Tất Cả Bài Viết
Danh Mục
Chủ đề
Mới nhất
So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
SO SÁNH MAGENTO OPEN SOURCE VÀ MAGENTO COMMERCE

Magento là nền tảng thương mại điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với hơn 200.000 website trên toàn cầu. Nhờ lợi thế từ mã nguồn mở và các tính năng chuyên biệt cho thị trường thương mại điện tử, Magento luôn là lựa chọn hoàn hảo để doanh nghiệp đầu tư ngay từ ban đầu. 

Khi lựa chọn nền tảng Magento để triển khai thương mại điện tử, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng chiến lược và xem xét nhu cầu hệ thống website để lựa chọn phiên bản Magento phù hợp giữa Magento Open Source và Magento Commerce.

Magento Open Source là gì?

Magento Open source ban đầu được gọi là Magento Community Edition (CE), là phiên bản miễn phí của nền tảng mã nguồn mở Magento. Phiên bản này cung cấp “khung sườn” để xây dựng website thương mại điện tử một cách linh hoạt, được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. 

So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
Một số website sử dụng Magento Open Source tại Việt Nam: Canifa, Kids Plaza, Bạch Long Mobile

Magento Commerce là gì?

Magento Commerce trước đây được gọi là Magento Enterprise Edition (EE), được “may đo” cho các doanh nghiệp lớn có nhu cầu hệ thống website phức tạp cao. Phiên bản này cung cấp giải pháp tại chỗ (On-premise) hoặc dưới dạng giải pháp lưu trữ dưới dạng dịch vụ (Magento Commerce Cloud), giúp đảm bảo hiệu năng của website và mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Chính vì vậy nên mức phí tối thiểu để sử dụng phiên bản này là $24.000/năm.

So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
Các ví dụ về website đang sử dụng Magento Commerce ở Việt Nam: CGV, Bibo Mart, Rohto

So sánh giữa Magento Open Source và Magento Commerce

Hosting

Khi sử dụng Magento Commerce, nền tảng này sẽ tính thêm $2.000/năm cho dịch vụ  hosting đi kèm. Điều này được giải thích nhằm đảm bảo hệ thống website của doanh nghiệp luôn được cập nhật, nâng cấp liên tục, từ đó có thể xử lý được lưu lượng truy cập lớn và vận đơn nhanh hơn. 

So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
Chi phí Hosing trên Magento Commerce là $2.000

Trong khi đó, Magento Open Source có thể tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting với nhu cầu và ngân sách phù hợp.

Tính năng

Sau đây là bảng so sánh các tính năng làm nên điểm khác biệt giữa 2 phiên bản Magento: 

So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
Bảng so sánh tính năng của Magento Open Source và Magento Commerce

Vì là phiên bản miễn phí nên Magento Open Source hỗ trợ ít tính năng hơn so với Magento Commerce. Nhưng doanh nghiệp có thể tự xây dựng thêm các chức năng cần thiết bằng các tiện ích mở rộng (extension) từ hệ sinh thái Magento, cộng đồng nhà phát triển chuyên về extension (BSS Commerce, Mageplaza) hay đơn vị phát triển Magento doanh nghiệp đang hợp tác.

Chi phí

Magento Open Source sẽ có mức đầu tư hợp lý hơn so với Magento Commerce, từ chi phí hosting, domain cho đến chi phí phát triển website. Tuy nhiên, do cùng cấu trúc hạ tầng công nghệ nên các chi phí về giao diện và tiện ích mở rộng thì cả 2 được tính tương đương nhau. 

Magento Open Source vs Magento Commerce
Bảng so sánh chi phí triển khai giữa Magento Open Source và Magento Commerce

Hỗ trợ kỹ thuật

Trong khi Magento Commerce được hỗ trợ kỹ thuật trên toàn cầu, kể cả tích hợp dịch vụ đám mây thì Magento Open Source không được đội ngũ kỹ thuật từ Magento hỗ trợ trực tiếp. Tuy nhiên, các đơn vị phát triển website Magento Open Source hiện nay vẫn đảm bảo chuyên môn để website của doanh nghiệp được cập nhật liên tục và vận hành hiệu quả. 

Doanh nghiệp nên lựa chọn phiên bản Magento Open Source hay Magento Commerce?

Magento Open Source sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho doanh nghiệp startup, SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), mới tham gia thương mại điện tử hoặc thậm chí các tập đoàn lớn nhưng chưa cần hệ thống chức năng cao cấp của Magento Commerce. Vì việc sử dụng Magento Open Source giúp:

  • Tiết kiệm ngân sách: Miễn trừ chi phí giấy phép sử dụng, lựa chọn hosting có chi phí phù hợp hơn và hạn chế việc chi trả cho các chức năng chuyên biệt chưa cần thiết. 
  • Lựa chọn phát triển các tính năng cần thiết cho doanh nghiệp: Xây dựng chức năng chuyên biệt để giải quyết bài toán đặc thù ngành và sản phẩm.
  • Phù hợp với mọi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể xây dựng các tính năng cơ bản rồi nâng cấp dần theo thời gian.

Trong khi đó, Magento Commerce sẽ phù hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn bởi:

  • Có sẵn hệ thống chức năng phức tạp như: Marketing nâng cao, quản lý quy trình vận đơn và giao hàng, etc để đáp ứng nhu cầu bán hàng trên toàn cầu.
  • Dịch vụ Hosting chuyên biệt cho website: Sử dụng chung dịch vụ từ nhà phát triển Magento sẽ đảm bảo website được hoạt động hiệu quả hơn. 
So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce
So Sánh Magento Open Source Và Magento Commerce

Để lựa chọn phiên bản Magento phù hợp sẽ tùy thuộc vào chiến lược thương mại điện tử dài hạn của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai trên các phiên bản đó như thế nào cũng quan trọng không kém. Các nhà quản trị và lãnh đạo cần làm việc với các nhà phát triển chuyên nghiệp về Magento để được tư vấn và cung cấp giải pháp thương mại điện tử phù hợp nhất. 

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên Magento, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải. 

Liên hệ SECOMM để được tư vấn miễn phí giải pháp phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
9,550
0
1
28/12/2021
Magento 1 vs Magento 2 | Tại sao doanh nghiệp chưa nâng cấp lên Magento 2?
SO SÁNH MAGENTO 1 VỚI MAGENTO 2 | TẠI SAO CHƯA NÂNG CẤP LÊN MAGENTO 2?

Magento là nền tảng mã nguồn mở chuyên biệt để xây dựng website thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Magento hiện đang hỗ trợ 2 phiên bản là Magento 1 và Magento 2. 

Một số website đang sử dụng Magento 1 như CellphoneS, Bạch Long Mobile (Magento Open Source 1.9). Các website sử dụng Magento 2 như Di Động Việt, Kidsplaza (Magento Open Source 2.3). Vậy điểm khác biệt giữa 2 phiên bản là gì và do đâu mà các doanh nghiệp chưa nâng cấp website lên Magento 2?

Điểm khác biệt giữa Magento 1 và Magento 2 là gì?

Cấu trúc hạ tầng công nghệ

Magento 2 sử dụng các công nghệ mới hơn Magento 1 nên các website sử dụng Magento 2 sẽ có hiệu suất, trải nghiệm người dùng và chức năng đa dạng hơn.

Magento 1 vs Magento 2 - Công nghệ
Bảng so sánh cấu trúc công nghệ Magento 1 và Magento 2

Tiện ích mở rộng

Magento 1 và Magento 2 đều hỗ trợ nhiều tiện ích từ nhiều bên thứ ba khác nhau. Nhưng có nhiều tiện ích trên Magento 1 sẽ hay gặp tình trạng lặp đi lặp lại một đoạn mã, gây xung đột cho hệ thống chức năng của website và cần rất nhiều thời gian để khắc phục bằng biện pháp thủ công. Trong khi đó Magento 2 đã hỗ trợ plugin cho phép mã chồng mã giúp khắc phục vấn đề trên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Magento 1 vs Magento 2 - Tiện ích mở rộng
Khi tích hợp nhiều tiện ích thì Magento 2 khắc phục lỗi lặp mã của Magento 1

Đồng thời, các tiện ích hỗ trợ cho Magento 2 thường sử dụng công nghệ mới (HTML5, CSS3, Requirejs) với giá thành hợp lý hơn. Điều này giúp nhà phát triển tùy chỉnh, nâng cấp và xây dựng chức năng mới cho website dễ dàng hơn so với Magento 1. 

Dashboard 

Magento 1 thường được đánh giá có giao diện quản trị viên lộn xộn, mất nhiều thời gian để thích nghi. Ngược lại, Magento 2 dashboard được cải tiến thân thiện hơn cho tài khoản quản trị viên vì:

  • Trang tổng quan giúp đọc báo cáo doanh thu, lợi nhuận, thuế, etc hiệu quả
  • Cho phép tìm kiếm thông tin nhanh
  • Cho phép tạo sản phẩm và quản lý dễ dàng
  • Điều hướng dễ dàng đến các thành phần ở backend 
Magento 1 vs Magento 2 - Dashboard
Magento 2 có giao diện thân thiện và dễ sử dụng hơn Magento 1

SEO

Magento luôn nổi tiếng về khả năng SEO tuy nhiên SEO trên phiên bản Magento 2 còn được nhà phát triển tối ưu hơn nữa, chẳng hạn như:

  • Hỗ trợ thẻ Canonical: Khắc phục các nội dung bị lặp đi lặp lại, giúp tăng điểm nội dung SEO cho website.
  • Bật thẻ Meta (Meta Title, Meta Description, Meta Keyword) cho các trang riêng, giúp SEO cho từng trang sản phẩm chi tiết.
  • Các công nghệ mới ở Magento 2 đáp ứng và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn trên đa thiết bị.
Magento 1 vs Magento 2 - SEO
Magento 2 được nhà phát triển nâng cấp chức năng SEO

Khả năng bảo mật

Kể từ tháng 6 năm 2020, Magento đã ngừng cập nhật và phát hành các bản vá lỗi, sửa lỗi bảo mật cho Magento 1. Chính vì vậy nên các website Magento 1 sẽ dễ vào “tầm ngắm” cho các cuộc tấn công mạng.

Magento 1 vs Magento 2 - Khả năng bảo mật
Magento đã ngừng cập nhật và phát hành các bản vá lỗi cho Magento 1

Trong khi đó Magento 2 được nhà phát hành liên tục cập nhật để tăng cường độ bảo mật cho hệ thống, chẳng hạn:

  • Cải tiến mã hóa mật khẩu (SHA-256) khiến hệ thống khó bị xâm phạm hơn.
  • Hỗ trợ Argon2UD13 thông qua phần mở rộng PHP sodium (phiên bản 1.0.13) giúp bảo vệ cơ sở dữ liệu cho hệ thống
  • Xác thực 2 yếu tố cho tài khoản quản trị viên, từ đó hạn chế mạo danh để ăn cắp dữ liệu website.

Tại sao doanh nghiệp còn ngần ngại nâng cấp website lên Magento 2?

Magento 1 vẫn đáp ứng nhu cầu hiện tại

Magento 1 vẫn đang đáp ứng được nhu cầu hệ thống thương mại điện tử của doanh nghiệp, từ giao diện, hệ thống chức năng cho đến hệ thống quản lý. Nên các doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng Magento 1 thay vì chuyển sang Magento 2. Đồng thời, các tiện ích cho Magento 1 vẫn còn được cộng đồng kỹ thuật Magento hỗ trợ nhiệt tình.

Magento 1 vs Magento 2 - Magento 1 vẫn đáp ứng nhu cầu hiện tại
Magento 1 vẫn đáp ứng được nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp

Magento 2 còn nhiều lạ lẫm

Mặc dù Magento 2 cung cấp nhiều tiện ích tốt hơn nhưng các công nghệ của chúng còn khá mới với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các quốc gia chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử. 

Magento 1 vs Magento 2 - Magento 2 còn nhiều lạ lẫm
Magento 2 cung cấp nhiều tiện ích với công nghệ mới nhưng còn lạ lẫm

Việc nâng cấp tốn kém thời gian & chi phí

Việc nâng cấp từ Magento 1 lên Magento 2 không hề dễ dàng vì cấu trúc hạ tầng công nghệ giữa 2 phiên bản là hoàn toàn khác nhau. Nhà phát triển website sẽ phải cần nhiều thời gian để chuyển dịch toàn bộ chức năng và dữ liệu từ Magento 1 lên 2, trung bình từ 1 – 3 tháng.

Ngoài thời gian, để nâng cấp website thì doanh nghiệp còn cần đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn về các công nghệ mới để xử lý hệ thống hiệu quả hơn. Điều này khiến cho chi phí nâng cấp cũng tăng cao hơn, khoảng $5.000 – $10.000 hoặc hơn tuỳ vào độ phức tạp của hệ thống.

Magento 1 vs Magento 2 - Việc nâng cấp tốn kém thời gian & chi phí
Nâng cấp Magento 2 sẽ tốn kém thời gian và chi phí

Mặc dù Magento 2 vượt bật hoàn toàn về mọi mặt so với Magento 1 nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp ngân ngại nâng cấp website lên Magento 2 vì nhiều vấn đề cần suy xét. Xét về đường dài thì việc nâng cấp website lên Magento 2 là không thể tránh khỏi vì khoảng cách giữa 2 phiên bản ngày một xa.

Với kinh nghiệm đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp nâng cấp thành công website từ Magento 1 lên Magento 2 trên nhiều quốc gia, SECOMM tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển mình hệ thống thương mại điện tử hiện tại lên Magento 2. 

2
9,414
0
1
17/12/2021
Mini App là gì Doanh nghiệp có nên đầu tư vào Mini App
MINI APP LÀ GÌ ? DOANH NGHIỆP CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO MINI APP ?

Mini App hay Mini Program là những ứng dụng nhỏ được phát triển trên các Super App, người dùng không cần tải hoặc cập nhật thường xuyên như Native App (các ứng dụng dành cho Android và iOS) hay Hybrid App (ứng dụng đa nền tảng).

Hiện nay có rất nhiều loại hình Mini App được sinh ra, nhưng phổ biến nhất chính là:

  • Mini App trên các siêu ứng dụng mạng xã hội (Social): Facebook, Zalo
  • Mini App trên các siêu ứng dụng TMĐT (E-Commerce): Shopee, Tiki, Lazada
  • Mini App trên các siêu ứng dụng tài chính (Finance): MoMo

Ví dụ: Mini Program trên siêu ứng dụng tài chính Momo

Ngoài các ứng dụng nội bộ như “Heo Đất Momo” hoặc “Đi bộ cùng MoMo” thì MoMo đang có tham vọng mở rộng hệ sinh thái của mình bằng các Mini Program từ các thương hiệu đối tác. Ví điện tử này đã cho phép tích hợp tiểu ứng dụng của nhiều thương hiệu thuộc các lĩnh vực khác nhau như 7 Eleven, AhaMart, Highlands Coffee, etc.

Mini App là gì - MoMo
“Ông lớn” Momo tiên phong áp dụng Mini Program vào hệ sinh thái

Ưu điểm

Không mất phí đăng ký

Các siêu ứng dụng như MoMo, Tiki, Shopee, Lazada và Zalo đều cho phép các thương hiệu khác đăng ký miễn phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải chi trả cho các đội ngũ IT in-house (nội bộ) hoặc các đơn vị outsource (thuê ngoài) để phát triển Mini Program. 

Tiết kiệm thời gian

Nếu so với Native App hoặc Hybrid App thì tiểu ứng dụng có hệ thống framework (khung phần mềm có đoạn code đã được viết sẵn) đơn giản và APIs (giao diện lập trình ứng dụng) hữu ích, giúp lập trình viên triển khai ứng dụng nhanh chóng với ngân sách tiết kiệm. 

Mini App là - Zalo
Quy trình triển khai Mini Program trên Zalo

Tận dụng hệ sinh thái và người dùng của các Super App

Khi các doanh nghiệp phát hành Mini Program trên các Super App như MoMo, Zalo, Tiki, Lazada và Shopee thì các thương hiệu ấy sẽ được tiếp cận và tận dụng hàng triệu người dùng sẵn có. 

  • MoMo: +25 triệu người dùng thường xuyên (“Ứng dụng di động 2021” – Appota)
  • Zalo: +64 triệu người dùng thường xuyên (Zalo công bố)
  • Shopee: +77.8 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)
  • Lazada: +21.4 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)
  • Tiki: +17.5 triệu lượt truy cập/tháng (iPrice)

Ngoài ra, các tiểu ứng dụng còn được tận dụng các tiện ích sẵn có trong hệ sinh thái của các siêu ứng dụng như thanh toán trực tuyến, giao hàng, Marketing, etc.

Tăng trải nghiệm cho người dùng

Các Mini Program thường có dung lượng rất thấp – trung bình 10MB, nhờ vậy mà các ứng dụng này có thể mang lại trải nghiệm mượt mà cho người dùng. Nhờ tận dụng hệ sinh thái từ Super App cung cấp, khách hàng sẽ có trải nghiệm liền mạch từ khâu mua sắm, thanh toán, theo dõi đơn hàng, liên lạc hỗ trợ, tích lũy voucher, etc trên 1 ứng dụng duy nhất.  

Tạo bước đệm cho quá trình xây dựng website thương mại điện tử riêng

Trong quá trình tham gia thương mại điện tử, doanh nghiệp sẽ trải qua nhiều giai đoạn: Kinh doanh trên mạng xã hội (Facebook, Zalo) → Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Tiki, Sendo) → Mini App → Website và App thương mại điện tử cơ bản → Website và App thương mại điện tử chuyên sâu.

Trong đó, Mini Program là bước đệm hoàn hảo cho doanh nghiệp thích nghi với các hạ tầng công nghệ, môi trường trên thương mại điện tử và lên chiến dịch kinh doanh trực tuyến hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Khan hiếm đơn vị  phát triển

Mặc dù tiểu ứng dụng đã không còn xa lạ thế giới nhưng ở Việt Nam thì thuật ngữ này còn khá mới mẻ. Tại Việt Nam, hiện nay chỉ có Super App Tiki là có đội ngũ phát triển Mini Program cho doanh nghiệp trên nền tảng Tiki (Tini App), để phát triển Mini Program trên các Super App khác thì doanh nghiệp cần có đơn vị phát triển.

Không sở hữu dữ liệu

Khi phát hành tiểu ứng dụng, doanh nghiệp phải đánh đổi việc thất thoát dữ liệu khách hàng vào tay các “ông lớn” do tất cả mã nguồn, data đều được lưu trữ trên server của các Super App.

Chưa thể hiện được toàn bộ nét riêng của doanh nghiệp 

Tuy là App riêng của từng doanh nghiệp nhưng Mini Program phải tuân thủ một số tiêu chuẩn nhất định của với Super App từ framework, APIs, UI Component, etc để đồng bộ giao diện với “ứng dụng mẹ”. Điều này có thể mang lại trải nghiệm nhất quán cho người dùng nhưng lại không thể hiện được cá tính riêng cho thương hiệu.

Nhìn chung, Mini Program là bước đệm hoàn hảo cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thương mại điện tử nhờ tận dụng lợi thế từ Super App. Tuy nhiên, các hạn chế về đội ngũ kỹ thuật, dữ liệu người dùng và định vị thương hiệu cũng cần được  đặt lên bàn cân so sánh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

2
13,935
0
1
16/12/2021
TOP 10 WEBSITE MAGENTO TẠI VIỆT NAM

Magento – Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở hàng đầu hiện nay với hơn 186,000 website trên toàn thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, tại Việt Nam nền tảng này lại chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là trong cộng đồng các doanh nghiệp mới tham gia thị trường thương mại điện tử.

Vậy nền tảng Magento là gì?

Magento là nền tảng mã nguồn mở được viết bởi ngôn ngữ lập trình PHP, chuyên biệt cho thương mại điện tử. Hiện nay, Magento có 2 phiên bản: Magento Open Source (miễn phí) và Magento Commerce (trả phí).

Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng website thương mại điện tử bằng Magento?

Kế thừa các ưu điểm vượt bậc của nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở:

– Magento có đầy đủ tính năng từ cơ bản cho đến nâng cao để phục vụ mọi loại hình doanh nghiệp, từ mô hình thương mại điện tử B2C, B2B cho đến B2B2C.

– Khả năng tùy biến và độ mở rộng cao giúp dễ dàng chỉnh sửa, xây dựng chức năng mới hoặc nâng cấp hệ thống thương mại điện tử hiệu quả hơn.

– Hệ sinh thái đa dạng và cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật trên toàn cầu cung cấp giải pháp đa dạng và liên tục, giải quyết nhiều vấn đề trong thương mại điện tử toàn diện và nhanh chóng. 

– Độ bảo mật cao, nhất là cho tài khoản quản trị viên để doanh nghiệp kiểm soát dữ liệu và giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch trên hệ thống website.

Top 10 website thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam đang sử dụng Magento

CellphoneS

CellphoneS là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, doanh nghiệp đã có mặt tại HCM, Hà Nội, Bình Dương, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Vũng Tàu. 

Top 10 website Magento tại Việt Nam - CellphoneS
CellphoneS là hệ thống bán lẻ các sản phẩm công nghệ nổi tiếng tại Việt Nam

– Website: https://cellphones.com.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 9.08M/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $49K+ 

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $500+ 

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 1.9

Di Động Việt

Di Động Việt là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị điện tử và là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghệ thế giới như Apple, Samsung, Apple, OPPO, Sony, ASUS, etc. 

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Di Động Việt
Di Động Việt là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực thiết bị điện tử và là đối tác chiến lược của các tập đoàn công nghệ thế giới

– Website: https://didongviet.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 1.98M/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $45K+

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $1000+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3

Vua nệm

Vua Nệm là chuỗi bán lẻ hàng đầu về các sản phẩm đệm, chăn, ga, gối và phụ kiện với hơn 100 cửa hàng trải dài từ Bắc đến Nam. 

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Vua Nệm
Vua Nệm là chuỗi bán lẻ hàng đầu về các sản phẩm đệm, chăn, ga, gối và phụ kiện với hơn 100 cửa hàng trải dài từ Bắc đến Nam

– Website: https://vuanem.com/ 

– Lưu lượng truy cập website: 1.44M/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $500+ 

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $64K+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.2

Kidsplaza

Kidsplaza là cái tên lớn trong ngành hàng Mẹ & Bé, được thành lập từ năm 2009 và đã có hơn 133 cửa hàng trên toàn quốc. 

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Kidsplaza
Kidsplaza là cái tên lớn trong ngành hàng Mẹ & Bé, được thành lập từ năm 2009 và đã có hơn 133 cửa hàng trên toàn quốc

– Website: https://www.kidsplaza.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 816.17K

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $500+

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $64K+ 

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3

CGV

CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn tại Việt Nam cùng với Galaxy, Lotte Cinema và BHD Star Cineplex và CineStar.

Top 10 website Magento tại Việt Nam - CGV
CGV là một trong top 5 cụm rạp chiếu phim lớn nhất toàn cầu và là nhà phát hành, cụm rạp chiếu phim lớn tại Việt Nam

– Website: https://www.cgv.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 674.80K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $1.5M+

Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Commerce

Canifa

CANIFA là thương hiệu thời trang chuyên thiết kế quần áo, phụ kiện và bán lẻ các trang phục thường ngày dành cho gia đình, hiện trực thuộc Hoàng Dương Textile Group.

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Canifa
CANIFA là thương hiệu thời trang chuyên thiết kế quần áo, phụ kiện và bán lẻ các trang phục thường ngày dành cho gia đình

– Website: https://canifa.com/ 

– Lưu lượng truy cập website: 293.41K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $156K+

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2.3

Bạch Long Mobile

Bạch Long là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam.

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Bạch Long
Bạch Long là một trong số những nhà bán lẻ Smartphone, máy tính bảng, phụ kiện công nghệ phổ biến tại Việt Nam

– Website: https://bachlongmobile.com/ 

– Lưu lượng truy cập website: 283.79K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $47K+ 

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $500+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 1.9

Bibomart

Bibo Mart là chuỗi siêu thị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho Mẹ và Bé tại Việt Nam. Năm 2019, Bibomart đã triển khai thương mại điện tử để tiếp cận khách hàng và mở rộng kinh doanh trực tuyến.

Top 10 website Magento tại Việt Nam - Bibomart
Bibo Mart là chuỗi siêu thị cung cấp các sản phẩm, dịch vụ dành cho Mẹ và Bé tại Việt Nam

– Website: https://bibomart.com.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 217.45K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $1.5M/tháng

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $2000+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2

On Off

On Off là thương hiệu đồ lót được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người. 

Top 10 website Magento tại Việt Nam - On Off
On Off là thương hiệu đồ lót được thành lập từ 2005, với sứ mệnh mang lại sự thoải mái mỗi ngày cho mọi người

– Website: https://onoff.vn/   

– Lưu lượng truy cập website: 162.29K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $31K+

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $250+ 

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2

20 Again

20 Again là thương hiệu thời trang nữ với 3 dòng sản phẩm chủ đạo là Office Wear, Dress Design, Street Wear.

Top 10 website Magento tại Việt Nam - 20 again
20 Again là thương hiệu thời trang nữ với 3 dòng sản phẩm chủ đạo là Office Wear, Dress Design, Street Wear

– Website: http://20again.vn/ 

– Lưu lượng truy cập website: 1K/tháng

– Doanh thu bán hàng trực tuyến dự kiến: $24k+

– Chi phí đầu tư website dự kiến: $250+

– Phiên bản Magento sử dụng: Magento Open Source 2

Tìm hiểu giải pháp phát triển website Magento phù hợp?

Liên hệ SECOMM ngay để được tư vấn miễn phí lộ trình phát triển thương mại điện tử trên nền tảng Magento!

  • Am hiểu toàn diện: Cung cấp giải pháp thương mại điện tử toàn diện từ tư vấn, phát triển, vận hành cho đến tăng trưởng hệ thống thương mại điện tử.
  • Trình độ chuyên sâu: Hơn 7 năm kinh nghiệm triển khai hệ thống thương mại điện tử phức tạp cho nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia (Úc, Sing, Mỹ, Nhật, Việt Nam).
  • Tiến độ linh hoạt: Thời gian và tiến độ thực hiện dự án được điều chỉnh theo nhu cầu riêng của doanh nghiệp.
  • Ngân sách hợp lý: Sở hữu website Magento nhanh chóng với ngân sách hợp lý, tiết kiệm 80% cho doanh nghiệp.
2
11,510
1
1
14/12/2021
So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở - SaaS eCommerce Platform vs. Open Source eCommerce Platform
SO SÁNH NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SAAS VÀ MÃ NGUỒN MỞ
Nền tảng công nghệ được xem là “xương sống” của toàn bộ hệ thống thương mại điện tử, việc lựa chọn một nền tảng phù hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và phát triển toàn diện trên thị trường…
Trước khi lựa chọn, doanh nghiệp hiểu được ưu – nhược điểm của từng loại nền tảng khác nhau. Dựa trên đặc điểm triển khai, nền tảng thương mại điện tử được chia thành 2 loại chính là SaaS (Software as a Service) và mã nguồn mở (Open Source).

Nền tảng thương mại điện tử SaaS

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ xây dựng hệ thống website dưới dạng 1 phần mềm. Trong mô hình này, dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống server của nhà cung cấp và nền tảng đó sẽ chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề kỹ thuật cho doanh nghiệp. 

Một số nền tảng SaaS được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn như Haravan, Shopify và BigCommerce.

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 1
Một số nền tảng SaaS được nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn như Haravan, Shopify và BigCommerce

Ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử SaaS

Hệ thống sẵn có từ A-Z

Nền tảng SaaS được nhà cung cấp thiết kế sẵn toàn bộ hệ thống, từ cung cấp hosting, giao diện, tính năng cho đến bảo trì hạ tầng công nghệ. Do đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng và vận hành hệ thống website mà không cần bận tâm nhiều đến vấn đề kỹ thuật.

Thêm vào đó, nhà phát triển nền tảng còn hỗ trợ 24/7 cho doanh nghiệp thông qua live chat, desk help hoặc hotline trong quá trình sử dụng. 

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 4
Giao diện quản lý website trên nền tảng Haravan
So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 5
Giao diện quản lý website trên nền tảng Shopify
So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 6
Giao diện quản lý website trên nền tảng BigCommerce

Kho giao diện và hệ thống chức năng đa dạng

Các nền tảng SaaS thường có nhiều giao diện (theme) sẵn có, đẹp mắt, chuẩn UX/UI và phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Đồng thời, các nền tảng này còn sở hữu hệ thống chức năng thương mại điện tử cơ bản đa dạng từ quản lý sản phẩm, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng, Ecommerce Marketing đến phân tích và báo cáo giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo một cửa hàng trực tuyến nhanh chóng. Ngoài ra, Các tiện ích mở rộng cũng được bổ sung liên tục trên kho ứng dụng như Omnichannel (Bán hàng đa kênh), Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết), E-Payment, E-Logistic, etc để hoàn thiện và phát triển hệ thống kinh doanh thương mại điện tử cơ bản.

Thời gian triển khai nhanh

Thời gian để triển khai hệ thống website trên các nền tảng thương mại điện tử SaaS được đánh giá khá nhanh, trung bình từ 1 – 7 ngày tuỳ vào cấu hình của website.

Ngân sách đầu tư hợp lý

Chi phí xây dựng ban đầu khá hợp lý vì để phát triển website trên các nền tảng tmđt SaaS, doanh nghiệp sẽ trả chi phí sử dụng theo tháng hoặc năm (subscription-based), chẳng hạn như:

  • Haravan: 
    • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
    • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
    • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
    • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành
  • Shopify:
    • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể
    • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng
    • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các báo cáo, phân tích nâng cao
  • BigCommerce:
    • Gói Standard: $29,95/tháng với doanh nghiệp có doanh số trên 50k$
    • Gói Plus: $79,95/tháng với doanh nghiệp có doanh số trên 180k$
    • Gói Pro: $299,95/tháng với doanh nghiệp có doanh số trên 400k$
    • Gói Enterprise: Dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu

Ngoài chi phí license (giấy phép sử dụng nền tảng SaaS) phải trả hàng tháng/năm như trên thì doanh nghiệp cần chi trả thêm một số chi phí khác như phí giao diện, chi phí tăng số lượng user backend và kênh POS (Point of Sale) để mở rộng quy mô hệ thống thương mại điện tử hoặc cài đặt các tính năng nâng cao.

Nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử SaaS

Không sở hữu mã nguồn và dữ liệu

Vì toàn bộ hệ thống website của doanh nghiệp được lưu trữ trên server của nhà cung cấp nên quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn website sẽ thuộc về nền tảng đó chứ không phải là doanh nghiệp. Một khi chuyển đổi nền tảng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn được sử dụng mã nguồn website cũ và phải xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới. Đặc biệt khi chuyển đổi nền tảng thì việc thất thoát hoặc sai lệch số liệu thường khó tránh khỏi.

Tương tự như mã nguồn, dữ liệu của doanh nghiệp cũng được lưu trữ trên server của nhà cung cấp nên việc sở hữu và kiểm soát dữ liệu còn gặp nhiều hạn chế. Khó khăn khi không sở hữu và toàn quyền kiểm soát dữ liệu như khó kết nối dữ liệu giữa các phòng ban, cá nhân hoá người dùng, etc.

Khả năng linh hoạt và mở rộng thấp

Do phụ thuộc vào nền tảng SaaS nên khả năng tùy biến và độ mở rộng của hệ thống còn nhiều hạn chế. Khi cần nâng cấp các tính năng hiện có, phát triển các tính năng mới để tương thích với sự tăng trưởng của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu đặc thù ngành hàng, sản phẩm, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng thì các nền tảng SaaS thường không thể đáp ứng. Vì vậy, việc chuyển đổi nền tảng sau một thời gian sử dụng là không thể tránh khỏi và tất nhiên việc chuyển đổi này sẽ hao tốn nhiều thời gian và ngân sách của doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng tăng theo thời gian

Do phải chi trả chi phí sử dụng theo tháng hoặc năm nên càng sử dụng lâu, tổng chi phí sử dụng website càng tăng. Thêm vào đó, các chi phí tăng thêm trên một số nền tảng thương mại điện tử SaaS cũng được tính theo  tháng/năm, hoặc tăng theo doanh thu bán hàng trực tuyến.

Ví dụ: Một số ứng dụng như DCart (Tạo mã giảm giá trên giỏ hàng), OctaneAI (Gợi ý sản phẩm tương tự), Ali Reviews (Đánh giá sản phẩm), etc trên Shopify sẽ tính phí theo tháng, trung bình $10/tháng/tính năng. Nếu số lượng ứng dụng được sử dụng càng nhiều thì chi phí hàng tháng hoặc hàng năm sẽ càng tăng đáng kể.

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 3
Doanh nghiệp cần chi trả khoảng $10/tháng/chức năng bổ sung trên Shopify

Doanh nghiệp có thể lựa chọn nền tảng SaaS nếu muốn thâm nhập nhanh vào thị trường thương mại điện tử, ít nhu cầu tùy chỉnh và không cần mở rộng hệ thống. Chính vì vậy, các nền tảng SaaS thường được các doanh nghiệp Startup, SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) hoặc mới bắt đầu tham gia vào thị trường thương mại điện tử lựa chọn.

Nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Mã nguồn mở (Open Source) là phần mềm có mã nguồn được công bố công khai và cho phép bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí. 

Các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở có đặc điểm trái ngược với các nền tảng SaaS vì dữ liệu và mã nguồn sẽ được lưu trữ trên hệ thống server riêng. Để sử dụng các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp cần hợp tác với các nhà phát triển website giàu kinh nghiệm hoặc xây dựng đội ngũ in-house (nội bộ) có chuyên môn cao để hệ thống website đạt hiệu quả tối ưu.

Các nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là Magento, WooCommerce (plugin của WordPress), OpenCart và PrestaShop

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 2
Các nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là Magento, WooCommerce (plugin của WordPress), OpenCart và PrestaShop

Ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Sở hữu mã nguồn và kiểm soát dữ liệu

Nhờ đặc điểm lưu trữ trên hệ thống server riêng nên doanh nghiệp được toàn quyền sở hữu và kiểm soát mã nguồn lẫn dữ liệu trên hệ thống. Nhờ đó, khi triển khai thương mại điện tử doanh nghiệp chỉ cần thanh toán chi phí phát triển theo dự án một lần để sử dụng mã nguồn mà không cần trả phí license theo tháng/năm như trên các nền tảng Saas. Nếu doanh nghiệp đổi nhà phát triển hoặc nền tảng đều có thể sử dụng lại mã nguồn cũ. Đồng thời, việc bảo mật được tối ưu hơn, hạn chế “nỗi đau” từ hacker, lỗi server, lỗi kỹ thuật từ nhân viên và khách hàng.

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 7
Sở hữu mã nguồn và kiểm soát dữ liệu là ưu điểm lớn của các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Tùy chỉnh giao diện theo nhu cầu

Vì sử dụng mã nguồn mở nên doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn trong việc thiết kế giao diện website của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ định vị thương hiệu và tối đa hóa doanh thu.

Hiện tại, có 3 cách để thiết kế giao diện: 

  • Sử dụng theme (giao diện) sẵn có: Tương tự như nền tảng SaaS, doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng các theme sẵn có trên thị trường, cộng đồng phát triển hoặc đơn vị hợp tác. Cách này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhất, một theme chuẩn UX/UI có giá trung bình từ $50 – $200.
  • Tùy chỉnh giao diện dựa trên theme sẵn có: Tương tự như cách trên, nhưng thay vì mua rồi sử dụng giao diện y hệt theme sẵn có, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh theo nét đặc trưng riêng bằng cách tác động đến mã code ở front-end. Từ đó, doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí vừa thể hiện được nét độc đáo riêng.
  • Thiết kế giao diện riêng: Để định vị thương hiệu trên website một cách hiệu quả nhất thì giao diện nên được thiết kế riêng. Việc này thường tốn chi phí hơn việc sử dụng theme nhưng lại đáp ứng tối đa các nhu cầu chuyên biệt và đặc thù của doanh nghiệp. 

Đầy đủ tính năng và tiện ích bổ sung

Về phần tính năng của hệ thống website, các nền tảng mã nguồn mở có phần vượt trội hơn các nền tảng SaaS. Ngoài việc sở hữu các chức năng cơ bản đáp ứng nhu cầu kinh doanh thương mại điện tử trong giai đoạn đầu, các nền tảng này còn có sẵn nhiều tính năng nâng cao trong hệ thống như: tìm kiếm sản phẩm nhanh, gợi ý sản phẩm tương tự, thông báo giỏ hàng bị bỏ rơi (Abandoned Cart), số lượng sản phẩm trong thời gian thực tại mỗi cửa hàng, etc.

Ngoài ra, nền tảng mã nguồn mở còn có nhiều tiện ích bổ sung được cộng đồng nhà phát triển nghiên cứu, cung cấp và chia sẻ với nhau.

Khả năng linh hoạt cao

Nhờ sở hữu mã nguồn riêng nên doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi hệ thống chức năng, phát triển các chức năng mới hoặc mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và thích nghi với sự thay đổi liên tục của thị trường. Đồng thời, khả năng linh hoạt của mã nguồn mở còn giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp với các hệ thống khác, dịch vụ tiện ích của bên thứ 3 để vận hành và mở rộng hệ thống thương mại điện tử hiệu quả.

Nhược điểm của nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở

Cần đội ngũ chuyên môn hoặc đơn vị phát triển nhiều kinh nghiệm

Với hệ thống tính năng thương mại điện tử đa dạng từ cơ bản đến nâng cao, có thể thiết kế “may đo” cho từng doanh nghiệp nên các hệ thống được xây dựng trên nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường có độ phức tạp cao.vậy, đội ngũ chuyên môn hoặc đơn vị phát triển cần phải có chuyên môn sâu và nhiều năm kinh nghiệm để phát triển và vận hành hiệu quả.

Thời gian triển khai lâu

Thời gian triển khai trên các nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường lâu hơn nền tảng SaaS. Thời gian trung bình để đội ngũ IT hoàn thành một website trên nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở thường từ 3 tháng đến 1 năm, tuỳ vào độ phức tạp của hệ thống chức năng. 

Chi phí xây dựng cao

Thông thường, chi phí sử dụng nền tảng mã nguồn mở thường miễn phí nhưng để có được hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ website cho đến app mobile (ứng dụng trên điện thoại di động) thì cần đầu tư rất nhiều giờ của đội ngũ IT (trong nội bộ hoặc các đơn vị phát triển) để thiết kế giao diện, xây dựng chức năng. Chính vì vậy, chi phí triển khai website thương mại điện tử ban đầu trên nền tảng mã nguồn mở thường khá cao, trung bình khoảng $10,000/dự án.

So sánh nền tảng thương mại điện tử SaaS và mã nguồn mở 8
Chi phí triển khai website thương mại điện tử ban đầu trên nền tảng mã nguồn mở trung bình khoảng $10,000/dự án

Với rất nhiều ưu điểm vượt trội nên nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hạn chế về ngân sách và thời gian triển khai đã khiến cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thể sử dụng. Các nền tảng này thường được các doanh nghiệp lớn đầu tư để xây dựng các hệ thống thương mại điện tử chuyên sâu và chuyên biệt.  

Nhìn chung, việc lựa chọn sử dụng nền tảng thương mại điện tử nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, ngân sách và thời gian triển khai thương mại điện tử của mỗi doanh nghiệp. 

Thông thường, các doanh nghiệp mới tham gia thương mại điện tử hoặc có ngân sách hạn chế sẽ lựa chọn nền tảng SaaS để xây dựng website thương mại điện tử cơ bản trong giai đoạn đầu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ chuyển đổi sang nền tảng mã nguồn mở để xây dựng website thương mại điện tử chuyên sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các nền tảng này vì các vấn đề ngân sách, và thời gian để chuyển đổi nền tảng là rất lớn. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã lựa chọn bắt đầu kinh doanh thương mại điện tử với nền tảng mã nguồn mở trước rồi dần nâng cấp website theo thời gian để nắm thế chủ động trong “cuộc chơi” và tránh việc chuyển đổi nền tảng.

Với hơn 7 năm kinh nghiệm phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia, SECOMM hiểu rõ các trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Liên hệ ngay với SECOMM để được miễn phí tư vấn cách lựa chọn nền tảng hoặc giải pháp triển khai thương mại điện tử bền vững!  

2
10,317
0
1
15/11/2021
6 bước xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp
6 BƯỚC XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHUYÊN NGHIỆP
Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng đang chuyển dần từ offline sang online, đặc biệt là thế hệ trẻ – nhân tố quan trọng tác động đến nền kinh tế mới. Xây dựng website thương mại điện tử (TMĐT) là điều tiên quyết để kinh doanh thương mại điện tử thành công trong nền kinh tế số hiện nay.  Vậy các doanh nghiệp nên làm gì xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp?

Xác định mục tiêu website TMĐT

*** Mục đích:

Doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu của website và mức độ ưu tiên của các mục tiêu để lên kế hoạch phát triển website phù hợp theo từng giai đoạn:

– Tăng doanh thu: Thêm kênh bán hàng nhằm tăng doanh thu cho hoạt động bán hàng. 

– Định vị thương hiệu: Xây dựng thương hiệu nhằm tạo dựng chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường TMĐT.

– Hỗ trợ Marketing cho doanh nghiệp: Sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Analytics và Facebook Pixel để phân tích hành vi khách hàng, xây dựng chiến lược Ecommerce Marketing thích hợp. Từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và tăng chuyển đổi.

– Tăng trải nghiệm người dùng và tương tác: Hỗ trợ dịch vụ thanh toán và hậu cần nhằm tăng tương tác và hỗ trợ, tư vấn khách hàng nhanh hơn.

*** Yêu cầu:

Website TMĐT cần có cấu hình mạnh mẽ và giao diện chuyên nghiệp và hệ thống chức năng đa dạng để đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Khi thiết kế website, các doanh nghiệp cần chú ý đến:

– Hiệu suất website TMĐT cần đảm bảo về tốc độ tải trang, dung lượng lưu trữ lớn và khả năng tương thích mọi thiết bị.

– Giao diện được xem là bộ mặt của thương hiệu khi khách hàng ghé thăm website, để giao diện tạo được ấn tượng tốt và giữ chân họ ở lại website cần đáp ứng các tiêu chí cơ bản:

  • Giao diện chuyên nghiệp, truyền tải được hình ảnh thương hiệu.
  • Thiết kế cấu trúc khoa học, tương thích với hành vi của khách hàng

Ví dụ: Cấu trúc một số trang phổ biến của website TMĐT để hoạt động hiệu quả:

– Trang chủ: Banner chương trình và danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ

– Trang danh mục sản phẩm: Mô tả chung về danh mục và các sản phẩm có trong danh mục

– Trang chi tiết sản phẩm: Mô tả thuộc tính sản phẩm, hình ảnh/video, giá, khuyến mãi, thông tin hàng tồn kho, đánh giá của khách hàng, gợi ý sản phẩm tương tự

– Trang đăng ký tài khoản: Yêu cầu các thông tin cơ bản (Họ tên, Email, SĐT, Giới tính)

– Trang quản lý tài khoản: Thông tin cá nhân, thay đổi mật khẩu, tình trạng đơn hàng

– Trang giỏ hàng: Hình đại diện, tên sản phẩm, số lượng, giá, mã khuyến mãi

– Trang thanh toán: Thông tin đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, xuất hóa đơn

– Trang liên hệ: Hotline, email, chi nhánh của doanh nghiệp, form liên hệ

Để website TMĐT có thể tối đa hóa trải nghiệm khách hàng, website cần tích hợp các tính năng hỗ trợ cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, phù hợp với hành vi mua sắm của họ.

Ví dụ: Một số tính năng phổ biến: 

– Quản lý Danh mục sản phẩm: Không giới hạn số lượng sản phẩm, điều hướng danh mục đa lớp, bộ lọc tùy chỉnh và tiện ích mở rộng hỗ trợ tăng chỉ số SEO…

– Quản lý Bán hàng: Kiểm soát đơn hàng, thanh toán, vận chuyển, nhân viên phụ trách…

– Quản lý Khách hàng: Cập nhật thông tin khách hàng, đăng ký/đăng nhập qua các tài khoản mạng xã hội như Facebook/Google…

– Quản lý Marketing: Cài đặt các công cụ hỗ trợ như Google Analytics, Google Tag Manager, Google AdWords…

– Quản lý Nội dung: Tích hợp công cụ SEO, tùy chỉnh bố cục menu, nội dung CMS…

– Quản lý Tồn kho: Sử dụng công cụ quản trị để xử lý các đơn hàng, quản lý tồn kho và hệ thống phân phối.

– Báo cáo và Phân tích hoạt động bán hàng để phân tích hiệu quả insight khách hàng, dự báo kết quả kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh.

*** Xác định thời gian và ngân sách triển khai: Tùy thuộc mục tiêu và mức độ phức tạp của website TMĐT để xác định thời gian và ngân sách. Để xác định được thời gian và ngân sách sát với thực tế, doanh nghiệp nên nhận tư vấn từ các đơn vị chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm.

Lựa chọn nền tảng xây dựng website thương mại điện tử

Mỗi nền tảng đều có ưu và nhược điểm, DN cần cân nhắc lựa chọn nền tảng xây dựng website phù hợp với chiến lược kinh doanh TMĐT. Một số nền tảng phổ biến: 

*** Magento: 

– Ưu điểm: Nền tảng mã nguồn mở chuyên biệt cho TMĐT, đa tính năng, tùy biến cao

– Khuyết điểm: Chi phí xây dựng cao và cần chuyên môn, kinh nghiệm khi triển khai

Phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp đầu tư dài hạn, tiết kiệm ngân sách trong tương lai.

*** Shopify: 

– Ưu điểm: Dễ sử dụng, nhiều giao diện và tiện ích sẵn có, hỗ trợ 24/7

– Khuyết điểm: Chi phí cao (ongoing cost cao) cùng với tốc độ website thường ko ổn định, phù hợp xây dựng các website TMĐT đơn giản, ít custom.

*** OpenCart: 

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng cho doanh nghiệp và nhiều templates

– Khuyết điểm: Giới hạn nhiều chức năng, bảo mật kém, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho các thương hiệu mới tham gia TMĐT và còn hạn chế ngân sách. 

*** BigCommerce:

– Ưu điểm: Hỗ trợ tính năng thanh toán và tích hợp các công cụ Marketing đa dạng

– Khuyết điểm: Giới hạn về mức doanh thu hàng năm. Gói tiêu chuẩn: $29,95/tháng, giới hạn doanh thu: $50.000/năm, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và doanh thu tương đối ít.

*** WooCommerce:

– Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng, có nhiều templates

– Khuyết điểm: Không thể chỉnh sửa để website có phong cách riêng, phù hợp xây dựng các website TMĐT cho doanh nghiệp mới và quy mô nhỏ.

Lựa chọn đơn vị thiết kế website thương mại điện tử

Khi xây dựng website TMĐT, doanh nghiệp cần hợp tác với các đơn vị theo các tiêu chí: 

– Kinh nghiệm chuyên sâu về TMĐT: Số năm kinh nghiệm, số lượng và chất lượng (loại dự án, mức độ phức tạp,..) của các dự án đã hoàn thành.

– Đội ngũ chuyên nghiệp: Nhân viên tư vấn giải pháp, nhân viên IT, nhân viên CSKH.

– Quy trình rõ ràng từ phân tích kinh doanh, đề xuất giải pháp, tiến hành xây dựng, kiểm thử và bảo trì.

– Hệ thống sẵn có

– Xử lý và hỗ trợ nhanh chóng

– Cam kết bảo hành và bảo trì

– Dịch vụ nâng cấp, bảo trì cho website TMĐT

Một số đơn vị thiết kế website TMĐT ở Việt Nam: 

– Magento: Secomm, SmartOSC, MoniGroup, Co-well Asia,…

– Shopify: Webico, Meowcart, Duyalex…

– BigCommerce: Itexpress, Websolution…

Mua tên miền & Hosting

Tiêu chí chọn tên miền: Ngắn gọn, dễ nhớ

Tiêu chí chọn đơn vị hosting:

– Xem xét cấu hình: Disk Space (dung lượng), Bandwidth (băng thông), Parked Domain, CPU, dung lượng RAM, tài khoản FTP, tài khoản MySQL, IP riêng…

– Dịch vụ hỗ trợ:  Back-up data, livechat hỗ trợ 24/7, gửi ticket để xử lý vấn đề phát sinh…

Phát triển website thương mại điện tử

Phối hợp với đơn vị phát triển để quá trình phát triển website diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp nên cập nhật thường xuyên tiến độ dự án theo giải pháp đã duyệt. Đồng thời, cập nhật các thay đổi và phối hợp với đơn vị hợp tác. Khi thực hiện UAT (User Acceptance Test – Kiểm thử chấp nhận người dùng), doanh nghiệp nên kiểm thử theo checklist để đảm bảo quá trình phát triển website diễn ra như mong đợi.

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp cũng cần làm việc với các đơn vị thanh toán và vận chuyển để cung cấp dịch vụ cho website TMĐT. Khi ký kết hợp đồng với các đơn vị thanh toán, cần lưu ý đến tính bảo mật, sự tương thích giữa nền tảng website và nền tảng hỗ trợ thanh toán và các chi phí dịch vụ. Một số đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam như Paypal, Ngân lượng, VNPay, Airpay và ví điện tử như Momo, ZaloPay. Khi hợp tác với các đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp nên cân nhắc đến chất lượng dịch vụ, nhân viên vận chuyển, đóng gói và bảo quản hàng hóa để không ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Một số đơn vị vận chuyển uy tín ở Việt Nam có thể kể đến như Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, VNPost, ViettelPost.

Hoàn thành thủ tục pháp lý:

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trang web thương mại điện tử bán hàng đều cần thông báo và đăng ký với Bộ Công Thương trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử (http://online.gov.vn/).

Lưu ý: Những website kéo dài thời gian hoặc không đăng ký/ thông báo với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong thời gian quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.

Để triển khai thương mại điện tử thành công, chiến lược kinh doanh và một hệ thống checklist hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị hành trang đầy đủ trước khi chính thức khởi tạo, phát triển và tối ưu kinh doanh. Bên cạnh đó, tùy vào hiện trạng của từng doanh nghiệp mà các bước thực hiện cần được áp dụng và thay đổi linh hoạt cho phù hợp.

3
37,135
0
2
03/11/2021
nền tảng thương mại điện tử SaaS - Top 3 SaaS eCommerce platforms: Haravan, Shopify and BigCommerce
TOP 3 NỀN TẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ SAAS: HARAVAN, SHOPIFY, VÀ BIGCOMMERCE

Nền tảng thương mại điện tử SaaS (Software as a Service) là mô hình phân phối dịch vụ dưới dạng một phần mềm phục vụ mục đích kinh doanh thương mại điện tử. Nói một cách đơn giản hơn, nhà cung cấp tạo ra một phần mềm giúp xây dựng hệ thống thương mại điện tử và doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản chi phí nhất định để sử dụng dịch vụ này.

Hiện nay, các nền tảng thương mại điện tử SaaS đã và đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để khởi động kinh doanh thương mại điện tử cho thương hiệu vì đặc tính đơn giản, có thể triển khai thương mại điện tử nhanh chóng với chi phí thích hợp.

Haravan 

Haravan là một nền tảng xây dựng hệ thống thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến nhất hiện nay. Được chính thức ra mắt vào năm 2014, Haravan mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp với chi phí hợp lý.

Haravan
Haravan là một nền tảng thương mại điện tử hỗ trợ bán hàng đa kênh phổ biến hiện nay

Giao diện

Haravan cung cấp một kho giao diện đa dạng, chuẩn UI/UX để doanh nghiệp có thể lựa chọn theme phù hợp với phong cách, hình ảnh của thương hiệu. Đồng thời giao diện dành cho quản trị viên (admin) cũng được nhiều doanh nghiệp đánh giá là dễ sử dụng, có hỗ trợ tiếng Việt nên không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng. Tuy nhiên, để tăng số lượng tài khoản admin thì doanh nghiệp phải trả thêm chi phí.

Chức năng

Haravan sở hữu một kho ứng dụng phong phú, hỗ trợ bán hàng đa kênh cho doanh nghiệp từ POS (Point of Sales – Bán tại cửa hàng), thương mại mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram), sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada, Sendo) cho đến website doanh nghiệp. 

Thêm vào đó, Haravan còn tích hợp các tiện ích khác để tối ưu hóa hành trình mua hàng của người dùng như quản lý giỏ hàng, dịch vụ thanh toán (Momo, Moca, VNPay, Visa…), vận chuyển (GHN, GHTK, Ninja Van…).

Tuy nhiên, mức độ của các chức năng sẵn có của Haravan chỉ dừng lại ở mức vừa đủ để doanh nghiệp có thể kinh doanh online thuận lợi chứ chưa đủ hoàn hảo để đi đường dài. Vì Haravan là nền tảng SaaS nên doanh nghiệp khó có thể tùy biến hoặc mở rộng các tính năng nằm ngoài hệ sinh thái của Haravan.

Thời gian

Bằng các thao tác kéo thả và lựa chọn đơn giản trên Haravan, doanh nghiệp chỉ mất khoảng 30 phút để sở hữu website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng cần thiết để kinh doanh trực tuyến.

Chi phí

Để sử dụng Haravan, doanh nghiệp cần chi trả một khoản chi phí nhất định hằng tháng, dao động từ 200.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ tùy theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Standard: 200.000 VNĐ/tháng phù hợp với nhà bán hàng cá nhân
  • Pro: 600.000 VNĐ/tháng dành cho doanh nghiệp muốn triển khai Omnichannel
  • Grow: 1.500.000 VNĐ/tháng với ưu điểm tự động hoá các chương trình chăm sóc và bán lại khách hàng cũ
  • Scale: 3.000.000 VNĐ/tháng giúp kiến tạo tập khách hàng trung thành.

Hiện nay, Haravan ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam, nhất là mô hình B2C hoặc doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm low-involvement (ít cân nhắc) bởi khả năng triển khai nhanh với mức phí hợp lý. Một số doanh nghiệp đang sử dụng Haravan có thể kể đến như Vinamilk, Juno, L’Oréal. 

Shopify

Shopify là nền tảng thương mại điện tử được thiết kế trên mô hình SaaS dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ. Shopify được cộng đồng kinh doanh thương mại điện tử quốc tế ưa chuộng vì đặc tính dễ sử dụng, thời gian xây dựng nhanh và chi phí khởi điểm phù hợp.

Shopify
Shopify là nền tảng SaaS được thiết kế dành cho các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ

Giao diện

Về phía giao diện người dùng, Shopify cung cấp nhiều theme đẹp mắt, tương thích tốt trên đa thiết bị, phù hợp với nhiều lĩnh vực. Về giao diện quản trị viên, Shopify cũng được đánh giá dễ sử dụng, có cung cấp phiên bản tiếng Việt phục vụ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tương tự như Haravan, doanh nghiệp phải nâng cấp gói dịch vụ để tăng số lượng tài khoản admin.

Chức năng

So với Haravan thì Shopify đa dạng tính năng và tiện ích bổ sung hơn, từ quản lý đơn hàng, sản phẩm cho đến việc phân tích và lên chiến lược kinh doanh, marketing cho doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, với một vài chức năng chuyên biệt thì doanh nghiệp sẽ phải trả thêm chi phí hoặc “chấp nhận” không có trên website vì Shopify không thể tùy biến hoặc mở rộng như các nền tảng mã nguồn mở.

Thời gian

Tùy thuộc vào mức độ phức tạp của hệ thống mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian nhất định để làm quen với Shopify nhưng nhìn chung thì doanh nghiệp sẽ không tốn nhiều thời gian khi xây dựng website, trung bình mất từ 1 – 2 ngày. 

Chi phí

Được xem là một “ông lớn” trong nền tảng SaaS nên Shopify đã phát triển nhiều gói dịch vụ giúp doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn:

  • Basic Shopify: $29/tháng phù hợp với những doanh nghiệp mới, có doanh số bán hàng chưa đáng kể.
  • Shopify: $79/tháng phù hợp với những doanh nghiệp bán hàng trực tuyến đang trên đà tăng trưởng.
  • Advanced Shopify: $299/tháng phù hợp với những doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô và cần các công cụ báo cáo, phân tích nâng cao.

Ngoài ra, Shopify còn phát triển thêm các gói dịch vụ khác để phục vụ đa dạng nhu cầu doanh nghiệp:

  • Shopify Lite: $9/tháng thích hợp với doanh nghiệp muốn thêm nút bán hàng và dịch vụ thanh toán trên website hoặc blog sẵn có.
  • Shopify Plus: $2000/tháng cung cấp giải pháp thương mại điện tử nâng cao cho các doanh nghiệp lớn cần xử lý một lượng đơn hàng lớn.

Shopify đang ngày càng mở rộng và nâng cấp dịch vụ để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả và là nền tảng phù hợp cho các doanh nghiệp B2C. Tuy nhiên, chi phí phát sinh hằng tháng lại là trở ngại lớn vì doanh nghiệp phải chi trả thêm khá nhiều để sử dụng thêm các tiện ích bổ sung. Các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng Shopify như Sony Việt Nam, Vsmart và DHC Việt Nam.

BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS được ra mắt vào năm 2009 nhưng đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng phát triển hệ thống thương mại điện tử. Mặc dù sinh sau đẻ muộn hơn so với các nền tảng khác nhưng BigCommerce không hề kém cạnh trong hệ thống chức năng, kho giao diện và hiệu năng của website. BigCommerce

BigCommerce là nền tảng SaaS nổi tiếng cộng đồng thiết kế website thương mại điện tử

Giao diện

BigCommerce cung cấp nhiều giao diện mẫu, vừa đẹp mắt vừa tương thích với hành vi người tiêu dùng, trong đó bao gồm 12 phiên bản miễn phí và hơn 160 phiên bản tính phí. Phần giao diện quản trị viên của BigCommerce được đánh giá đơn giản, dễ sử dụng và giúp doanh nghiệp dễ dàng thiết lập website thương mại điện tử nhanh. Tuy nhiên, BigCommerce vẫn chưa có phiên bản tiếng Việt nên các doanh nghiệp cần lưu ý tuyển dụng và đào tạo nhân sự có trình độ tiếng Anh để phát triển và quản lý website.

Chức năng

Trong các gói dịch vụ mà BigCommerce cung cấp đã đầy đủ các chức năng và tiện ích bổ sung để doanh nghiệp có thể khởi động kinh doanh trực tuyến hiệu quả. Tuy nhiên, khả năng tùy chỉnh và mở rộng tính năng của BigCommerce còn nhiều hạn chế, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp không thể điều chỉnh theo nhu cầu riêng để xử lý các bài toán về đặc thù ngành.

Thời gian

Thời gian để triển khai một website trên BigCommerce khá nhanh, một phần nhờ vào các thao tác kéo-thả của tính năng Page Builder. Thời gian trung bình để xây dựng website trên BigCommerce là 1-2 ngày.

Chi phí 

Hiện tại, BigCommerce đang hỗ trợ 3 giải pháp trọn gói và 1 giải pháp theo yêu cầu:

  • Gói Standard: $29,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $50,000
  • Gói Plus: $79,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $180,000
  • Gói Pro: $299,95/tháng phù hợp với doanh nghiệp có doanh số trên $400,000 
  • Gói Enterprise: Dành cho các doanh nghiệp có doanh số lớn và chi phí sẽ dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của thương hiệu.

Từ đó, BigCommerce sẽ tính thêm chi phí dựa trên doanh số bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp. 

Nhìn chung, BigCommerce không hề kém cạnh Haravan và Shopify trên mọi phương diện, vấn đề lớn nhất hiện tại có lẽ chính là nền tảng này vẫn chưa hỗ trợ tiếng Việt cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời điểm hiện tại, BigCommerce sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp Startup hoặc SME vì chi phí hợp lý với đầy đủ tính năng cần thiết hơn so với 2 nền tảng trên.

Nền tảng thương mại điện tử SaaS nào phù hợp với doanh nghiệp?

Kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử saas, cả 3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều có các đặc điểm chung là hệ thống sẵn có, dễ sử dụng, đa dạng giao diện và đầy đủ tính năng để triển khai thương mại điện tử nhanh với chi phí hợp lý trong thời gian đầu.

nền tảng thương mại điện tử SaaS
3 nền tảng Haravan, Shopify và BigCommerce đều kế thừa ưu điểm của nền tảng thương mại điện tử SaaS

Để tận dụng lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí và các chức năng được thiết kế tương thích với hành vi người tiêu dùng Việt Nam, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng Haravan nếu chỉ kinh doanh trong nước. Ngược lại, nếu có mục tiêu mở rộng kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp có thể suy xét Shopify và BigCommerce. Hiện tại, Shopify sở hữu đa dạng chủ đề theme và chức năng cho doanh nghiệp lựa chọn hơn. Đồng thời Shopify được đánh giá hỗ trợ live chat 24/7 tốt hơn, sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề nhanh chóng. Nhờ thế mà Shopify sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn và doanh số cao. Về phần BigCommerce, nền tảng này đóng gói các chức năng trong các giải pháp hợp lý hơn và không bị giới hạn số lượng quản trị viên như Shopify nên sẽ thích hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc nhỏ.

Nhưng về đường dài, việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử SaaS như Haravan, Shopify, BigCommerce sẽ gặp một số bất cập sau:

  • Trùng lặp ý tưởng giao diện: Do sử dụng giao diện được cung cấp sẵn nên sẽ dễ bị trùng với các website khác, không thể hiện được nét riêng của thương hiệu.
  • Khó tùy chỉnh chức năng: Các nền tảng này có khả năng tùy chỉnh không cao như các nền tảng mã nguồn mở, doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn các tùy chọn sẵn có và tùy chỉnh ở mức độ cho phép. Trong tương lai, để phát triển các các chức năng nâng cao và chuyên biệt theo đặc thù sản phẩm, ngành hàng phục vụ cho nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và sự phát triển theo thời gian của doanh nghiệp,  việc  phải chuyển đổi sang nền tảng mã nguồn mở như Magento, OpenCart, WooCommerce… sẽ hao tốn nhiều thời gian và ngân sách.
  • Phí đội phí: Do chi trả theo tháng nên càng sử dụng lâu, chi phí sử dụng website càng cao. Thêm vào đó, Shopify và BigCommerce còn tính thêm phí tính dựa trên doanh thu bán hàng trực tuyến. 
  • Không sở hữu mã nguồn: Một khi chấm dứt hợp đồng với các nền tảng này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không còn được sử dụng mã nguồn của website và phải chấp nhận việc bắt đầu xây dựng lại từ đầu trên nền tảng mới. Việc chuyển đổi nền tảng không chỉ tốn thời gian chi phí mà còn dễ dẫn đến việc thất thoát dữ liệu hoặc sai lệch số liệu.

Với kinh nghiệm chuyên sâu và phát triển nhiều hệ thống thương mại điện tử phức tạp trên nhiều quốc gia, SECOMM hiểu rõ các trở ngại trong quá trình lựa chọn nền tảng và triển khai Thương mại điện tử mà doanh nghiệp đang gặp phải

Liên hệ SECOMM để nhận tư vấn hành trình phát triển hệ thống thương mại điện tử chi tiết!

2
12,414
0
1
02/11/2021
Phân biệt website thương mại điện tử và website bán hàng
PHÂN BIỆT WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ WEBSITE BÁN HÀNG

Website thương mại điện tử (TMĐT) và website bán hàng đều phục vụ mục đích mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến cho doanh nghiệp. Vậy:

  • Website TMĐT và website bán hàng khác nhau như thế nào?
  • Khi nào nên xây dựng website thương mại điện tử?
  • Khi nào nên xây dựng website bán hàng?

Mục đích website: 

Website thương mại điện tử được thiết lập để phục vụ toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ cung cấp thông tin, giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ, đến hỗ trợ thanh toán và dịch vụ sau mua hàng. Đặc biệt, tính năng thanh toán trên website TMĐT được thực hiện nhiều bước và theo tiêu chuẩn nhất định.Trong khi đó website bán hàng chủ yếu cung cấp thông tin giới thiệu cửa hàng, doanh nghiệp hay sản phẩm, dịch vụ được cung cấp.

Quy mô website

Xét về quy mô thì website TMĐT thường có số lượng ngành hàng và sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Ngược lại, website bán hàng thường chỉ kinh doanh một số sản phẩm hoặc lĩnh vực cụ thể nên quy mô chỉ ở mức vừa và nhỏ.

Tính năng website

Để trình bày được nhiều loại sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng cũng như hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hệ thống kinh doanh trực tuyến, website thương mại điện tử cần một hệ thống vận hành back-end (lớp truy cập dữ liệu) phức tạp, tích hợp nhiều chức năng như quản lý khách hàng, quản lý danh mục sản phẩm, phân tích và báo cáo, hỗ trợ SEO, Ecommerce Marketing, Omni-channel (sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo; mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok, Linkedin và website thương mại điện tử riêng…) thanh toán trực tuyến và dịch vụ vận chuyển… Trái ngược với website TMĐT, website bán hàng chủ yếu giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm nên không cần tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ.

Giao diện website

Giao diện của website TMĐT thường được chú trọng và thiết kế chỉn chu chuẩn UI, UX. Không chỉ bắt mắt, chuyên nghiệp và ấn tượng, giao diện website TMĐT còn phải thể hiện được các tính năng phức tạp bên dưới hệ thống cũng như mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến tối ưu cho người dùng. Còn website bán hàng có giao diện và chức năng vận hành đơn giản do chỉ tập trung vào 1 loại sản phẩm hoặc lĩnh vực nhất định.

Chi phí đầu tư website

Với giao diện chuyên nghiệp và hệ thống tính năng phức tạp, chi phí đầu tư thiết kế website TMĐT tử thường ở mức cao so với website bán hàng. Đặc biệt với các website có hệ thống tính năng đa dạng thi chi phí sẽ tăng cao hơn nữa. Về website bán hàng, thường có mức chi phí xây dựng thấp vì được phát triển từ nền tảng đơn giản và đôi khi không cần nhiều kiến thức chuyên môn. 

Nhìn chung, website bán hàng thích hợp với những doanh nghiệp kinh doanh một số sản phẩm, dịch vụ hoặc nhóm ngành nhất định, không yêu cầu nhiều tính năng phức tạp và cần tiết kiệm chi phí xây dựng website. Trong khi đó, website TMĐT phù hợp với những doanh nghiệp có đa dạng sản phẩm và dịch vụ, có nhu cầu phát triển hệ thống thương mại điện tử để kinh doanh và tiết kiệm ngân sách trong dài hạn, có mục tiêu tăng trưởng cụ thể và khả năng tài chính để gia nhập thị trường thương mại điện tử.

2
3,188
0
1
26/10/2021
Giải quyết 5 lỗi thường gặp trên website thương mại điện tử
GIẢI QUYẾT 5 LỖI THƯỜNG GẶP TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Website là một công cụ hỗ trợ đắc lực trong kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), đây được xem như cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng trên thị trường mua sắm trực tuyến, hỗ trợ thực hiện toàn bộ quá trình quá trình mua bán hàng hóa và thúc đẩy doanh số.

Chính vì thế, việc xây dựng website TMĐT cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp, việc này không chỉ cần được đầu tư nghiêm túc mà còn phải có chiến lược dài hạn.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều website TMĐT đang mắc phải các lỗi cần được xem xét để khắc phục kịp thời!

Tốc độ tải trang của website thương mại điện tử còn thấp

Để  đánh giá tốc độ  của một website có thể sử dụng các công cụ đo lường như Google PageSpeed Insights, WebPageTest, Pingdom Speed Test, Uptrends

  • Từ 0 – 49: Tốc độ ở mức tương đối thấp và cần cải thiện ngay
  • Từ 50 – 89: Tốc độ đạt mức trung bình khá và cần xem xét để cải thiện thêm 
  • Từ 90 – 100: Tốc độ tải trang hiện đang rất tốt 

Đối với các website TMĐT, tốc độ tải trang sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng (Conversion Rate) và tỷ lệ quay lại của khách hàng (Customer Retention Rate). Ngoài ra, tốc độ cũng là tiêu chí đánh giá SEO của Google nên một website TMĐT có tốc độ tải trang thấp sẽ không được ưu tiên hiển thị khi khách hàng tìm trên các công cụ tìm kiếm.

Nguyên nhân cho vấn đề này có rất nhiều nhưng tiêu biểu gồm 4 vấn đề sau:

– Số lượng danh mục sản phẩm, sản phẩm đa dạng cùng nhiều thuộc tính sản phẩm khác nhau 

– Số lượng hình ảnh nhiều, dung lượng hình ảnh cao

– Dữ liệu về thông tin về Khách hàng (Customers), Marketing, Nội dung (Content), Danh mục sản phẩm (Catalogue), Kinh doanh (Sales), Vận hành (Operation) ngày càng tăng theo sự phát triển của doanh nghiệp.

– Chất lượng và cấu hình hosting chưa thể xử lý được khối lượng truy cập của website TMĐT.

Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp có thể xem xét các giải pháp sau: 

– Nén hoặc định dạng lại kích thước hình ảnh, chọn đuôi jpg hoặc .webp thay vì .png

– Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt để giảm dung lượng dữ liệu khi tải trang, tối ưu hóa cơ sở dữ liệu bằng cách giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML trên website và áp dụng tools (CDN/ cache) để giảm tải thời gian trả về lượng lớn dữ liệu truy cập.

– Tìm kiếm những đối tác cung cấp Hosting đáp ứng tiêu chí về bộ nhớ đệm, cấu hình web server (Apache/Nginx/PHP/MySQL…) và sử dụng CDN để tiết kiệm băng thông. 

Giao diện website thương mại điện tử thiếu chuyên nghiệp

Hiện nay, nhiều website TMĐT vẫn còn mắc phải một số lỗi khi thiết kế giao diện:
– Giao diện có các đồ họa và cách phối màu chưa bắt mắt, hình ảnh và font trên mỗi sản phẩm chưa đồng bộ, không thống nhất.
– Website TMĐT đã sử dụng giao diện và màu sắc đồng nhất nhưng lại chưa thể hiện hình ảnh thương hiệu và ngành hàng của doanh nghiệp.
– Cấu trúc website chưa tương thích với hành vi người dùng, chẳng hạn như vị trí đặt sản phẩm tương tự và nút kêu gọi hành động (call to action) chưa khoa học, gây cản trở việc điều hướng người dùng của doanh nghiệp. 

Hậu quả:

– Giao diện website chưa thu hút và ấn tượng, chưa tạo được nhận diện thương hiệu trong nhận thức của người dùng
– Trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ lệ quay lại.
– Giảm trải nghiệm của người dùng, chưa hỗ trợ hiệu quả trong tìm kiếm sản phẩm, gợi ý sản phẩm, mua hàng nhanh …
– Tăng thời gian ra quyết định của khách hàng và ảnh hưởng doanh số bán hàng.

Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc doanh nghiệp chưa nghiên cứu kỹ về hành vi người tiêu dùng khi thiết kế cấu trúc website và cũng như chưa đủ chuyên môn để đánh giá được tính thẩm mỹ của website TMĐT.

Để có thấu hiểu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như Google Consumer Surveys – Nghiên cứu thị trường, Facebook Audience Insight – Nghiên cứu khách hàng từ dữ liệu của Facebook, Prisync -Theo dõi giá đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược giá phù hợp. 

Tham khảo thêm các xu hướng thiết kế để tạo website TMĐT như Dark Mode, Gradient, 3D, Landing page lai.

Hoặc liên hệ các đơn vị thiết kế giao diện có kinh nghiệm để sở hữu giao diện website TMĐT đẹp mắt, phù hợp hình ảnh của thương hiệu và cấu trúc tương thích hành vi người tiêu dùng.

Chưa tối ưu danh mục sản phẩm

Đối với website TMĐT, cấu trúc danh mục sản phẩm và thông tin sản phẩm rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều website TMĐT hiện nay:
– Có danh mục sản phẩm chưa được được phân chia chi tiết và khoa học, chưa liên kết được giữa các danh mục với nhau.
– Chưa cung cấp đầy để thông tin sản phẩm. Ví dụ:

  • Thuộc tính sản phẩm: Màu sắc,kích thước, xuất xứ, phù hợp với nhóm đối tượng nào?
  • Hình ảnh và video: Đã có hình ảnh/video giới thiệu sản phẩm và review của khách hàng chưa?
  • Thông tin tồn kho: Sản phẩm còn bao nhiêu ở mỗi chi nhánh?
  • Giá: Hiện tại đang áp dụng giá gốc, giá đặc biệt hay giá phân cấp?
  • Promotion: Hiện đang có chương trình ưu đãi cho sản phẩm này không?

Các vấn đề trên đã gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng: 

  • Không hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu
  • Không thể gợi ý các sản phẩm phù hợp cho khách hàng (Sp tương tự, Sp liên quan, …)
  • Thời gian quyết định mua hàng lâu và ảnh hưởng doanh số bán hàng

Ngoài ra, cấu trúc danh mục chưa thể tối ưu gây cản trở các spider (Googlebot) để đánh giá chất lượng SEO. Khiến doanh nghiệp không được ưu tiên hiển thị trên các bộ máy tìm kiếm khi khách hàng search sản phẩm.

Để khắc phục doanh nghiệp cần:

– Xây dựng một cấu trúc danh mục phân lớp, chẳng hạn như danh mục sản phẩm 3 lớp với Nổi bật (lớp ngoài cùng), mới (lớp ngoài cùng), chức năng chung (lớp thứ 2), chức năng cụ thể (lớp thứ 3).
– Áp dụng tính năng lọc và sắp xếp sản phẩm theo các tiêu chí riêng như Nổi bật (Highlight), Mới nhất (Newest), Bán chạy (Bestseller), (Price) – Thấp đến cao – Cao đến thấp, Có khuyến mãi.
– Bổ sung thông tin chi tiết cho trang sản phẩm bằng các hình ảnh/video, tên thương hiệu, tên sản phẩm, mô tả các thông số, chức năng, mã số sản phẩm, các đánh giá và hỏi đáp của khách hàng…
– Lên chiến dịch SEO cụ thể cho website TMĐT. Ví dụ: Xây dựng từ khóa, lên kế hoạch nội dung danh mục gắn liền với các từ khóa ấy, cài đặt đúng cho robots.txt, tối ưu hóa cấu trúc của website, tối ưu URL trang category, sử dụng Google Search Console…

Thiếu hụt các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng

Website TMĐT của doanh nghiệp có thể :

  • Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm và đưa ra gợi ý sản phẩm phù hợp?
  • Tiện lợi và đẩy nhanh quá trình mua hàng của khách hàng?

Các tính năng thúc đẩy quá trình mua sắm của khách hàng chưa được xây dựng hoặc chưa hoạt động hiệu quả trên website sẽ làm trải nghiệm mua sắm của khách hàng không được trọn vẹn. Quá trình tìm kiếm thông tin không thể nhanh chóng và chính xác, quá trình bỏ vào giỏ hàng chưa tinh gọn, quá trình checkout và thanh toán phức tạp, rườm rà. Từ đó, thời gian quyết định mua sắm của khách hàng tăng lên và giảm tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu của doanh nghiệp

Thông thường, nguyên nhân của vấn đề do các doanh nghiệp sẽ chưa có chiến lược để triển khai các tính năng ấy theo từng giai đoạn phù hợp với hành trình mua hàng của khách hàng hoặc phương thức triển khai website TMĐT cùng nhà phát triển chưa  tối ưu.

Chính vì thế, doanh nghiệp hãy lên chiến lược bao gồm lộ trình, chi phí cho từng giai đoạn để đưa các chức năng đó vào mô hình kinh doanh.

Đây là việc cần có nhiều kinh nghiệm, chi phí triển khai nên để hiệu quả như mong muốn doanh nghiệp nên làm việc với các nhà cung cấp nhiều kinh nghiệm để lên chiến lược phù hợp, phát triển và tối ưu các tính năng ấy.

Chưa đồng bộ với các hệ thống khác của doanh nghiệp

Các kênh bán hàng (MXH, sàn TMĐT, website TMĐT) chưa liên kết với các hệ thống quản trị trong doanh nghiệp như CRM, ERP để đồng bộ. Các vấn đề thường thấy ở các hệ thống chưa đồng bộ:

– Thông tin trên các kênh bán hàng không đúng với thực tế, chẳng hạn như các thông tin về số lượng hàng tồn kho, giá,…

– Khó khăn trong việc quản lý các dữ liệu về: khách hàng (lịch sử mua hàng, đánh giá, hành vi tiêu dùng), sản phẩm (giá cả, số lượng), đơn hàng, cửa hàng …

Hậu quả:

– Việc bán hàng trên website bị ảnh hưởng do không kiểm soát được dữ liệu hàng hóa/dịch vụ

– Không có dữ liệu tập trung phục vụ cho các hoạt động báo cáo, phân tích, dự báo kinh doanh cũng như tối ưu các hoạt động chăm sóc khách hàng, cải thiện sản phẩm.

Nguyên nhân vấn đề:

– Hệ thống website TMĐT hiện tại còn nhiều vấn đề quan trọng hơn cần khắc phục

– Chưa có chiến lược phù hợp về chi phí và thời gian để triển khai cho doanh nghiệp.

– Đội ngũ/đơn vị phát triển chưa hiểu được mô hình và các logic của các hệ thống khác để đưa ra giải pháp tích hợp hiệu quả. 

Để giải quyết vấn đề, doanh nghiệp hãy tập trung lên kế hoạch bao gồm chi phí, lộ trình, phương thức kiểm tra để đưa chức năng đồng bộ hóa dữ liệu vào hoạt động của hệ thống website TMĐT. 

Hoặc tìm kiếm các nhà cung cấp giải pháp đáp ứng các tiêu chí:

  • Thâm niên trong ngành TMĐT, kinh nghiệm triển khai tích hợp nhiều hệ thống
  • Có hiểu biết về chuyên sâu về lĩnh vực.
  • Cung cấp giải pháp toàn diện: Từ tư vấn đến phát triển, bảo trì đến tối ưu.
2
3,455
0
1
25/10/2021
Magento - Nền tảng xây dựng Website Thương mại điện tử
MAGENTO- NỀN TẢNG “TRÙM CUỐI” TRONG XÂY DỰNG WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Khi triển khai website thương mại điện tử (TMĐT), Magento là lựa chọn hàng đầu về nền tảng mà các doanh nghiệp đều hướng đến, từ các ông lớn toàn cầu như Nike, ASUS, HP, Burger King cho đến các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam như Canifa, CellphoneS, Trung Nguyên, CGV Vietnam. 

Với các ưu điểm vượt trội từ việc sở hữu hệ sinh thái đa dạng, khả năng tùy biến linh hoạt cho đến tính bảo mật tuyệt đối, Magento đang được đánh giá là “trùm cuối” trong các nền tảng xây dựng website thương mại điện tử hiện nay.Vậy Magento có những điểm vượt trội như thế nào?

Đầy đủ các chức năng TMĐT từ cơ bản đến nâng cao:

Magento sở hữu đầy đủ các tính năng cho một website thương mại điện tử hoàn thiện:

  • Quản lý Danh mục: Kiểm soát mọi dữ liệu, chức năng về sản phẩm, danh mục, thuộc tính, hệ thống giá, tồn kho, hình ảnh và video.
  • Quản lý Nội dung: Phát triển và tối ưu nội dung cho các trang CMS (Content Management System), lưu trữ hình ảnh, tùy chỉnh theme và thiết kế website.
  • Quản lý Bán hàng: Kiểm soát và vận hành các quy trình bán hàng, đơn hàng, thanh toán và vận chuyển. 
  • Quản lý Marketing: Hỗ trợ xây dựng và triển khai các chương trình chiêu thị bằng các công cụ hỗ trợ sẵn có.
  • Quản lý Khách hàng: Quản lý và thu thập thông tin khách hàng để tăng trải nghiệm người dùng.
  • Quản lý Tồn kho: Đáp ứng hàng hóa liên tục cho chuỗi cung ứng với các công cụ quản trị hàng tồn kho và điều hướng vận chuyển hàng hóa.
  • Báo cáo: Khai thác dữ liệu thông qua tính năng báo cáo trên hệ thống nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
  • Phân tích: Hỗ trợ theo dõi, đo lường hiệu suất hệ thống qua các công cụ tích hợp sẵn như Google Analytics, Facebook Pixels, Google Tag Manager.

Ngoài các tính năng cơ bản của một website TMĐT hoàn chỉnh, Magento còn sở hữu hệ thống tiện ích mở rộng đa dạng với nhiều chức năng nâng cao về themes, sản phẩm, Marketing, các giải pháp tối ưu thanh toán, vận chuyển,… để đáp ứng mọi nhu cầu vận hành và phát triển thương mại điện tử bền vững của doanh nghiệp.

Khi xây dựng website TMĐT, Magento còn hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp và liên kết các dịch vụ bên thứ 3 để vận hành TMĐT hiệu quả, chẳng hạn như:

  • Thanh toán: Hỗ trợ tất cả các hình thức thanh toán từ COD, thanh toán thẻ, ví điện tử cho đến cổng thanh toán trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa trải nghiệm thanh toán cho khách hàng.
  • Vận chuyển: Dễ dàng tích hợp với nhiều đơn vị vận chuyển và ứng dụng theo dõi vận chuyển phổ biến để tối ưu quy trình giao nhận cho khách hàng.
  • Phần mềm quản lý, vận hành: Hỗ trợ tích hợp các phần mềm back-office như ERP, CRM, POS… để vận hành nguồn nhân lực hiệu quả hơn.
  • Công cụ phân tích BI (Business Intelligence): Hỗ trợ tích hợp các công cụ phân tích kinh doanh như Power BI, Tableau, Looker… để cải thiện chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
  • Omnichannel: Đồng nhất mọi kênh bán hàng trên cùng một hệ thống Magento để xử lý và kiểm soát dữ liệu, quy trình kinh doanh liền mạch từ offline sang online.

Ngoài ra, Magento còn sở hữu cộng đồng hỗ trợ kỹ thuật toàn cầu bao gồm nhiều chuyên gia giàu và nhà phát triển chuyên nghiệp giúp đáp ứng mọi yêu cầu của doanh nghiệp.

Khả năng tùy biến và độ mở rộng cao:

Nền tảng TMĐT Magento sở hữu mọi ưu điểm của một phần mềm mã nguồn mở với khả năng tùy biến linh hoạt giúp vận hành website TMĐT hiệu quả hơn.

  • Độ tùy biến: Việc Sở hữu và kiểm soát toàn bộ mã nguồn giúp doanh nghiệp dễ dàng tùy chỉnh các phần mã trong hệ thống, có thể xây dựng các giải pháp cải tiến sáng tạo và hoàn thiện hơn theo từng đặc thù kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
  • Độ mở rộng: Magento cho phép doanh nghiệp mở rộng từ một website/cửa hàng thành nhiều website/cửa hàng khác nhau trên cùng một hệ thống. Bên cạnh đó, Magento hỗ trợ chuyển đổi ngôn ngữ và tiền tệ, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường trên nhiều quốc gia.

Bảo mật cao:

Khả năng bảo mật cao cũng chính là một ưu điểm vượt trội của Magento so với các nền tảng TMĐT khác, giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa các rủi ro tiềm ẩn từ hệ thống dữ liệu và các quy trình giao dịch trên hệ thống. Một số điểm vượt trội của tính năng bảo mật của Magento:

  • Khả năng kiểm soát hệ thống định kỳ và đề xuất các giải pháp bảo mật, cải thiện hiệu suất website.
  • Tăng cường khả năng bảo mật cho quản trị viên
  • Bảo mật nâng cao cho tài khoản người dùng
  • Khả năng ngăn chặn bot và mã độc trái phép

Với các lợi thế sở hữu đầy đủ các chức năng TMĐT từ cơ bản đến nâng cao, khả năng tùy biến và bảo mật cao, Magento là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp khi triển khai hệ thống TMĐT. Tuy nhiên, các vấn đề về chi phí, thời gian và yêu cầu đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao khiến nhiều doanh nghiệp chưa thể triển khai hệ thống TMĐT bằng Magento.

2
2,346
0
1
25/10/2021
Lý do Doanh nghiệp cần triển khai thương mại điện tử B2B ngay bây giờ!
LÝ DO DOANH NGHIỆP CẦN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B NGAY BÂY GIỜ!
Đại dịch Covid-19 vừa qua tác động lên sự thay đổi hình thức mua sắm của người tiêu dùng, bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất và bán buôn trong thị trường B2B. Thúc đẩy các doanh nghiệp dần chuyển dịch từ mô hình kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử (TMĐT) B2B.

Thương mại điện tử B2B là hình thức kinh doanh trực tuyến giữa 2 doanh nghiệp. Theo “The Ultimate B2B E-commerce Guide: Tradition is out. Digital is in” do DHL Express công bố, cho thấy tiềm năng to lớn của thị trường TMĐT B2B khi có thể tăng trưởng hơn 70% vào năm 2027, tương đương với 20,9 nghìn tỷ USD.Tại sao doanh nghiệp nên triển khai thương mại điện tử B2B?

Hỗ trợ khách hàng tốt hơn

TMĐT B2B hỗ trợ khách hàng đặt các đơn hàng nhanh hơn

– Giao diện có cấu trúc danh mục sản phẩm phân lớp, giúp việc tìm kiếm sản phẩm trở nên dễ dàng. Thêm/xóa sản phẩm trong giỏ hàng và tự động tính tổng chi phí giúp việc kiểm soát đơn hàng tiện lợi hơn. Các tính năng hỗ trợ như Search từ khóa, Lọc sản phẩm nhanh, Giỏ hàng nhanh, Checkout nhanh… cũng hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến cho khách hàng.

– Trước đây, khách hàng B2B thường gặp rào cản trong quá trình lập hóa đơn và phương thức thanh toán truyền thống. Ngày nay, thanh toán trong TMĐT B2B diễn ra nhanh hơn. Doanh nghiệp dễ dàng thiết lập hóa đơn điện tử để quản lý dữ liệu. Khách hàng có nhiều lựa chọn phương thức thanh toán: Tiền mặt, Chuyển khoản, Internet Banking, Ví điện tử, Trả góp hoặc Thanh toán định kỳ. Quá trình thanh toán diễn ra trên ứng dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet.

TMĐT B2B giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn

– Website TMĐT hỗ trợ tư vấn mua sắm trực tuyến với Live Chat (Trò chuyện trực tiếp với khách hàng) và Chatbox (Trả lời các câu hỏi thường gặp mà không cần nhân viên tư vấn).

– Quy trình đăng ký được đơn giản hóa, chỉ cần đăng ký trên Form trực tuyến (Biểu thu thập thông tin và nhu cầu mua sắm của khách hàng) và lập hợp đồng điện tử để ký kết giao dịch.

– Trong TMĐT B2B, thông tin chi tiết về giá sản phẩm và các chính sách thay đổi giá cả luôn được cập nhật trên website.

Cải thiện hệ thống bên trong doanh nghiệp

Trong hệ thống bán hàng

Tốc độ xử lý đơn hàng được diễn ra nhanh hơn

– Các dữ liệu đơn hàng như tình trạng đơn hàng, nhân viên phụ trách, phương thức thanh toán… đều được lưu trữ trên hệ thống nên xử lý các lỗi phát sinh nhanh hơn.

– Giảm thiểu sai sót từ quy trình thủ công (soạn word, bảng tính excel…).

Quy trình bán hàng được tự động hóa

– Tính năng Auto Email giúp tự đồng gửi xác nhận đơn hàng, lập hóa đơn, vận chuyển, chứng từ tín dụng.

– Doanh nghiệp có thể thanh toán tự động các đơn hàng được doanh nghiệp đặt hàng định kỳ để tiết kiệm thời gian.

CSKH trong TMĐT cũng cũng xem trọng như Email Marketing giúp doanh nghiệp xin đánh giá của khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới, thông báo ưu đãi.

Trong hệ thống vận hành

– Chi phí sản xuất được cắt giảm nhờ sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thay vì sản xuất hàng loạt như xưa. Đồng thời, tiết kiệm thêm chi phí mặt bằng, giấy tờ, in ấn,…

– Cải thiện dịch vụ hậu cần

  • Chuẩn bị đơn hàng: Ứng dụng công nghệ cơ giới – hóa để đóng gói sản phẩm nhanh hơn
  • Quy trình lưu kho: Sử dụng phần mềm quản lý kho để kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục lưu trữ sản phẩm để vận hành kho khoa học, từ đó giao hàng nhanh hơn
  • Xây dựng hệ thống phân phối: Xác định địa điểm phù hợp để thuê/xây dựng kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và quản lý tồn kho

– Xây dựng chính sách đổi/trả hàng:

  • Trường hợp áp dụng: Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống về thời gian, tình trạng hàng hóa hợp lệ
  • Cách thức đổi/trả: Khách hàng gửi trả bằng bưu điện, dịch vụ vận chuyển hoặc trực tiếp
  • Phương pháp hoàn tiền: Thanh toán trực tuyến bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard, Ví điện tử

Trong hệ thống nhân sự

Website TMĐT bán hàng 24/7 mà gần như không nhân viên nhân viên bán hàng giúp tối ưu chi phí nhân sự. Ngoài ra, hệ thống TMĐT B2B còn hỗ trợ doanh nghiệp giao việc và quản lý tiến độ của nhân viên.

Khai thác và phân tích dữ liệu

Khai thác đa dạng dữ liệu:

  • Tiếp thị (Marketing): Kênh bán hàng, truyền thông, chiến dịch…
  • Nội dung (Content): Văn bản, hình ảnh thúc đẩy hành vi mua sắm của khách hàng
  • Khách hàng (Customers): Nhân khẩu học, sở thích, hành vi tiêu dùng…
  • Bán hàng (Sales): Doanh số bán hàng, thông tin đơn hàng…
  • Vận hành (Operation): Quy trình thanh toán, quy trình giao hàng…

Việc sở hữu và khai thác dữ liệu hỗ trợ thực hiện:

– Báo cáo:

  • Báo cáo Marketing dựa trên tình trạng giỏ hàng, các từ khóa được tìm kiếm…
  • Báo cáo Bán hàng về đơn hàng, thuế, hóa đơn, vận chuyển, hoàn tiền, thanh toán…
  • Báo cáo Khách Hàng dựa trên giá trị đơn hàng, số lượng đơn hàng, sản phẩm được yêu thích, phân khúc khách hàng…
  • Báo cáo Sản Phẩm trên dữ liệu lượt xem sản phẩm, sản phẩm bán chạy, mức tồn kho, đánh giá của khách hàng…

– Phân tích và dự báo kinh doanh từ các số liệu đã thu thập được. Từ đó xác định được các yếu tố tác động bởi các yếu tố như thế nào?

– Thực hiện cá nhân hóa trải nghiệm: Email cá nhân hóa tên người nhận, gợi ý sản phẩm phù hợp

– Cải thiện doanh thu dựa trên các báo cáo và phân tích được nhận:

  • Thực hiện cải thiện giao diện, cấu trúc website phù hợp với hành vi mua hàng của khách hàng, chẳng hạn như vị trí banner quảng cáo, nút CTA, sản phẩm gợi ý…
  • Chiến dịch Marketing: Tập trung các kênh bán hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao, Email Marketing cho khách hàng về sản phẩm trong giỏ hàng chưa thanh toán…

– Hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp trong dài hạn. Đưa ra những cải tiến về sản phẩm mới và dịch vụ đi kèm (thanh toán, vận chuyển…)

Nhìn chung, TMĐT B2B góp phần cải thiện mô hình kinh doanh, thúc đẩy doanh số và mở rộng mạng lưới bán hàng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống TMĐT B2B vẫn còn mới mẻ và gặp nhiều khó khăn với nhiều chủ doanh nghiệp B2B tại Việt Nam.

2
5,471
0
1
24/10/2021
Tại sao Doanh nghiệp cần triển khai thương mại điện tử B2C
TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN TRIỂN KHAI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C?
Thương mại điện tử B2C là giao dịch mua bán trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây được đánh giá là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời điểm hiện tại và cũng là loại hình TMĐT phổ biến nhất hiện nay với lượng truy cập và giá trị quy mô toàn cầu đạt 4,280 tỷ USD năm 2020.Một số website thương mại điện tử B2C: website TMĐT của Thế giới di động – Top 5 với 16,606,700 lượng truy cập, Bách hóa xanh – Top 9 với 5,440,000 lượng truy cập và FPT shop – Top 10 với 4,213,300 lượng truy cập.

Tối đa hoá kinh doanh và định vị thương hiệu

Sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng hiện nay đã tác động đến thị trường TMĐT B2C, khách hàng có khuynh hướng chi tiêu cho các thương hiệu trên thị trường trực tuyến hơn là mua sắm và trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng. Vì vậy, triển khai TMĐT B2C không chỉ giúp định vị thương hiệu trên thị trường mà còn giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận.

Định vị thương hiệu

Các chiến dịch Ecommerce Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trên các MXH phổ biến (Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Linkedin), doanh nghiệp vừa có thể tiếp cận được khách hàng thông qua các công cụ quảng cáo, vừa có thể chăm sóc và tương tác trực tiếp với khách hàng, hỗ trợ gia tăng sự xuất hiện của thương hiệu trong tiềm thức của khách hàng. Đồng thời, thói quen tìm kiếm thông tin sản phẩm của khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp đã thực hiện SEO và SEM thu hút được lượng lớn truy cập vào website TMĐT, giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng cho doanh nghiệp.

Tối đa hóa doanh thu

Xây dựng thêm kênh bán hàng online giúp doanh nghiệp tối đa hoá doanh thu. Khác với cửa hàng vật lý, website TMĐT hoạt động 24/4 hỗ trợ khách hàng mua sắm bất kỳ thời gian nào. Đồng thời cung cấp các tính năng hỗ trợ quá trình mua sắm trực tuyến cho người tiêu dùng như tìm kiếm nhanh, so sánh sản phẩm, giỏ hàng nhanh, sản phẩm gợi ý, thanh toán nhanh. Từ đó, thúc đẩy hoạt động mua sắm trực tuyến diễn ra nhanh hơn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và cải thiện doanh số cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, năm 2020 đã chứng minh cho các doanh nghiệp về tầm quan trọng của TMĐT B2C, khi giãn cách vì Covid-19 diễn ra, các doanh nghiệp B2C có triển khai TMĐT vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh so với các doanh nghiệp truyền thống.

Tối thiểu hoá chi phí

Với đặc thù là không giới hạn thời gian và địa điểm mua hàng, các cửa hàng trực tuyến giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán về chi phí hiệu quả hơn.

Tiết kiệm chi phí cố định: Chi phí thuê mặt bằng, nhân sự…

Giảm chi phí biến đổi: Áp dụng những tiến bộ trong thanh toán trực tuyến, E-logistics, Marketing… để giảm thiểu chi phí vận hành doanh nghiệp. 

Giảm chi phí trung gian: Trực tiếp giao dịch với khách hàng thông qua Internet, hạn chế sự phụ thuộc vào kênh trung gian như mô hình truyền thống.

Khai thác và phân tích dữ liệu hiệu quả hơn

Trong thời đại “Big Data” ngày nay, dữ liệu đóng vai trò quan trọng …Khi triển khai các hệ thống thương mại điện tử B2C riêng, doanh nghiệp dễ dàng:

Đồng bộ dữ liệu về

– Marketing: Quảng cáo, truyền thông, kênh bán hàng…
– Nội dung: Hình ảnh, thông điệp trên website hoặc chiến dịch Marketing…
– Khách hàng: Hành vi mua sắm, phân khúc khách hàng tiềm năng
– Bán hàng: Doanh thu, số lượng đơn hàng mỗi chiến dịch…
– Vận hành: Quy trình thanh toán, quy trình giao hàng…

Hỗ trợ Báo cáo và phân tích

– Marketing dựa trên hiệu quả mỗi chiến dịch, các từ khóa được tìm kiếm…
– Bán hàng về doanh số, đơn hàng, thanh toán, thuế…
– Khách Hàng dựa trên lịch sử mua hàng, giá trị đơn hàng, sản phẩm yêu thích…
– Sản Phẩm trên đánh giá khách hàng, sản phẩm bán chạy, lượt xem sản phẩm…

Dự báo kinh doanh

Xem xét các kịch bản mà dữ liệu đã thể hiện về các diễn biến trong thị trường TMĐT B2C, từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Phát triển doanh nghiệp và định hướng kinh doanh: Nâng cấp hệ thống kinh doanh TMĐT B2C để thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Đưa ra những cải tiến về sản phẩm mới và dịch vụ đi kèm (thanh toán, vận chuyển…).

Quản trị doanh nghiệp tốt hơn

Khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi thành công sang mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2C, các vấn đề liên quan đến bán hàng, marketing và vận hành đều được cải thiện. 

Đối với Hệ thống bán hàng và Marketing

Tự động hóa quy trình bán hàng

– Tự động thu thập dữ liệu khách hàng.
– Tự động xử lý đơn hàng: lên đơn hàng, lựa chọn cửa hàng, lựa chọn kho lưu trữ tự động
– Tự động tiếp nhận và phản hồi các vấn đề thường gặp thông qua các tính năng như Livechat, Chatbot
– Tự động gửi xác nhận đơn hàng, lập hóa đơn, vận chuyển thông qua các tính năng như: Auto Email, …

Tốc độ xử lý đơn hàng được diễn ra nhanh hơn

– Việc xử lý các đơn hàng để giao hàng nhanh hơn từ lên đơn hàng, soạn đơn hàng, đóng gói, giao hàng.
– Xử lý lỗi nhanh hơn: Các dữ liệu đều được lưu trữ trên hệ thống nên xử lý các lỗi phát sinh nhanh hơn.
– Giảm thiểu sai sót từ quy trình thủ công.

Cải thiện chiến dịch Marketing

– Xây dựng Marketing phù hợp: Vận dụng MXH để tiếp cận khách hàng, SEM & SEO để tăng lưu lượng truy cập website TMĐT, Ecommerce Marketing để tăng tỷ lệ chuyển đổi…
– Sau khi bán hàng, để đảm bảo tỷ lệ duy trì khách hàng (Retention Rate): Email Marketing về các đơn hàng trong giỏ chưa thanh toán, các chương trình ưu đãi…

Cải thiện CSKH

– Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở từng giai đoạn thông qua: 

  • Website: Cấu trúc, giao diện, tính năng (Chatbox & Livechat)…
  • Email: Cá nhân hóa tên người gửi, dịch vụ/sp mong muốn.
  • Telesale: Dựa trên dữ liệu để chào bán các sản phẩm và dịch vụ phù hợp.

– Xây dựng chính sách đổi/trả hàng tốt hơn:

  • Trường hợp áp dụng: Kiểm tra dữ liệu trên hệ thống về thời gian, tình trạng hàng hóa hợp lệ. 
  • Cách thức đổi/trả: Khách hàng gửi trả bằng bưu điện, dịch vụ vận chuyển hoặc trực tiếp.
  • Phương pháp hoàn tiền: Thanh toán trực tuyến bằng ATM nội địa, Visa/Mastercard, Ví điện tử.

Đối với Hệ thống vận hành

– Chuẩn bị đơn hàng: 

  • Soạn đơn hàng: Sử dụng phần mềm quản lý kho để kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn/mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục lưu trữ sản phẩm để vận hành kho khoa học, từ đó giao hàng nhanh hơn.
  • Đóng gói: Ứng dụng công nghệ cơ giới – hóa để đóng gói sản phẩm nhanh hơn

– Giao hàng: Công nghệ định vị bản đồ giúp xây dựng lộ trình giao hàng cho shipper, thời gian giao hàng nhanh hơn. Ví dụ: Chính giao hàng trong 2h của Tiki hoặc Hasaki.

– Quản lý hệ thống kho: Xác định địa điểm phù hợp để thuê/xây dựng kho giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển và quản lý tồn kho.

Không thể phủ nhận những lợi ích quan trọng mà thương mại điện tử B2C mang lại cho sự phát triển của doanh nghiệp, điều quan trọng tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm chính là làm sao triển khai hệ thống này một cách hiệu quả và tối ưu.

2
6,172
0
1
23/10/2021
Hệ sinh thái thương mại điện tử - Bài toán mới cho Doanh nghiệp Việt Nam
HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ- BÀI TOÁN MỚI CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hệ sinh thái thương mại điện tử (TMĐT) là một không gian mở thực hiện mọi tương tác, kết nối yếu tố con người, yếu tố xã hội, nền tảng công nghệ thông tin với các ứng dụng, dịch vụ để cung cấp giá trị và vận hành hiệu quả các thành phần trong hệ sinh thái.
Vậy hệ sinh thái TMĐT gồm những thành phần nào?

Hệ thống hạ tầng thương mại điện tử (Infrastructure)

Hệ thống bao gồm phần cứng (máy chủ và các thiết bị), phần mềm (dịch vụ/công cụ dùng cho quản lý, phân tích), hệ thống mạng và các cơ sở vật chất tạo nền tảng cho các thành phần còn lại và đảm bảo mọi quy trình thương mại điện tử diễn ra liền mạch, hiệu quả.

Nền tảng thương mại điện tử (Ecommerce platform)

Các ứng dụng phần mềm để xây dựng và quản lý mọi hoạt động trong hệ thống. Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng các nền tảng như Magento, Shopify, BigCommerce, WooCommerce, Haravan, Wix để xây dựng hệ thống website TMĐT.

Dịch vụ phát triển hệ thống thương mại điện tử (Ecommerce Development):

Cung cấp dịch vụ, giải pháp phát triển website, hệ thống, quy trình thương mại điện tử. Một số nhà cung cấp giải pháp, dịch vụ TMĐT phổ biến tại Việt Nam hiện nay có thể kể đến như SECOMM, SmartOSC, Isobar…

Sàn thương mại điện tử (Ecommerce Marketplace)

Cung cấp môi trường và mọi dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, cho phép hoạt động mua bán được thực hiện dễ dàng giữa nhiều người bán và nhiều người mua. Thị trường Việt Nam có một số sàn TMĐT phổ biến như như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo…

Bộ phận thanh toán (Payment)

Nó bao gồm các mạng lưới, hệ thống, thiết bị xử lý mọi giao dịch diễn ra trong TMĐT. Ngoài phương thức thanh toán quen thuộc như tiền mặt, thanh toán thẻ (thẻ nội địa, Visa, Mastercard,…), Cổng thanh toán (OnePay, PayPal,…) hay Ví điện tử (Momo, ZaloPay,..) cũng đang phát triển tại Việt Nam.

Hệ thống vận chuyển (Shipping)

Hệ thống vận chuyển bao gồm toàn bộ các quy trình quản lý, phân phối hàng hóa từ kho hàng, đóng gói và vận chuyển đến khách hàng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển phổ biến tại Việt Nam: Giao Hàng Tiết Kiệm, Giao Hàng Nhanh, ViettelPost, J&T, Ahamove,…

Phần mềm tài chính (Accounting)

Hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các dữ liệu về hóa đơn, doanh thu bán hàng và mọi dòng tiền trong hoạt động thương mại điện tử. Trong đó, sự ra đời của các phần mềm hóa đơn điện tử như E-Invoice, MISA meInvoice, FPT.eInvoice,… đã hỗ trợ tối đa cho các quy trình kế toán.

Hoạt động Marketing (Marketing)

Hoạt động Marketing hỗ trợ phát triển thương hiệu và sản phẩm hiệu quả, đồng thời tiếp cận và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng thông qua chiến lược, kênh và công cụ hỗ trợ.

Hệ thống quản lý (Management system)

Sử dụng các phần mềm quản lý nguồn lực và quy trình vận hành để nâng cao tính liền mạch và hiệu suất hoạt động cho toàn bộ hệ thống thương mại điện tử. Các hệ thống quản lý được sử dụng phổ biến hiện nay là ERP, CRM, IMS, POS, OFM,…

Nhìn chung, các thành phần trong hệ sinh thái TMĐT được vận hành thông qua hệ thống các cơ chế, chính sách, luật pháp nhất quán để tạo thành một hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử an toàn, đảm bảo các quyền lợi, trách nhiệm của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Để tăng trưởng vượt bậc và bền vững, ngoài việc tận dụng tối ưu các cơ hội, doanh nghiệp cần phải gây dựng hệ sinh thái TMĐT hoàn thiện cho riêng mình, tạo nền tảng thúc đẩy các tương tác giữa doanh nghiệp, thị trường và người dùng diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh TMĐT của chính mình. Phần lớn các doanh nghiệp chưa xác định đúng các thành phần cần thiết và phù hợp với mô hình kinh doanh, dẫn đến các vấn đề về thời gian triển khai và ngân sách triển khai.

2
5,580
0
1
21/10/2021
20 Chỉ số đo lường trong kinh doanh thương mại điện tử
20 CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Việc thường xuyên theo dõi các chỉ số đo lường trong kinh doanh cho phép doanh nghiệp hiểu sâu hơn về khách hàng và định lượng được các khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong thương mại điện tử (TMĐT), việc đo lường các chỉ số càng quan trọng hơn vì chúng hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá các rủi ro và cơ hội hiện có trên thị trường.
20 Chỉ số đo lường trong kinh doanh thương mại điện tử
20 Chỉ số đo lường trong kinh doanh thương mại điện tử

CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VỀ KINH DOANH (SALES)

GP (Gross Profit Ratio): Tỷ suất lợi nhuận gộp

– Được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty, chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

– Công thức: Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu

COGS (Cost of Goods Sold): Giá vốn hàng bán

– Giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một thời gian cụ thể (một kỳ, hoặc một năm).

– Công thức: Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng tồn kho mua thêm trong kỳ – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

AOV (Average Order Value): Giá trị trung bình trên một đơn hàng

– Số tiền trung bình mà khách hàng bỏ ra chi tiêu khi mua sắm trên website thương mại điện tử.

– Công thức: Giá trị trung bình trên một đơn hàng = Doanh thu / Số đơn hàng

RPC (Revenue Per Click): Doanh thu trên mỗi khách hàng truy cập

– Doanh thu trung bình dựa trên tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp mỗi lần khách hàng truy cập website thương mại điện tử.

– Công thức: Doanh thu trên mỗi khách hàng truy cập = Doanh thu / Số lần truy cập

CLV (Customer Lifetime Value): Giá trị vòng đời khách hàng

– Giá trị mà một khách hàng chi trả cho sản phẩm của công ty trong suốt cuộc đời của họ.

– Công thức: Giá trị vòng đời khách hàng = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3 + …Giao dịch n) x Tỷ suất lợi nhuận trung bình

Purchase Frequency: Tần suất mua hàng

– Một số liệu cho thấy trung bình số lần khách hàng mua sắm trong một khoảng thời gian nhất định.

– Công thức: Tần suất mua hàng = Tổng số đơn đặt hàng / Tổng số khách hàng

TBP (Time Between Purchases): Thời gian giữa các lần mua hàng

– Chỉ số cho biết thời gian khách hàng sẽ quay lại sau một lần thanh toán.

– Công thức: Thời gian giữa các lần mua hàng = Tần suất mua hàng/365

CAR (Shopping Cart Abandonment Rate): Tỷ lệ từ bỏ đơn hàng

– Đo lường số lượng khách hàng đã thêm vào giỏ hàng nhưng không tiến hành mua hàng.

– Công thức: Tỷ lệ từ bỏ giỏ hàng = 1 – (Giao dịch hoàn thành/Giỏ hàng có chứa sản phẩm) x 100

CAC (Cost of Acquiring Customer): Chi phí sở hữu khách hàng

– Các khoản chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí nghiên cứu, tiếp thị và quảng cáo.

– Công thức: Chi phí sở hữu khách hàng = Tổng chi phí / Số khách hàng mới 

RPR (Repeat Purchase Rate): Tỷ lệ quay lại mua hàng

– Cho thấy khách hàng quay lại mua hàng lần thứ hai hoặc hơn.

– Công thức: Tỷ lệ quay lại mua hàng = Số lần mua hàng từ những khách hàng lặp lại / Tổng số lần mua hàng

CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG VỀ MARKETING

Traffic Website: Lưu lượng truy cập website

– Đề cập đến tổng số lượt truy cập vào trang web thương mại điện tử.

Traffic Source: Nguồn lưu lượng

– Xác định các nguồn chính giúp điều hướng khách truy cập đến trang web của bạn.

TOS (Time on site): Thời gian truy cập website

– Cho biết trung bình 1 khách truy cập dành bao nhiêu thời gian ở lại website.

Average Session Duration: Thời lượng phiên trung bình

– Thời gian truy cập trung bình của người dùng trong một phiên.

– Công thức: Tổng thời lượng phiên / Số phiên

Page per visit: Số trang xem trên mỗi lượt truy cập

– Đo lường mức độ hấp dẫn của nội dung khiến người dùng phải đi sâu vào tìm hiểu thông tin trên website.

– Công thức: Số trang xem / Lượt truy cập

 Bounce Rate: Tỷ lệ thoát

– Phần trăm số phiên truy cập chỉ truy cập duy nhất một trang trên website, sau đó rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác.

– Công thức: Tỷ lệ thoát = Tổng lượng thoát trong một khoảng thời gian / Tổng số lần truy cập trong khoảng thời gian đó

CTR (Click Through Rate): Tỷ lệ nhấp

– Tỷ lệ thể hiện tần suất khách hàng thấy quảng cáo của doanh nghiệp và nhấp vào quảng cáo đó.

– Công thức: Tỷ lệ nhấp = Số nhấp chuột / Số lần hiển thị

Engagement Rate: Tỷ lệ tương tác

– Những chỉ số cho biết số người đã tương tác với nội dung truyền thông của DN qua các kênh TMĐT như  website/app TMĐT của doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử, …Facebook, Instagram, Tiktok,…

– Công thức: Tương tác mạng xã hội = Số tương tác / Số người theo dõi

PPC (Pay-Per-Click): Phí trên mỗi lượt nhấp chuột

– Mô hình tiếp thị trên internet, trong đó doanh nghiệp phải trả một khoản phí mỗi khi một trong số các quảng cáo của họ được nhấp.

– Công thức: Trả phí trên mỗi nhấp chuột = Chi phí quảng cáo / Số lần nhấp chuột

CR (Conversion Rate): Tỷ lệ chuyển đổi

– Chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của doanh nghiệp.

– Công thức: Tỷ lệ chuyển đổi = Số lượt chuyển đổi / Tổng số tương tác với quảng cáo

2
11,940
0
1
19/10/2021
Phương thức thanh toán thương mại điện tử
PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Dịch vụ thanh toán đóng vai trò quan trọng trong thương mại điện tử (TMĐT). Việc đa dạng hóa các phương thức thanh toán có thể mang đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn hơn cho người tiêu dùng, tối đa hoá doanh thu đồng thời nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp.
Sau đây là một số phương thức thanh toán trong TMĐT:

COD (Cash On Delivery): Thanh toán khi nhận hàng

– COD là phương thức thanh toán mà người mua sẽ thanh toán tiền trực tiếp cho nhân viên giao hàng khi nhận hàng. Người mua không phải thanh toán trước cho người bán khi đặt hàng, nếu hàng hóa không đúng hoặc không ưng ý, người mua có quyền không nhận và trả hàng lại.

– Độ phổ biến: 78% (2020)

– Lợi ích:

  • Người bán:
    • Tạo niềm tin cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến
    • Thúc đẩy đặt hàng, tăng doanh thu vì người mua không phải thanh toán trước
  • Người mua:
    • Thanh toán sau khi kiểm tra giúp khách hàng tránh tình trạng mua phải những sản phẩm không như mong muốn
    • Hạn chế những rủi ro đánh mất thông tin cá nhân hay thông tin thẻ tại các website TMĐT có bảo mật kém

Chuyển khoản ngân hàng

– Chuyển khoản là hình thức chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của người mua sang tài khoản ngân hàng của người bán để thanh toán sản phẩm hoặc dịch vụ.. Hiện nay phương thức chuyển khoản mới như Internet Banking (Thanh toán trên các thiết bị có Internet) và Mobile Banking (Thanh toán trên điện thoại di động) đang dần thay thế việc chuyển khoản tại các cây ATM của ngân hàng.

– Độ phổ biến: 39% (2020)

– Lợi ích:

  • Giao dịch nhanh thông qua Internet Banking hoặc Mobile Banking
  • Tiết kiệm thời gian mua sắm
  • Dễ dàng kiểm soát thông tin giao dịch
  • Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt như trộm cắp tài sản như ví, giấy tờ tùy thân…

Cổng thanh toán trực tuyến

– Cổng thanh toán trực tuyến là hệ thống kết nối giữa ngân hàng, người mua và người bán với mục tiêu cuối cùng là người bán có thể nhận được tiền ngay khi giao dịch trực tuyến hoàn tất. Cổng thanh toán chấp nhận thẻ ATM nội địa, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Một số cổng thanh toán phổ biến ở Việt Nam như VNPay, ZaloPay, Payoo, Paypal, Onepay …

– Độ phổ biến: 23% (2020)

– Lợi ích:

  • Quy trình thanh toán diễn ra nhanh hơn
  • Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian 
  • Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt như trộm cắp tài sản như ví, giấy tờ tùy thân…
  • Tính bảo mật thông tin cao nhờ tiêu chuẩn bảo mật khắt khe
  • Cung cấp lịch sử thanh toán chi tiết để quản lý giao dịch hiệu quả

Ví điện tử

– Ví điện tử là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến. Thanh toán qua ví điện tử thực hiện bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào ví rồi thanh toán các dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi.  Một số ví điện tử phổ biến ở Việt Nam như Momo, ZaloPay…

– Độ phổ biến: 20% (2020)

– Lợi ích: 

  • Thanh toán tiện lợi trên smartphone
  • Tiết kiệm thời gian giao dịch
  • Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt như trộm cắp tài sản như ví, giấy tờ tùy thân…
  • Kiểm tra, quản lý tài khoản, giao dịch  dễ dàng, an toàn.
  • Chi phí sử dụng thấp cho các giao dịch tài chính so với các hình thức cùng tính năng

 Thẻ cào

– Thanh toán bằng thẻ cào cho phép người dùng thanh toán hoặc nạp tiền vào tài khoản điện tử bằng cách mua mã thẻ điện thoại của các nhà mạng di động như Viettel, Mobifone, Vinaphone… Tuy nhiên, phương thức thanh toán này thường chỉ áp dụng ở sàn TMĐT và một số website TMĐT nhất định.

– Độ phổ biến: 6% (2020)

– Lợi ích: 

  • Thanh toán nhanh với nhiều mức giá phù hợp (20.000đ, 50.000đ, 100.000đ…)
  • Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt như trộm cắp tài sản như ví, giấy tờ tùy thân……

Thẻ/ Ví riêng của thương hiệu, doanh nghiệp

– Thẻ/ Ví riêng là phương thức thanh toán được thương hiệu, doanh nghiệp thiết kế và cho phép sử dụng trên hệ thống của của thương hiệu, doanh nghiệp đó. Ví dụ: Ví Shopee, ví eM của Lazada, Thẻ Starbuck của Starbuck, VinID của VinGroup 

– Độ phổ biến: Phương thức thanh toán này chỉ mới bắt đầu trong thời gian gần đây nhưng đang dần phổ biến ở các thương hiệu lớn.

– Lợi ích:

  • Thanh toán tiện lợi và nhanh chóng
  • Hạn chế rủi ro khi sử dụng tiền mặt như trộm cắp tài sản như ví, giấy tờ tùy thân…
  • Nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Thu thập hành vi và sở thích mua sắm của KH, phân loại KH.

E-voucher

– E-voucher là phiếu/mã giảm giá trực tuyến được cung cấp bởi các đơn vị kinh doanh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Luxstay,… Khách hàng có thể sử dụng chúng để linh hoạt và thuận tiện trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và thanh toán bằng E-voucher.

– Độ phổ biến: Phương thức thanh toán này đã có từ lâu và được giới trẻ ưa chuộng vì sự tiện lợi và khả năng tiết kiệm khi mua sắm.

– Lợi ích: 

  • Thanh toán nhanh và tiện lợi với nhiều mức ưu đãi 
  • Nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp

Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong TMĐT hiện nay là COD. Tuy nhiên, Nhờ đặc tính “chuyển đổi số” của thị trường TMĐT, các hình thức thanh toán điện tử  đang phát triển và trở thành xu hướng mới trong dịch vụ thanh toán. Riêng năm 2020, doanh thu từ thị trường thanh toán điện tử đạt 8.904 triệu USD – tăng trưởng 14.2% so với năm 2019 (Theo báo cáo của Landscape 2020). Ngoài ra, việc xây dựng thẻ/ ví điện tử riêng cho doanh nghiệp, thương hiệu cũng là một phương thức tiềm năng trong dịch vụ thanh toán trên website TMĐT.

2
14,687
1
1
18/10/2021

    Đăng Ký Nhận Những Bài Viết Mới Nhất!