Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
Xu hướng xây dựng thương hiệu nổi bật trên website thương mại điện tử
XU HƯỚNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NỔI BẬT TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong thị trường thương mại điện tử (TMĐT). Một doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hiệu quả trên thị trường thương mại điện tử giúp khách hàng nhận diện được và yêu thích thương hiệu của doanh nghiệp đó, khách hàng có khuynh hướng mua sắm trên các website TMĐT và trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp trong thời gian dài. Việc xây dựng thương hiệu trên website TMĐT chính là chìa khóa dẫn lối tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp trên thị trường này.
Sau đây là 10 xu hướng nổi bật để xây dựng thương hiệu trên website TMĐT được áp dụng phổ biến trong thời kỳ “bình thường mới” hiện nay!

Xu hướng Phong cách riêng

Một trong những việc quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện trong suốt quá trình phát triển chính là định vị phong cách riêng cho thương hiệu, đặc biệt trên website TMĐT. …Tạo ấn tượng trong tâm thức người tiêu dùng, giúp khách hàng phân biệt các sản phẩm của thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, xây dựng phong cách riêng cũng tạo nên sự nhất quán trong tất cả các sản phẩm/dịch vụ mà website TMĐT cung cấp.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã thiết kế logo và layout mang hình tượng đặc trưng và đồng nhất trên tất cả các website TMĐT của chuỗi thương hiệu như: Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, Nhà Thuốc An Khang. Điều này giúp khách hàng của 1 trong 4 thương hiệu trên đều gợi nhớ đến các thương hiệu còn lại của MWG.

Xu hướng Chia sẻ câu chuyện thương hiệu (Brand Story)

Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) là phương pháp thu hút sự chú ý của khách hàng đến một thương hiệu thông qua câu chuyện khởi đầu và thúc đẩy sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu đó. Việc chia sẻ câu chuyện thương hiệu trên website TMĐT giúp doanh nghiệp tạo nên giá trị kết nối đến nhận thức của khách hàng hơn.

Với mục tiêu xây dựng dấu ấn bằng Brand Story, chuyên mục “Câu chuyện về Coolmate” trên website TMĐT được  xây dựng dựa trên chính cái tên “Coolmate” của mình, với “cool” tượng trưng cho vẻ ngoài ngầu, năng động của nam giới và “mate” tượng trưng cho sứ mệnh của thương hiệu – trở thành bạn đồng hành trong lĩnh vực thời trang nam. Nhờ việc xây dựng câu chuyện về thương hiệu thời trang dành cho nam giới mà website TMĐT của Coolmate trở thành điểm đến mua sắm trực tuyến cho nhóm khách hàng nam, trẻ tuổi của Việt Nam.

Xu hướng “Tự hào thương hiệu Việt”

Xu hướng xây dựng thương hiệu “xuất xứ” Việt Nam đã không còn xa lạ với khách hàng, từ các siêu thị với phương châm “Người Việt dùng hàng Việt”, đến bây giờ phương thức Branding “Tự hào thương hiệu Việt” dần xuất hiện trên các website TMĐT thuộc các nhãn hàng Việt Nam như Vinfast, Gumac, Highlands Coffee… …. Khơi gợi niềm tự hào dân tộc Việt Nam và kêu gọi sự ủng hộ từ khách hàng.

Các chiến lược thương hiệu của Biti’s, đặc biệt đối với dòng sản phẩm Biti’s Hunter đã luôn gắn liền với thông điệp “made-in-Vietnam”. Khi triển khai trang bán hàng trực tuyến https://bitis.com.vn, Bitis cũng rất tinh tế đưa yếu tố dân tộc vào mọi ngóc ngách của website như hình ảnh, thông tin  sản phẩm, banner, bài blog. 

Xu hướng Xây dựng trách nhiệm xã hội

Định vị thương hiệu gắn liền với các lợi ích cộng đồng như các hoạt động ủng hộ tiền, hiện vật, bán hàng phi lợi nhuận hoặc trở thành thương hiệu kêu gọi ủng hộ… Việc xây dựng thương hiệu thông qua các hoạt động thiện nguyện sẽ giúp hình ảnh doanh nghiệp trở nên tốt đẹp hơn trong mắt người tiêu dùng, thúc đẩy sự ủng hộ mua sắm trực tuyến trên website TMĐT của doanh nghiệp hơn.

Vinamilk luôn là một trong những cái tên đi đầu trong những hoạt động về trách nhiệm xã hội. Vinamilk đã thành lập nhiều quỹ cộng đồng hỗ trợ hoạt động nâng cao kiến thức dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe và cải thiện môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng xung quanh như Chương Trình Sữa Học Đường (từ 2006 đến nay), Qũy Sữa Vươn Cao Việt Nam, Quỹ 1 Triệu Cây Xanh Cho Việt Nam. Các thông điệp này luôn được thể hiện đồng nhất trên các 

Xu hướng “Eco-Friendly”

Bằng cách thiết kế thương hiệu hoặc các dòng sản phẩm được thể hiện trên website TMĐT, phù hợp với xu thế bảo vệ môi trường để tăng cảm tình của công chúng và khách hàng tiềm năng.

Cocoon là thương hiệu mỹ phẩm từ Việt Nam xây dựng hình ảnh thương hiệu “Eco-Friendly” thành công trên thị trường TMĐT hiện nay. Yếu tố “Eco-Friendly” Cocoon thể hiện ngay ở title tag của  website TMĐT là Mỹ phẩm 100% thuần chay. Các nội dung trên website cũng đều khẳng định định hướng dòng mỹ phẩm thân thiện với môi trường, không có nguồn gốc từ động vật, không thử nghiệm trên động vật và được các tổ chức quốc tế chứng nhận. Nhờ đó, Cocoon đã định vị thương hiệu “Eco-Friendly” thành công trong lòng phái đẹp và yêu thiên nhiên của Việt Nam.

Xu hướng Thay đổi để sinh tồn

Đây là xu hướng mới, giúp thương hiệu giữ nguyên giá trị nhưng chuyển hướng kinh doanh phù hợp với thời kỳ bình thường mới, chẳng hạn:

  • F&B chuyển sang cloud kitchen (bếp trung tâm), 
  • Công ty lữ hành làm các tour du lịch không chạm, du lịch ảo …

Việc thay đổi mô hình kinh doanh đã mang lại hơi thở mới đối với thương hiệu, tạo bước chuyển mình cho thương hiệu. Khơi gợi sự tò mò về sự thay đổi của thương hiệu đối với khách hàng.

National Geographic – Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ đã phát triển tour du lịch ảo Sơn Đoòng của Việt Nam trên website bằng kết kết hợp công nghệ thực tế ảo AR. Thành quả này không chỉ góp phần tăng sức hút cho hang Sơn Đoòng mà còn nâng cao vị thế thương hiệu cho National Geographic, trở thành case study cho nhiều website du lịch nổi tiếng về tour du lịch ảo.

Xu hướng Tập trung vào chất lượng sản phẩm

Người tiêu dùng ngày nay ngày càng trở nên khó tính và sẽ không dễ dàng chấp nhận các các sản phẩm kém chất lượng trên thị trường TMĐT.

Việc xây dựng thương hiệu tập trung vào một số sản phẩm nhưng có chất lượng cao trên website TMĐT có thể khiến khách hàng trở nên trung thành với thương hiệu, đồng thời giúp nâng cao danh tiếng của thương hiệu.

3 Sạch Food – thương hiệu tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm sạch, không hóa chất, không chất kích thích, không chất bảo quản…, được truyền tải xuyên suốt website TMĐT từ nguồn gốc nguyên liệu, đến chọn lọc nhà phân phối. Nhờ việc tập trung vào chất lượng sản phẩm mà 3 Sạch Food đã thu hút thành công nhóm đối tượng khách hàng quan tâm đến chất lượng thực phẩm.

Xu hướng Xây dựng nội dung Viral

Nội dung (Content) góp phần phát triển mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng.

Việc xây dựng những nội dung có khả năng lan truyền giữa các nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh nhanh hơn trong mắt người tiêu dùng.

Với mục tiêu xây dựng những nội dung Viral (lan tỏa), CellphoneS tập trung cập nhật những drama, tin tức hot, video reaction… để thu hút sự chú ý của giới trẻ trên blog website rồi khéo léo lồng ghép các sản phẩm công nghệ, khuyến khích hoạt động mua hàng.

Xu hướng Nói theo ngôn ngữ khách hàng

Muốn thương hiệu TMĐT được kết nối đầy cảm xúc với khách hàng, doanh nghiệp cần nói theo ngôn ngữ của họ. 

Cách doanh nghiệp đáp lại khách hàng theo ngôn ngữ mà họ dùng để giao tiếp sẽ giúp họ phản ứng lại nhanh hơn với các chiến dịch Marketing của thương hiệu, đồng thời góp phần cho việc để lại ấn tượng tích cực hơn sau những nỗ lực xây dựng thương hiệu.

Được mệnh danh là “thánh content” trong giới Marketing, Durex luôn khiến mọi người “trầm trồ” bởi  khả năng sáng tạo content bằng ngôn ngữ khách hàng ngay cả trên website TMĐT . Việc vận dụng ngôn ngữ khách hàng không chỉ giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mà còn trở thành bạn đồng hành trên mọi “cuộc yêu” của khách hàng.

Xu hướng Tăng trải nghiệm người dùng

Định vị thương hiệu thông qua các trải nghiệm thương hiệu số, tích hợp tự động hoá, AI, thực tế ảo VR được xem là xu hướng mới cho các doanh nghiệp TMĐT. Tăng các điểm chạm cho thương hiệu trên website TMĐT thông qua việc tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Fitin cung cấp giải pháp mua sắm nội thất hoàn toàn mới cho khách hàng trên website TMĐT và ứng dụng mobile bằng cách tích hợp kỹ thuật 3D hóa: VR, AR, Homestyler. Nhờ đó, khách hàng không chỉ có được trải nghiệm mua sắm mới mẻ, chuyên nghiệp mà còn góp phần khẳng định vị thế thương hiệu Fitiin trong lĩnh vực nội thất trong mắt người tiêu dùng.

Kinh doanh TMĐT tại Việt Nam chắc chắn là một “cuộc chơi” dài hơi đối với bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia thị trường này. Muốn phát triển bền vững, xây dựng thương hiệu trên website TMĐT chính là yếu tố tiên quyết không thể thiếu. Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu trên website TMĐT vẫn còn là câu chuyện khá mới mẻ với nhiều chủ doanh nghiệp tại Việt Nam.

2
3,765
0
1
17/10/2021
Top 6 mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam 2021
TOP 6 MÔ HÌNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ PHỔ BIẾN TẠI VIỆT NAM

B2C

B2C (Business To Customer) là giao dịch  giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là mô hình phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.

Thế Giới Di Động là mô hình bán lẻ số 1 Việt Nam trên thị trường thương mại điện tử cho các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính bảng và phụ kiện.– Website: https://www.thegioididong.com/

– Lưu lượng truy cập: 49.447.704 (7/2021)

– Xếp hạng website: #18 (Việt Nam), #1,075 (Toàn cầu)

B2B

B2B (Business To Business) là giao dịch thương mại giữa 2 doanh nghiệp.

TELIO là nền tảng thương mại điện tử B2B đầu tiên của Việt Nam, hỗ trợ kết nối các nhà bán lẻ quy mô nhỏ, truyền thống với các thương hiệu và nhà bán buôn trên nền tảng tập trung, bằng cách tổng hợp nhu cầu, Telio có thể cung cấp cho các nhà bán lẻ nhỏ nhiều lựa chọn hơn, giá tốt hơn và hậu cần hiệu quả hơn thông qua tính kinh tế theo quy mô.

– Website: https://www.telio.vn/

– Lưu lượng truy cập: 16.109 (7/2021)

– Xếp hạng website: #37,337 (Việt Nam), #2,041,569 (Toàn cầu)

B2B2C

– B2B2C (Business To Business To Customer) là mô hình kinh doanh có sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) để tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối (B2C).

Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam. Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C, đảm nhận vai trò trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai B2B2C vì cung cấp nhiều dịch vụ, tiện ích hỗ trợ quá trình mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

– Website: https://shopee.vn/

– Lưu lượng truy cập: 108.842.585 (7/2021)

– Xếp hạng website: #4 (Việt Nam), #325 (Toàn cầu)

C2C

C2C (Consumer To Consumer) là hình thức kinh doanh  giữa 2 cá nhân không phải là doanh nghiệp.

Chợ Tốt là website TMĐT hỗ trợ người bán và người mua giao dịch nhà cửa, xe ô tô, tuyển dụng, đồ điện tử đã qua sử dụng, vật nuôi, và cả dịch vụ gia đình.

– Website: https://www.chotot.com/

– Lưu lượng truy cập: 36.610.361 (7/2021)

– Xếp hạng website: #50 (Việt Nam), #3,369 (Toàn cầu)

D2C

D2C (Direct to Customer) là hình thức cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các khâu phân phối ở giữa.

Lavender là doanh nghiệp chuyên cung cấp và phân phối trực tiếp drap cao cấp cho gia đình và khách sạn trên thị trường thương mại điện tử mà không phụ thuộc vào bất kỳ nhà phân phối nào.

Website: http://lavendervn.com/

– Lưu lượng truy cập: 14.036 (7/2021)

– Xếp hạng website: #96,325 (Việt Nam), #4,886,255 (Toàn cầu)

DROSHIPPING

Dropshipping là mô hình kinh doanh cho phép cửa hàng trực tuyến vận hành mà không cần lưu trữ tồn kho, sở hữu sản phẩm và vận chuyển sản phẩm đến khách hàng.

Selly là sàn thương mại điện tử hỗ trợ người bán kinh doanh không cần bỏ vốn,không cần lưu kho và đảm nhận việc vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. 

– Website: https://www.selly.vn/

– Lưu lượng truy cập: 24.936 (7/2021)

– Xếp hạng website: #58,359 (Việt Nam), #2,747,670 (Toàn cầu)

2
12,880
0
1
16/10/2021
Chiến lược kinh doanh Thương mại điện tử toàn diện cho doanh nghiệp
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP
Để có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thương mại điện tử (TMĐT), doanh nghiệp cần một chiến lược chi tiết nêu rõ các giai đoạn chuyển mình và các biện pháp triển khai cho từng giai đoạn. Việc xác định được chiến lược kinh doanh TMĐT sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về thị trường, sản phẩm kinh doanh và tiềm năng phát triển của thương hiệu.
Sau đây là chiến lược kinh doanh thương mại điện tử để các doanh nghiệp tham khảo và định hướng kinh doanh! 

GIAI ĐOẠN 1. KINH DOANH ONLINE TRÊN MẠNG XÃ HỘI (SOCIAL COMMERCE)

Chuyển dịch mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng MXH phổ biến. Đây là giai đoạn giúp doanh nghiệp kiểm tra khả năng “sinh tồn” của sản phẩm trên thị trường trực tuyến. Kinh doanh trên MXH giúp tiết kiệm ngân sách, tăng khả năng tiếp cận và tương tác với khách hàng. 

Nền tảng hỗ trợ: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo.

Quy trình kinh doanh trên MXH: 

– Bước 1. Thiết lập kênh Social cho doanh nghiệp: Facebook Fanpage, Instagram Shop, Tiktok Account, Zalo OA Official

– Bước 2. Xây dựng nội dung, hình ảnh thương hiệu

– Bước 3. Triển khai chiến dịch Marketing: Engagement, Lead Form, Message

– Bước 4. Hợp tác với các đơn vị vận chuyển để hoàn thành đơn hàng: Grab, Giao Hàng Nhanh, Giao Hàng Tiết Kiệm…

– Bước 5. Chăm sóc kênh Social: Cập nhật thông tin, cải thiện Ads, đa dạng hóa nội dung

– Bước 6. Sử dụng các công cụ hỗ trợ để cải thiện hoạt động kinh doanh: Quản lý đơn hàng, Phân tích và Báo cáo

GIAI ĐOẠN 2. XÂY DỰNG CỬA HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Chính thức gia nhập cuộc chơi TMĐT bằng cách xây dựng cửa hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch TMĐT. Vận dụng nhóm khách hàng sẵn có trên các sàn TMĐT, đồng thời sử dụng các tiện ích hỗ trợ để cải thiện dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ Marketing. Về lâu dài doanh nghiệp không nên lệ thuộc vào các sàn TMĐT vì sẽ chịu ảnh hưởng bởi các chính sách thay đổi liên tục và giảm doanh thu bởi % hoa hồng ngày càng tăng.

Nền tảng hỗ trợ: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo.

Quy trình kinh doanh trên các sàn TMĐT: 

– Bước 1.Thiết lập gian hàng chính hãng: Shopee Mall, Lazada Mall, Tiki Official Store, SenMall

– Bước 2. Cập nhật thông tin gian hàng: Tên sản phẩm, giá, mô tả chi tiết, danh mục, hình ảnh, video

– Bước 3. Thiết lập vận chuyển và thanh toán

– Bước 4. Vận dụng các tiện ích sẵn có để: Marketing, Fulfillment, Quản lý bán hàng, Phân tích và báo cáo

– Bước 5: Chăm sóc gian hàng: Cập nhật thông tin, xử lý các đơn hàng lỗi và phản hồi tiêu cực

GIAI ĐOẠN 3. XÂY DỰNG WEBSITE BÁN HÀNG ONLINE

Xây dựng website hỗ trợ doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường Internet, vận dụng các công cụ tìm kiếm để tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng và cung cấp các thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm cung cấp.

Một số nền tảng phổ biến có thể kể đến như Wix, Weebly, Spacesquare vì các nền tảng này thường dễ sử dụng và không cần nhiều kiến thức về lập trình. 

Quy trình xây dựng website bán hàng online:

– Bước 1. Mua hosting, domain (tên miền)

– Bước 2. Chọn nền tảng và đăng ký tài khoản trên hệ thống

– Bước 3. Chọn giao diện phù hợp với ngành hàng, doanh nghiệp và khách hàng

– Bước 4. Thiết kế, chỉnh sửa nội dung: Trang chủ, Trang sản phẩm, Blog, Tuyển dụng, Liên hệ

– Bước 5. Tích hợp các công cụ hỗ trợ:, Marketing, Phân tích và Báo cáo

– Bước 6. Chăm sóc website: Cập nhật thông tin, đăng bài Blog…

GIAI ĐOẠN 4. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Việc thiết kế website TMĐT giúp doanh nghiệp mở rộng thêm kênh bán hàng trực tuyến, kết nối được với nhiều khách hàng hơn, giúp tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt, Với đặc điểm hoạt động 24/7, doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động mua bán tại mọi thời điểm, từ đó gia tăng doanh thu bán hàng trực tuyến cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi sở hữu hệ thống TMĐT riêng, việc khai thác dữ liệu được diễn ra dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng lệ thuộc dữ liệu trên các sàn TMĐT hay các đơn vị trung gian khác. 

Nền tảng hỗ trợ: Sapo, Haravan, Shopify, WordPress, Magento, Bigcommerce, Woocommerce

Doanh nghiệp có thể xây dựng website TMĐT nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng nhờ sử dụng các nền tảng như: Sapo, Haravan, Shopify. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nền tảng TMĐT mã nguồn mở chuyên sâu cho TMĐT như Magento, Bigcommerce, Woocommerce ngay giai đoạn này nếu không muốn chuyển đổi nền tảng cũng như tối ưu ngân sách phát triển TMĐT trong dài hạn. 

Quy trình xây dựng website/app TMĐT cơ bản:

– Bước 1. Đăng ký tài khoản trên hệ thống 

– Bước 2. Thiết kế giao diện: Chọn giao diện và chỉnh sửa nội dung website 

– Bước 3. Xây dựng hệ thống Chức năng: Danh mục sản phẩm, đánh giá, thanh tìm kiếm sản phẩm…

– Bước 4. Cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển

– Bước 5: Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

GIAI ĐOẠN 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Phát triển hệ thống TMĐT chuyên sâu giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu TMĐT, dễ dàng nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống website, tùy biến theo từng nhu cầu riêng biệt và mở rộng nhiều tính năng mới để tăng trải nghiệm khách hàng.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lựa chọn các nền tảng chuyên sâu về TMĐT cũng như có tính mở rộng, linh hoạt cao như Magento, Bigcommerce, Woocommerce.

Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống TMĐT của các nền tảng này thường tốn thời gian, chi phí và cần chuyên môn cao nên các doanh nghiệp thường hợp tác với các đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ phát triển hệ thống TMĐT. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tiếp tục làm việc với nhà cung cấp để duy trì hoạt động TMĐT.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Quy trình xây dựng web/app TMĐT chuyên sâu:

– Bước 1: Xác định mục tiêu theo từng giai đoạn: Định vị thương hiệu, tăng doanh thu, tăng trải nghiệm người dùng, hỗ trợ Marketing…

– Bước 2: Lựa chọn nền tảng xây dựng phù hợp với mô hình kinh doanh

– Bước 3: Lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với các tiêu chí: Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT, đội ngũ chuyên nghiệp, quy trình rõ ràng, hệ thống sẵn có, hỗ trợ nhanh, cam kết bảo hành và bảo trì

– Bước 4: Phối hợp phát triển xây dựng hệ thống TMĐT, theo dõi tiến độ, kiểm thử chất lượng hệ thống

– Bước 5: …Tăng trưởng TMĐT: Ecommerce Marketing, SEO

– Bước 6: Bảo trì và nâng cấp hệ thống TMĐT

GIAI ĐOẠN 6. BÁN HÀNG ĐA KÊNH (OMNI-CHANNEL)

Triển khai Omni-channel giúp doanh nghiệp đồng bộ tất cả các kênh bán hàng để quản lý dữ liệu dễ dàng hơn và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh TMĐT. Đồng thời, Omni-channel tạo nên trải nghiệm liền mạch cho khách hàng, giúp doanh nghiệp bán hàng đa kênh và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Khi thực hiện Omni-channel, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ Omni-channel như ETP Group, NEF, Goell hoặc chọn 1 hệ thống làm trung tâm như Magento ,ERP.

Quy trình triển khai Omni-channel:

– Bước 1. Thu thập dữ liệu: Khách hàng, Bán hàng (Sales), Marketing,…

– Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các vấn đề cần cải thiện để thực hiện Omni-channel hiệu quả

– Bước 3. Thiết kế hành trình khách hàng, đồng bộ các thông điệp chiến dịch trên các kênh bán hàng

– Bước 4. Kiểm tra, đo lường và tối ưu Omni-channel

Hành trình từ Social Commerce đến Omni-channel là chiến lược phổ biến cho các doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên thị trường TMĐT.

Tuy nhiên, hiện nay “thương mại điện tử” đã trở nên ngày càng phổ biến với mọi ngành hàng dù là Low-involvement (cân nhắc ít) hay High-involvement (cân nhắc nhiều) thì nhiều doanh nghiệp đã triển khai đồng thời các kênh MXH, sàn TMĐT và hệ thống TMĐT riêng biệt ngay ở giai đoạn đầu để rút ngắn thời gian chuyển đổi, bắt kịp xu hướng thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Tuỳ vào chiến lược kinh doanh tổng thể và hiện trạng mà mỗi doanh nghiệp cần phải hoạch định cho mình lộ trình phát triển phù hợp nhất!

2
12,166
0
1
15/10/2021
Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp
XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN SÂU CHO DOANH NGHIỆP
Khi xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần từ offline sang online, việc sở hữu website thương mại điện tử gần như là điều kiện không thể thiếu để kinh doanh thành công. Mặc dù quan trọng như thế nhưng nhiều doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu để xây dựng website TMĐT hiệu quả.

Sau đây là hành trình xây dựng website thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao để các doanh nghiệp có thể tham khảo! 

GIAI ĐOẠN 1. XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CƠ BẢN 

Khi mới tham gia vào thị trường thương mại điện tử, các doanh nghiệp thường xây dựng website thương mại điện tử ở mức độ cơ bản với mục đích tối thiểu hoá thời gian, ngân sách xây dựng website  và thích nghi dần với sự chuyển biến của thị trường.

Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp 2
Xây dựng website thương mại điện tử cơ bản

Quy trình xây dựng website thương mại điện tử cơ bản:

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ, trình tạo website miễn phí với các kho giao diện và tính năng sẵn có để xây dựng một website chỉ với các thao tác kéo thả đơn giản, không cần đầu tư quá nhiều về thời gian, chi phí phát triển và lập trình website. Một số  nền tảng phổ biến như Sapo, Haravan, Nhanh.web

*** Ưu điểm:

– Nhiều giao diện sẵn có, phù hợp với nhiều ngành hàng và lĩnh vực khác nhau

– Cung cấp các tính năng cơ bản:

  • Quản lý Danh mục: Cập nhật dữ liệu sản phẩm, giá, hình ảnh/video
  • Quản lý Bán hàng: Theo dõi quy trình bán hàng, thanh toán và vận chuyển
  • Quản lý Marketing: Content Marketing, Email Marketing, SEO…
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý data cơ bản như tên, SĐT, email, sản phẩm đã mua
  • Quản lý Tồn kho: Nhận biết số lượng sản phẩm hiện có 
  • Báo cáo & Phân tích: Khai thác dữ liệu & đánh giá chung về hoạt động của hệ thống

– Đa dạng phương thức thanh toán: COD, thanh toán thẻ, ví điện tử

– Liên kết nhiều đơn vị vận chuyển phổ biến: GHN, GHTK, Ninja Van…

– Chi phí triển khai ban đầu hợp lý với hợp đồng theo thời gian sử dụng

*** Nhược điểm:

  • Mặc dù chi phí cố định ban đầu khá hợp lý, nhưng nhiều doanh nghiệp thường phải chi thêm để sử dụng các tiện ích mở rộng hay phát triển các chức năng mới, chức năng chuyên biệt cho hệ thống.
  • Khả năng tùy chỉnh không cao: Sử dụng các giao diện sẵn có dẫn đến sự trùng lặp về ý tưởng thiết kế, khó tạo nên điểm nhấn riêng cho thương hiệu. Đồng thời, gây khó khăn khi xây dựng các tính năng phù hợp với hành trình khách hàng cũng như tối ưu trải nghiệm khách hàng.
  • Độ linh hoạt thấp: Khó khăn khi tích hợp với các hệ thống của bên thứ ba hoặc các hệ thống CRM, ERP, BI…
  • Không sở hữu mã nguồn để mở rộng và tùy biến theo nhu cầu riêng

Thiết kế giao diện và xây dựng hệ thống chức năng trên nền tảng đã chọn

Doanh nghiệp sử dụng các templates có sẵn trên hệ thống rồi chỉnh sửa sao cho phù hợp với hình ảnh thương hiệu, ngành hàng và thị hiếu người tiêu dùng. Trên các nền tảng đã kể trên luôn hỗ trợ các tính năng cơ bản, doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn các chức năng phù hợp rồi thiết lập vào website.

Thiết lập dịch vụ thanh toán và vận chuyển

Trong quá trình xây dựng website thương mại điện tử, doanh nghiệp cần làm việc với các đơn vị để cung cấp dịch vụ thanh toán và vận chuyển cho website.
– Một số đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và một số ví điện tử như Momo, ZaloPay.
– Các đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

Hoàn thành các thủ tục pháp lý với Bộ Công Thương

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang website thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động Thương mại điện tử.

Link hướng dẫn chi tiết: https://bit.ly/3zOpp5z

GIAI ĐOẠN 2. CHUYỂN ĐỔI QUA NỀN TẢNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN SÂU

Thông thường, sau một thời gian sử dụng website thương mại điện tử cơ bản, doanh nghiệp dần nhận thức rõ hơn về nhu cầu phát triển website thương mại điện tử độc lập, chuyên sâu và được thiết kế riêng để thúc đẩy hành trình thương mại điện tử bền vững. 

Khi phát triển website thương mại điện tử chuyên sâu cần có kinh nghiệm lẫn sự đầu tư đáng kể về chi phí và thời gian. Tuy nhiên, đây là giải pháp tiết kiệm cho kế hoạch kinh doanh dài hạn và là sự chuyển đổi hoàn toàn phù hợp cho một hệ thống thương mại điện tử riêng biệt và toàn diện.

Hành trình xây dựng website Thương mại điện tử chuyên sâu cho doanh nghiệp 3
Chuyển đổi qua nền tảng website thương mại điện tử chuyên sâu

Quy trình xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu:

Lựa chọn nền tảng để xây dựng website thương mại điện tử:

Lúc này, doanh nghiệp có thể lựa chọn các nền tảng chuyên sâu về thương mại điện tử, có tính mở rộng và tùy biến như WooCommerce, BigCommerce, Magento để đáp ứng tối đa các nhu cầu về:

– Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở giúp mở rộng và tùy biến linh hoạt theo nhu cầu

– Hỗ trợ tùy chỉnh giao diện theo phong cách riêng của thương hiệu

– Sở hữu hệ thống chức năng đa dạng từ cơ bản đến nâng cao

– Dễ dàng liên kết với các đơn vị vận chuyển và thanh toán phổ biến

– Quản lý nhiều hệ thống như CRM, ERP, BI… trên một màn hình

– Dễ dàng phát triển các chức năng thương mại điện tử chuyên sâu, đặc biệt là các tính năng liên quan đến đặc thù ngành, phát triển thương hiệu, tối ưu trải nghiệm khách hàng…đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng của khách hàng.

– Chủ động cập nhật và phát triển nhanh chóng các tính năng mới, công nghệ mới

– Linh hoạt, dễ dàng tích hợp nâng cao với các hệ thống nội bộ của doanh nghiệp và các hệ thống của bên thứ 3 như thanh toán, vận chuyển, sàn thương mại điện tử, CRM, ERP, BI…

Tuy nhiên, việc triển khai website thương mại điện tử chuyên sâu cũng có một số khó khăn: 

  • Chi phí cao và thời gian triển khai thường kéo dài
  • Cần đội ngũ IT có chuyên môn và kinh nghiệm để triển khai hiệu quả

Lựa chọn đơn vị phát triển website thương mại điện tử:

Khi xây dựng website thương mại điện tử trên các nền tảng chuyên sâu sẽ tốn thời gian, chi phí và cần chuyên môn cao nên các doanh nghiệp thường hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ phát triển website thương mại điện tử. Sau đó, doanh nghiệp có thể xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) hoặc tiếp tục làm việc với nhà cung cấp để duy trì hoạt động cho website.

Một số đơn vị cung cấp dịch vụ triển khai hệ thống TMĐT chuyên sâu như SECOMM, SmartOSC, Co-well Asia, Isobar, Magenest.

Phát triển website thương mại điện tử:

Khi triển khai dự án dựa theo giải pháp đã thống nhất với đơn vị phát triển, mọi yếu tố về chất lượng và hiệu quả website cần được tối ưu và kiểm thử trước khi bàn giao, đặc biệt là các chức năng quan trọng như:

– Quản lý Danh mục: Kiểm soát dữ liệu, chức năng, thuộc tính, giá, tồn kho, hình ảnh và video của sản phẩm

– Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu nội dung cho các trang CMS, lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.

– Quản lý Bán hàng: Kiểm soát và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển. 

– Quản lý Marketing: Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chương trình chiêu thị bằng các công cụ hỗ trợ như Omni-channel Marketing, Auto Mail…

– Quản lý Khách hàng: Quản lý và thu thập thông tin khách hàng để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng.

– Quản lý Tồn kho: Đáp ứng hàng hóa liên tục cho chuỗi cung ứng với các công cụ quản trị hàng tồn kho và điều hướng vận chuyển hàng hóa.

– Báo cáo & Phân tích: Khai thác dữ liệu và đo lường hiệu năng trên Google Analytics, Facebook Pixels, Google Tag Manager.

Vận hành và chăm sóc website thương mại điện tử: 

Nhằm duy trì hoạt động kinh doanh trực tuyến, vận hành hệ thống liền mạch từ online đến offline, website cần được bảo trì, chăm sóc và cập nhật liên tục.

– Bảo trì hệ thống: Kiểm soát, theo dõi mọi tài nguyên trên hệ thống để tối ưu hiệu suất

– Hosting: Hệ thống Web App, quản trị máy chủ và giám sát 24/7

– Cloud: Tăng cường khả năng truy cập và lưu trữ dữ liệu trên toàn hệ thống website

Tăng trưởng website thương mại điện tử:

Triển khai các hoạt động tăng trưởng hoạt động bán hàng trên website để thúc doanh số bán hàng trực tuyến.

– Omni-channel: Thiết lập hệ thống bán hàng, tiếp thị và quản lý data trên website thương mại điện tử, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo…) và sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada…)

– Ecommerce Marketing: Phân tích và lập kế hoạch Marketing toàn diện dựa trên các kênh chủ đạo (Content Marketing, Social Marketing, Email Marketing, SEM….)

– SEO: Phân tích và tối ưu cấu trúc website, nghiên cứu từ khóa chuyên để xây dựng chiến SEO dài hạn

Hành trình xây dựng website thương mại điện tử từ cơ bản đến nâng cao giúp doanh nghiệp có thời gian thích nghi với sự thay đổi của thị trường, đồng thời có được cái nhìn tổng quan về các vấn đề đang diễn ra trong hệ thống website. Tuy nhiên, hành trình này lại cần phải chuyển đổi nền tảng nhiều lần, làm lãng phí thời gian và chi phí triển khai ban đầu, đồng thời tạo áp lực lên đội ngũ nhân sự vì phải thích nghi liên tục với các nền tảng khác nhau.

Ngoài hành trình kể trên, hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử trên các nền tảng chuyên sâu ngay từ ban đầu rồi sau đó nâng cấp theo thời gian để tối ưu chi phí và thời gian trong dài hạn.

Tuỳ theo chiến lược kinh doanh mà các nhà quản lý sẽ có những lựa chọn khác nhau để xây dựng hành trình phát triển website thương mại điện tử phù hợp.

2
5,937
0
1
14/10/2021
Có nên xây dựng website Thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp
CÓ NÊN XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ RIÊNG CHO DOANH NGHIỆP?
Thương mại điện tử đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp đối đầu với COVID-19 trong năm 2020 – 2021. Vận dụng thương mại điện tử hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi với sự thay đổi của người dùng và thị trường, mà còn giúp nắm bắt thời cơ và bứt phá trong “cuộc chiến” đầy cạnh tranh hiện nay. Một số website thương mại điện tử riêng thành công có thể kể tên như thegioididong.com, bachhoaxanh.com và fptshop.com.vn.

Vậy công thức nào làm nên sự thành công của của các doanh nghiệp này?Điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng “nhìn xa trông rộng” và chiến lược ở cấp quản lý của các doanh nghiệp, bởi xây dựng website thương mại điện tử riêng cho thương hiệu, doanh nghiệp không chỉ là xây dựng các cửa hàng offline mà còn phải phát triển và tối ưu hệ thống thương mại điện tử sao cho phù hợp với doanh nghiệp, thương hiệu và người dùng.

Xây dựng website thương hiệu thành công giúp doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích khác nhau, từ định vị thương hiệu, tiết kiệm chi phí, tối đa hóa doanh thu cho đến cho đến sở hữu toàn bộ dữ liệu , kiểm soát “cuộc chơi”.

Định vị thương hiệu trên website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử riêng vừa là phương tiện truyền tải hình ảnh thương hiệu vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng trên thị trường trực tuyến. Một khi sở hữu website thương mại điện tử riêng, doanh nghiệp có thể dễ dàng truyền tải các thông điệp, thiết lập các chiến dịch Marketing chuyên biệt để cung cấp thông tin chính thống, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp cũng như tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Có nên xây dựng website Thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp 1
Website thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp định vị thương hiệu

Tối đa hóa doanh thu

Với ưu điểm không bị giới hạn bởi yếu tố thời gian và không gian nên việc kinh doanh trên website được diễn ra xuyên suốt 24/7 bất kể địa điểm nào.  

Bên cạnh đó, việc chủ động cập nhật và nâng cấp hệ thống chức năng chuyên sâu theo đặc thù người dùng, doanh nghiệp, ngành hàng trên website cũng giúp mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu và thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Có nên xây dựng website Thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp 2
Website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu

Tối thiểu hoá chi phí

Ngoài việc giúp doanh nghiệp tiếp cận và bán hàng trực tiếp với khách hàng, loại bỏ các loại chi phí trung gian, thì xây dựng cửa hàng trực tuyến brand.com còn là một phương án vô cùng tối ưu giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều khoản chi phí như thuê mặt bằng, nhân sự, mua thiết bị…

Đồng thời, quy trình kinh doanh tự động với các chức năng E-Payment, E-Logistic, E-Invoice trên website giúp tiết kiệm các khoản chi phí về nhân sự , giấy tờ…

Có nên xây dựng website Thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp 3
Website thương mại điện tử hỗ trợ doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí

Sở hữu và kiểm soát dữ liệu

Khi doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử riêng cũng đồng nghĩa với việc sở hữu “sân chơi” riêng, hạn chế sự lệ thuộc dữ liệu trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội hay hệ thống kinh doanh khác.

Dựa trên nguồn dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tiến hành các phân tích dữ liệu chuyên sâu, giúp đưa ra dự đoán kinh doanh cũng như định hướng phát triển phù hợp cho doanh nghiệp.

Có nên xây dựng website Thương mại điện tử riêng cho doanh nghiệp 4
Website thương mại điện tử giúp doanh nghiệp xây dựng “sân chơi” riêng và kiểm soát dữ liệu

Với các lợi ích vượt trội khi triển khai website thương mại điện tử riêng, nhiều doanh nghiệp đã và đang nhanh chóng tiến hành xây dựng cửa hàng trực tuyến cho thương hiệu. Tuy nhiên, để thực sự sở hữu một website riêng, đáp ứng được các yêu cầu chuyên biệt và thành công như Vinamilk, Thế giới di động, Canifa… thì doanh nghiệp cần phải có chiến lược phù hợp và đầu tư nhiều thời gian, chi phí.

Làm cách nào để xây dựng website thương mại điện tử riêng phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Với kinh nghiệm đã xây dựng nhiều website thương mại điện tử riêng cho các doanh nghiệp thuộc đa lĩnh vực, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn xây dựng website thương mại điện tử riêng!.

2
3,656
0
1
13/10/2021
5 bước triển khai kinh doanh thương mại điện tử cho SMEs
5 BƯỚC TRIỂN KHAI KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO SMEs
Trong nền kinh tế mà cơ hội của bạn và đối thủ chỉ cách nhau một cú click chuột thì việc triển khai kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là hoạt động không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp bất kể là ngành hàng low-involvement (cân nhắc ít) hay high-involvement (cân nhắc nhiều).

Vậy làm cách nào để SMEs triển khai kinh doanh TMĐT hiệu quả với thời gian và ngân sách phù hợp?

Lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp SMEs

Hãy phác thảo bản kế hoạch và mô hình kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, có 3 mô hình kinh doanh phổ biến mà thương hiệu có thể xem xét là B2B (Business to Business), B2C (Business to Customer) và C2C (Customer to Customer).

Lên chiến lược thương mại điện tử

Khi xây dựng chiến lược TMĐT, SMEs nên thực hiện phân tích dựa trên các mục tiêu để phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. Chẳng hạn như sử dụng phương pháp 5W1H: 

– Who: Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là những ai? 

– What: Sử dụng mô hình và công nghệ nào?

– When: Khi nào chiến dịch bắt đầu và kết thúc?

– Why: Tại sao nên thực hiện chiến lược? Số liệu nào chứng minh tính khả thi?

– Where: Bán hàng trên MXH hay sàn TMĐT hay website doanh nghiệp?

– How: Cách thức triển khai chiến lược như thế nào?

Hoặc doanh nghiệp có thể tìm đến các công ty tư vấn/cung cấp giải pháp thương mại điện tử để được hỗ trợ về mặt chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm.

Lên chiến lược thương mại điện tử

Xác định kênh mua hàng 

– Sử dụng các MXH phổ biến: Facebook, Instagram, Tiktok

– Mở các gian hàng trên sàn TMĐT: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo

– Website: tìm kiếm đối tác để xây dựng w.e.b.s.i.t.e TMĐT chuyên nghiệp 

Thống nhất nội dung trên các kênh để tạo trải nghiệm liền mạch cho khách hàng

Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

Vận dụng AI để đưa ra những đề xuất sản phẩm/dịch vụ hoặc cung cấp thông tin phù hợp

Vận hành và thúc đẩy doanh số thương mại điện tử

Sau khi hệ thống TMĐT đã đi vào hoạt động, những vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý chính là chăm sóctăng cường hệ thống TMĐT để vận hành và thúc đẩy doanh số hiệu quả nhất.

– Thường xuyên bảo trì, cập nhật và nâng cấp hệ thống để thích ứng sự thay đổi không ngừng của thị trường.

– Vận dụng Ecommerce Marketing để thúc doanh số bán hàng trực tuyến và thực hiện SEO thu hút sự quan tâm của khách hàng trên các công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa dịch vụ hậu cầu trong thương mại điện tử

Khi triển khai kinh doanh TMĐT, việc cải thiện yếu tố hậu cần sẽ hỗ trợ tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cho SMEs.

– Đưa ra nhiều lựa chọn giao hàng cho người mua: Giao hàng miễn phí khi đạt số lượng mua nhất định, giao hàng nhanh, lựa chọn thời điểm nhận hàng (Sáng/Chiều/Giờ hành chính)…

– Sử dụng E-logistics để khách hàng có thể theo dõi và cập nhật tình hàng đơn hàng thông qua thiết bị di động. 

Nhìn chung, công cuộc triển khai thương mại điện tử rất quan trọng với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy trình này lại diễn ra vô cùng phức tạp, tiêu tốn nhiều thời gian và ngân sách của doanh nghiệp nếu không triển khai đúng cách.

2
4,638
0
1
27/09/2021
Chặng đường hơn 50 năm của Thương mại điện tử toàn cầu (1969 - 2020)
CHẶNG ĐƯỜNG HƠN 50 NĂM CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU (1969 – 2020)
Thương mại điện tử đang là ngành công nghiệp có sự bùng nổ lớn trong giai đoạn gần đây, nhưng ít ai ngờ rằng lĩnh vực “ăn nên làm ra” này đã có một chặng đường phát triên hơn 50 năm với những thăng trầm khác nhau để đến được như ngày hôm nay.

1969: Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đầu tiên –  CompuServe

Năm 1969, tiến sĩ Dr. John R. Goltz , Jeffrey Wilkins và các sinh viên kỹ sư điện đã sáng lập nên CompuServe – dịch vụ cung cấp cổng thông tin chia sẻ tin tức và dữ liệu thông qua hệ thống kết nối mạng Internet và email.

1979: Cha đẻ của hệ thống thương mại điện tử (TMĐT) – Michael Aldrich

Michael Aldrich đã hình thành nên hệ thống TMĐT đầu tiên bằng cách kết nối một chiếc tivi và máy tính để xử lý giao dịch thông qua đường dây điện thoại giúp hệ thống thông tin đóng có thể được mở và chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài một cách an toàn. Không ngờ rằng sáng kiến này đã trở thành công nghệ nền tảng để xây dựng hệ thống TMĐT hiện tại.

1982: Công ty TMĐT đầu tiên – Boston Computer Exchange

Khi mới thành lập, Boston Computer Exchange là một cửa hàng trực tuyến hỗ trợ những người có nhu cầu bán lại máy tính đã qua sử dụng. Đây được xem là hình mẫu nguyên thủy nhất của đa số các công ty TMĐT ngày nay.

1992: Thị trường sách trực tuyến đầu tiên – Book Stacks Unlimited

Charles M. Stack đã thành lập thương hiệu Book Stacks Unlimited với tư cách là cửa hàng sách trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, công ty sử dụng định dạng bảng thông báo quay số (dial up), sau đó, chuyển sang sử dụng Internet để tạo ra thị trường giao dịch sách trực tuyến.

1995: Sự ra đời của gã khổng lồ của ngành công nghiệp TMĐT – Amazon

Jeff Bezos đã sáng lập nên Amazon vốn chỉ kinh doanh mặt hàng sách nhưng sau đó ông đã mở rộng mô hình kinh doanh sang nhiều mặt sản phẩm khác bằng cách kết hợp các công nghệ mới như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo. Amazon đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành TMĐT khi biết cách áp dụng những tiến bộ của công nghệ Internet vào chiến lược kinh doanh của mình. 

1998: Cổng thanh toán trực tuyến, nền tảng cho TMĐT phát triển – PayPal

Confinity (tiền thân của PayPal) được sáng lập bởi Max Levchin, Peter Thiel, Like Nosek và Ken Howery. Đến năm 2000, eBay mua lại Confinity và đổi tên thành PayPal – cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới. Paypal khắc phục nhiều hạn chế của hình thức thanh toán truyền thống trước đây, hỗ trợ quá trình mua hàng và thanh toán trở nên thuận tiện, tạo nền tảng cho TMĐT phát triển. 

1999: Ông vua của ngành TMĐT tại Trung Quốc – Alibaba

Alibaba chính thức gia nhập thị trường thương mại điện tử và gọi vốn thành công 25 triệu đô la. Đến năm 2001, công ty đã bắt đầu có lợi nhuận và dẫn đầu nền tảng thương mại điện tử dưới mô hình kinh doanh B2B, C2C và B2C. Năm 2020, Alibaba đã đóng góp 12.2 tỷ USD cho doanh thu TMĐT toàn cầu.

2000: Công cụ quảng cáo trực tuyến phục vụ Marketing TMĐT – Google AdWords

Google ra mắt Google AdWords – công cụ quảng cáo trực tuyến đầu tiên trên thế giới. Công cụ này hỗ trợ các doanh nghiệp Marketing sản phẩm trên mạng tìm kiếm của Google, từ đó thúc đẩy doanh số cho các công ty TMĐT lúc bấy giờ.

2004: Nền tảng hỗ trợ  xây dựng website TMĐT đầu tiên – Shopify 

Sau nhiều nỗ lực xây dựng website thương mại điện tử cung cấp thiết bị trượt tuyết trên nhiều nền tảng nhưng kết quả vẫn không như mong đợi , Tobias Lütke và Scott Lake đã nảy ra sáng kiến thành lập nên Shopify – nền tảng hỗ trợ xây dựng website TMĐT đầu tiên trên thế giới. Nền tảng này giúp người dùng phát triển website bán hàng trực tuyến dễ dàng mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. 

2005: Sự kiện TMĐT – Cyber Monday

Hiệp hội Bán lẻ Quốc gia (Mỹ) tạo ra thuật ngữ “Cyber Monday”, cụm từ để miêu tả ngày thứ hai đầu tiên sau Black Friday, là sự kiện khởi động cho mùa mua sắm trực tuyến tại Hoa Kỳ giữa dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Đánh dấu sự quan tâm của các nhà kinh tế học đối với ngành công nghiệp này đối với thị trường bán lẻ thế giới.

2007: Nền tảng phát triển TMĐT bền vững –  Magento

Phát triển bởi Roy Rubin và Yoav Kutner vào năm 2007, Magento là mã nguồn mở được viết dựa trên Zend Framework và  ngôn ngữ lập trình PHP, chuyên dùng để xây dựng website TMĐT, đặc biệt là các website có tính phức tạp cao. Nhờ khả năng đa nhiệm, hiệu suất cao, tuỳ chỉnh linh hoạt, mở rộng dễ dàng, và cộng đồng phát triển mạnh mẽ  Magento hiện đang là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp với 200.000 đối tác và 2.5 triệu lượt tải trên toàn cầu. 

Các tập đoàn đa quốc gia sử dụng Magento để xây dựng các hệ thống TMĐT chuyên sâu có thể kể đến như: Samsung, Nike, Coca-Cola, Asus, HP, Lenovo, Canon, Sigma, Olympus, Port, Pox, Nestle, BevMo, Burger King,…Ngoài ra còn có hàng triệu trang TMĐT vừa và nhỏ trên khắp thế giới cũng được xây dựng dựa trên nền tảng này.

2016: Ông lớn Facebook gia nhập cuộc chơi TMĐT – Facebook Marketplace

Với tham vọng thâu tóm thị trường TMĐT, ông lớn ngành công nghệ Facebook liên tục cho ra nhiều tính năng mới trên Facebook Marketplace, Instagram, Whatsapp và hợp tác với nhiều nền tảng TMĐT (Shopify, OpenCart, BigCommerce, WooCommerce và Magento…). Điều này khiến cho các gã khổng lồ như Amazon, Lazada, Shopee… cũng phải dè chừng. Đồng thời đây cũng là minh chứng cho thấy sức hút mạnh mẽ của thị trường TMĐT.

2017: Sự tăng trưởng của TMĐT 

Ngành công nghiệp TMĐT toàn cầu đã thiết lập một kỷ lục doanh số mới là 2.352 tỷ USD vào năm 2017, tăng 25% so với 2016 (theo Thống kê của eMarketer – Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ). Chỉ riêng doanh số bán hàng trực tuyến vào sự kiện “Cyber Monday” đã vượt mức 6,5 tỷ USD. TMĐT được các chuyên gia kinh tế dự đoán là ngành công nghiệp trọng điểm của thế giới trong 2025. 

2020 – COVID – 19 thúc đẩy sự bùng nổ của TMĐT

Năm 2020 đánh dấu đã bước ngoặt lớn cho ngành TMĐT toàn cầu.  Ảnh hưởng của COVID-19 đã đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống TMĐT nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiện nay, TMĐT không chỉ chỉ xuất hiện dưới mô hình các sàn TMĐT như Amazon, Shopee, Lazada… mà các thương hiệu cũng bắt đầu tự xây dựng trang TMĐT riêng. Ngoài ra, TMĐT còn diễn ra khắp các ngành hàng từ nhóm tiêu dùng nhanh (thời trang, thực phẩm, công nghệ…) cho đến nhóm dịch vụ (du lịch, tài chính, giáo dục, nội thất, bất động sản…).

Theo báo cáo “Kinh tế Internet khu vực Đông Nam Á năm 2020″ của Google & Temasek, người tiêu dùng có khuynh hướng dành nhiều thời gian mua sắm trực tuyến hơn so với trước khi xảy ra Covid-19 (tăng từ 3.7h/ngày lên 4.7h/ngày). Doanh thu TMĐT B2C toàn cầu từ 1.948 tỷ USD lên đến 4.280 tỷ USD, tăng gấp đôi so với sự kiến của Statista.com là 2.238 tỷ USD. 

Rõ ràng, Covid-19 đã mang đến những hiệu ứng tích cực cho sự “lên ngôi” của ngành TMĐT toàn cầu và mở ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam.

2
5,501
0
1
28/08/2021

    ĐĂNG KÝ NGAY!

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!