

Các doanh nghiệp Shopify Plus sử dụng Shopify Payments sẽ được miễn phí giao dịch nhưng quy định này không áp dụng cho các doanh nghiệp tại Áo, Bỉ và Thuỵ Điển — dù 3 quốc gia này nằm trong danh sách được hỗ trợ sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments. 

Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Phí giao dịch
Các doanh nghiệp Shopify Plus sử dụng Shopify Payments sẽ được miễn phí giao dịch nhưng quy định này không áp dụng cho các doanh nghiệp tại Áo, Bỉ và Thuỵ Điển — dù 3 quốc gia này nằm trong danh sách được hỗ trợ sử dụng cổng thanh toán Shopify Payments. 

Ưu điểm của Shopify

Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Ưu điểm của Shopify
Ưu điểm của Shopify

Dễ sử dụng 

Shopify được thiết kế với giao diện trực quan để những người dùng không chuyên về kỹ thuật vẫn có thể sử dụng dễ dàng. Nền tảng cung cấp trình chỉnh sửa kéo thả để doanh nghiệp thêm bớt sản phẩm, thay đổi các tùy biến nhanh chóng. 

Doanh nghiệp cũng có thể tự do chỉnh sửa layout, màu sắc, phông chữ, cỡ chữ, thêm bớt element và widget của các theme miễn phí và trả phí. Bên cạnh đó, Shopify còn cung cấp cho doanh nghiệp tài liệu và video hướng dẫn nhằm đảm bảo quá trình thiết lập và sử dụng nhanh chóng và hiệu quả. 

Chi phí ban đầu hợp lý

Shopify cung cấp đa dạng gói giải pháp với mức giá rất phải chăng để các doanh nghiệp startups, nhỏ và vừa bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử. Dù vậy, các doanh nghiệp quy mô lớn cũng dành sự ưu ái cho gói Shopify Plus nhờ chi phí sử dụng khá lý tưởng chỉ khoảng $2000 với khả năng tùy chỉnh và mở rộng không thua kém bất kỳ nền tảng open-source nào. Bên cạnh đó, vì là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp sẽ trả phí sử dụng Shopify hàng tháng và theo GMV thực tế chứ không cần phải trả luôn một số tiền quá lớn trong một lần như các nền tảng open-source. 

Giàu tính năng

Shopify là nền tảng thương mại điện tử đa năng, phù hợp các doanh nghiệp ở mọi quy mô và mọi nhu cầu triển khai. Dù là cá nhân, startups đến doanh nghiệp cỡ vừa và lớn, Shopify đều có thể cung cấp những tính năng và gói giải pháp phù hợp để đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp.

Một số tính năng vượt trội mà Shopify mang đến cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Shopify POS: quản lý giao dịch bán hàng online, offline và omnichannel
  • Shopify Marketplace Connect (trước đây là Codisto): kết nối và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử lớn như Amazon, Ebay và Walmart (chỉ khả dụng ở Mỹ)
  • Shopify Payments: Cổng thanh toán online tích hợp vượt trội
  • Shopify Checkout: Kết hợp Shop Pay để tối ưu thanh toán và cung cấp nhiều tùy chọn nhận hàng (chỉ khả dụng ở một số quốc gia)
  • Shopify Markets: Quản lý tập trung nhiều tên miền địa phương, ngôn ngữ, tiền tệ 
  • Shopify Email: Tự động hoá chiến dịch Email Marketing 
  • Shopify Hydrogen: Framework dựa trên React để xây dựng website Headless eCommerce.

Kho ứng dụng khổng lồ

Bên cạnh giải pháp đa dạng cùng bộ tính năng vượt trội, Shopify còn cung cấp cho doanh nghiệp hơn 6000 ứng dụng và tiện ích tích hợp với đa dạng danh mục từ marketing, analytics, shipping đến quản lý tồn kho và chăm sóc khách hàng. Mỗi ứng dụng được thiết kế để giải quyết những khó khăn và mục tiêu phát triển thương mại điện tử cụ thể. 

Hầu hết ứng dụng và tiện ích trong kho ứng dụng Shopify được phát triển bởi doanh nghiệp bên thứ ba hoặc nhà phát triển độc lập. Shopify sẽ cung cấp tài nguyên, tài liệu hướng dẫn và công cụ để nhà phát triển và phát hành ứng dụng của họ trên kho ứng dụng Shopify. Một số ứng dụng sẽ có bản miễn phí nhưng khá hạn chế tính năng và để sử dụng bản đầy đủ, doanh nghiệp phải trả phí hàng tháng. 

Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Kho ứng dụng khổng lồ
Shopify App Store

Ứng dụng di động

So với các nền tảng SaaS khác, Shopify cung cấp cho doanh nghiệp tận 3 ứng dụng di động để quản lý hiệu quả hoạt động thương mại điện tử từ xa

  • Shopify app: quản lý đơn hàng, tồn kho và xem báo cáo bán hàng cập nhật 
  • Shopify POS: quản lý giao dịch bán hàng online, offline và omnichannel
  • Shopify Inbox: quản lý tương tác với khách hàng và bán hàng trực tiếp trong hộp chat. 

Hỗ trợ khách hàng

Shopify cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua chat, hotline, email cho mọi vấn đề khách hàng gặp phải trong suốt quá trình triển website thương mại điện tử. Mức độ hỗ trợ là tương đương cho cả doanh nghiệp nhỏ và lớn. Ngoài ra, Shopify có dịch vụ Shopify Experts để cung cấp cho doanh nghiệp sự hỗ trợ chuyên sâu về kỹ thuật bao gồm phát triển web, thiết kế web, marketing và bán hàng. 

Nhược điểm của Shopify

Shopify là gì - Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 - Nhược điểm của Shopify
Shopify là gì – Ưu nhược điểm triển khai nền tảng Shopify 2023 – Nhược điểm của Shopify

Chi phí sử dụng có thể phát sinh

Dù phí sử dụng các gói giải pháp có vẻ hợp lý nhưng tùy vào nhu cầu sử dụng thêm tính năng, ứng dụng hay tiện ích mở rộng, chi phí hàng tháng có thể sẽ phát sinh thêm nhiều mà doanh nghiệp chưa lường trước. Điều này gây nhiều phiền toái cho vấn đề quản lý dòng tiền, đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn.

Hạn chế tùy chỉnh và mở rộng

Dù Shopify là một nền tảng thương mại điện tử đa năng nhưng tồn tại một số hạn chế về khả năng tùy chỉnh và mở rộng ở các gói cơ bản. Nếu doanh nghiệp yêu cầu bản thiết kế độc đáo hoặc tìm kiếm sự tự do khi thiết kế giao diện website thì việc tùy chỉnh theme trên Shopify khá hạn chế và sẽ cần nhiều kỹ năng lập trình cao. 

Ngoài ra, việc tùy chỉnh các tính năng, ứng dụng bên thứ ba có khả năng tăng thêm chi phí và sự phụ thuộc. Khi website thương mại điện tử tăng trưởng và phát triển, hiệu suất có thể bị ảnh hưởng bởi lưu lượng truy cập tăng cao kèm theo đó là chi phí hàng hàng có thể tăng đáng kể do phí giao dịch (nếu không sử dụng Shopify Payments), chi phí app và phí nền tảng.

Khi đó, các gói giải pháp Shopify tiêu chuẩn (Basic, Shopify, Advanced) sẽ không thể đáp ứng mong đợi của doanh nghiệp về khả năng mở rộng và doanh nghiệp nên cân nhắc chuyển đổi sang nền tảng Shopify Plus để đảm bảo mục tiêu dài hạn. 

Phụ thuộc nền tảng 

Mang đặc trưng của nền tảng SaaS, Shopify sẽ sở hữu, kiểm soát mã nguồn và dữ liệu của toàn bộ hệ thống website thương mại điện tử. Nghĩa là toàn bộ dữ liệu của hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp sẽ bị lock-in vào cơ sở dữ liệu của Shopify. 

Trong trường hợp Shopify tuyên bố phá sản hoặc dừng mọi hoạt động thì mọi dữ liệu kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng này sẽ mất hết. Tuy nhiên, rủi ro này rất khó xảy ra. Trường hợp thứ 2 là khi doanh nghiệp chuyển đổi sang một nền tảng thương mại điện tử khác thì các dữ liệu được xuất ra thường là một phần dữ liệu ra file CSV. 

Bắt đầu với Shopify ngay hôm nay!

Khi chuyển đổi Shopify từ trang web bán ván trượt tuyết thành nền tảng thương mại điện tử để bán cho các doanh nghiệp, Tobias Lütke chắc cũng không thể hình dung được Shopify sẽ tạo ra cú hích làm khuynh đảo giới kinh doanh và công nghệ trên toàn cầu. Con số 4.5 triệu website Shopify đang hoạt động chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể trong những năm tiếp theo.

Trong suốt nhiều năm đồng hành cùng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai website thương mại điện tử với Shopify, đội ngũ SECOMM đã tích luỹ bề dày kinh nghiệm về phát triển web và sự hiểu biết sâu sắc về nền tảng Shopify.

Liên hệ hoặc gọi trực tiếp vào số hotline của SECOMM (028 7108 9908) để bắt đầu với Shopify ngay hôm nay!

2
7,863
0
1
14/09/2023

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!